
Lược
sử Họ Đạo Chính Ṭa Cần Thơ
Nguồn :
Website GP Cẩn Thơ
(Bản bổ sung ngày 15/10/2014) HỌ ĐẠO CHÁNH
T̉A CẦN THƠ
Địa chỉ : 14 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
Tel: (0710)3 821-557
Số giáo dân: 3129 người (Theo thống kê ngày 31-12-2013)
RANH GIỚI
Họ đạo Chánh Ṭa bao trọn phường An Lạc và mở rộng thêm những
phường lân cận như Tân An, Xuân Khánh, Hưng Lợi. Giáp ranh với các
Họ đạo lân cận:
- Ṭa Giám Mục: Đường Ngô Gia Tự, đại lộ Ḥa B́nh, Đề Thám
- Thới Thạnh: Đề Thám, Hẻm 1 đường Lư Tự Trọng
- Tham Tướng: Nguyễn Việt Hồng, rạch Tham Tướng
Và giáp các Họ đạo: Cái Răng, Cái Chanh, Rạch Vọp, An Thạnh.
a/ Bao gồm:
+ Thuộc quận Ninh Kiều: Phường An Lạc, Tân An, một phần của An Cư
và An Phú
+ Thuộc quận Cái Răng: Phường Hưng Phú 1, Phú Thứ, Tân Phú, các Khu
dân cư: Hưng phú 1, Nam Long, Diệu hiền, Phú an(586) Thiên Lộc, Cồn
Ấu.
b/ Địa giới:
+ Đông giáp : -Sông Cần Thơ.
+ Tây giáp: -Gx. Tham Tướng - ranh
giới:
- Đường 30/4: bên trái là Rạch Tham Tướng; bên phải là Hẽm 108 (hẽm
Tài sỉu). kéo dài đến đường Nguyễn Việt Hồng.
- Đường Nguyễn Việt Hồng: hẽm 2 chạy ṿng ra giáp hẽm 1 đường Lư Tự
Trọng. Từ bên trái hẽm 2 trở ra đường Mậu Thân thuộc về Gx. Tham
Tướng; bên phải hẽm 2 đến giáp hẽm 1 Lư Tự Trọng thuộc về Gx. Chánh
Ṭa
+ Tây Bắc giáp: -Gx. Thới Thạnh -
ranh giới: - Đường Lư Tự Trọng:
* Bên phải, ranh giới là Đường hẽm Trương Định: từ ngoài đường Lư
Tự Trọng đi vào trong giáp đường Đề thám. Bên phải đường Trương định
thuộc về Gx. Chánh Ṭa. Bên trái đường Trương định kéo dài qua đường
Huỳnh Cương thuộc về Gx. Thới Thạnh.
- Bên trái, ranh giới là Đại học Cần Thơ Khu 3; Đường Lê Lai hai
bên là thuộc Gx. Chánh Ṭa. Bên phải bên trong Hẽm 1 Lư Tự Trọng
chạy đến giáp hẽm 2 Nguyễn Việt Hồng thuộc về Gx. Thới thạnh. Ngoài
mặt đường hẽm 1 Lư Tự Trọng đến Trường Đại Học Cần thơ Khu 3 thuộc
về Gx. Thới Thạnh.
+ Tây nam giáp: -Gx. An Thạnh - ranh
giới:
- Rạch Cái da ( ranh giới giữa phường Phú thứ với Hưng thạnh của
quận Cái Răng).
+ Nam giáp: -Gx. Cái Răng - ranh
giới: - Miếu hội và rạch Mù U: Ranh giới giữa phường Phú thứ với
phường Thường Thạnh của quận Cái răng.
+ Tây Nam giáp: -Gx. Cái Chanh -
ranh giới: - Ranh giới của phường Phú thứ và Tân Phú quận Cái răng
với xă Phú An, Đông phú, huyện Châu Thành, Hậu giang.
-Cảng Cái Cui.
+ Bắc giáp: -Gx. Ṭa Giám Mục - ranh
giới
-UBND TPCT; Đại Lộ Ḥa B́nh, đường Đề Thám = hướng bên UBND TPCT
thuộc về Gx. Chánh Ṭa.
