Giáo phận Bùi Chu

Nhà thờ Giáo xứ Thức Hóa

 

Nhà thờ Giáo xứ Thức Hóa
Giáo hạt Thức Hóa

 

Địa chỉ :      Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định   ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục ĐaMinh Lê Quang Ḥa (16/10/2017)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

1820

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

4800

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường : 

Các nhà thờ lân cận :  Gh Địch Giáo -  Gh Giao Long  -  Gh Hê Rô  - Gh Phaolô  -  Gh Thiết Khóa

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Tập H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Thức Hóa (Đăng Định)
                Lịch Sử Đền Thánh Thức Hóa
                Đôi nét về GX Đền Thánh Thức Hóa

-  Tin tức sinh hoạt

* Cha Antôn tṛn 10 năm chính xứ Thức Hoá (25/2/2016)
* 150 thiếu nhi giáo xứ Thức Hóa chịu phép Thêm sức (19/7/2015)
* Video Gx Thức Hóa dâng hoa kính Mẹ (26/5/2015)
* Đại hội Thức Hóa 5 năm có một (15/5/2015)
* Video Huyền diệu đêm thánh-Giáo Xứ Thức Hóa - 2014

 

Lịch Sử Đền Thánh Thức Hóa

Thời kỳ 1828- 1845

Thức Hóa nằm trong 14 ấp, trại vùng ven sông Ṣ, thuộc Tổng Hoành Thu được thành lập thời Minh Mệnh (1820-1841) con vua Gia Long. Nguyễn Ánh hiệu Gia Long nhờ sự trợ giúp của phương tây lấy lại ngôi vua năm ,1802. Năm 1820 Gia Long băng hà. Trong 18 năm trị v́, đất nước yên b́nh, thịnh vượng, mở mang mọi mặt trong đó chú ư đế khai hoang lập làng mở rộng diện tích nông nghiệp.

Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Thế kỷ XIX. Nhiều công tŕnh khai hoang xuất hiện ở vùng hạ châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (1) trong cả hai thời kỳ trên th́ những công tŕnh khai hoang do triều đ́nh tổ chức là to lớn và hoàn thành nhanh chóng. Ở đồng bằng sông Cửu Long, triều đ́nh đă huy động hàng vạn binh lính và dân phu dưới sự chỉ đạo của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế, khai thác vùng tứ giác Long Xuyên (sau này là địa phận của người Thức Hóa di cư 54 tới ở). Ở ven biển Bắc Bộ, Nguyễn Công Trứ tổ chức hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và hai Tổng Hoành Thu, Ninh nhất. Ở hai đầu đất nước đều đạt thành tựu rực rỡ. Do đất nước mở rộng, kinh tế nông nghiệp phát triển nên đời sống dân ,sinh ổn định đất nước yên b́nh- mọi mặt mở mang, trong đó đạo Công giáo cũng phát triển mạnh.

Khi Gia Long băng hà truyền ngôi cho con là Hoàng Đảm hiệu Minh Mệnh (1820). Về mặt phát triển kinh tế, xă hội vẫn theo đường lối của vua cha, chú trọng mở mang đất đai nông nghiệp.Thức Hóa là một ấp thuộc hạ Châu Thổ sông Hồng- mảnh đất được khai lập giai đoạn này. Để rơ thêm lịch sử quê hương Thức Hóa, chúng ta xem sơ lược về công cuộc khai lập Tổng Hoành Thu (Trích văn bản của Phan Đại Doăn).

Hoành Thu là tổng lớn (bao gồm Thức Hóa) nằm ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trước năm 1828 đây là vùng đất hoang, mới được bồi lên khoảng 40 năm (1780) là một phần trong cả vùng phù sa bồi rộng lớn của trấn Sơn Nam cũ. Cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, Hoành Thu vẫn là rừng rú vẹt. Ngày nay khi đào sâu xuống ḷng đất vẫn thấy dấu vết của cây cối hoang dại và vết tích của băi biển. So với toàn bộ miền sa bồi ven biển Nam Định, th́ Hoành Thu có đặc điểm địa lư riêng biệt. Chính do đặc điểm này, nên cách thiết kế làng xóm, thủy lợi có khác với Tiền Hải, Kim Sơn. Bắc và Đông Hoành Thu là các làng cựu thuộc tổng Hoành Nha. Một giải phía đông chạy dọc theo sông Cồn, nhất là các làng được h́nh thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XII, như Quất lâm thượng, Quất lâm hạ, Đan phượng, Thanh khiết, Tiên chưởng, Xa châu. V́ vậy việc khai hoang ở Hoành thu không tiến về Đông lấn biển. Tây Hoành Thu là sông Ngô đồng, một nhánh của sông Hồng chảy ra biển qua cửa Hà lạn. Sông Ngô đồng nguyên trước đó khá rộng, cửa Hà lạn trước nằm trong đất liền, cách biển hiện nay khoảng 600m. Sông Ngô đồng c̣n gọi là sông Ṣ, có vị trí rất quan trọng.

Về thời điểm khai lập Tổng Hoành Thu, tài liệu ghi: “Tổng Hoành Thu bắt đầu khai khẩn vào tháng 3 năm 1828. Đến đầu năm sau th́ được h́nh thành với 14 ấp, trại, giáp. Có 2850 mẫu ruộng đất và 301 suất đinh. Trong thời gian ngắn công việc khai hoang đă thành công. Cố nhiên nhiều năm sau vùng đất mới vẫn phải tiếp tục củng cố” (nguyên văn).

