
Lược
sử Giáo xứ Quần Cống
I. LỊCH SỬ NGÔI ĐỀN
Quần Cống là một xứ đạo lâu đời, đă được đón nhận Tin mừng từ rất
sớm, v́ Quần Cống thuộc tổng Trà Lũ là nơi, theo sách Khâm định Việt
sử Thông giám Cương mục, giáo sĩ I nê khu đă vào truyền giáo từ năm
1533.
Quần Cống là một một mảnh đất mầu mỡ, nên tại đây, hạt giống Tin
mừng đă nẩy nở đơm bông kết trái đem đến một mùa gặt phong phú. Giáo
xứ Quần Cống phát triển nhanh chóng trở thành một giáo xứ lớn. Từ
giáo xứ mẹ Quần Cống đă sinh ra nhiều giáo xứ con như Lạc Thành, Cát
Phú, Thánh Mẫu, Thánh Thể...
Không chỉ lớn về mặt dân số, giáo xứ c̣n lớn về mặt xă hội. Có
nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Chính v́ thế mà nhà vua đă
ban tặng danh hiệu Quần Cống. Tuy nhiên những thành đạt về khoa cử
không làm xao nhăng đức tin. Gặp thời bắt bớ các vị quan lại sẵn
sàng từ bỏ áo măo để nhận triều thiên tử đạo.
Chính v́ thế giáo xứ càng trở nên lớn lao về đức tin và ḷng sùng
mộ. Có lẽ đó là lư do các vị bề trên đă chọn Quần Cống làm nơi ẩn
nấp trong thời kỳ khó khăn nhất. Tại Nam định có các vị quan hung
hăng bắt đạo như Nguyễn đ́nh Tân, Trịnh quang Khanh. Nhưng giáo dân
Quần Cống, đặc biệt các vị quan lại không ngần ngại tuyên xưng đức
tin và v́ thế sẵn sàng che giấu đồ thờ phượng và các Đức cha, các
cha trong nhà ḿnh. Đức cha Sampedre Xuyên đă ẩn nấp trong nhà thánh
Án Khảm và khi quan quân vào nhà bà Nhiêu Côn, con gái thánh Án Khảm
đă giấu ngài trong một cái chum lớn đặt cạnh bờ ao.
Và khi nhiều người trong làng được phúc tử v́ đạo, dân làng càng
thêm đức tin, thêm ḷng sùng kính các vị tử đạo bản hương.
Ngay từ xưa dân làng đă có ḷng sùng kính các vị tử đạo. Từ khi
các ngài chưa được tôn phong lên hàng Chân Phúc, dân làng đă bốc mộ
và đặt xương các ngài vào nơi trang trọng để tôn kính. Sau khi các
ngài được nâng lên hàng Chân Phúc, phong trào tôn kính càng phát
triển mạnh mẽ.
Tại giáo xứ quê hương, Tam Thánh Quần Cống đă được vẽ h́nh, tạc
tượng đặt trong nhà thờ cho giáo dân kính viếng, cầu nguyện. Trong
nhà thờ có ṭa tôn kính Ba Đấng. Ngoài sân nhà thờ có đài thánh Án
Khảm. Tại nhà tổ đă có các ṭa tôn vinh Ba Đấng. Ngoài ra dân làng
c̣n lo liệu quản lư đ́nh làng là nơi các Đấng đă xưng đạo trước mặt
quan quân.
Nhưng ngôi Đền Tam Thánh đầu tiên được xây dựng ở trong miền Nam.
Dân làng Quần Cống di cư mang theo cả ḷng yêu mến quê hương và ḷng
tôn sùng các vị Tử đạo Quê hương. Rất nhiều người Quần Cống định cư
tại xứ Bùi Phát và xứ Tân Ḥa là hai xứ di cư tọa lạc hai bên đường
xe lửa ngăn cách bởi cổng số 6. V́ có điều kiện bày tỏ ḷng tôn kính
Tam Thánh Quê Hương nên hội Đồng Hương Quần Cống Miền Nam đă mua một
căn nhà tại xứ Bùi Phát vừa dùng làm nhà tổ làng Quần Cống vừa làm
Đền Tam Thánh. Tại đây các linh mục tu sĩ quê hương khi có dịp lui
tới có chỗ nghỉ ngơi. Đây cũng là trụ sở qui tụ bà con đồng hương.
Và nhất là đây là nơi bày tỏ và cổ vơ ḷng sùng kính Tam Thánh Quê
Hương. Hăng năm bà con đồng hương Quần Cống vẫn tổ chức mừng lễ Tam
Thánh Quê Hương, tổ chức rước kiệu Tam Thánh tại các xứ Bùi Phát,
Vườn Xoài…
Ngôi Đền Tam Thánh thứ hai, lạ thay, lại xuất hiện tại San Diego,
Hoa Kỳ. Cụ Phạm quang Khai, một nhân sĩ quê hương có ḷng yêu quê
hương tha thiết và có ḷng sùng kính các vị Tử Đạo Quê Hương mănh
liệt đă đem ḷng sùng kính này phổ biến trên nước Hoa Kỳ. Không
những cụ đă thuyết phục được Đức Ông Roger Lechner cho đặt tượng Tam
Thánh trong nhà thờ do ngài làm cha xứ, cụ c̣n biến garage tại nhà
riêng thành ngôi Đền Tam Thánh. Nơi đây cụ tổ chức đọc kinh cầu
nguyện, Có nhiều linh mục đă đến dâng lễ tại ngôi đền đơn sơ nơi xứ
Hoa Kỳ xa xôi này.
