Giáo Phận Bắc Ninh

Nhà thờ Giáo Xứ Nguyệt Đức

 

Nhà thờ Giáo xứ Nguyệt Đức
Giáo hạt Bắc Ninh

 

Địa chỉ : Vạn Phúc, Vạn An, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh ( Bản đồ )

Quản xứ : Linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường

Tel

086 601 5060

E-mail

 

Năm thành lập

13/03/2009

Bổn Mạng

Thánh Phêrô tông đồ (29/6)

Số giáo dân

1300

Giờ lễ

Chúa nhật     :  7:30 (Thiếu nhi)

Ngày thường :  19:00 (thứ 2 ~ thứ 7)

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :   Giáo điểm Hữu Chấp, Giáo điểm Đông Tảo

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Giáo xứ Nguyệt Đức mừng lễ quan thầy Phêrô và Phaolô  (29/6/2017) - H́nh ảnh
* Ngày hội giáo lí tại giáo xứ Nguyệt Đức (16/8/2008)

 

Lược sử Giáo xứ Nguyệt Đức

ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ NGUYỆT ĐỨC

Nguồn : Gia đ́nh Bắc Ninh

Giáo xứ Nguyệt Đức một giáo xứ cách Ṭa Giám Mục Bắc Ninh 4km về phía Bắc, nơi có tháp Giáo đường xây bằng đá soi bóng xuống ḍng sông Như Nguyệt, .Nơi đây có cây đa bến nước như bao ngôi làng cổ khác ở vùng quê Kinh Bắc, có ḍng sông Cầu (Như Nguyệt) bốn mùa nước chảy và thuyền bè xuôi ngược tấp nập, Nguyệt Đức nơi sơn thủy hữu t́nh thơ mộng.

 

Ngày nay, giáo xứ Nguyệt Đức có gần 1000 nhân danh, được thiết lập ngày 13/03/2009 thời Đức Tổng Giu- se Ngô Quang Kiệt làm giám quản giáo phận Bắc Ninh (2006-2008), dưới sự quản nhiệm của Cha Giu-se Nguyễn Đức Hiểu.

Cuộc sống mưu sinh xuôi ngược sông nước, đời sống đạo và nếp sinh hoạt ? Nguyệt Đức có nhiều đặc trưng, có những thuận lợi, có những khó khăn, có những nét truyền thống tốt, nhưng cũng có những khuyết điểm. Điều ǵ đă làm nên đặc trưng đời sống theo mỗi chặng đường của giáo xứ? Giáo xứ đang cần ǵ trước những biến đổi của đời sống xă hội hôm nay; đâu là những thách đố trong đời sống đức tin?... Đó quả là nhưng v?n n?n khó trả lời một cách đầy đủ, không chỉ riêng cho giáo xứ Nguyệt Đức mà đó cũng là những câu hỏi cần được đặt ra cho mỗi giáo xứ trong nhịp sống xă hội ngày nay. Bài viết này nhằm mục đích khái quát những mốc thăng trầm về Giáo họ - Giáo xứ Nguyệt Đức cho thế hệ tương lai biết nhớ về cội nguồn và có bổn phận sống và lưu truyền gia sản đức tin mà các thế hệ Cha Ông đă để lại . Ước mong bài viết cũng giúp cho người đọc biết thêm về Giáo xứ Nguyệt Đức.

Giáo xứ Nguyệt Đức h́nh thành vào thời vua Tự Đức ra sắc dụ phân pháp người Công Giáo vào các làng lương dân năm 1860, một số gia đ́nh Công Giáo gốc Trà Lũ Nội Hoàng thuộc tỉnh Nam Định v́ không muốn gia đ́nh phân tán đă lặng lẽ di cư đến Cống Trúc tỉnh Hà Bắc ( Bắc Giang, Bắc Ninh) lập nghiệp, sinh sống bằng nghề chở đ̣ ngang và kiếm cá trên sông.