Đây là 14 ấp, trại, giáp của tổng Hoành thu thời kỳ mới thành lập

Tên ấp trại và người đứng ,nguyên đơn lập ấp, trại:

1- Ấp Tồn thành 31 suất - Nguyễn Nhu, dân nghèo.
2- Ấp Bỉnh gy 31 suất – Vũ Văn Huân, dân nghèo.
3- Địch giáo 32 suất – Thức Hóa” có ǵ khác?

Theo tài liệu nghiên cứu lịch sử chung trong “Đại Nam Thực Lục Chính Biên” th́ công cuộc khai lập đồng bằng sông Cửu Long và hạ châu thổ sông Hồng, đều ở triều đaị Gia Long- Minh Mệnh, từ 1802 đến 1840. Tuy nhiên được chia làm hai thời kỳ. Thời Gia Long khai khẩn theo phương thức “cá nhân mtự phát”. Không mang tính cộng đồng và Chính phủ không hỗ trợ, nên thường là thất bại. Trong đó mảnh đất Thức hoá xưa- do ông Nguyễn Đ́nh Cẩn người Hải Dương chiêu mộ quân ở Hải Dương, Hưng yên đến khai khẩn lập ấp đầu thế kỷ XIX (1805- 1820) đă bị thất bại. Về ruộng đất: Ruộng đất khai hoang ở Hoành Thu cứ 100 mẫu th́ 30 mẫu là đất ở, 70 mẫu là ruộng đất.

Đất được chia làm 4 loại:

Đất thổ cư, làm nhà, vườn, ao hồ.
Đất tha ma, băi thả trâu ḅ.
Đất dựng đ́nh chùa, nhà thờ.
Thức Hoá làm Thánh đường.

Đất canh tác. Các loại ruộng đất trên được phân làm hai. Một nửa là “Tư điền” gồm đất và ruộng thuần hoá được chia cho nguyên mộ, thứ mộ, ṭng mộ, những người trực tiếp ứng mộ và tham gia lao động từ khi đắp đê ngăn mặn đến khi hoàn thành. Theo quy định của tổng Hoành Thu th́ mỗi suất được hai mẫu “tư điền quản nghiệp”. Tuy nhiên tùy theo mỗi Ấp, Ấp nào quai đê khai khẩn được nhiều th́ phần mỗi suất tăng lên.

Thức Hóa có 31 suất, mỗi suất được 2,5 mẫu. Tư điền quản nghiệp, trong đó: Đất là 1,8 mẫu, c̣n lại là ruộng. Ngoài tư điền tư thổ, c̣n lại là ruộng , công điền công thổ sau khi đă để lại làm đ́nh, chùa nghiă điạ, nhà thờ. Thức Hoá để lại 6 mẫu Bắc Bộ làm khu Thánh đường, nhà xứ và 2 mẫu ở phía Tây bắc khu dân cư làm nghiă địa. Có nơi để lại ruộng lính (gọi là đồng binh), ruộng lăo ruộng tư văn (Thức Hóa gọi là đồng quan- tức trùng 95). Loại ruộng này coi như nửa công, nửa tư. C̣n lại một phân cho nhân đinh theo chế độ ruộng khẩu phần theo lệ quân điền Gia Long: Ba năm chia lại một lần. (Trích nguyên văn trang 28 cột một) Có chính sách quy chế rơ ràng, tạo mnên khí thế lao động mạnh mẽ, công việc nhanh chóng. Với tư liệu này, và bản di cảo bằng chữ Hán các cụ Thức Hóa để lại “Lập Làng vào năm 1845” có hai lư do:

Lư do thứ nhất là: Năm 1829 mới “h́nh thành” chứ chưa hoàn thành. Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Việc quai đê gặp rất nhiều khó khăn gian khổ. Nguyễn Công Trứ phải về tận nơi xem xét, cứ đắp xong, đến mùa lũ, lại bị phá. Mấy năm sau mới hoàn thành khoảng 1832 (trang 28 cột 2) Trong thời gian ngắn, cuộc khẩn hoang đă thành công. Cố nhiên nhiều năm sau vùng đất mới, vẫn phải tiếp tục củng cố (Thức Hóa là 16 năm). (Trang 29 cột 2) .

Lư do thứ hai là: Triều đ́nh thời ấy quy đinh. Nếu là làng phải có diện tích từ 600 mẫu và 50 suất đinh. Thức Hóa năm 1829 mới có 31 suất và phải đến năm 1845 mới hội đủ hai yếu tố: diện tích và suất đinh để lập làng. Như vậy năm 1845 là năm cha ông ta hoàn thành quai đê, đắp đê vững chắc ổn định, mở thêm diện tích và số người đến sau là ṭng mộ, thứ mộ mới có đủ suất đinh, đủ ruộng đất để lập làng, có tên gọi: Làng Thức Hóa và cũng là Giáo Họ Thức Hóa. Song việc ghi chép xưa bằng chữ Hán lại chỉ ghi tóm tắt là: Lập làng năm 1845. Như vậy cũng là chính xác.