Ngôi Đền Tam Thánh thứ ba được xây dựng tại quê hương Quần Cống.
Ngôi đền này cũng do cụ Phạm quang Khai chủ xướng. Nhưng v́ xây dựng
vào thời điểm khó khăn, nên sau đó đă bị Nhà Nước tháo dỡ. Các Thánh
Quê Hương cho biết quê nhà c̣n gặp nhiều khó khăn thử thách.
Ngoài những ngôi đền, tượng Tam Thánh Quê Hương c̣n được giáo dân
đồng hương mang đi khắp nơi như tại nhà thờ Lam Sơn, Vũng Tầu, tại
hội Đồng Hương Quần Cống Hải Ngoại, trụ sở đặt tại Santa Ana, Hoa Kỳ…
Ngôi Đền Tam Thánh hiện nay tại Quần Cống là ngôi đền thứ tư dâng
kính Tam Thánh Quê Hương. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tam Thánh Quê
Hương được phúc tử v́ đạo mọi người vốn đă canh cánh bên ḷng việc
xây dựng Đền Tam Thánh, thấy các nơi đă có đền, c̣n chính quê hương
lại không có, hay là đă có nhưng bị tháo dỡ, ḷng không khỏi áy náy
buồn phiền, đă quyết tâm cùng nhau xây dựng ngôi đền. V́ xây sau,
lại là năm kỷ niệm quan trọng, nên mọi người đều mong muốn xây dựng
một ngôi đền xứng đáng cho các vị thánh quê hương.
TIẾN TR̀NH XÂY DỰNG
Ư tưởng xây dựng Đền Tam Thánh đưa ra được tất cả mọi người tán
thành. Nhưng có nhiều ư kiến trái ngược về địa điểm xây dựng, về mẫu
mă kiến trúc và về phương án tiến hành.
Trước sự tham gia ư kiến rất phong phú này mọi người nhận thấy
cần phải có nhiều cuộc họp với nhiều thành phần để đúc kết và tuyển
chọn phương án tối ưu. Có các cuộc họp chính thức do cha chính xứ tổ
chức với sự tham dự của quư cha đồng hương và ban trùm trưởng giáo
xứ. Có các cuộc họp có tính cách gia đ́nh như gia tộc Tam Thánh. Cả
ban đại diện làng Quần Cống cũng tham gia ư kiến. Có các cuộc thảo
luận bên lề, trong các khu xóm và trong nhóm bạn hữu.
Về địa điểm xây dựng
Gia tộc Tam Thánh muốn xây dựng đền ngay trên đất tổ. Trong khi
ban đại diện làng lại muốn xây dựng ngay trên đất đ́nh làng xưa. Mỗi
bên đều có lư do chính đáng. Nhưng những lư lẽ chưa đủ sức thuyết
phục.
Xây trên đất của gia tộc Tam Thánh có những thuận lợi v́ đă có
đất sẵn sàng, v́ đó là nơi các thánh đă từng sinh sống, v́ có con
cháu giúp việc bảo tŕ. Nhưng về đất tổ cũng đă thiếu sự nhất trí.
Hiện nay đă có hai nơi xây hai cơ sở khác nhau rồi. Nếu phải chọn
một sẽ có mâu thuẫn tranh căi. Và nếu xây trên đất tổ th́ ai sẽ đứng
chủ quyền. Đền là của chung nếu chỉ thuộc về một gia đ́nh là không
hợp lư.
Xây dựng tại thửa đất của đ́nh làng xưa có những ưu điểm. V́ đó
là một di tích đáng quí. V́ đó là nơi chung. Nhưng không phải không
có những trở ngại. V́ là đất chung nên c̣n phải tổ chức những buổi
hội làng. Sẽ mất đi tính cách tôn nghiêm cần thiết của một ngôi đền.
V́ là đất của chung nên sau này có thể gặp trở ngại khi chính quyền
không thuận thảo với xứ đạo.
Sau cùng mọi người đều thống nhất ư kiến xây dựng Đền Tam Thánh
ngay trong khuôn viên nhà thờ xứ là hợp lư và thuận lợi nhất. V́ nhà
thờ là nơi tôn nghiêm rất thuận lợi cho bầu khí cầu nguyện. V́ nhà
thờ là nơi chung sẽ biến đền thành chính thức của cả giáo xứ sẽ ổn
định lâu dài. Đền Thánh nằm trong khuôn viên nhà thờ sẽ tiện lợi cho
khách hành hương đến kính viếng.