THÀNH LẬP VÀ TÊN GỌI
Họ đạo Chánh Ṭa trước kia gọi là họ Tham Tướng. Đời nhà Nguyễn,
Nguyễn Ánh chạy nhà Tây Sơn đến ẩn náu ở vùng Hậu Giang, đóng quân
tại Rạch Bần. Hầu hết lính tráng là người Công giáo, nên có lập một
Nhà thờ bằng cây lá. Viên chỉ huy là ông Tham Tướng Mạc Tử Dung (con
trai ông Mạc Thiên Tích, cháu nội ông Mạc Cửu). V́ vậy, người ta gọi
là rạch Tham Tướng thay v́ Rạch Bần.
Vào thời Đức Cha Cordier làm Giám mục Nam Vang (1886), cha Gonet
và cha Giacôbê (lấy tên là Bùi Kỷ Lập) t́nh nguyện đến Cần Thơ lập
Họ đạo. Cha Gonet khai hoang miếng đất ở Tham Tướng (Rạch Bần) lập
lại họ đạo cũ và cất một nhà thờ tạm tại đây. Vào năm 1890, cha
Jacquemat dời nhà thờ này về Tham Tướng B (gọi là nhà thờ Cần Thơ cũ
– nay là nhà thờ An Thạnh).
Năm 1914 cha Duquet mua đất xây nhà thờ tại Cầu Xéo. Với tên gọi
là Họ đạo Cần Thơ. Giáo dân Rạch Bần và Tham Tướng B có khoảng 1500
người đều đi lễ tại nhà thờ Cần Thơ mới.
Ngày 24-11-1960, với sắc lệnh Venerabilium Nostrorum của Đức
Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, Nhà thờ Cần Thơ (Cầu
Xéo) trở thành nhà thờ Chánh Ṭa Cần Thơ.
CÁC CHA SỞ
Cha Gonet, người Pháp là cha sáng lập Họ đạo, ngài làm cha sở từ
năm 1886 đến năm 1887.
Và các cha sở:
Giacôbê Bùi Kỷ Lập cùng thời với cha Gonet
Cha Balier 1887-1890
Cha Jacquemat 1890-1899
Cha Avieux thời gian sáu tháng
Cha Duquet (Constent) 1899-1916
Cha Larrabure 1916- 1937
Cha Quimbrot 1937-1953
Cha Choimet 1953-1955
Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện 1955-1958
Cha Phêrô Nguyễn Tấn Đức 1958-1964
Cha Phêrô Trần Văn Long 1964 – 1971
* Cha Đôminicô Đỗ Kim Thành, từ năm 1971- 2004: Cha đang làm Giám
đốc tiểu chủng viện Cái Răng được sai về làm cha Bề trên Địa phận và
cha sở họ đạo. Cha đă thực hiện nhiều việc như: lon gạo truyền giáo
và nắm gạo t́nh thương, mở quán cơm xă hội, pḥng thuốc Caritas…Tổ
chức các lớp Giáo lư và học hỏi Phúc Âm, thành lập nhóm dự tu họ đạo.
Về văn hóa cha cho xuất bản tờ “Dân Chúa”; xây cất lại trường Đồng
Tâm, tiểu học Tây Đô…
* Cha Đôminicô Nguyễn Thành Tính, từ năm 2004 - 2013: Cha Bề trên
Thành nghỉ hưu v́ bệnh tật. Cha Dom Tính được thuyên chuyển về làm
cha sở họ đạo. Cha lo kiến thiết lại các cơ sở của Họ đạo như nhà xứ,
Nhà thờ, cổng rào và các công tŕnh khác. Tiếp tục duy tŕ những
sinh hoạt đạo đức, các nhóm cầu nguyện, các hội đoàn, các lớp giáo
lư…
* Cha Clêmentê Nguyễn Tấn Lợi, từ 2013: Cha Dom. Tính xin nghỉ
hưu. Cha Cl Lợi đang làm quản hạt Bạc Liêu được Đức Cha bổ nhiệm coi
sóc họ đạo. Cha duy tŕ những sinh hoạt đạo đức sẵn có và thích nghi
cho phù hợp với hoàn cảnh hơn. Cơ sở vật chất đă ổn định, nên Cha
chú trọng xây dựng đời sống đức tin của tín hữu: duy tŕ các lớp
giáo lư, Kinh Thánh, Hôn nhân; gỡ những đôi hôn phối rối rắm; quan
tâm khích lệ các nhóm, các hội đoàn, cũng như công tác bác ái truyền
giáo…
Trải qua hơn 100 tuổi, Họ đạo Chánh Ṭa đă có 15 cha sở và 56 cha
phó. Với những thăng trầm khác nhau của lịch sử và cảnh sống, các
ngài đă khôn ngoan hướng dẫn, lèo lái để Họ đạo phát triển về mọi
mặt, xứng đáng là nhà thờ trung tâm của Giáo phận.