Tổ Hoành đă sử dụng điều kiện có sẵn, chỉ gia công nạo vét sâu rộng thêm, một nhánh của thượng lưu sông Ngô đồng (Sông Ṣ). Trên trục sông này dân các ấp đào mương dẫn nước- năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) người Hoành Thu lại hoàn thành 3 cống thoát nước ra sông Ngô đồng ở Du Hiếu, Thức Hoá và Hoành Nha. Như vậy cống Thức Hóa thường gọi là cống Tây, được xây dựng năm 1832 ... Khi thành lập các làng các xă, ấp, trại, giáp những quan hệ làng xóm cũng đặc biệt lưu ư; thường th́ người cùng quê hương ḍng họ đều được tổ chức trong cùng một , đơn vị cư trú “điển h́nh như Thức Hóa trong số 31 người ứng mộ có tới 29 người họ Đinh từ Phú Nhai đến”. T́nh cảm họ hàng, quê hương, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được xây dựng như quê cũ. Việc khai hoang thành lập làng Thức Hóa thực sự là một quá tŕnh lao động gian khổ: Hai lần thất bại. Hai năm đắp đê (1828- 1829) và 15 năm củng cố đê điều, khai hoang phục hóa, làm thuỷ lợi, phân canh, phân cư đời sống ổn định để có một làng Thức Hóa vào năm 1845. Trong đó phải kể đến công lao to lớn ban đầu h́nh thành ấp Thức Hóa của ông Đinh Viết Hưng, người lư trưởng đầu tiên- ứng đơn nguyên mộ lập ấp (1828-1829). Góp vào sự nghiệp chung lập tổng Hoành Thu làm nên một dấu ấn lịch sử quê hương.

Thức Hóa những năm 1950 trở về trước giai đoạn xây dựng và phát triển c̣n một dải ruộng phía Tây sông Ṣ. Lấy tỉnh lộ 21 làm trục đối xứng. Từ đường 21 trở lên đế Đập Tầu gồm 2 cánh đồng; phía bắc khu”Chóp chài” quanh Miếu Bà 17 mẫu. Từ cống Đập Tầu đến lộ 21, có diện tích 85 mẫu. Xưa gọi là Cồn Lung – có thời gian gọi là đồng cụ Chánh Toàn. Từ đường 21 xuống giáp ấp Hà Lạn có 2 cánh đồng:cánh đồng giáp Hà lạn có diện tích 25 mẫu. Lúc đầu gọi là Đồng Giang. Sau gọi là đồng cụ Cựu Hậu. Từ đồng Giang trở lên giáp lộ 21 là đồng Nam Đồng. Dải ruộng trên trục lộ 21 cụ chánh Toàn có 20 mẫu, người nhiều nhất, cụ c̣n là người truyền giáo đỡ đầu xây dựng giáo họ Thanh Khê xưa thuộc xứ Thức Hóa, (nay thuộc xứ Trung Thành) nên dải đồng này gọi là đồng cụ Chánh Toàn. Dải ruộng dưới trục lộ 21, cụ Cưụ Hậu có 25 mẫu (nhiều ruộng nhất) cụ c̣n làm truyền giáo đỡ đầu xây dựng giáo họ Nam Đồng- 1970 thuộc về trước thuộc xứ Thức Hóa – nay thuộc xứ Trung Thành. Dải ruộng này xưa gọi là đồng trùng Nam đồng – sau đổi tên là đồng cụ Cựu Hậu.

Danh sách 31 nguyên mộ lập làng:

1- Ông Đinh Viết Hưng – Lư Trưởng
2- Ông Đỗ Viết Xuân
3- Ông Dinh Viết Nhương
4- Ông Đinh Viết Huyến
5- Ông Đinh Viết Lai
6- Ông Đinh Viết Thạc
7- Ông Đinh Viết Nhậm
8- Ông Đinh Viết Khánh
9- Ông Đinh Đức Dụ
10- Ông Đinh Viết Hào
11- Ông Đinh Viết Thiệu
12- Ông Đinh Năng Thi
|13- Ông Đinh Đức Hậu
14- Ông Đinh Viết Tấn
15- Ông Đinh Khắc Thuật
16- Ông Đinh Viết Nhưng
17- Ông Đinh Viết Thiếu
18- Ông Đinh Viết Liên
19- Ông Đinh Viết Uư
20- Ông Đinh Viết Sự
21- Ông Đinh Viết Tuyến
22- Ông Đinh Viết Hiệu Sâm
23- Ông Đinh Viết Tam
24- Ông Đinh Viết Lục
25- Ông Đinh Viết Thất
26- Ông Đinh Viết Tảo
27- Ông Đinh Viết Thịnh
28- Ông Đinh Viết Tường
29- Ông Đinh Quang Huy
30- Ông Đinh Viết Thế
31- Ông Đinh Viết Hiển

THỨC HÓA TỬ V̀ ĐẠO

Thời kỳ đầu vua Tự Đức (1847 – 1855) cấm đạo, chủ yếu là bắt chém giết người giảng đạo. C̣n đối với người dân theo đạo – Tự Đức nhắc nhở: “Ra sức dụ kẻ đạo Datô bỏ đàng tà, cùng bắt nó làm việc tế thần và cúng tổ tiên. Khỏi một năm kẻ nào c̣n cứng ḷng, cố chấp th́ phải thích tự vào má; hết hai năm nếu c̣n bất khẳng, th́ đàn ông sẽ phải xung quân, c̣n đàn bà bắt làm tôi các quan”... Những quy định trên cùng với việc bắt giết mặc ḷng, dấu chỉ người theo đạo một nhiều và nhiều người xưng đạo ra tỏ tường. Việc hành đạo ở Thức Hóa vẫn ở kỳ b́nh yên... v́ là nơi dân cư mới. Tuy nhiên thượng thư Nam Định Nguyễn Đ́nh Tân, năm 1856 sức cho các phủ huyện “khai sổ nhân danh các xă có đạo, cùng biên tên các kẻ có đạo chẳng kỳ đàn ông, đàn bà. Đến ngày đă hẹn th́ sai quây vây các họ có đạo mà xông vào bắt bổ đạo”. Lúc đó Thức Hóa c̣n yên.