Thoạt tiên mọi người nghĩ đến khu đất ở đầu nhà thờ, đối diện với
nhà xứ mới xây. Đây là một khu đất rộng, hoàn toàn thuộc chủ quyền
của nhà xứ. Tuy nhiên địa thế thất lợi v́ ở quá sâu bên trong, không
thuận lợi cho khách hành hương lui tới. Ngoài ra đền phải xây dựng
đàng sau công tŕnh phụ của một số hộ sẽ mất vẻ tôn nghiêm. Có thể
mở ra phía đường nhỏ của xóm nhưng v́ là đường nhỏ nên giao thông
không thuận lợi.
Thấy những bất lợi của khu đất đầu nhà thờ, mọi người nghĩ đến
khu đất tọa lạc bên cạnh trái nhà thờ, ở ngay lối vào. Nhưng phần
lớn khu đất này thuộc về tư nhân. V́ thế cần thương lượng và cần
thêm kinh phí mua đất. Tuy tốn kém hơn nhưng đây là một địa điểm đẹp
v́ ở ngay lối vào nhà thờ, rất thuận lợi cho khách hành hương lui
tới đồng thời tạo thêm cảnh quan cho tổng thể khu vực nhà thờ xứ.
Việc thương lượng tiến hành dễ dàng v́ mọi người đều tha thiết với
ngôi đền tôn kính Tam Thánh Quê Hương. Giá cả đều có tính cách tượng
trưng. Riêng ông trùm Căn đă đi tiên phong dâng hiến phần ao thuộc
quyền sở hữu của gia đ́nh ông để góp phần xây dựng đền.
Về ư tưởng kiến trúc
Từ khi dự định xây dựng Đền Tam Thánh manh nha, ư tưởng kiến trúc
đă được thảo luận nhiều.
Vào thời điểm đó, nhiều ngôi nhà cổ thôn quê được các đại gia mua
đem ra thành phố rất được tán thưởng. V́ thế có ư kiến nên mua một
ngôi nhà cổ có giá trị dùng làm đền. Tuy nhiên ư kiến này mau chóng
bị bác bỏ. V́ ngôi nhà cổ sẽ khó bảo tŕ. Với thời gian, gỗ không
c̣n tốt. Bảo tŕ và nhất là tôn tạo những hoa văn cổ xưa là việc làm
phức tạp đ̣i hỏi tài năng, công sức và kinh phí. Hơn nữa khó t́m một
ngôi nhà cổ phù hợp với mục đích tôn giáo, kiến trúc hài ḥa với nhà
thờ, h́nh dáng không quá to lớn lấn át ngôi nhà thờ.
Có ư kiến xây dựng một ngôi đền với những tháp cao, lộng lẫy
hoành tráng. Ư kiến khác muốn xây dựng một ngôi đền rộng lớn có thể
đón tiếp hàng ngàn người đến cầu nguyện và tham dự thánh lễ.
Sau nhiều cuộc thảo luận, tham khảo ư kiến những người chuyên môn,
các nghệ sĩ, mọi người đều đồng ư những điểm sau đây :
Kiến trúc ngôi đền phải mang tính chất dân tộc v́ ngôi nhà thờ
Quần Cống đă có lối kiến trúc dân tộc với 3 ngọn tháp ở mặt tiền nhà
thờ có những tầng mái cong.
Tuy mang dáng dấp dân tộc, nhưng kiến trúc ngôi đền không được
sao chép những ngôi đền cổ, mà phải hiện đại với những sáng tạo độc
đáo.
Để có ḥa hợp tổng thể, kích thước ngôi đền không được quá lớn,
không được lấn át nhà thờ trái lại phải làm nổi bật nhà thờ tạo nên
một tổng thể hài ḥa và xinh đẹp. V́ nhà thờ, nơi thờ phượng Chúa
vẫn là điểm chính. Đền Tam Thánh tôn kính các Đấng Tử Đạo chỉ là
điểm phụ.
Đền Tam Thánh bên ngoài phải thể hiện được phong cách dân tộc
theo triết lư Á Đông, nhưng bên trong phải nói lên ư nghĩa thần học
và tôn giáo, đặc biệt về đức tin kiên cường của các Đấng Tử Đạo.