Hiện nay Họ đạo có 3129 giáo dân. (Theo thống kê ngày 31-12-2013)
Phục vụ tại Họ đạo hiện nay, ngoài Cha sở và 2 cha phó, c̣n có 2
cộng đoàn nữ tu là Ḍng Chúa Quan Pḥng và Tu Hội Nhập thể Tận hiến
Truyền giáo (ICM).
Và các đoàn thể trong giáo xứ như: Gia trưởng, Hiền Mẫu, Legio
Mariae, Ḍng Ba Cát Minh, ḍng Ba Phan sinh, Huynh đệ Chúa Quan
Pḥng, Giới Trẻ, Thiếu nhi Thánh Thể, 5 ca đoàn, Lễ sinh, đội trợ
táng, nhóm Ḷng Thương xót và đặc biệt là nhóm Dự Tu Họ đạo được tái
lập vào năm 2014 nhằm cổ vơ ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Giáo Hội.
PHỤ LỤC : DANH SÁCH CÁC LINH MỤC XUẤT
THÂN TỪ HỌ ĐẠO:
01. Cha ANRÊ HUỲNH VĂN CƯỜNG:
02. Cha PHÊRÔ HUỲNH TẤN HOÀNG:
03. Cha AUGUSTINÔ HUỲNH VĂN MĂO:
04. Cha SIMÊÔN HUỲNH VĂN TÔNG:
05. Cha TAĐÊÔ LƯ THÀNH TRUYỀN:
06. Cha ANTÔN HUỲNH VĂN LỘ:
07. Cha PHAOLÔ VƠ VĂN BÉ:
08. Cha PHANXICÔ XAVIE HUỲNH VĂN SƠN:
09. Cha PHANXICÔ XAVIE HUỲNH CÔNG TRIỆU:
10. Cha GIOAN BAOTIXITA NGUYỄN TẤN HOÀ:
11. Cha MARTINÔ NGUYỄN LÊ NHẬT MINH
12. Cha Phêrô NGUYỄN PHÚ NHUẬN
13. Cha Tôma LÊ THANH LIÊM (ở nước ngoài)
14. Cha B̀NH (ở nước ngoài)
.................................
Lược
sử Họ Đạo Chính Ṭa Cần Thơ
Nguồn :
http://hdchanhtoact.org/Gioi-Thieu/Lich-su-ho-dao/Lich-Su-Ho-Dao.html
TỔNG
QUÁT
- Giáo xứ Chính Toà Cần Thơ hiện nay toạ lạc tại số 14 Nguyễn Thị
Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
- Về địa dư, Giáo xứ Chính Toà bao trọn Phường An Lạc, và mở rộng
thêm những phường lân cận như Tân An, Xuân Khánh, Hưng Lợi, giáp
ranh với các họ đạo quanh cận:
* Toà Giám Mục: đường Ngô Gia Tự, Đại lộ Hoà B́nh, Đề Thám
* Thới Thạnh: Đề Thám, Hẻm 1 Lư Tự Trọng
* Tham Tướng: Nguyễn Việt Hồng, Rạch Tham Tướng
* Cái Răng, Cái Chanh, Rạch Vọp, An Thạnh: Khu Nam Cần Thơ (Xóm
Chài kéo dài…).
NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ CẦN THƠ
Dưới
thời Đức Cha BOUCHUT Giám Mục Giáo phận Nam Vang, năm 1899, Cha
Duquet (MEP) khởi công xây cất nhà thờ mới Cần Thơ (sau này 1960 gọi
là nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ). Quí chức và bổn đạo hưởng ứng nhiệt
t́nh, kẻ công người của. Ông Biện Ân có chiếc ghe đi lên Năng Gù (An
Giang) chở cát về đổ nền nhà thờ, và bổn đạo dâng công làm ráo riết
cho đến khi hoàn thành. Tổn phí xây cất ước đoán thời đó là 700.000
đồng.
Công việc xây cất chưa hoàn thành, th́ Đức Cha thuyên chuyển Cha
Duquet về làm Giám Đốc Đại Chủng Viện NamVang.
Cha Larrabure đang làm Cha Sở Họ Cà Mau về thay thế Cha Duquet
hoàn thành xây cất nhà thờ và khánh thành năm 1916. Cha Larrabure
cai quản họ Cần Thơ được 21 năm, đến năn 1937.
Ngày 24-11-1960 với sắc lịnh Venerabilium Nostrorum, hàng giáo
phẩm Việt Nam được thiết lập, nhà thờ Cần Thơ từ ngày đó trở thành
nhà Thờ Chánh Toà Cần Thơ. Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền được
tấn phong làm Giám Mục cai quản giáo phận Cần Thơ, thay thế Đức Cha
Phaolô Nguyễn Văn B́nh về làm Tổng Giám Mục giáo phận Sài G̣n.
Ngày 05-05-1965, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang được tấn phong
Giám Mục và cai quản giáo phận Cần Thơ cho đến khi qua đời ngày
20-06-1990 và được an táng trong nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ.
Nhà thờ Chánh Toà đă được xây cất gần 100 năm qua và từ đầu là
nhà thờ của một họ đạo. Số giáo dân ngày càng đông, nay được gần
6.000 (Thành phố Cần Thơ hiện nay có 12 Họ Đạo). Nhu cầu mở rộng nhà
thờ là cấp thiết. V́ đó, cuối năm 1993, nhà thờ được sửa lại phần
Cung Thánh và mở thêm 2 cánh, đáp ứng được phần nào nhu cầu dự lễ
của giáo dân.
GIÁO XỨ CẦN THƠ
CHA GONET VÀ Cha GIACÔBÊ BÙI KỶ LẬP :
Năm 1886 Đức Cha Cordier lên làm Giám Mục Nam Vang (Phnom-Pênh)
một Cha tên là Gonet ở địa phận Nam Vang t́nh nguyện xuống Địa phận
Cần Thơ với một Cha nữa là Giacôbê (người Pháp) lấy tên Việt Nam là
Bùi Kỷ Lập ở Châu Đốc cùng đến Cần Thơ một lúc.
Cha Gonet đi lưu động các họ: Trà Lồng, Trà Cú, Cái Trầu, c̣n Cha
Bùi Kỷ Lập ở tại Cần Thơ một thời gian.
Khi xưa cũng có một số Quí chức ở các nơi xa cũng đến phụ giúp
với các Cha cựu, lập họ, cất nhà thờ, cùng mở họ đạo, như ông Trùm
Luôn gốc ở Bến Dinh, Ông Trùm Vỏ ở Cù Lao Tây, Ông Câu Đô ở Nam Vang.
Cần Thơ xưa kia c̣n nê địa sầm uất, rừng buội, đất cát rộng mênh
mông, đi một đổi xa mới có một cái nhà, ai muốn khẩn bao nhiêu đất
th́ mặc ư, dễ dàng lắm, đất nào c̣n lại gọi là đất công điền, làng
làm chủ.
Cha Gonet khẩn một miếng đất tại Tham Tướng B (Rạch Bần) và Tham
Tướng A. (An Thạnh bây giờ). Ban đầu Cha cất một nhà thờ tạm Tham
Tướng B. Sau Cha Gonet mới đời nhà thờ về Tham Tướng A, gọi là nhà
thờ cũ, một thời gian sau Cha qua đời, xác Cha được chôn ở Trà Lồng.
Cha Balier làm Cha Sở tiếp từ 1887-1890.