T́nh h́nh càng ngày càng phức tạp hơn khi Hoàng Bảo là anh trai Tự Đức khởi binh ở miền trong. Ngoài Bắc cũng có một số người chống lại triều đ́nh như Lê Huy Cự (Bắc Ninh) và Cao Bá Quát (Bắc Ninh) nhà vua nghi nan và đổ lên đầu các người có đạo. Năm 1861 – Tự Đức ra chỉ cấm đạo. Điều thứ nhất: Hễ ai có đạo Datô dù nam nay nữ, già, trẻ th́ phải phân sáp vào các làng lương dân. 26 Thức Hóa Miền Đông Hoa Kỳ 27 Điều thứ hai: Mỗi một làng cứ 5 người th́ phải nhập một quân Datô. Điều thứ ba: Các làng toàn ṭng Datô phải phá b́nh trị. Điều thứ bốn: Các điền thổ những làng ấy phải phân chia cho các làng lân can cầy cấy và nộp thuế cho vua. Điều thứ năm: Các kẻ đi đạo Datô phải thích tự vào má, một bên hai chữ tả đạo, một bên tên phủ huyện (Sách đă dẫn trang 88). Sau khi Tự Đức ra chỉ dụ trên, quan thượng thư Nguyễn Đ́nh Tân ra sức vây bắt người theo đạo như kế hoạch đă đề ra. Năm ấy Thức Hóa đă bị bắt 28 chủ hộ, trong đó có cả lư trưởng cựu Đinh Viết Hưng. Những người bị bắt phải giam tại Nam Định, bị cầm tù, bị cầm tù, bị cực h́nh tra tấn buộc phải “quá khóa”. Nhưng tất cả đều “bất khẳng” nên đă phải đeo gông giải sang Quỳnh côi Thái b́nh chịu tử v́ đạo. Các vị anh hùng tử đạo của người Thức Hóa đó là:

1- Phêrô Đinh Viết Nhuần. Bị cắt cổ chết
2- Đaminh Đinh Viết Tuất, bị đánh chết
3- Đaminh Đinh Viết Hiếu, bị đốt chết
4- Đaminh Đinh Viết Ánh, bị chôn sống
5- Phêrô Đinh Viết Hai, bị chôn sống
6- Đaminh Đinh Viết Uông, bị cắt cổ chết
7- Gioan Đinh Viết Tấn, bị cắt tiết chết
8- Đaminh Đinh Viết Trữ, bị chôn sống
9- Phanxicô Đinh Viết Toan, bị cắt tiết chết
10- Đaminh Đinh Viết Tuy, bị cắt cổ chết
11- Đaminh Đinh Viết Hiêng, bị cắt cổ chết
12- Đaminh Đinh Viết Cận, bị chôn sống
13- Đaminh Đinh Viết Triển, bị cắt tiết chết
14- Gioan Đinh V. Hoán, bị cắt cổ chết
15- Đaminh Đinh Viết Hiệu, bị đốt chết
16- Phêrô Đinh V. Siêu, bị đốt chết
17- Đaminh Đinh V. Khánh, bị đốt chết
18- Đaminh Đinh Viết Thuật, bị đốt chết
19- Đaminh Đinh Viết Phổ, bị đốt chết
20- Đaminh Đinh Viết Triều, bị đốt chết
21- Gioan Đinh Viết Thùy, bị cắt cổ chết
22- Phêrô Đinh Viết Hưng, bị đốt chết
23- Đaminh Đinh Viết Huy, bị chém chết
24- Đaminh Đinh Viết Uư, bị cắt tiết chết
25- Đaminh Đinh Viết Nhiêu, bị cắt cổ chết
26- Đaminh Đinh Viết Hiển, bị cắt tiết chết
27- Tôma Đinh V. Cung, bị cắt cổ chết
28- Đaminh Đinh Viết Miêng, Hài cốt tại Phú nhai.