Về thực hiện xây dựng
Sau khi đă thống nhất ư tưởng chủ đạo, cần phải có người thực
hiện. Có hai chuyên viên được lưu tâm. Kiến trúc sư Anre Dũng Lạc
Trần trung Kiên và họa sĩ Giuse Trần thanh B́nh. Trước hết hai
chuyên viên này là người công giáo, am hiểu kiến trúc Á Đông, hiểu
biết Kinh Thánh và Thần học và rất có tâm huyết với nghệ thuật kiến
trúc tôn giáo. Kế đến hai chuyên viên này đă có nhiều kinh nghiệm
xây dựng và trang trí các công tŕnh tôn giáo. Kiến trúc sư Trần
trung Kiên đă thiết kế nhiều nhà thờ như nhà thờ Trung Trí thuộc
giáo xứ Hàm long, đền thánh Nguyễn Đích ở Chi long, hiện đang tham
gia cuộc thi thiết kế Trung tâm Thánh Mẫu Lavang. Họa sĩ Trần thanh
B́nh đă từng trang trí nhà thờ chính ṭa Lạng sơn, nhà thờ Mai khôi
Sài g̣n, đền kính cha Trương bửu Diệp ở Tắc sậy, nhà thờ Thánh Tâm ở
Đà lạt, nhà thờ Thánh linh ở Long xuyên, nhà thờ Ngọc thạch ở Cần
thơ…
Hai chuyên viên đă tích cực cộng tác với nhau và làm việc hăng
say, nên đă đưa ra nhiều mẫu mă. Lúc đầu là ngôi đền h́nh tṛn có
hai mái rất mềm mại. Sau đó là h́nh ngôi nhà ba mái với kiến trúc
h́nh chiếc nón lá rất Việt nam. Các ư tưởng về trang trí bằng đá,
bằng gỗ cũng như qui hoạch cảnh quan tổng thể đều được thảo luận tỉ
mỉ với nhiều ư tưởng phong phú.
Một ban xây dựng đă được thành lập gồm có
Điều hành : Cha Xứ Gioakim Nguyễn hữu Văn
Trưởng ban : Ông Trùm Căn
Phó ban : Ông Trùm Luận
Cố vấn : Quư cha quê hương Quần Cống, đặc biệt là
Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt
Cha Giuse Phạm ngọc Oanh
Cha Vinxente Nguyễn tốt Nghiệp
Cha Đaminh Ngô văn Viễn
Cha Giuse Phạm thành Lâm
Cung cấp gỗ : Anh Trần công Đoàn
Anh Trần viết Đảng
Toàn thể giáo dân trong giáo xứ Quần Cống sẽ tham gia các công
tác chung như chuẩn bị mặt bằng, di chuyển vật liệu, giúp đổ bê tông,
vệ sinh khu vực…
Trong bầu khí nô nức, mọi người hăng hái bắt tay vào việc. Hi
vọng ngày khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 150 năm tử đạo của Tam Thánh
Quê Hương (13-01-2009) ngôi đền sẽ hoàn thành để khách hành hương tứ
phương đến kính viếng.
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
Tuy xây dựng ở một xứ đạo xa xôi và tầm vóc chỉ trong phạm vi một
giáo xứ miền quê, nhưng những người chủ trương xây dựng mong muốn,
qua công tŕnh bé nhỏ này, góp phần vào nền nghệ thuật thánh tại quê
nhà và bầy tỏ ḷng tôn kính xứng đáng đối với các vị thánh quê hương,
nên đă hết sức đầu tư trí tuệ, công sức và tiền bạc để ngôi đền có
đôi chút giá trị nghệ thuật. Có thể nói ư nguyện này phần nào đạt
được v́ nói chung ngôi đền có một kiến trúc tổng thể vừa hài ḥa
đồng thời diễn tả được nét đẹp dân tộc lẫn tôn giáo với những họa
tiết trang trí tinh xảo chuyên chở được phần nào ư nghĩa triết lư,
lịch sử và thần học .
Tổng thể hài ḥa
Nh́n vào kiến trúc ngôi đền, ta nhận thấy ngay một vẻ hài ḥa
trong tổng thể.
Hài ḥa với toàn thể khu vực khuôn viên nhà thờ. Tuy ngôi đền
được xây dựng khá công phu trên một diện tích gần 2.000m2 nhưng từ
ngoài nh́n vào công tŕnh xây dựng không ảnh hưởng xấu đến tổng thể
v́ không chiếm mất diện tích của khuôn viên nhà thờ, không làm cản
trở tầm nh́n vào mặt tiền nhà thờ, trái lại c̣n làm tăng vẻ đẹp cho
khuôn viên với mảng cây xanh, với đồi núi, hồ nước, thảm cỏ và làm
tăng vẻ tôn nghiêm cho nhà thờ với bầu khí ấm cúng có đôi chút u
tịch, thanh nhă và tràn đầy tinh thần cầu nguyện của ngôi đền.
