
Lược
sử Giáo xứ Hà Cát
TÓM TẮT SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG ĐẠO TRONG GIÁO XỨ
I. LỊCH SỬ GIÁO XỨ HÀ CÁT
Giáo xứ Hà Cát ngày nay thuộc Giáo hạt Đại Đồng, Giáo phận Bùi
Chu, cộng đoàn giáo xứ nằm trên địa bàn 2 xã Hồng Thuận & Giao Thanh,
Huyện Giao Thủy , tỉnh Nam Định, Viêt Nam. Phía tây tiếp giáp Giáo
xứ Định Hải, phía Đông tiếp giáp Giáo xứ Thiện Giáo, phía Nam tiếp
giáp Giáo xứ Đại Đồng, phía Bắc tiếp giáp Giáo xứ Thanh Minh (địa
phận Thái Bình)
Hiện nay (năm 2012) Giáo xứ có khoảng 1400 giáo hữu, gồm 2 giáo
họ và một cộng đoàn chuẩn xứ: Giáo họ Nhà Xứ Hà Cát, Giáo họ Phú
Giáo, Giáo họ Trung Đồng.

Nhà thờ Giáo họ Phú giáo (hình ảnh)
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
Vào đầu thế kỉ XVII, Hà Cát khi ấy còn là một miền đất bồi hoang
vu miền ven biển và hạ lưu của sông Hồng. Do điều kiện kinh tế khó
khăn và chiến tranh triền miên từ khoảng đầu thế kỉ XIX, cư dân từ
các xứ phú Nhai; Quần Cống; Sa Châu; Lục Thủy; Tương Nam(Miền Phú
Nhai – Bùi Chu) và Xứ Mèn (thuộc giáo phận Thái Bình) ... về đây
khai hoang lập ấp phát triển kinh tế. Luôn mang trong mình đời sống
đạo lại được các đấng bề trên khích lệ và giúp đỡ, các tín hữu Công
Giáo nơi đây quy tụ lại lập thành họ đạo Hà Cát. Cộng đồng công giáo
Hà Cát phát triển từ đây
CÁC MỐC LỊCH SỬ ĐÁNG GHI NHỚ
Khoảng giữa thế kỷ XIX họ đạo Hà Cát được thành lập đời Đức cha
Garcia Cezon Khangvaf thuộc xứ Mèn (nay là Giáo xứ Đông Thành Giáo
phận Thái Bình )
Một biến cố khác năm 1891 tại khu vực: Đức Cha Wenceslao Onate
Thuận (1884-1897) ban sắc nâng Giáo họ Đại Đồng lên thành Giáo xứ
Đại Đồng.
Đến năm 1916 tiếp tục có sự chia tách và hợp nhất của các đấng bề
trên, họ đạo Hà Cát chính thức thuộc về Giáo xứ Đại Đồng lấy tên
chính thức là Giáo họ Hà Cát, để thuận lợi trong việc coi sóc, trong
thời gian này Giáo họ Hà Cát có khoảng 500 giáo hữu
Năm 1999: Đức cha Giuse – Maria Vũ Duy Nhất chính thức ký sắc
nâng Giáo họ Hà Cát thành Giáo xứ Hà Cát gồm giáo họ Nhà xứ Hà Cát
và hai giáo họ trực thuộc là Giáo họ Phú Giáo và Giáo họ Trung Đông.
Quan thầy: Giáo Xứ Hà Cát nhận Đức Mẹ làm quan thầy với tước hiệu
Đức Mẹ sầu bi (quan thầy đệ nhất) và thánh Vincent (quan thầy đệ nhị)
CÁC ĐẤNG LINH MỤC COI SÓC GIÁO XỨ
1. Cha Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo (1940-1950) Cha tiên khởi
2. Cha phero Vũ Ngô Quý
3. Giai đoạn 1990 - 1999: Các cha luân phiên về coi sóc giáo xứ
và ban lễ ngày chúa nhật
- Cha Augustino Toàn (quê Xứ Định Hải)
- Cha Augustino Trần Ngọc Phan (quê Xứ Định Hải)
- Cha Giuse Mai Quang Bao
- Cha Vinhson Nguyễn Tốt Nghiệp
- Cha Đa Minh Ngô Văn Viễn
- Cha Giuse Nguyễn Văn Thưởng
- Cha Đa minh Đoàn Quang Thỏa
4. Cha Đaminh Phạm Văn Hồng (1999 – 2006 ) (hiện là Quản Hạt Đại
Đồng ), cha là người khởi xướng trong việc xây dựng nhà thời mới
hiện nay
5. Cha Phaolo Nguyễn Hòa Kiên (2006 – 2008)
6. Cha Giuse Trần Văn Thắng (chánh xứ từ năm 2008 – nay), cha là
người có công lao to lớn trong việc xây dựng ngôi thánh đường Giáo
xứ khang trang và nguy nga ngày nay, Giáo xứ mãi ghi nhớ công lao
của cha xứ
NHÀ THỜ GIÁO XỨ VÀ CÁC QUẦN THỂ
1.Nhà thờ Gx Hà Cát mới hiện nay có thể nói là một nét đẹp và là
niềm tự hào lớn lao của giáo xứ. Được khởi công và xây dựng vào
9/2002 và đến năm 2011 thì cơ bản hoàn thành. Chiều dài khoảng 60m,
chiều ngang khoảng 28m. Kiến trúc nền nhà thờ theo hình thánh giá và
hai tháp chuông lớn ở dưới. Nét độc đáo của nhà thờ ở chỗ được mô
phỏng kết hợp theo phong cách nét kiến trúc cổ điển và hiện đại (Á
