
Lược
sử Giáo xứ Tứ Trùng
1. Lược sử giáo xứ
Vào khoảng năm 1700, dân cư từ Quần Anh, Ninh Cường và các vùng
lân cận tới Tứ Trùng lập nghiệp. Trong số dân đến đây, có nhiều
người theo đạo Công giáo. Tới khoảng năm 1750, khi việc khai khẩn
được thành công và nhờ sự giúp đỡ của các thừa sai Ḍng Tên, các tín
hữu Công giáo cùng nhau đóng góp công của để làm nhà thờ giáo họ Tứ
Trùng, nhận Đức Mẹ Dâng Con trong Đền Thờ làm bổn mạng. Lúc này, các
thừa sai Ḍng Tên thường đến phục vụ tại đây và các vùng lân cận.
Năm 1810, Đức Cha Thánh Y ghép họ Tứ Trùng và họ An Nghĩa thành
giáo xứ mới dưới sự coi sóc của các cha Ḍng Đa Minh. Đến thời Đức
Cha Thánh Liêm (1841-1861), cha Giảng được bổ nhiệm làm mục vụ tại
Tứ Trùng. Từ đó, vùng đất này trở thành cơ sở truyền giáo quan trọng.
Năm 1824, Tứ Trùng cùng với An Đạo lập thành một xứ mới. Vào thời
cấm đạo từ năm 1830 - 1863, Tứ Trùng có nhiều người đă anh dũng hy
sinh v́ đức tin. Trong số đó có hai vị đă được nâng lên hàng tôi tới
Chúa, là Thầy Khoát và Thầy Lạng.
Theo sách Sử Kư Địa Phận Trung, trang 159 – 160:
Xứ này khi trước vào làm một với xứ An Nghĩa. Rồi đến năm 1880
th́ Đức Cha Ḥa phân ra một xứ riêng. Lại khi trước th́ xứ này tuy
gồm 24 họ, song đến sau đă lấy 3 họ cho được lập xứ Kiên Chính và
lấy 2 họ cho về Quần Phương và 1 họ cho về Phạm Pháo. Cho đến bây
giờ xứ này chỉ c̣n 18 họ mà thôi. Bấy nhiêu họ là bổn đạo gốc cả.
Trước hết có cụ Giảng coi sóc, rồi đến cụ Cẩm, cụ Vĩnh, cụ Nghi, cụ
Lượng, mà bây giờ th́ cụ Triệu đang coi sóc. Các họ về xứ này:
Tên họ Quan thầy Số nhân danh
Tứ Trùng Đức Bà đem con 2068
An Bài Đức Bà Rosario 924
An Cư Đức Bà truyền tin 605
Trung Trại Đức Bà bảy sự 480
Xă Trung Đức Bà lên trời 406
An Lễ Đức Bà bầu cử 307
Lục Phương Ông Thánh Phanxicô 372
Xă Trung Ông Thánh Giuse 32
Chợ Cồn Đức Thánh Mighê 312
Phú Hải Ông Thánh Vincente 390
Thượng Trại Bà Thánh Philumêna 197
An Phú Kính danh Đức Chúa Giêsu 158
Tứ Trùng Ông Thánh Phêrô 173
Xă Trung Ông Thánh Bảo Lộc 193
Quỳnh Phương Ông Thánh Antông 105
Lục Phương Ông Thánh Simon 186
Lục Phương Đức Thánh Raphael 105
Xuân Thủy Ông Thánh Giuse 58
Cộng 8595
Sau cha Triệu, cha Ngự về làm cha xứ. Ngài cùng với giáo xứ khởi
công xây dựng nhà thờ vào năm 1920 và hoàn thành năm 1930. Tiếp đến
là cha xứ Hân và cha phó Chuẩn; cha xứ Phúc và cha phó Thông; cha xứ
Hoan và cha phó Tứ; cha xứ Dương và cha phó Mỹ; cha xứ Lịch và cha
phó Đường; cha xứ Đĩnh và cha phó Hân; cha xứ Việt và cha phó Bằng;
cha xứ Cung (Đức Cha Đa Minh Lê Hữu Cung); cha giáo Giuse Đinh Vĩnh
Bảo (1954 -1972); cha Vinh Sơn Nguyễn Đức Hiệp (1973 – 2002); cha
Gioakim Nguyễn Văn Tường (2002-2006); cha Phaolô Phạm Thanh Ṭng
(2006-2009); và cha giáo Vinh Sơn Đỗ Huy Hoàng (2009 - …).
2. Cơ cấu giáo xứ
Giáo xứ Tứ Trùng có họ nhà xứ và hai họ lẻ là giáo họ Trái Tim
Đức Mẹ và giáo họ Thánh Phêrô. Trước đây giáo xứ có hai nhà hội quán