Vẻ hài ḥa được đặc biệt thấy được trong kiến trúc. Phần mặt tiền
nhà thờ Quần Cống vốn đă mang vẻ đẹp dân tộc với ba ngọn tháp mái
cong dịu dàng, với hai ṭa kính thánh Giuse và thánh Án Khảm h́nh
bát giác đông phương, với hồ nước trong xanh vừa mời gọi con người
thanh tẩy tâm hồn cho thanh khiết khi bước vào tiền đường Nhà Chúa,
vừa mời gọi con người đến gặp gỡ Thiên Chúa vốn gần gũi như thiên
nhiên, như đất và nước. Trong tổng thể đó, kiến trúc ngôi đền đă
được thực hiện một cách khéo léo và khiêm nhường để vẫn giữ được nét
độc đáo trong vẻ đẹp riêng, không những không làm mất đi vẻ đẹp của
ngôi nhà thờ, trái lại c̣n làm tăng thêm nét kiều diễm của cả khuôn
viên thánh thiêng. Sự khéo léo tính toán càng thấy rơ trong sắp xếp
vị trí. Phần đất dành cho ngôi đền có chiều dài đầy đủ, nhưng chiều
ngang hạn hẹp. Để khỏi ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nhà thờ lẫn vẻ đẹp
của ngôi đền, kiến trúc sư đă khéo léo, một đàng đẩy lùi vị trí ngôi
đền ra xa tối đa khỏi khuôn viên nhà thờ, đàng khác dùng tảng đá,
b́nh phong che khuất tầm nh́n trực diện và lối đi lên hai bên để
tăng thêm vẻ xa cách và thâm nghiêm của ngôi đền.
Ngoài vẻ hài ḥa với khuôn viên nhà thờ, toàn thể kiến trúc ngôi
đền tự nó có vẻ hài ḥa riêng.
Hài ḥa với thiên nhiên. Mảnh thiên nhiên của ngôi đền tuy bé nhỏ,
nhưng hài ḥa khôn tả. Có núi cao. Có hồ rộng. Có suối róc rách. Có
cây cổ thụ. Có đường đi quanh co. Có thảm cỏ xanh ŕ. Có sân xi măng
bằng phẳng nằm giữa vùng núi đồi trùng điệp. Có vùng cây xanh bao
quanh ba tầng mái ngói đỏ.
Tổng thể kiến trúc ngôi đền hài ḥa lạ lùng trong những tương
phản. Núi cao uy nghiêm khô khan ḥa lẫn với hồ nước trong mát dịu
dàng . Đường lên chính điện thẳng tắp thênh thang nằm giữa những lối
ṃn quanh co phủ đầy cỏ dại. Những cây cổ thụ da dẻ xù x́ tỏa bóng
xanh mát bên những khóm hoa ẻo lả dạt dào hương sắc. Cỏ cây mượt mà
chen lẫn với những tảng đá thô nhám cứng cỏi. Một vùng lá xanh ôm ấp
mái ngói đỏ au như đài hoa nâng niu đóa hồng lộng lẫy. Nền ngôi đền
vuông sắc cạnh nâng đỡ ba tầng mái tṛn mềm mại. Những tảng đá rắn
chắc dưới nền móng làm điểm tựa vững chăi cho lớp kiến trúc bằng gỗ
tinh xảo bên trên. Tất cả tưởng như trái ngược tương phản, nhưng
thực ra hài ḥa làm thành một khối thống nhất không thể tách rời.
Những khác biệt trở thành tự nhiên, không tàn phá nhưng làm phong
phú cho nhau, tạo nên một kiến trúc xinh đẹp đến nao ḷng.
Ư nghĩa phong phú
Kiến trúc hài ḥa và tinh tế của ngôi đền càng trở nên gần gũi,
nhẹ nhàng đi vào ḷng người khi cảm hứng tôn giáo được tŕnh bày
bằng những h́nh tượng dân gian đậm đà mầu sắc dân tộc. Có thể kể ra
vài h́nh tượng tiêu biểu:
H́nh tượng vuông tṛn. Theo quan niệm dân gian th́ trời h́nh tṛn
và đất h́nh vuông. Quan niệm này được tŕnh bày trong câu truyện
hoàng tử Lang Liêu được thần tiên mách bảo đă làm ra bánh dầy và
bánh chưng. Bánh dầy h́nh tṛn tượng trưng cho trời. Bánh chưng h́nh
vuông tượng trưng cho đất. Nhờ ư tưởng này Lang Liêu được chọn nối
nghiệp vua cha. Từ đó bánh dầy bánh chưng trở thành món ăn truyền
thống dân tộc không thể thiếu trong các dịp lễ lạc đặc biệt là ngày
Tết. Ngôi đền h́nh tṛn được xây trên nền đá h́nh vuông, về kiến
trúc toát lên vẻ hài ḥa cân đối, nhưng bên trong nói lên ư nghĩa
trời đất giao ḥa. Nơi đây trời đất gặp nhau. Nơi đây Thiên Chúa đến
với con người. Tuy ngôi đền dành để tôn kính ba vị Thánh Quê Hương
nhưng chính là để tôn vinh Thiên Chúa. V́ các thánh là những người
con trung tín làm chứng cho Chúa bằng mạng sống của ḿnh. Các thánh
là bằng chứng hùng hồn về Thiên Chúa, về Nước Trời. Cha thánh Gioan
Maria Vianê nói : nơi nào có dấu chân các vị thánh, nơi ấy có bóng
dáng của Thiên Chúa.
H́nh tượng vuông tṛn c̣n nói lên sự chung thủy, sự hoàn hảo.
