
Lược
sử Giáo xứ Ngưỡng Nhân
Ngưỡng Nhân thuộc xă Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Giáo xứ nằm về phía Đông Nam của Giáo phận Bùi Chu. Phía Đông tiếp
giáp với thị trấn Ngô Đồng, giáo xứ Hoành Nhị. Phía Tây giáp giáo xứ
Duyên Thọ, giáo họ Thành Quan (giáo xứ Sa Châu). Phía Nam giáp xă
Giao Hải. Phía Bắc giáp Hoành Tam, Hoành Lộ.
Trước thế kỷ 17, Ngưỡng Nhân là băi bồi hoang vu do nước thượng
nguồn chảy theo sông Hồng đến Ngô Đồng và từ sông Ṣ chảy ra cửa Hà
Lạn rồi chảy ra biển. Từ Ngô Đồng thẳng ra biển chỉ có con lạch nhỏ.
Theo truyền thuyết, dân chúng qua lại con lạch này bằng 2 cây tre
buộc 3 cái lạt nên nó được gọi là cửa Ba Lạt.
Lịch sử kể rằng vào thời vua Minh Mạng, đất Việt có cơn lũ lớn đă
chia con bơn băi bồi thành hai phần; phía Đông sông Hồng Quỳnh Côi
là Tiền Hải thuộc về Thái B́nh; phía Tây sông Hồng từ cửa sông Cồn
Nhất đến cửa sông Hà Lạn thuộc huyện Giao Thủy ngày nay.
Theo các bậc tiền bối, khi xưa Ngưỡng Nhân là vùng đất ruộng ph́
nhiêu, tre trúc um tùm và có một số giáo dân từ Trà Lũ, Trực Ninh,
Phát Diệm, Thanh Hóa và Hà Nội đến sinh sống. Thấy vậy Cha già
Trương, Cha già Cẩm và Cha già Dụ coi xứ Quất Lâm đă quy tụ các gia
đ́nh và tổ chức dựng một ngôi thánh đường nhỏ vào khoảng năm 1626 –
1627. Giáo họ nhận ngày Sinh Nhật Đức Mẹ làm quan thầy và kính vào
ngày mồng 8 tháng 9 dương lịch hàng năm. V́ thế ban đầu Ngưỡng Nhân
được gọi là họ Sinh Nhật Đức Bà. Sau đó, các Cha đổi thành Ngưỡng
Nhân, nghĩa là ngưỡng vọng các nhân đức của Mẹ Thiên Chúa. Khi mới
thành lập, Ngưỡng Nhân là một giáo họ thuộc giáo xứ Quất Lâm, nhưng
đến năm 1904 Ngưỡng Nhân thuộc về xứ Sa Châu.
Do số giáo hữu mỗi ngày càng gia tăng nên năm 1930, Bề trên Giáo
phận phong sắc lên hàng giáo xứ gồm có 5 giáo họ cho tới ngày nay.
Giáo xứ con bổn mạng là Đức Mẹ Mân Côi. Khi mới thành lập, giáo xứ
có khoảng 1500 và hiện nay có 3165 tín hữu.
Điểm nổi bật là vào thời vua Tự Đức ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao
giáo xứ Ngưỡng Nhân đă có 52 tín hữu bị bắt và đă chấp nhận đổ máu
đào làm chứng cho Chúa. Hiện nay hài cốt các ngài đă được đưa về an
táng tại khuôn viên thánh đường giáo xứ trong số đó có 44 hài cốt
được đưa từ Quỳnh Côi về, 36 vị được biết rơ tên tuổi và 16 vị chưa
t́m được tên tuổi được an táng tại thánh địa giáo xứ.
DANH SÁCH 36/44 VỊ CHỨNG NHÂN
1. Đaminh Đỗ Văn Hổ; 2. Đaminh Đỗ Quang Giảo; 3. Đaminh Đỗ Văn Tứ;
4. Đaminh Đỗ Văn Khiết; 5. Đaminh Đỗ Văn Hiểu; 6. Đaminh Đỗ văn
Tuyển; 7. Đaminh Đỗ Văn Nhẫn; 8. Đaminh Đỗ Văn Tam; 9. Đaminh Nguyễn
Văn Chế; 10. Đaminh Vũ Văn Cát; 11. Đaminh Đỗ Văn Nhung; 12. Đaminh
Đỗ Văn Chuyên; 13. Phêrô Đỗ Văn Ơn; 14. Đaminh Đỗ Văn Nghị; 15 Phêrô
Đỗ Văn Súy; 16. Phêrô Đỗ Văn Đàm; 17. Phêrô Lưu Viết Tân; 18. Phêrô
Đỗ Quang Khảm; 19. Đaminh Nguyễn Văn Đễ; 20. Đaminh Trần Công Sử;
21. Vinh Sơn Trần Văn Nhâm; 22. Phêrô Trần Quang Quư; 23. Giuse Lê
Văn Tháp; 24. Vinh Sơn Nguyễn Viết Liêm; 25. Đaminh Trần Thắng Cảnh;
26. Đaminh Đỗ Văn Viễn; 27. Đaminh Phạm Văn Thọ; 28. Đaminh Phạm Văn
Đáng; 29. Đaminh Lê Công Chính (Tuệ); 30. Đaminh Phạm Văn Thức; 31.
Đaminh Phạm Văn Vững; 32. Đaminh Phạm Văn Bền; 33. Đaminh Phạm Văn
Chắc; 34. Đaminh Phạm Văn Chắn; 35. Đaminh Đỗ Nhâm; 36. Đaminh Phạm
Văn Vững…
* Nhà thờ xứ được khởi công
năm 1900 và hoàn thành năm 1904; trùng tu năm 2006 và hoàn thành
2010; dài 55m, chiều rộng 15m, chiều ngang thánh giá đầu nhà thờ
24m, chiều cao 17m và tháp cao 33m.