Giáp ranh Tham Tướng A. Khi xưa có Ông Trùm Luôn và bà mụ Quyền,
mỗi người đều có khẩn của chính quyền một miếng đất, làm chủ vĩnh
viễn. Miếng đất của bà mụ Quyền th́ nhượng lại cho Nhà chung Cần Thơ,
rồi bà trở về nhà thương lớn hành nghề của Bà, một thời gian sau Bà
qua đời.
CHA JACQUEMAT và Cha AVIEUX:
- Năm 1890 Cha Jacquemat làm chánh sở và coi sóc Tham Tướng A nhà
thờ nầy được cất mặt tiền hướng về mé sông, bên hông rạch. Trong lúc
chiến tranh, 1945nhà thờ này bị hư vỡ không c̣n di tích nữa. (Các
Cha Pháp khi cất nhà thờ ở đâu th́ có trồng một trụ khô không mục
cao 5m với đường kính là 50cm làm dấu chỉ nơi đó có nhà thờ, nhưng
sau thập niên 70 th́ các cây khô làm dấu chỉ ấy cũng mất dần đi)
- Năm 1987, Cha Avieux đến Cần Thơ một thời gian ngắn khoảng 6
tháng, có lúc Cha ở Ḅ-Ót, sau đổi về Cần Vọ (Cambod), sau qua đời
tại đó.
CHA DUQUET:
- Năm 1898, Cha Duquet (Constant) làm Cha Sở họ Cần Thơ, nhà thờ
cũ nầy bổn đạo ngày càng tăng, không đủ chỗ đọc kinh dự lễ, nên Cha
sở Duquet cùng các ông Quới chức cựu, bàn tính xin phép chính quyền
đi mở cuộc lạc quyên cho có số tiền cất nhà thờ rộng lớn hơn, như
các ông Trùm Luôn, ông Trùm Vỏ, ông Câu Đồ, ông Phủ Nhựt, ông Kư
Ướng, đi các nơi như Trà Ôn, Ô Môn, Sóc Trăng, Bạc Liêu, đến các nhà
khá giả, ông Huyện Thường (Ô Môn) dưng 15.000 đồng để mua miếng đất
của ông Ngô Văn Cây, trên đó cất Nhà Thờ Chánh Ṭa hiện giờ.
- Năm 1899, Cha Duquet đang ở họ Tham Tướng A. Miếng đất đă mua
xong của ông Ngô Văn Cây, số tiền lạc quyên về tới, Cha Duquet khởi
công xây cất nhà thờ mới nầy, Quới chức và bổn đạo hưởng ứng nhiệt
liệt, kẻ góp công người góp của, một ông tên là Biện Ân, có chiếc
ghe đi lên Năng-Gù chở cát về đổ nền nhà thờ, và bổn đạo dưng công
làm ráo riết cho đến khi hoàn thành nhà thờ mới nầy. Các người cố
cựu thuật lại sự tốn hao xây cất lúc đó lối 700.000 đồng theo sự
phỏng định.
- Năm 1912, Cha Duquet c̣n tiếp tục cất thêm nhà xứ Cần Thơ, Cha
đang xây cất được phân nửa từng, năm 1916 Đức Cha Bouchut Giám mục
địa phận Nam Vang gọi Cha Duquet về làm Bề trên Nhà trường lớn Nam
Vang, và sau ít lâu Cha lâm bệnh hồi hương trở về Pháp dưỡng bệnh,
nhưng rủi thay về không đến xứ sở, phải chết ở dưới tàu, chở về Pháp
chôn.
CHA LARRABURE:
- Năm 1916, Cha Larrabure đang làm Cha sở họ Cà Mau được lịnh đổi
về Cần Thơ thay thế Cha Duquet, tiếp tục xây cất nhà xứ Cần Thơ cho
đến hoàn thành, sau khi khánh thành nhà thờ mới Cần Thơ rồi, Cha
Larrabure dọn về Nhà xứ mà Cha đă tiếp tục xây cất, khi đó Cha giao
cho các Cha phó ở lại coi sóc, như Cha Vàng, Cha C̣n, Cha Tỏ già…
Cha Larrabure ở họ Cần Thơ đặng 21 năm đến năm 1937 Cha qua đời năm
1940 tại Cần Thơ.