Ngoài số hành quyết trên c̣ hàng chục người trốn thoát, sống chui, sống lủi. Dân làng, đàn bà trẻ con không những đau xót về nỗi mất mát: Kẻ mất cha, người mất con, mất chồng, mất an hem ruột thịt. Bên cạnh là nỗi sợ, cũng phải chạy trốn, phân tán nơi này nơi khác để khỏi bị bắt phân sáp sang các làng dân lương. Nguyện đường và tá sản giáo họ bị triệt phá... Mọi sự kiện hết sức thảm khóc thê lương của người Thức Hóa sau16 năm lập làng (1845 – 1861) một dấu ấn ghi vào lịch sử quê hương để lại muôn đời sau. Lịch sử địa phận trung ghi: ... Trong 5 năm Tự Đức cấm đạo (1856 – 1861). Địa phận Trung mất: Một vain, sáu ngh́n người, ba Đức Cha, 38 cụ Linh Mục tử v́ đạo (trang 99). - “Phỏng một vạn người kỳ mục phải giam cầm v́ đạo, phải cấm cốc mà chết - hay là phải đi lưu. Có độ 100 làng bị phá thành b́nh địa, khoảng hai ngh́n họ đạo bị mất gia tài, điền sản, độ 300 ngàn bổn đạo bị phân sáp vào các làng lương dân”. “C̣n các nhà thờ, các nhà chung, nhà tràng, nhà tiểu nhi, nhà chị em th́ phá hết. (Sách đă dẫn trang 100). Tự Đức điên cuồng cấm đạo Thiên Chúa, nhưng thế và lực một ngày một suy yếu do chế độ hà khắc, nhân dân chán ghét. Triều đ́nh chia rẽ bè phái, quan lại tham nhũng, trong nước nhiều cuộc nổi dậy chống triều đ́nh, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày một tăng. Và cuối cùng năm 1862 Tự Đức đă phải kư ḥa ước với Pháp ngày 05 -01 – 28 1862. Ngày 13-01- 1862. Tự Đức ra chỉ thị từ bỏ cấm đạo. Kể từ năm 1864 Thức Hóa trở lại thời kỳ b́nh yên, tiếp tục củng cố và ổn định đời sống. Từ 1864 đến 1900, 36 năm ấy Thức Hóa với “thiên thời, điạ lợi, nhân hoà”- phát huy tiềm năng kinh tế là nông nghiệp và khai thác thủy sản. Về nông nghiệp là nơi đất rộng, được thuần hóa dần, diện tích canh tác ngày một mở rộng, luá năng suất mỗi ngày một tăng cao. Về tôn giáo: Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng – ổn định đồng thời đời sống tâm linh cũng được chú trọng. Năm 1870 bắt đầu đi vào xây cất thánh đường giáo họ. Thánh đường bằng gỗ lim, theo kiểu Á đông, bảy gian hai hàng hiên. V́ xà chạm trổ nổi long vân, mái lợp ngói nam – hai đầu mái cong giống như đ́nh làng, cao đẹp. Tôn nhận Đức Mẹ Truyền Tin làm Quan Thầy. Lúc đó Giáo họ Thức Hóa c̣n là họ lẽ của Giáo xứ Quất Lâm.

Cuối thế kỷ 18 – Thức Hóa có thầy giảng về giảng đạo và giáo lư. Cũng trong thập kỷ này- Thức Hóa ghi thêm một sự kiện là di chuyển hài cốt 28 vị tử đạo từ Quỳnh côi , Thái B́nh về quê hương.

Năm 1883 đến năm 1885 Đức Giám Mục Thuận lập án các vị tử đạo lầ thứ hai thời Tự Đức (1861 – 1862) ở Quỳnh Côi Thái B́nh. Sau đó Thức Hóa đă xin và được Đức Cha cho thực hiện. Việc đưa hài cốt các vị tử đạo về quê hương được tổ chức trọng thể, chu đáo, tốn kém và công phu được tiến hành từng bước. Hài cốt 27 vị được đưa về an táng tại đất thánh phía Đông Nam Thánh Đường với nghi thức trọng thể.

Giai Đoạn 1950- 1975

Tháng 9- 1949, quân viễn chinh Pháp đổ bộ vào đồng bằng Bắc bộ nói chung- Nam định nói riêng.

Theo lịch sử cận đại, th́ cuộc chiến đă nổ ra từ ngày 20-12-1946, nhưng đối với đồng bằng nói chung và Nam định nói riêng vẫn ổn định.

Thức Hoá ngày ấy là một xă có chính quyền, đoàn thể, có lực lượng vũ trang được thường xuyên tập luyện. Có thời kỳ có cả chuyên gia Nhật bản hướng dẫn tập luyện. Tuy nhiên, người Thức Hoá v́ theo đạo Công giáo nên có tư tưởng bài cộng, cho nên các đoàn thể, dân quân du kích bị Việt minh nắm đầu cũng chống lại Việt minh.

Ngay giữa năm 1948, ông xă đội trưởng và hàng chục người dưới quyền đă bỏ đơn vị vào Phát diệm tham gia vào quân đội Quốc gia, để rồi tháng 9 năm 1949 cùng với quân đội Pháp đổ bộ về Bùi chu- Thức hoá. Khi ấy chính quyền cấp xă Thức hoá được chuyển sang chính quyền “Ban quân chính xă Thức hoá” của chính phủ quốc gia.

Lực lượng dân quân du kích được chuyển sang lính quốc gia. Duy chỉ c̣n có hai người theo Viết minh là ông Côn và ông Cự chủ nhiệm Việt minh, nhưng sau đó 5,6 tháng- khi đồng bằng Bắc bộ thuộc về chính phủ quốc gia, th́ 2 ông cũng phải quy thuận.

Bước vào năm 1950, sự chống đỡ của Việt minh không c̣n, v́ đă rút vào hoạt động bí mật. Chính quyền quốc gia đă kiểm soát hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Điạ phận Bùi chu có 6 huyện: Xuân trường, Giao thuỷ, Nam trực, Trực ninh, Hải hậu và Nghĩa hưng- được tách ra một tỉnh riêng gọi là tỉnh Bùi chu Tự trị. Giao thủy là một quận, trung tâm quận là Sa châu. Do cha Đinh Cao San người Thức Hoá làm chánh xứ.

Thức Hoá là một xă, một điểm có thế mạnh ở vùng Nam tỉnh Bùi chu. Có thể gọi là trung tâm chiến lược, v́ là giao điểm của 3 huyện: Đông hải hậu, Đông nam Xuân trường và Tây nam Giao Thủy lien kết bằng con lố Nam định- Quất lâm. Có con đê ven song Ṣ và con song Ṣ là đường thủy từ đầu tỉnh Bùi chu ra biển Đông qua cửa Lạn môn.

