
Lược
sử Giáo xứ Phú An
1. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ
Giáo xứ Phú An thuộc thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Định; cách Ṭa giám mục Bùi Chu khoảng 12 km. Phía đông giáp xă
Trực B́nh; phía tây giáp sông Ninh Cơ; phía nam giáp sông Ninh Cơ;
phía bắc giáp thôn Hương Cát.
2. LỊCH SỬ H̀NH THÀNH
Phú An cùng dải đất với Trung Lao và An Lăng. Cuối thế kỷ XVI,
dân từ Hải Dương, Phố Hiến, Thanh Hóa, Ninh B́nh và các vùng lân cận
tới Phú An khai khẩn lập ấp. Khoảng năm 1730 giáo hữu đón nhận Tin
Mừng từ các Cha ḍng Đaminh, đến năm 1786 nhờ sự giúp đỡ của các
ngài, giáo hữu cùng nhau góp công của làm nhà thờ, và giáo họ Phú An
được thành lập, thuộc giáo xứ Trung Lao.
Năm 1916, Phú An là họ lẻ có số giáo hữu xếp thứ bốn trong số 27
họ thuộc giáo xứ Trung Lao. Đến năm 1938, nhằm đáp ứng nhu cầu phục
vụ cho số giáo hữu ngày một tăng, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn lấy họ
Quần Lạc để thành lập giáo xứ mới lấy tên gọi là giáo xứ Phú An.
Giáo xứ Phú An gồm hai giáo họ:
1. Giáo họ Quần Lạc, 1916
2. Giáo họ Phú Cường, 1957.
Số giáo dân ban đầu có 500 người, năm 1999 có 2. 970 người, hiện
tại có 3. 952 nhân danh (2014). Giáo xứ nhận Thánh Phaolô trở lại
làm quan thầy.
3. QUƯ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ
Khi c̣n là giáo họ, Phú An được các nhà thừa sai ḍng Đaminh coi
sóc; khi thành giáo xứ có: cha Micae Nhă (1938), cha Giuse Súy
(1943), cha Đaminh Thứ (1945), cha Phêrô Lại Văn Thư (1951), cha
Phêrô Phạm Văn Cử (1960-1986), cha Giuse Lê Ngọc Hoàn (1986-1996),
cha Đaminh Phạm Kim Tiền (1996-2006), cha Gioan.B Vũ Tiến Khang
(2006-2010), cha Đaminh Đinh Xuân Cảnh, 2010 đến nay.
4. CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TR̀NH TIÊU
BIỂU
Ngay từ những ngày đầu thành lập, được sự giúp đỡ của các nhà
Thừa sai ḍng Đaminh, một ngôi nhà nguyện nhỏ đă được h́nh thành để
có chỗ sinh hoạt và phụng tự. Năm 1930, giáo xứ xây dựng ngôi thánh
đường rộng lớn vớ diện tích: chiều dài 60m, rộng 16m, cao18m.
Trải qua những năm tháng do chiến tranh tàn phá, ngôi nhà thờ bị
xuống cấp, không bảo đảm cho cộng đoàn tham dự phụng vụ. Từ những
hoàn cảnh khó khăn và thao thức của các đấng quản nhiệm, cũng như số
giáo hữu trong giáo xứ ngày một thêm đông, ngôi thánh đường mới được
khởi công xây dựng năm 2007, với diện tích: chiều dài 71,2m, rộng
23,8 m, cao 50,7m, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ngoài ra, giáo
xứ c̣n có:Trung tâm mục vụ, Đài Đức Mẹ ở hồ cuối nhà thờ.
Để có đời sống đức tin của giáo xứ thăng tiến và vững mạnh như
ngày hôm nay, ngoài công lao to lớn của quư cha phục vụ; sự cộng tác
đắc lực của hội đồng mục vụ giáo xứ, quư nữ tu ḍng Mân Côi Bùi Chu
và các đoàn hội: Gia trưởng, Con Đức Mẹ, Hiền mẫu, Thánh Tâm, Kèn
đồng, Hội trống, Hội trắc, Bát âm, Lễ sinh, Tông đồ, Ca đoàn, Thiếu
nhi Thánh Thể, Giáo lư viên, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Đoàn tàu
thánh Phêrô-Phaolô cùng nhiều đoàn hội và ban ngành khác. - See more
at: http://gpbuichu.org/giao-xu/Phu-An-34.html#sthash.4X2f3xsz.dpuf
Nguồn : Website GP Bùi Chu
[ Tham khảo ]
Phú An là vùng đất ven sông Ninh Cơ, do phù sa của con sông này
bồi đắp từ hàng ngàn năm qua, dân từ Phó Hiến, Thanh Hóa, Ninh B́nh
tới đây khai hoang lập ấp sinh sống vào khoảng thế kỷ XVI- XVII.Khi
thấy nhu cầu của giáo dân ngày một tăng nhanh, bề trên đă cho thành
lập giáo họ Phú An và xây dựng ngôi nhà thờ gỗ đầu tiên lợp bằng lá
bổi, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của Phú An và giáo họ Phú An thuộc
xứ Trung Lao
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, mưa gió và cả chiến
tranh, nhà thờ được xây dựng lại lần thứ 2 vào năm 1902, nhà thờ có
chiều dài 47m, rộng 15m, cao 18m. Năm 1925 Đức cha Trung đă đi kinh
lược vùng này, khi xứ mới Nam Lạng được thành lập th́ họ Phú An
thuộc về xứ mới này.
Năm 1935 Đức cha Hồ Ngọc Cẩn tách họ Phú An và Quần Lạc thuộc xứ
Nam Lạng để thành lập xứ mới có tên gọi là Phú An và do các cha ở
Trung Lao tới đây coi sóc.