- Công lao của Cha Larrabure, trong 21 năm Cha ở Cần Thơ, thật
lớn lao. Tuy sức khỏe của Cha rất kém, Cha đă cố gắng hoạt động, lập
nhiều họ mới, cất thêm 3 nhà thờ: Rau Râm, Cầu Nhiếm, Phong Điền ba
nhà thờ nầy cất một kiểu y nhau, ngày Chúa nhật các Cha phó luân
phiên đi làm lễ các họ xung quanh, Cha c̣n lập thêm Nhà dưỡng lăo
cho các người già cả, sau nầy nhường chỗ ấy lại cho các Bà Phước
Ḍng Chúa Quan Pḥng, ở và cất trường học (Trinh Vương). Cha xây cất
nhà các Bà và Trường Tiểu học họ đạo.
- Ḷng bác ái Cha Larrabure đối với con chiên bổn đạo rất tốt,
khi Cha nghe kẻ nào bị hiếp đáp, bắt bớ vô cớ. Lập tức Cha đi đến
chính quyền can thiệp, bất cứ người ấy ngoại hay đạo. Bằng chứng như
ở họ Phong Ḥa, khi có chuyện chạy đến Cha, th́ Cha không từ chối,
sau đó họ trở lại hết một họ gọi là họ Phong Ḥa.
CHA QUIMBROT:
Năm 1937 Cha Quimbrot, Cha sở Cà Mau lên Cần Thơ thế cho Cha
Larrabure. Trong thời kỳ đảo chánh 1945, Nhựt Bổn đánh Tây, trong họ
lúc nầy không được yên, mọi người phải tản cư, nhà cửa bị tiêu tan,
đời sống vất vả, nhà thờ cũ Tham Tướng A bị tàn phá. Cha phó Hồ Đắc
Khấn gom góp cây, gạch chở về Nhà thờ mới cất lại bên cạnh Nhà xứ
Cần Thơ một ngôi nhà, gọi là nhà hội thánh Trái Tim, nay là trường
Tây Đô. Sau đó Cha Quimrot đau nặng chở về Sóc Trăng, rồi qua đời
chôn tại đó năm 1953.
CHA CHOIMET:
Năm 1953, thời kỳ Cha Choimet làm Cha sở thay thế Cha Quimbrot,
quân đội Pháp trở lại một thời gian ngắn, người Việt Nam sợ sệt, nào
là bị bắt bớ, giam cầm, bị khó dễ trong thời kỳ đó. Cha Choimet rất
tốt, binh vực bổn đạo, không để cho ai hiếp đáp. Lúc đó quân đội
pháp, Emery hăng củi, và Banque Indochine, muốn xung công lấy đất
Nhà Thờ kế bên nhà Bà Phước, để làm sân bay đưa đ̣, họ cậy thế bên
Quân đội Pháp. Nếu Cha đồng ư, th́ họ đền bồi một số tiền lớn, nhưng
ư Chúa khiến Cha Choimet cương quyết không chấp thuận, Cha tuyệt cự,
hễ họ cắm cọc đến đâu Cha lội theo bắt culi nhổ lên quăng bỏ, họ
tiến tới đổ cát và lót dalle cho máy bay đáp, th́ mạnh ai nấy kéo về
lót sàn nước, sau hết nó phải chịu thua. Lúc Cha giận th́ đỏ mặt,
nên gọi là Cha mặt đỏ.
Đă qua cuộc đảo chánh Pháp, lúc quân đội Pháp trở lại. Cha sở
Quimbrot cho một người Pháp tên là Lebras mướn miếng đất trước sân
nhà thờ Cần Thơ, ông buôn bán củi cho quân đội Pháp làm rầm rộ trước
Thánh đường, bực bội cho bổn đạo khi dự lễ ngày Chúa nhật, nhà binh
quăng củi lên xe ầm ỉ không ai chịu nổi.
Năm 1953 quới chức và bổn đạo họ Cần Thơ ngỏ ư với Cha Choimet
xin phép Cha đ̣i miếng đất ấy lại để xây núi Đức Mẹ. Cha đồng ư,
nhưng ông Lebras không chịu trả đất. Quới chức và bổn đạo hêt sức
đấu tranh, có nhiều cuộc cải vả sôi nổi, sau cùng ông mới chịu trả
lại để xây núi Đức Mẹ.