và một số nhà dùng cho việc giảng dạy giáo lư và sinh hoạt các hội
đoàn... Nhưng, sau gần một trăm năm đă xuống cấp trầm trọng, giáo xứ
đă cho hạ giải một số nhà này, và xây dựng một ṭa nhà Trung tâm Mục
vụ mới từ năm 2011-2014. Toàn bộ diện tích khu vực nhà thờ và nhà xứ
rộng khoảng 18.000 m2.
Giáo họ Trái Tim Đức Mẹ thuộc khu II Thị Trấn Cồn. Giáo họ có các
bổn mạng là Trái Tim Đức Mẹ, Tổng Lănh Thiên Thần Micae và Thánh
Vinh Sơn Fêriê. Nhà thờ lúc đầu xây từ năm 1951, sau đó bị hư hại v́
chiến tranh nên đến năm 1980 đă được tái thiết lại. Ngôi nhà Trung
tâm Mục vụ của giáo họ được xây dựng năm 1990. Do số lượng tín hữu
ngày một gia tăng, giáo họ đă khởi công xây dựng lại ngôi thánh
đường mới lớn hơn từ năm 2011-1014, dài 28,7 m, rộng 9 m và chiều
cao của tháp chuông là 31m. Toàn bộ diện tích khu vực nhà thờ rộng
khoảng 2.880 m2.
Nhà Thờ Giáo Họ Trái Tim
Giáo họ Thánh Phêrô nằm trên địa bàn xă Hải Tân, huyện Hải Hậu.
Nhà thờ được xây dựng năm 1934 với tổng diện tích toàn bộ khuôn viên
là 2.928 m2. Nhà mục vụ giáo họ được xây dựng năm 2005. Giáo họ nhận
Thánh Phêrô Tông Đồ làm bổn mạng.
Nhà Thờ Giáo Họ Thánh Phê-rô
Họ nhà xứ có bốn dâu là: dâu Giuse, dâu Đa Minh, dâu Đức Mẹ Vô
Nhiễm và dâu Micae. Giáo họ Trái Tim Đức Mẹ có ba dâu, giáo họ Thánh
Phêrô có hai dâu, nhưng các dâu của hai giáo họ này không có thánh
bổn mạng.
Điều hành mục vụ giáo xứ cùng với cha xứ là Hội đồng Mục vụ giáo
xứ bao gồm ban thường trực và các ông trưởng dâu. Ban thường trực họ
nhà xứ có một trùm chánh, hai trùm phó: phụ trách nội vụ và ngoại vụ,
một thư kư và một thủ quỹ. Tại hai giáo họ th́ ban thường trực chỉ
có một trùm chánh, một trùm phó, một thư kư và một thủ quỹ. Để có sự
thống nhất về hoạt động mục vụ trong toàn giáo xứ, các ban thường
trực của họ nhà xứ và hai giáo họ thành lập nên một tổ chức gọi là
hàng xứ. Trong đó ông trùm chánh ở họ nhà xứ làm ông chánh xứ, và
hai ông trùm chánh ở hai giáo họ làm ông phó và ông kư của hàng xứ.
Các đoàn hội được tổ chức ở họ nhà xứ bao gồm: hội ca đoàn, hội
kèn, hội trống, hội trắc, hội khấn, hội lễ sinh, hội nghĩa binh
Thánh Thể, hội giới trẻ, hội Đức Mẹ lên trời (Hội Trung Binh), hội
Trinh Vương, hội Mẫu Tâm, hội các bà mẹ Công Giáo, hội gia trưởng,
huynh đoàn giáo dân Đa Minh, hội Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Marie), hội
Ḷng Thương Xót, hội bác ái, hội cầu hồn…Ở các giáo họ v́ số người
ít, nên chỉ có các hội đoàn chính.
Giáo xứ Tứ Trùng có sự hiện diện của các nữ tu Ḍng Con Đức Mẹ
Mân Côi Bùi Chu ngay từ buổi đầu Ḍng này được khai sinh, năm 1946.
Hiện tại sở Mân Côi Tứ Trùng có 6 sơ phục vụ giáo xứ trong các công
tác chính như: dạy giáo lư, tập hát, đánh đàn, cắm hoa, giúp các hội
đoàn và nuôi dạy các em mẫu giáo
Nguồn : Website GP Bùi
Chu
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