Cuộc đời các thánh là một cuộc đời chung thủy với đức tin, với ơn
nghĩa của Chúa. Các ngài giữ trọn vẹn bổn phận đối với Chúa, bổn
phận đối với đất nước và bổn phận đối với gia đ́nh một cách hoàn hảo,
“vuông tṛn” không ai chê trách được. Đối với bản thân cả ba vị
thánh đă tự rèn luyện để đạt tới đỉnh cao thánh thiện. Đối với xă
hội các ngài đă đóng góp công sức phục vụ đất nước. Đối với gia đ́nh
các ngài đă nêu gương làm cha, làm chồng và tạo lập được những gia
đ́nh nề nếp, giáo dục con cháu nên người tốt đẹp. Trên hết đối với
Thiên Chúa, các ngài đă dâng hiến chính mạng sống để làm chứng cho
Chúa. Đó thật là các vị thánh đă “vuông tṛn” moi bổn phận trong
cuộc sống cả đạo lẫn đời, cả cá nhân lẫn xă hội trong những hoàn
cảnh khó khăn nhất.
H́nh tượng mái nhà. Ai vào đền Nhất Gia Tam Thánh cũng phải chú ư
đến ngôi nhà với ba tầng mái. Đối với người Việt nam, mái nhà rất
quan trọng. Ở một xứ sở nắng lắm mưa nhiều, mái nhà là thành phần
quan trọng nhất trong ngôi nhà. Mái nhà có chắc chắn tốt đẹp người
trong nhà mới tránh khỏi nắng mưa, cuộc sống mới yên ổn. Người cha
trong gia đ́nh thường được ví như mái nhà che nắng che mưa cho cả
gia đ́nh. V́ thế tục ngữ có câu “con không cha như nhà không nóc”.
Nói về một gia đ́nh tan vỡ do người huynh trưởng thiếu trách nhiệm
có câu “nhà dột từ nóc”. Mái nhà quan trọng nên đă thoát khỏi ư niệm
hoàn toàn kiến trúc vật chất để trở nên một ư niệm thân thương về
gia đ́nh hạnh phúc. V́ thế gia đ́nh được h́nh tượng trong “mái nhà”.
Xa gia đ́nh lâu ngày ai cũng mong được trở về “mái nhà xưa” v́ đó
thực là một “mái ấm”.
Một nhà có ba tầng mái tượng trưng cho Nhất Gia Tam Thánh. Một
gia đ́nh được che chở bởi ba vị thánh càng thêm an toàn, vững chắc.
Con cháu trong một ngôi nhà như thế vừa hănh diện v́ các bậc cha ông
thánh đức vừa an tâm hưởng thụ công phúc do cha ông để lại.
Ư tưởng về mái nhà che chở sắc nét hơn nhờ kết cấu h́nh nón lá
của mái đền. Kiến trúc sư đă khéo léo thiết kế cho ṿm trần bằng gỗ
y hệt chiếc nón lá Việt nam. Chiếc nón lá càng làm cho kiến trúc đi
vào ḷng dân tộc v́ chiếc nón lá vốn là người bạn thân thương và độc
đáo của người dân Việt, đặc biệt những người nông dân chân lấm tay
bùn quanh năm dăi dầm mưa nắng. Chiếc nón lá nhẹ nhàng, rẻ tiền mà
rất tiện dụng che chở cho người lao động khỏi nắng mưa, khi nóng nực
có thể dùng làm quạt, khi e thẹn có thể giúp che giấu khuôn mặt ửng
hồng. H́nh tượng nón lá ở trên mái nhà càng nói lên ư nghĩa che chở.
Công đức của cha ông, nhất là của những vị thánh thiện chính là
chiếc nón che chắn cho cuộc đời con cháu tránh khỏi những cơn mưa
gió đau thương của cuộc đời, được an vui trong căn nhà ấm áp tiện
nghi, nhất là ấm áp hạnh phúc và trên hết ấm áp trong “phúc ấm” cha
ông để lại.
H́nh tượng núi sông. Núi non, suối nước trong nghệ thuật non bộ
là những cảnh quan quen thuộc người Việt nam dùng trang trí cho
khuôn viên nhà ở. Đối với người Việt nam, núi sông không chỉ là h́nh
thể vật chất nhưng đă được dùng để chỉ mảnh đất thân yêu của quê
hương, của đất nước, của quốc gia dân tộc : “Nam quốc sơn hà nam đế
cư” (Lư thường Kiệt) hay “hồn thiêng sông núi”. C̣n hơn thế nữa núi
sông thường được dùng làm biểu tượng của những ǵ linh thiêng cao
quí. Ví dụ như chỉ sự bền vững chung thủy của t́nh yêu. “Nước non
nặng một lời thề. Nước đi đi măi không về cùng non. Nhớ lời hẹn nước
thề non” (Tản Đà). “Nhớ lời thệ hải minh sơn”. Trên hết núi sông
được dùng để so sánh với công ơn trời biển của cha mẹ : “Công cha
như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Tại Đền Tam Thánh ngoài h́nh tượng thông thường của các ḥn non
bộ, núi sông c̣n có ư nghĩa thần học. Núi ở đây là Núi Sọ với thánh
giá diễn tả cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nếu công ơn của người cha
được sánh ví với núi Thái sơn th́ công ơn của Chúa vượt cao hơn tất
cả các ngọn núi. Một vị tinh thông Hán học trong giáo xứ đă đặt tên
cho Núi Sọ cạnh Đền Tam Thánh là Công Sơn, nói lên ơn cứu độ của
Chúa ban cho nhân loại cao vượt hơn mọi ngọn núi cao. Ḍng thác nước
từ Núi Sọ Công Sơn đổ xuống chính là ḍng nước từ cạnh sườn bị đâm
thâu của Chúa Giêsu trên thánh giá tuôn đổ hồng phúc cho nhân loại.