Đến năm 1869, vua Tự Đức thay đổi thái độ với đạo Công Giáo, nhà vua ra sắc dụ cho phép người Công Giáo tụ họp thành những làng riêng biệt, cấm người lương dân không được nhục mạ, quấy dầy người Công Giáo. Những gia đ́nh chạy loạn trước đây nay tụ tập sống thành làng, góp công góp sức tiền của xây dựng một ngôi nhà nguyện thuộc hạ lưu Cống Trúc. Về sau dân số tăng dần, dân họ đă xây dựng nhà nguyện lớn hơn gần bến Gầm Hạ thuộc xă Dũng Liệt, gần huyện Yên Phong ( Bắc Ninh) ngày nay.

Sau này v́ công việc chủ yếu là vận chuyển vật liệu và sản phẩm cho làng Thổ Hà nên dân họ đă mua miếng đất tại làng Vạn ( Vạn An, Yên Phong, Bắc Ninh) để đặt nền móng cho ngôi nhà thờ đá năm 1931, cho đến nay ngôi Thánh Đường Nguyệt Đức đă trải qua nhiều biến cố thăng trầm khác nhau.

Trong những năm chiến tranh, mái nhà thờ bị tháo dỡ vào thời kỳ tiêu thổ kháng chiến. Đến năm 1972 được trùng tu lại, năm 2006 nhân dịp mừng nhà thờ của Giáo xứ 75 năm tuổi, giáo dân đă đóng góp công sức và tài chính lợp lại mái ngói và sửa lại tháp chuông như hôm nay.

Nh́n lại quá khứ, trước năm 1954, họ đạo Nguyệt Đức thuộc Giáo xứ Đạo Ngạn, một giáo xứ sầm uất và bậc nhất Giáo Phận Bắc Ninh thời bấy giờ. Lúc đó trên địa bàn Giáo xứ có Tiểu Chủng Viện, có Trung tâm chăm sóc các trẻ em cơ nhỡ do các D́ Phước phụ trách.

Sau cuộc di cư năm 1954 trong chuyến Kinh Lư Mục Vụ và ban phép Thêm Sức, Đức Cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn đă chấp thuận đề nghị của Dân Họ sát nhập Giáo họ Nguyệt Đức vào Giáo xứ Chính Ṭa Bắc Ninh.Trong cuộc chiến tranh phá hoại, dân họ Nguyệt Đức đă đóng góp rất nhiều trong việc thu giữ những nguyên vật liệu của Tiểu Chủng Viện; nhà thờ và khu vực nhà xứ Đạo Ngạn. Số nguyên vật liệu này về sau được sử dụng để trùng tu nhà thờ họ Nguyệt Đức và nhiều cơ sở vật chất trong Giáo phận.

Từ số nhân danh nhỏ nhoi của vài ba gia đ́nh chạy loạn đến nay họ đạo, Giáo xứ Nguyệt Đức đă phát triển đến gần 200 hộ gia đ́nh với khoảng gần 1000 nhân danh; chưa kể sự phát triển của hàng chục gia đ́nh di cư sau các năm 1954 và 1975.