................................

Tứ Trùng đón
cha xứ mới
Vẳng bên tai những tiếng chuông Tây vang lên trầm bổng theo những
nốt nhạc như đang ca lên bài hát mừng đón cha xứ mới: Cha Vinh-sơn
Ngô Viết Lục về làm cha xứ thay cha Vinh-sơn Đỗ Huy Hoàng được Bề
trên sai về Ṭa Giám mục phục vụ công việc mới. Tôi thiết nghĩ dải
đất Hải Hậu này chắc chỉ có nhà thờ Tứ Trùng mới có bộ chuông kêu
hay đến như vậy! Lần theo tiếng chuông, tôi đến với dải đất kỳ cựu
này mà từ hồi c̣n nhỏ tôi đă được nghe kể. Xa xa tôi đă thấy các
băng rôn, khẩu hiệu “Hân hoan chào đón quư cha và quư khách tới giáo
xứ Tứ Trùng”. Các bà các chị vận những bộ quần áo đẹp nhất đang vội
vă trên đường tiến về nhà thờ giáo xứ ḥa theo tiếng kèn tiếng trống
nhộn nhịp chào đón cha xứ mới đang trên đường tiến về phía cổng nhà
thờ. Hồi chuông tôi nghe lúc năy lại vang lên với những âm thanh
thật sang khác hẳn với những tiếng chuông khác mà tôi từng nghe,
tiếng chuông cứ vang lên măi và thả dài âm thanh đến tận cơi ḷng
người với niềm vui đón người mục tử mới.

Từng khuôn mặt c̣n đang ủ rũ nỗi nhớ nhung người mục tử tận tâm
mới rời họ mà đi, thương nhớ đấy nhưng biết làm sao được v́ “cuộc
đời linh mục là những chuyến đi” mà. Các ngài đến và rồi lại ra đi
v́ mọi cộng đoàn đều là Giáo hội, đều là một đại gia đ́nh chung có
một Cha trên trời nên các ngài là “những cánh tay nối dài của Thiên
Chúa”. Các mục tử đi để nối dài măi cánh tay đó đến với những môi
trường khác đang cần đến Ḷng thương xót của Thiên Chúa nhờ qua bàn
tay của các ngài – bàn tay giơ lên để tha tội, để cử hành các Bí
tích hầu cho nhiều người được Ơn cứu độ. Ắt hẳn người dân Tứ Trùng
sẽ không thể quên được người cha tận tụy và thánh thiện của ḿnh. Họ
sẽ giữ măi những kỷ niệm đẹp trong tận đáy ḷng.

Nỗi nhớ nhung được họ giữ chặt trong tim để rồi hôm nay (thứ Sáu,
ngày 11 tháng Ba) niềm vui nở rộ trên môi từng người, v́ họ lại được
đón vị mục tử mới đến với ḿnh để cử hành các Bí tích là phương tiện
dẫn họ đến hưởng Ơn cứu độ. Niềm vui hôm nay c̣n lan tỏa đến cho
nhiều người khác nữa. Niềm vui của họ chẳng khác ǵ tiếng chuông
trên tháp cao nhà thờ tỏa lan đi xa măi mời gọi cả những đoàn chiên
khác đến chung hưởng niềm vui với họ - niềm vui đón cha xứ mới! Để
tận hưởng được niềm vui trọn vẹn, họ cần phải có vị đại diện của
Chúa là mục tử ở giữa đoàn chiên, và hôm nay họ đă có được vị mục tử
mới – người sẽ làm cho niềm vui của họ trở nên trọn vẹn nhờ qua việc
cử hành và truyền phép bánh và rượu trở nên Ḿnh và Máu Đức Ki-tô:
Hy tế cứu độ sẽ diễn ra trong Thánh lễ lúc 9h30.


Bữa tiệc Chiên hôm nay c̣n có nhiều thừa tác viên khác của Thiên
Chúa: Cha Giu-se Nguyễn Đức Giang - tổng đại diện linh mục đoàn giáo
phận chủ tế và quư cha đồng tế (hơn 50 cha) trong Thánh lễ. Lời Chúa
được cha cố Giu-se Án Khảm Phạm Ngọc Oanh “chế biến” thành món ăn
nhiều hương vị, đặc biệt ngài đă pha chế vị hương “công chính” làm
cho món ăn Lời Chúa thêm đậm đà. Nhờ mùi hương “ngay chính” mà người
dự tiệc xứng đáng chung hưởng Nước trời mai hậu, ngược lại với vị
đậm đà “chính trực” là “bất lương” làm cho món ăn Lời Chúa trở nên
nhạt nhẽo và mất đi hương vị. Ngài nhắn nhủ mỗi người dự tiệc Tạ ơn
hôm nay – từng con chiên trong xứ đạo phải biết pha chế vị hương
“lương thiện” vào những món ăn trên bàn tiệc cuộc đời ḿnh, để Lời
Chúa soi dẫn và ngoan ngùy trước tiếng nói của Thánh Thần thúc đẩy
cơi ḷng.

Ước mong sao từng Lời Chúa dạy hôm nay thấm đượm trong tâm hồn
mỗi người con Tứ Trùng để qua đó cộng đoàn xứ đạo biết cộng tác với
chủ chiên dựng xây giáo xứ mỗi ngày thêm thăng tiến, và làm cho
tiếng vang của giáo xứ cũng ngân xa như tiếng chuông trên tháp cao
nhà thờ đang mời gọi!

Tác giả bài viết: Bắc Cường
Nguồn : Website GP Bùi Chu
|