Năm 1954 phần đong bà con Phú An di cư vào Nam, số c̣n lại không
nhiều, giáo xứ vóng bóng cha xứ, thánh lễ thưa thớt dần, đời sống
đạo xuống dốc nghiêm trọng, nhưng kể từ năm 1960, đức cha Phạm Năng
Tĩnh đă cải tổ và canh tân lại giáo phận, t́nh h́nh giáo xứ Phú An
cũng có vể khả quan hơn.
Năm 1992 Đức cha Vũ Duy Nhất cử cha Dom Phạm Kim Tiền về coi sóc
giáo xứ Phú An và An Lăng.Sau gần 25 năm coi sóc giáo xứ cha Dom
Phạm Kim Tiền được sai về phục vụ giáo xứ Lạc Đạo
Từ khi thành lập tới nay giáo xứ Phú An đă trải qua nhiều đời
linh mục coi sóc và quản xứ, hiện nay giáo xứ do linh mục Gioan
Baotixita Vũ Tiến Khang coi sóc từ năm 2006 tới nay.Tháng 8 năm 2007
vào dịp tuần chầu lượt của giáo xứ cha chính Nguyễn Đức Giang đă về
chủ sự thánh lễ và công bố hạ giải ngôi nhà thờ cũ do không đáp ứng
được nhu cầu mục vụ củ giáo dân, cũng như t́nh trạng bị hư hỏng
nhiều, đây là ngôi nhà thờ thứ 3 của giáo xứ và công tŕnh đang dần
đi vào hoàn thiện.
Giáo xứ Phú An nhận thánh Phê-rô và Phaolo làm bổn mạng giáo dân khoảng 2000 nhân danh gồm một họ lẻ là Quần Lạc bổn mạng thánh Đaminh, có 200 nhân danh
Phú An là nguyên quán của cha Paul Trần Đức Nhuận, chánh xứ Lạc
Đạo, quản hạt Lạc Đạo, Liễu Đề, Quỹ Nhất, và đă dược Chúa gọi về
tháng 9 năm 2006, an táng tại giáo xứ Xuân Hà.
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.........................

Thánh lễ tạ
ơn khánh thành nhà thờ Gx. Phú An
Đức cha giáo phận đă chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành, làm
phép, và chủ tế thánh lễ tạ ơn khánh thành nhà thờ giáo xứ Phú An
vào lúc 09 giờ 30 thứ Sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017.
Trên 70 cha đồng tế, rất đông tu sĩ, gần 4000 giáo dân giáo xứ
Phú An và quư khách xa gần sốt sắng tham dự thánh lễ để tạ ơn Chúa,
tri ân quư ân nhân và cầu nguyện đặc biệt cho giáo xứ Phú An nhân
dịp trọng đại này.
Nhà thờ Phú An được Đức Cha Cố Giuse Hoàng Văn Tiệm đặt viên đá
đầu tiên vào tháng 10 năm 2007. Sau đúng 10 năm, vào ngày 10 tháng
10 năm 2017, nhà thờ đă hoàn thành. Đối với Phú An đây là ngày vui
đặc biệt, ngày ghi đậm dấu ấn t́nh thương của Thiên Chúa. V́ thế mà
ai nấy đều phấn khởi vui tươi.
Người đến tham dự thánh lễ có thể thấy rơ điều này nơi khuôn mặt
của những con dân Phú An, thấy qua công tác chuẩn bị cho ngày lễ,
nhất là được thấy rơ qua những ǵ đă diễn ra trong chính ngày. Về
phần chuẩn bị, mọi thứ đều rất chu đáo từ các đường dong, ngơ hẻm
cho tới khuôn viên thánh đường, đặc biệt là nhà thờ được trang hoàng
rất cẩn thận. Hoa nến rất nhiều, nhưng được sắp xếp, bày bố rất trật
tự xinh xắn trong nhà thờ toát lên vẻ linh thiêng rrang trọng.
Về khâu tổ chức, tối hôm qua, thứ Năm ngày 19 tháng 10, giáo xứ
đă có đêm hoan ca rất tưng bừng và ư nghĩa về cả h́nh thức lẫn nội
dung. Nhiều tiết mục không chỉ của riêng giáo xứ mà c̣n có sự đóng
góp của nhiều giáo xứ khác nữa đều chung một nội dung “Dấu ấn t́nh
yêu” để tôn vinh, thờ lạy và cảm tạ Chúa, đông thời tri ân quư ân
nhân. Nhất là thánh lễ tạ ơn chính ngày diễn ra vô cùng trang nghiêm
và sốt sắng. Việc Đức cha giáo phận về chủ sự, hơn 70 đồng tế, khá
đông tu si và số lượng lớn giáo dân tham dự càng làm cho ngày hôm
nay trở nên ngày không thể quên đối với giáo xứ Phú An.
Điều này không thể giấu giếm trong lời cám ơn của ông chủ tịch
Hội đồng Mục vụ giáo xứ. Ông nghẹn ngào tạ ơn Chúa, cám ơn Đức cha,
quư cha, quư ân nhân, quư khách và toàn thể cộng đoàn. Ông xác tín
rằng tất cả là hồng ân Thiên Chúa ban tặng nhưng không cho giáo xứ
và những hồng ân khác nữa sẽ tiếp tục tuôn đổ trên giáo xứ. Do đó mà
không chỉ riêng ông mà cả cộng đoàn rất hào hứng cho những giai đoạn
mới hăng say sống đức tin.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh - Ảnh: Lộ Vân
Nguồn : Website GP Bùi Chu
|