T́nh h́nh đă trở nên yên tĩnh, người dân đă sống trong cảnh hoà b́nh như không có chiến tranh, v́ là Công giáo tự trị, nên Thức Hoá có cuộc sống sôi động và hào hứng hơn. Uy quyên trong tổng, trong miền trở lại với Thức hoá.

Thánh đường được tu bổ: Đóng lại các cửa, thay các cửa bằng gỗ tốt. Thay hai ṭa cạnh bằng gỗ sơn son dát vàng. Đóng bàn qùy, ghế ngồi trong nhà thờ. Xây lăng đài lưu kính hài cốt các anh hùng Thức Hoá tử đạo.

Đời sống dân sinh được cải thiện nhanh, trong đó có một số người trở nên giàu có, mua trâu, tâu ruộng đồng xa…. Thức hoá trở thành điểm đến của các nơi trong vùng, các cuộc lễ lớn trong năm được tổ chức rước trọng thể….

Năm 1950, một vinh dự lớn đối với Thức Hoá là được toà Giám mục Bùi chu (đức cha Phạm Ngọc Chi) phong là xứ đầu hạt. Hạt Thức hoá có 6 xứ là: Thức Hoá, Du hiếu, Quất lâm, Sa châu, Ngưỡng nhân và Hoành nhị. Do cha Lương Tri Thức, chánh xứ Thức Hoá làm Quản hạt. Luôn có 3 cha, 1 thầy xứ và 2 đế 3 thầy giảng, 2 đến 3 lao công.

Tháng 5 năm 1953, quân đội viễn chinh Pháp và quân đội chính quyền quốc gia mở cuộc tấn công lớn, rồi đóng chốt lên đất Thức hoá. Thức hoá trở thành một điểm nóng của cuộc chiến.

Với lợi thế, Thức Hoá là khu dân cư riêng biệt, có đồng ruộng và dân cư bao bọc, nên đồ Thức hoá được mở rộng, đắp lũy đất vây quanh làng, châ dày 2m, mặt lũy 60cm, cao 2m. Cứ 10m lại có 1 ổ tác chiến. Đường làng, khoảng 50m lại có một chiến lũy đắp đất ngang đường là một ổ tác chiến.

Nhà xứ là sở chỉ huy, nhà ḍng nữ tu, thánh đường, nguyện xóm như một pháo đài đề chống giữ. Hai mái nhà thờ, mỗi bên đều kẻ 3 hàng chữ lớn khắp mái “Đồn Thức Hoá”.

Bên ngoài là đội quân du kích Việt minh của các làng xă, có khi là bộ đội chủ lực huyện, chủ lực tỉnh phối hợp bao vây Thức Hoá, nhưng không dám tấn công qua hàng luỹ kiên cố, chỉ nằm ngoài và bắn vu vơ vào chẳng có mục tiêu.

Để bảo vệ đồn, Thức hoá đă phá bỏ các cầu qua song. trừ một cầu cuối nhà thờ. Giải pháp này nhằm mục đích “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Những gánh nặng thêm cho việc bảo vệ đồn là: người trong làng đổ vào đồn Thức hoá rất đông. Nào lính, nào người tham gia chính quyền các cấp trong vùng, nào người cấu an lánh nạn, nào người quy thuận, v.v…

***

Sau khi quân đội Pháp thất thủ Điện Biên Phủ (7-5-1954), quân lính đồn Thức hoá tỏ ra hoang mang ră rời. Chính người chỉ huy ngày ấy biết hiện tượng cũng phải thốt lên: Thức hoá mất vào tay Việt minh lúc nào th́ mất, không thể chống đỡ nổi.

Rồi đêm ngày 3-5-1954, sau ít giờ giao chiến, quân đội Việt minh đă làm chủ t́nh h́nh, quân chính quyền quốc gia thất thủ. Người bị chết, người bị bắt, người trốn chạy. Theo tài liệu thông báo thời chiến th́ số chết và bị thương là 40 người, nhưng người Thức hoá đau ḷng hơn cả là Cha Tuyên uư Phạm Minh Kư bị tử trận.

Thức Hoá sau ngày ấy là một sự đau đớn khó tả. Những gia đ́nh đau thương v́ có người chết trong cuộc chiến – có gia đ́nh nặng ḷng v́ có người thân bị bắt, lo lắng về sự trả thù bằng tra tấn đánh đập….

Một sự rối loạn trong đầu óc ấy ví như “gà phải cáo” không phải ngày một, ngày hai mà là kéo dài hàng tháng, hàng năm và lâu dài. Một nhà thờ nào đấy có câu:

Chiến tranh như một cơn băo lớn

Thổi xới tung mọi số phận con người

Ngày 20/7/1954 là ngày chia đôi đất nước theo hiệp định Giơnevơ ở Thụy sĩ. Việt nam chia làm 2 miền: Bắc và Nam. Lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời. Sau hai năm sẽ tổng tuyển cử cả nước, thống nhất tổ quốc.

Kư là vậy nhưng thựchiện không vậy. Tuy nhiên với Thức hoá, hiệp định đ́nh chiến có những sự kiện được coi là giải toả một phần lo lắng.