Ḍng nước ơn thánh róc rách qua ngọn suối chảy qua hậu tẩm, đổ xuống
hồ nước ở phía bên phải Đền Tam Thánh tượng trưng cho ḍng nước ơn
phúc từ bên phải Đền Thờ chảy ra. Nước từ Đền Thờ đem lại ơn thanh
tẩy, ơn tha thứ và sự sống. Nước chảy đến đâu cây cỏ xanh tốt, muông
thú sinh sôi nẩy nở đến đấy (x. Ed 47, 1-12). Nếu tấm ḷng từ mẫu
được sánh ví “bao la như biển Thái b́nh”(Y Vân, Ḷng Mẹ) và trường
cửu như “nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao), t́nh yêu của Chúa Giêsu
dành cho nhân loại c̣n mênh mông hơn biển cả v́ Người đă hi sinh
chịu chết để đem hạnh phúc cho chúng ta. Đó là t́nh yêu lớn lao nhất
như chính Người đă nói : “Khoâng coù t́nh thöông naøo cao caû hôn
t́nh thöông cuûa ngöôøi ñaơ hy sinh tính maïng v́ baïn höơu cuûa
ḿnh” (Ga 15, 13). V́ thế, hồ nước phía bên phải Đền Tam Thánh được
đặt tên là hồ Đức Hải cho thấy phúc đức từ cuộc khổ nạn của Chúa
Giêsu mênh mông như biển cả đổ xuống tràn lan cho nhân loại.
Từ 8 bức phù điêu sơ lược tích truyện Tam Thánh phát sinh ba ḍng
suối nhỏ ḥa vào ḍng suối lớn để cùng đổ vào hồ Đức Hải. Ngụ ư diễn
tả cuộc tử đạo của Tam Thánh Quê Hương được phúc chung phần với cuộc
khổ nạn của Chúa Giêsu. Và v́ thế cũng trở thành một nguồn ân phúc
đổ xuống cho nhân loại, cho dân tộc và đặc biệt cho giáo xứ quê
hương.
Thẩm mỹ tinh tế
Những h́nh tượng đậm nét dân tộc diễn tả tài t́nh ư nghĩa thâm
sâu đạo giáo càng khiến ḷng người rung cảm khi tất cả được thể hiện
bằng những đường nét thẩm mỹ tinh tế.
Tinh tế trong sắp xếp phối cảnh. Ba ngọn tháp vuông vức uy nghi
của nhà thờ xứ được bao quanh bởi hai mái ṭa h́nh bát giác và ngôi
đền mái tṛn mềm mại. Ngôi đền xây trên một rẻo đất cao ráo tựa như
trên một ngọn đồi, cao vừa đủ để làm tăng vẻ thanh thoát của ngôi
đền giữa một vùng đồng bằng đơn điệu, không quá cao để không lấn át
vẻ tôn nghiêm của ngôi nhà thờ chính xứ. Nhà thờ xứ và đền Tam Thánh
vừa liền lạc thành một tổng thể thống nhất vừa nhẹ nhàng cách biệt
bằng một hàng dậu cây xanh đẹp mắt. Ngôi đền vừa gần gũi lại vừa
thâm nghiêm với phiến đá đặt ngay ở lối chính dẫn vào đền và bức
b́nh phong chắn lối để khách hành hương phải đi lên bằng lối phụ hai
bên. Tổng thể khuôn viên không rộng lớn nhưng chứa đựng cả nhà thờ,
ṭa các thánh và ngôi đền, lại có đầy đủ núi đồi, sông suối, có
đường đi lối lại, có cây xanh, có thảm cỏ, có đá, có hoa, không làm
cho khuôn viên thành chật chội, trái lại tạo nên một quần thể vừa
hợp nhất vừa xinh đẹp cho thấy óc thẩm mỹ tinh tế trong sắp xếp phối
cảnh.
Tinh tế trong đường nét điêu khắc. Quan sát từng đường nét điêu
khắc, ta càng khâm phục những bàn tay nghệ nhân tài ba. Hai chất
liệu được dùng nhiều trong công tŕnh là gỗ và đá.