Âu) được chính các kỹ sư của giáo xứ thiết kế. Nhà thờ được chủ trì
xây dựng dần dần từ đời các cha xứ Đa Minh Phạm Văn Hồng
(2002-2004), cha Phao lô Nguyễn Hòa Kiên (2004 -2006), đặc biệt là
cha giuse Trần Văn Thắng (2006 – nay) cùng toàn thể giáo dân giáo xứ
trong suốt thời gian hơn 10 năm. Với sự đóng góp của công sức và của
cải của giáo dân trong giáo xứ và sự cộng tác giúp đỡ của các cá
nhân tổ chức ngoài giáo xứ ở trong nước, ở hải ngoại…
2.Đài Đức Mẹ được khởi công xây dưng và hoàn thành trong năm
1999, tượng đài cao khoảng 5m nằm giữa ao hồ giáo xứ, tượng đài
hướng vào ngôi thánh đường của giáo xứ, tượng đài có tên gọi đài đức
Mẹ sầu bi. Kiến trúc của đài đức mẹ được thiết kế đơn giản nhưng rất
đẹp, được chính các kỹ sư trong giáo xứ tự thiết kế và xây dựng. Đài
đã được sửa chữa 01 lần. Hiện nay đài đức mẹ là nơi giáo dân trong
giáo xứ khấn xin mẹ mỗi ngày. Bên cạnh đó hàng năm tượng đài đức mẹ
đón hàng ngàn giáo dân tại các nơi khác đến hành hương và khấn đức
mẹ
3.Ao hồ là một hồ nước hình chữ nhật đã được giáo dân trong giáo
xứ đào trong giai đoạn các năm 1998-1999, có diện tích rộng khoảng 1
ha, được kè xung quanh nằm trực diện với ngôi thánh đường và con
đường từ chính. Giữa hồ là một tượng đài mẹ sầu bi rất đep
4.Quần thể Nhà xứ, Nhà giáo lý được xây dựng vào những năm
1997-1999. Đây là nơi sinh hoạt của Cha xứ và các hoạt động của cộng
đoàn giáo xứ. Hiện nay quần thể này ngày một khang trang và sạch đẹp
II. LÀNG HÀ CÁT
- Làng Hà Cát nằm chủ yếu trên một khoảng đất chừng 01 km vuông,
thuộc hai xóm 13 & 17 xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Dân làng Hà Cát chia thành 2 xóm: Đại đa số dân nằm trọn trong xóm
17, một số gia đình còn lại thuộc xóm 13
- Về sinh hoạt đạo Làng Hà Cát được chia thành hai khu gồm khu
trên (Khu thánh Giuse), khu dưới (Khu thánh Đaminh)
- Dân làng Hà Cát có một số điểm đặc biệt mà hiếm làng quê nào có
được như: Có đến gần 99% là người làng theo đạo, người dân trong dân
làng Hà Cát chủ yếu mang họ Trần, Nguyễn. Trung tâm của dân làng là
ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ, trước nhà thờ có 1 dòng sông năm
chạy ngang, dân cư hầu hết ở xung quanh nhà thờ, tiếp theo hết dân ở
là đồng lúa bao, cánh đồng lúa kết hợp với dòng sông năm xung quanh
làng như một vòng tròn khép kín mà ngôi nhà thờ là trung tâm. Có thể
mô tả đặc điểm kiến trúc toàn dân làng Hà Cát như một hình chữ T,
với vệt năm giang là bờ ngang và các dong là bờ dọc đứng
- Người dân trong làng chủ yếu làm nghề nông nghiệp với trồng cây
lúa là chính, hết thời gian thu hoạch 2 mùa chính người dân làng lại
tỏa đi làm ở các vùng xa như Hà Nội, Đà Nẵng và Miền Nam làm ăn
- Thời gian cuối năm là thời gian dân làng tập trung về làng đông
nhất để đón tết và đoàn tụ cùng gia đình.
- Nếu khoảng 10 năm trước đây đến với làng Hà Cát hiện ra trước
mắt là cảnh làng quê nghèo xơ xác thì ngày nay đến với làng Hà Cát
mọi người sẽ thấy được một bộ mặt làng thay da đổi thịt đến chóng
mặt mọi ngả đường, ngõ xóm được đổ bê tông, ngôi thánh đường giáo xứ
nguy nga, các ngôi nhà 2-3 tầng mọc lên như nấm có thể ví như là một
thị trấn thu nhỏ giữa làng quê.
Ngày nay cộng đoàn giáo xứ dù là người đi xa hay ở quê vẫn sống
yêu thương đùm bọc lẫn nhau dưới sự linh hướng của cha xứ chủ chăn.
Trích lược từ Lịch sử địa phận Trung và Kỷ yếu giáo phận Bùi
Chu(1533-1999); Các vị tiền bối, cao niên của giáo xứ.
https://www.facebook.com/gxhacat
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|