Trong thời gian đầu tất cả các tù nhân được trao trả tự do hoặc trao đổi tù binh. Mọi người được quyền chọn chế độ ḿnh đă theo hoặc ḿnh thích. Từ những quy định ấy, người Thức hoá chọn chế độ ḿnh đă theo nên lần lượt di cư vào Nam.

Rồi cả cha xứ Thức hoá, người chủ chăn cũng bỏ cả đàn chiên mà đi. Một cuộc ra đi, gọi đúng hơn là cuộc “đại di dân” dồn dập và quyết liệt. Trong ṿng mấy tháng cuối năm 1954 đầu năm 1955 mà đă có hơn 260 gia đ́nh, 1260 nhân khẩu bỏ ra đi vào Nam, chiếm tỉ lệ 65% dân số Thức hoá.

Cuộc đại di dân cũng cọ hậu quả không lường, là: Thức hoá thưa dân, ruộng nhiều, người ở lại phân tâm buồn nản, ruộng đất cấy cày không hết, các làng xă bên đến lấy và nhất là các làng ven song Ṣ, đồng Cồn Lung, khu vực miếu Bà và đập Tầu, đồng cụ chánh Toàn từ đập Tầu đến đường 21, Rồi đồng cụ Cựu Hậu từ đường 21 trở xuống đến Trùng quang, đến Hà lạn. bốn cánh đồng hơn 200 mẫu không chủ, không cấy, dân làng bên chiếm lấy.

Đất chuyển chủ, th́ giáo họ cũng chuyển xứ. Giáo họ Thanh khê- xưa cụ chánh Toàn nâng đỡ xây dựng nay thuộc xứ Trung thành. Giáo họ xưa cụ Cựu Hậu nâng đỡ xây dựng cũng chuyển về xứ Trung thành.

Năm 1956, cải cách ruộng đất.

Theo đường lối chính sách nhà nước: “Đánh đổ giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu: người cày có ruộng” ! Với ư nghĩa chính trị rất to lớn, một cuộc đấu tranh long trời lở đất; một mặt trận Điện Biên phủ lấn thứ hai, làm cho biết bao nhiêu người phải chết oan ức tức tưởi.

Trong cuộc thanh trừng này, nhà nước phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, được chia làm 5 thành phần:

Địa chủ, 2-phú nông, 3-trung nông, 4- bần cố nông, 5- cố nông.

Thức hoá có tới 30 địa chủ, nhưng may mắn là phần lớn số địa chủ đă di cư vào Nam năm 1954. Số c̣n lại có một Chánh Tổng bị bắn là ông Chánh Đinh Viết Tiến (bị ghép cường hào).

Từ phong trào tố khổ này, ngày nào cũng họp và thường xuyên có các phiên toà xét xử địa chủ. Toà ánh nhân dân do bà chủ tịch làm chánh án phiên toà tuyên án. Không căn cứ pháp luật, mà căn cứ vào tội do dân tố để luận án (trong lúc các cán bộ cứ xách động nhân dân tố cáo lẫn nhau). Tất cả những tài sản, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân.

Thời thế đảo lộn lăng nhăng

Ông hoá ra thằng rồi thằng hoá ông

Đến năm 1957, nhà nước tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất đến những năm đầu thập kỉ 70, 15 năm ấy sự việc diễn biến khá phức tạp.

Do bối cảnh lịch sử trong chiến tranh để lại, những người Thức Hoá ngày ấy đa số đông nam giới, người chủ gia đ́nh hoặc trực tiếp, hoặc có liên quan đến chế độ cũ mà nhà nước gọi là tề (người tham gia chính quyền quốc gia) là ngụy, người đi lính và hầu hết có quan hệ là an hem với người di cư vào Nam. Với những chuyện thường ngày xảy ra trong nhà ngoài xóm như rải tờ rơi, xoá xé khẩu hiệu nhà nước, vẽ lên tường chửi, nói xấu chế độ, v.v….

Thời kỳ sửa sai cải cách ruộng đất 1957 - rồi 1958 nói một cách khách quan là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là người Công giáo thực hiện thư chung số 15, 16 và số 17, Toà Giám mục Bùi chu cũng là sửa sai – ai đấu tố sai phải xin lỗi công khai ở nhà thờ, ai nhận của “cải cách ruộng đất” chia cho, phải trả lại người mất.

Một bên là chính quyền, đội cán bộ sửa sai bảo vệ thành quả cải cách ruộng đất, kẻ mang đi người kéo lại, có nhiều người không nhận nhà đất…. và cũng có người nhận xin lỗi… xin lỗi… tại buổi lễ Chúa nhật ở Thánh đường.

Con người ấy, sự việc ấy trong suốt thời gian ấy (1957 – 1971) Thức hoá bị liệt vào nơi sung yếu.

*

Thức Hoá Giai Đoạn T́m Về Cội Nguồn (1975- 2005)

Đầu năm 1973, tại hội nghị Pari, chính phủ Mỹ kư kết với chính phủ Hà Nội “ngừng ném bom bắn phá Miền Bắc, rút hết quân đội Mỹ ở Miền Nam về nước”. Miền bắc Viết Nam thật sự có hoà b́nh.

Cùng với thời kỳ ấy, Thức Hoá đón Linh mục Vinh sơn Trần Ngọc Bút về xứ. Thức Hoá từ đấy chuyển sang giai đoạn mới. Với quá tŕnh 30 năm. Thức Hoá chuyển biến đi lên cả về kinh tế, xă hội và tôn giáo bởi những yếu tố: “Sự phát huy nội lực vươn lên của con người quê hương cùng với sự hỗ trợ của người Thức Hoá nơi xa, chung ḷng, chung sức xây dựng quê hương nên gọi là: Giai đoạn t́m về cội nguồn.