Nh́n từ bên ngoài những công tŕnh bằng đá tạo cho ngôi đền một
dáng vẻ vững chăi khỏe mạnh. Từ nền móng cho đến lan can trong hành
lang là một lớp đá quí cứng cáp được chạm trổ tinh vi. Dưới mỗi bệ
kê chân cột h́nh lá vạn tuế phô diễn những nét khắc mềm mại khiến
cành lá trở nên linh động trên nền đá mịn màng thanh nhă. Lan can
hành lang bằng đá trắng nâng đỡ những thân cột tṛn bằng đá đỏ tạo
nên một tổng hợp mầu sắc vừa quí phái vừa thanh tao. Phía sau đền,
những bức phù điêu bằng đá trắng nổi bật trên nền xám của bức tường
tạo làm nổi bật dáng vẻ vừa uy nghiêm vừa thanh thoát của ngôi đền.
Công tŕnh bằng gỗ cũng đẹp đẽ không thua kém. Những cánh cửa vốn
đă được đẽo gọt tṛn trịa cho phù hợp với h́nh dáng của ngôi đền
càng tăng vẻ cao quí với những phù điêu khéo léo tạc cảnh gieo hạt
và gặt lúa. Khuôn cửa sổ được bảo vệ bằng những ṿng gỗ xếp đặt khéo
léo thành những h́nh thánh giá coi rất lạ mắt. Tại vị trí trung tâm
ṭa Tam Thánh uy nghi với bức rèm chạm thông phong tinh xảo sơn son
thiếp vàng lộng lẫy làm nổi bật tượng ba vị thánh với nét điêu khắc
sắc sảo lạ thường. Toàn thể nội thất ngôi đền được ghép gỗ tạo nên
một bầu khí ấm cúng và thâm trầm giúp người cầu nguyện dễ lắng đọng
tâm hồn.
Tinh tế trong nội dung ư nghĩa. Khách hành hương càng thấm thía
khi khám phá ra những ư nghĩa giấu ẩn trong các công tŕnh điêu khắc.
Không có ǵ dư thừa. Tất cả đều được chắt lọc. Tất cả đều có chủ
đích chuyên chở những ư nghĩa phát nguồn từ Kinh Thánh, truyền thống
hoặc lịch sử.
Những chiếc chum tưởng như những vật trang trí ngẫu nhiên thực ra
gợi nhớ đến tích truyện bà Nhiêu Côn giấu Đức cha Sampedro Xuyên khi
ngài bị quân lính lùng bắt. H́nh sợi dây thừng được khéo léo khắc
trên đầu cột ám chỉ dụng cụ hành h́nh ba vị thánh.
Ai bước đi trên nền đá vững chăi của ngôi đền đều liên tưởng đến
Lời Chúa dạy : “Ai nghe nhöơng lôøi Thaày daïy maø ñem ra thöïc
haønh, th́ Thaày seơ chæ cho anh em bieát ngöôøi aáy ví ñöôïc nhö ai.
Ngöôøi aáy ví ñöôïc nhö moät ngöôøi khi xaây nhaø, ñaơ cuoác, ñaơ
ñaøo saâu vaø ñaët neàn moùng treân ñaù. Nöôùc luït daâng leân,
doøng soâng coù uøa vaøo nhaø, th́ cuơng khoâng lay chuyeån noåi, v́
nhaø ñaơ xaây vöơng chaéc” (Lc 6, 47-48). Cuộc đời ba vị thánh đă
vững chắc v́ sống theo Lời Chúa cho đến tận cùng.
Chiêm ngắm hai cánh cửa khắc cảnh gieo hạt và gặt lúa, tự nhiên
ḷng trí ta hướng về những câu Thánh vịnh :
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống văi gieo ;
lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng
(Tv 126, 5-6)
Cuộc đời các vị thánh đă gieo trong gian nan vất vả, trong cả máu
và nước mắt nay đang hưởng mùa gặt hạnh phúc hân hoan trong Nước
Trời…
Cảnh thiên nhiên xinh tươi. Bầu không khí trong lành. Kiến trúc
đi vào ḷng người. Gương tiết liệt kiên trung của các vị thánh trong
cùng một gia đ́nh. Và nhất là bầu khí cầu nguyện nâng tâm hồn người
lên tới Thiên Chúa. Tất cả tạo cho Đền Tam Thánh một vẻ cuốn hút
khiến khách hành hương tuôn đến không quản ngại đường xa. Đến nơi
mọi người có thể tham dự những giờ chầu Thánh Thể do các gia đ́nh
trong giáo xứ phụ trách. Có thể chiêm ngắm ngôi đền trong tổng thể.
Có thể phân tích từng đường nét điêu khắc trên cửa, trên tường. Và
có thể đơn sơ ngồi bên hồ nước thưởng thức làn gió mát như được lọc
qua rặng cây xanh và ḍng nước trong lành.
|