Từ chỗ các gia đ́nh hoàn toàn sinh sống trên thuyền nay đă có trên 40 gia đ́nh định cư trên bờ. Là một cụm dân cư chủ yếu sinh sống trên sông nước, con thuyền vừa là nhà vừa là phương tiện sinh sống nên việc đọc kinh cầu nguyện chủ yếu được thực hiện trong các gia đ́nh. Mỗi con thuyền trở thành một ngôi nhà nguyện di động; những buổi cầu nguyện đem lại sự b́nh an cho gia đ́nh và có tác dụng không nhỏ đối với dân cư sinh sống tại các làng ven sông. V́ luôn sống gần gũi với thiên nhiên, với sông biển nên tính cách của người dân Nguyệt Đức đơn sơ, chất phác, chân t́nh và cởi mở. Tuy nhiên, việc lấy thuyền làm nhà đă làm cho nhiều thế hệ trong các gia đ́nh không được học hành đến nơi, tới chốn. Đằng khác, v́ là phương tiện vận chuyển nên thường xuyên phải được nâng cấp, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đ́nh. Mặt khác, sống bồng bềnh trôi nổi trên sông nước, neo đậu tại các bến băi đă tạo nên một lối sống tạm bợ, tùy tiện và cảnh nợ nần chồng chéo. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến việc tham dự các nghi lễ Phụng Vụ, lĩnh thụ các Bí Tích, khó tổ chức các lớp Giáo lư và học học hỏi Lời Chúa, hạn chế các giao tiếp xă hội lành mạnh, nảy sinh lối sống gấp gáp, thực dụng và hưởng thụ. Việc một cụn dân cư, thậm chí là một gia đ́nh thuộc địa bàn hành chính của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cũng là một khó khăn không nhỏ cho việc học hành, ổn định và phát triển cuộc sống của các gia đ́nh. Hơn thế nữa, những năm gần đây đời sống kinh tế của Giáo xứ c̣n phải đối mặt với nhiều khó khăn. Công việc vận chuyển ít đi, phương tiện tàu thuyền quá nhỏ, hành tŕnh các chuyến đi xa quê để làm ăn ngày một tăng lên. Một số không nhỏ phải đi đến những nơi xa không thuộc lưu vực Sông Cầu để làm ăn. Nghề chủ yếu vẫn là khai thác cát để cung cấp cho các công tŕnh. Công việc khai thác cũng theo thời vụ và lệ thuộc nhiều yếu tố, nh́n chung là vất vả,nặng nhọc. Những chuyến đi xa theo công tŕnh khiến cho nhiều gia đ́nh ít có dịp ở quê hương, đời sống đạo phần nào bị mờ nhạt khô khan, nhất là việc học Giáo lư và lănh nhận các Bí tích. Việc sinh hoạt các hội đoàn cũng như những đóng góp xây dựng cộng đoàn bị hạn chế, đồng thời việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ một cách toàn diện cũng gặp nhiều khó khăn. Các bậc cha mẹ thường th́ phải làm ăn xa ít có thời gian quan tâm đúng cách tới việc học hành và giáo dục con cái, nhất là đời sống đức tin. Thường là chỉ khi nào thấy có việc buộc theo lẽ đạo mới thấy xuất hiện ở quê, hay những dịp lễ tết, lễ cưới, rửa tội cho con...những khó khăn trong cuộc sống trôi nổi nay đây mai đó cũng làm nên những đặc trưng của giáo dân nơi đây. Mỗi gia đ́nh, mỗi cá phải bươn trải chèo chống sao cho con thuyền đức tin của gia đ́nh ḿnh, của ḿnh không bị lạc bờ bến yêu thương và không ngừng thăng tiến và phát triển toàn diện. Muốn như thế th́ việc định hướng và làm mới kim chỉ nam đời sống cho mỗi người dân xứ là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xứ đạo.

Đứng trước hoàn cảnh hiện tại, t́m một giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển toàn diện thật không đơn giản. Noi gương Thánh Phê rô Bảo trợ Giáo xứ, thực thi khẩu hiệu : “ Vâng Lời Thầy con thả lưới” cho mọi chuyến ra khơi của Dân Xứ. Thánh Phê rô đă thực hiện đúng từng chi tiết, mặc dù Ngài chẳng hiểu hết ư nghĩa của mệnh lệnh Thầy truyền ban: “ hăy ra chỗ nước sâu, thả lưới bên phải thuyền”. Đă được Giáo xứ tóm tắt trong ba điểm:

Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ và lối sống để có thể định cư trên bờ và quan tâm hơn đến việc hướng nghiệp cho con cháu.

Làm gương sáng và động viên thế hệ trẻ sống đạo đức, hăng say lao động và thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và mua sắm.

Tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ được đi học văn hóa và học Giáo lư để các em can đảm chọn lựa một lối sống lành mạnh ngày càng phù hợp hơn với lối sống Tin Mừng mà Chúa Giê su đă thực hành và loan báo.

Ước mong mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đóng góp và xây dựng Giáo xứ ngày một thăng tiến và phát triển toàn diện nhờ sự chuyển cầu của thánh Phê rô và sự qua pḥng của Thiên Chúa.

Ghi chú: bài viết trích dẫn và bổ sung bài giới thiệu của Cha Giu se Nguyễn Đức Hiểu trong dịp Đức Tổng Giu se Ngô Quang Kiệt về mục vụ tại Giáo xứ Nguyệt Đức ngày 29/06/ 2007

Năm 1077 trên sông Như Nguyệt, quân đội nhà Lư do danh tướng Lư Thường Kiệt chỉ huy đă đánh bại đội quân xâm lược của nhà Bắc Tống gồm 300.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy.