Tuy nhiên cơ chế vĩ mô xă hội có ảnh hưởng tới yếu tố xây dựng quê hương, nên 30 năm ấy được chia làm hai thời kỳ:

Từ 1975 đến 1990. mười lăm năm này, khi miền Nam, miền Bắc Việt nam thu về một mối, không c̣n chiến tranh, nhưng ở miền Bắc cơ chế bao cấp càng nặng nề hơn. Xă Giao thịnh đă hợp nhất các hợp tác xă nhỏ thành HTX toàn xă với tên gọi Đại Thắng. Thức Hoá c̣n lại là 3 đội sản xuất của HTX lớn. HTX từ ăn chia theo công điểm chuyển sang ăn chia theo định lượng- “lao động cho tập thể, ngày nào được tính định lượng mức ăn ngày ấy”.

Đất nước đă về một mối nhưng con người chưa được tự do thông thương. Nếu người bắc muốn vào Nam hay ngược lại, phải có giấy phép cơ quan cấp t́nh cấp. V́ vậy có một số người Thức Hoá vào Nam thăm thân nhân, dư cư năm 54. Lúc đó chưa có ai ra thăm quê hương ngoài Bắc.

Về tôn giáo và xă hội đều phải tuân theo “quy ước nếp sống mới” nên: Các lễ lớn, có rước cũng chỉ được rước trong Thánh đường. Một ngày chỉ có 3 lượt chuông hiệu: sang, trưa và tối.

Tang hiếu, cưới xin không được làm cỗ lấy tiền. và giới hạn là từ 3 đến 5 mâm (mâm 4 người). Không làm rạp, không cổ động.

 

Nguồn : Trang Web Giáo xứ Giao Thuỷ

..........................................................

Đôi nét về GX Đền Thánh Thức Hóa

 

GX Thức Hóa

Địa Chỉ (đội 8 xă giao thịnh-huyện giao thủy-tỉnh nam định)

Giáo xứ gồm 8 giáo xóm và 6 giáo họ:

xóm Bắc Hợp (quan thầy là thánh Phanxicoxavie)
xóm Nhân Nhượng (quan thầy là thánh GioAn tẩy giả)
xóm Phan Long (quan thầy là thánh nữ PhiLuMeNa)
xóm Trung Nghĩa (quan thầy là thánh Đa Minh)
xóm Trung Tín (quan thầy là thánh PhêRo)
xóm phụ Phượng (quan thầy là thánh GiuSe công nhân)
xóm Nam Ḥa (quan thầy là thánh VinhSon)
xóm Tây Lạc quan thầy là thánh TêReSa hài dồng)

các giáo xóm đều trong cùng 1 làng, và tất cả đều xây dựng nguyện đường giáo xóm. Hàng năm Cha Xứ cử hành các thánh lễ quan thầy tại từng giáo xóm.những ngày thường những gia đ́nh có nhu cầu th́ có thể xin Cha dâng lễ tại xóm ḿnh luôn.

Các hội đoàn trong giáo xứ:

Thiếu Nhi Thánh Thể(lễ quan thầy vào chủ nhật kính Ḿnh và Máu Chúa KiTo)
Giới Trẻ (nhận thánh MarTiNo làm quan thầy)
Hội con Đức Mẹ (nhận Đức Mẹ làm quan thầy)
Hội Trống
Hội Trắc
Hội Bắc Nhạc
Hội Thanh Niên Gia Trưởng (nhận thánh Giuse công nhân làm quan thầy|)
Hội Ḍng ĐaMinh (nhận thánh ĐaMinh làm quan thầy)
Hội Giáo Lư Viên (nhận thánh TôMa làm quan thầy)
Hội các Bà Mẹ (nhận Đức MaRiA làm quan thầy)
Hội các bà áo màu (các bà vấn tóc và mặc áo dài nhung nhiều màu sắc)
Hội hoa của 8 giáo xóm và các giáo họ

Giáo Xứ vừa đươc Đức Cha và các cha về chia vui cùng giáo Xứ tuần chầu năm vừa rồi và đọc sắc phong lên hàng Đền Thánh cho giáo xứ hôm 21 tháng 3.

Sinh Viên cựu và tân của riêng giáo xứ (chưa tính các giáo họ) lên tới hơn 300 bạn và tập trung chủ yếu ở các trường trên hn như: ĐH Bách Khoa,ĐH Quốc Gia,ĐH Xây Dựng,ĐH Ngoại Thương,ĐH Thương Mại,.....

Đời sống của giáo dân đều từ mức trung b́nh trở lên,hầu như ko c̣n hộ đói ngèo.

Sinh hoạt của hội giới trẻ: học Kinh Thánh vào tối thứ 7 do d́ thuộc ḍng ĐaMinh dạy

Sinh hoạt của thiếu nhi: học giáo lư vào 2 tối trong tuần để ôn bài cũ, chủ nhật th́ tập trung cả thiếu nhi của các giáo họ và học bài mới sau đó cha xứ cử hành thánh lễ cho các em hoặc nhờ cha xứ bạn.

Nguồn : Trang Web Giáo xứ Giao Thuỷ

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Thức Hóa

Lễ công bố Sắc phong Đền Thánh Thức Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[Trở về đầu trang ]