* Các Giáo Giáp (Khu, Xóm):
· Giáo Giáp Đông: Nhận Thánh Giuse Công Nhân làm quan thầy kính
vào ngày 01 – 05 hàng năm.
· Giáo Giáp Tây: Nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm quan thầy kính
vào ngày 08 – 12 hàng năm.
· Giáo Giáp Trung: Nhận Thánh Phêrô và Phaolô làm quan thầy, kính
vào ngày 29 – 06 hàng năm.
· Giáo Giáp Nam: Nhận Thánh Gioan Tẩy Giả làm quan thầy kính vào
ngày 24 – 06 hàng năm .
* Các Cha coi sóc và quản nhiệm:
Cha cố Giuse Hoàng Tất Đắc – Cha cố Hưng – Cha cố Phêrô Trứ – Cha
cố Vinh Sơn Trương Bá Tước – Cha cố Giuse Đinh Cao San – Cha cố
Micae Lương Huy Hân – Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Mai – Cha cố Đaminh
Đoàn Trung Trực – Cha cố Giuse Phạm Văn Súy – Cha cố Đaminh Nguyễn
Bá Tuấn – Cha cố Giuse Nguyễn Văn Sỹ – Cha cố Đaminh Trịnh Đ́nh Hiển
– Cha cố Gioakim Vũ Cao Đường – Cha Giuse Phạm Khắc Thẩm – Cha Giuse
Nguyễn Đức Dung – Cha cố Phêrô Trịnh Đ́nh Trang – Cha Giuse Mai
Quang Bao – Cha cố Vinh Sơn Nguyễn Văn Vĩnh – Cha Giuse Phạm Xuân
Thi – Cha Đaminh Hoàng Văn Kiểu – Cha Giuse Trần Quang Tuyến và hiện
nay là Cha Giuse Lê Thành Tâm coi sóc.
* Các giáo họ:
Giáo họ Tân Khai Thành lập năm 1937, nhận Sinh Nhật Đức Mẹ làm
quan thầy. Nhà thờ xây dựng năm 1992, dài 22m, rộng 7m và tháp
chuông cao 16m.

Giáo họ Lạc Nông thành lập năm 1930, nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu
làm quan thầy. Nhà thờ xây dựng năm 1931 và hoàn thành 1933; trùng
tu năm 2005 và hoàn thành 2014. Chiều dài 44m, chiều ngang 11m,
chiều cao 9m, chiều ngang thánh giá đầu nhà thờ 19m và tháp chuông
cao 27m.

Giáo họ Khắc Nhất Thành lập năm 1930, nhận Thánh Antôn Padova làm
quan thầy. Nhà thờ xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1996. Diện
tích 198m2, dài 22m, rộng 9m và tháp chuông cao 21m.

Giáo họ Tân Khẩn Thành lập năm 1952, nhận Chúa Kitô Vua làm quan
thầy. Nhà thờ xây dựng năm 1993 hoàn thành 1995, chiều dài 33m,
chiều rộng 9m, chiều cao 8m, cánh thánh giá đầu nhà thờ 14m, tháp
chuông cao 27m.

* Các công tŕnh tiêu biểu:
Giáo xứ có 1 nhà thờ xứ và 4 nhà thờ Giáo họ; nhà trung tâm mục
vụ 03 (Nhà xứ 1 và Giáo họ 2); Nhà Giáo lư 01; Hội Ḍng Mân Côi, nhà
mẫu giáo (coi trẻ); pḥng cấp thuốc. Phía đầu nhà thờ có tượng đài
Thánh Phêrô và Phaolô, lăng mộ các thánh Tử Đạo. Phía cuối nhà thờ
có tượng đài Thánh Vinh Sơn và tượng đài thánh Đaminh. Giữa ao phía
Nam nhà thờ có tượng đài Đức Mẹ và giữa ao trước nhà xứ có tượng đài
Thánh Giuse.
* Giáo xứ có Hội đồng Mục vụ giáo xứ hoạt động theo quy chế của
Giáo phận. Ngoài ra, giáo xứ có hội Gia trưởng, hội Hiền Mẫu, hội
Giới trẻ, hội Kèn, hội Trống, hội Trắc, hội Nam nhạc, Thiếu nhi
Thánh Thể, Giáo lư viên, Huynh đoàn Đaminh, hội Ḷng Thương Xót Chúa,
hội Legio Mariae, hội Bảo vệ Sự sống, hội Viên chức, hội Bác ái…
Nguồn :
Website GP Bùi Chu
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|