Ḍng chảy

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Baéc (cao 1.578 m) của dăy Văn Ôn trong địa phận xă Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dăy núi Ngân Sơn và dăy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xă Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thị xă Bắc Kạn tới xă Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xă Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xă Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xă Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xă Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xă Nga My huyện Phú B́nh th́ đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xă Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xă Mai Đ́nh huyện Hiệp Ḥa và xă Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngă ba Lác ở ranh giới của xă Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái B́nh

Thông số chính:

Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao b́nh quân lưu vực: 190 m, độ dốc b́nh quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung b́nh: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.

Chế độ thủy văn:

Lưu vực sông Cầu có ḍng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái B́nh ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³.

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa:

Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng ḍng chảy trong năm.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng ḍng chảy của năm.

Lưu lượng ḍng chảy trung b́nh các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5-6 m.

Các vấn đề liên quan

Do việc khai thác và phát triển chưa hợp lư như phát triển công nghiệp và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng pḥng hộ đầu nguồn cũng như phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lư nước thải c̣n bị coi nhẹ v.v nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của sông Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

Sưu tầm và biên soạn

Giuse Nguyễn Văn Nghiệp

....................

Giáo xứ Nguyệt Đức mừng lễ quan thầy Phêrô và Phaolô

Giáo xứ Nguyệt Đức: Dù xuôi hay ngược, dù có phải bươn chải theo con nước, hôm nay (29.6.2017), hầu như tất cả con cái Nguyệt Đức đều trở về với ngôi thánh đường gần gũi, thân thương để mừng kính Thánh Quan Thầy Phêrô.

Cũng như biết bao làng vạn khác, Nguyệt Đức nằm gọn bên hữu ngạn Sông Cầu thơ mộng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chừng 40 gia đ́nh đă an cư lập nghiệp ở đó; c̣n đại đa số các gia đ́nh thuộc giáo xứ Nguyệt Đức vẫn c̣n ở trên sông. Con thuyền đối với họ không chỉ là phương tiện sinh sống nhưng c̣n là nơi ở, là nhà cầu nguyện và cũng là trường học đối với các em nhỏ.

Cuộc sống bồng bềnh theo con nước đă h́nh thành nên tính cách rất đặc trưng của người Nguyệt Đức: đơn sơ, chất phác, tín thành và phó thác nhưng cũng chính v́ c̣n bồng bềnh theo con nước mà một số gia đ́nh đăng kư thường trú ở xă Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và số khác lại đăng kư thường trú ở xă Vạn An, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Thật ra, có nhiều gia đ́nh vẫn lênh đênh theo con nước để kiếm kế sinh nhai và chỉ trở về giáo xứ trong những dịp lễ đặc biệt như lễ kính Thánh Quan Thầy, lễ cưới…

Hiệp dâng thánh lễ mừng kính Thánh Quan Thầy hôm nay, có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Giuse, hai cha quê hương Phêrô Nguyễn Văn Thủy, Cha Giuse Cosma Đặng Thế Lâm, quư cha trong giáo phận và hơn 1000 giáo dân và quư khách.

Trong bài giảng, cha Simon Vũ Đức Ḥa mời gọi cộng đoàn noi gương hai Thánh Phêrô và Phaolô, tiếp tục loan báo Tin Mừng; đồng thời nh́n lại đời sống cá nhân từng người để tạ ơn Chúa, để hoán cải, để được biến đổi và nhất là để sống chứng tá như chính Thánh Quan Thầy khi xưa.

Sau thánh lễ, nhiều người lại tiếp tục “ra khơi”. Từng nhóm người thân hoặc các đại gia đ́nh í ới gọi nhau xuống thuyền tạo nên một bầu khí thật vui nhộn. Ước mong sao những chiếc thuyền nhỏ xinh kia dẫn đưa mọi người về bến b́nh an mỗi ngày.

Giuse Hoàng Nguyên

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Nguyệt Đức

H́nh ảnh Giáo xứ Nguyệt Đức mừng lễ quan thầy Phêrô và Phaolô (29/6/2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]