Nhờ sự cố gắng của Cha phó Phêrô Năng, đôn đốc quới chức và bổn
đạo, kẻ góp công, người góp của, xây được núi Đức Mẹ trên miếng đất
tranh đấu này, tổn phí 160.000 đồng do tiền trong họ đóng góp.
Ngày 21-12-1955 lễ khánh thành và là ngày rước Đức Cha Phaolô
Nguyễn Văn B́nh nhậm Địa phận Cần Thơ, chính Đức Cha Phaolô B́nh làm
phép khánh thành núi Đức Mẹ.
Họ đạo chia thành 12 khu - Hội Đồng Giáo Xứ 48 vị.
Số giáo dân hiện là 4.030
IV. GIÁO XỨ CHÍNH TOÀ CẦN THƠ
THÀNH LẬP ĐỊA PHẬN CẦN THƠ
Ngày 20.09.1955, ĐGH.PIÔ XII ban sắc chỉ mang chữ đầu là QUOD
CHRISTUS, thành Địa phận Cần Thơ, tách khỏi Địa phận Nam Vang và
giao cho hàng giáo sĩ Việt Nam cai quản. ĐGH gọi Cha Antôn Nguyễn
Văn Thiện bấy giờ là Cha Sở họ Năng Gù về làm Bề Trên địa phận, đồng
thời bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh làm Giám Mục Đại diện
Tông Ṭa đầu tiên của Địa phận.
CHA ANTÔN NGUYỄN VĂN THIỆN:
- Khi chia Địa phận Cần Thơ rồi, Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện làm
chánh sở họ Cần Thơ, thay Cha Choimet. Ít ngày sau Cha Choimet dọn
về dưỡng lăo, ở bên cạnh Nhà Chúa Quan Pḥng. Một thời gian sau, Cha
trở về Nam Vang.
- Ngày 21.12.1955 Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh nhậm Địa phận
Cần Thơ, chưa có một ngôi ṭa để ở, nên Cha Antôn Thiện phải nhường
nhà xứ Cần Thơ cho Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh ở tạm một thời
gian, c̣n Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện dọn đỡ xuống ở nhà may Môi Khôi
(phía sau nhà may Môi Khôi là nhà in của địa phận).
- Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện cố gắng hoạt động ráo riết về Công
giáo Tiến Hành, trong toàn Địa phận, đi lưu động họ này sang họ khác,
liên tiếp, huấn luyện từng lớp, cho quới chức, và các hội đoàn.
- Ngày 22.01.1961 được phong làm Giám Mục phục vụ ở Ṭa Giám Mục
Vĩnh Long.
- Ngày 12.07.1968 Ngài từ nhiệm, hưu dưỡng tại Mougins, Nice,
miền nam nước Pháp cho đến nay với tuổi 105.
CHA PHÊRÔ NGUYỄN TẤN ĐỨC:
Năm 1958, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn B́nh đặt Cha Phêrô
Nguyễn Tấn Đức, Cha sở Long Xuyên làm Cha sở họ Cần Thơ thay thế Cha
Antôn Nguyễn Văn Thiện. Lúc ấy Ṭa Giám Mục đă xây cất xong, Đức Cha
Phaolô Nguyễn Văn B́nh dọn về nhà mới, trả lại nhà xứ cho Cha Phêrô
Nguyễn Tấn Đức. Trong lúc làm Cha sở, Cha rất vui vẻ, ôn ḥa, lo cất
thêm trường mẫu giáo cho con trẻ, tu sửa sân trước nhà thờ cho sạch
sẽ. năm 1964 Cha già yếu không thể giúp họ được nữa nên Cha về nhà
hưu dưỡng, và Cha qua đời, chôn cất tại đó ngày 26.07.1968.
CHA PHÊRÔ TRẦN VĂN LONG:
Ngày 04.10.11964 đang giữ chức quản lư Ṭa Giám Mục, Cha Phêrô
Trần Văn Long được chọn làm Cha sở họ Chánh Ṭa Cần Thơ thay thế Cha
Phêrô Nguyễn Tấn Đức về hưu.
Trong thời gian 7 năm (1964-1971) ở chức vụ nầy với tính thích
hoạt động, Cha đă làm nhiều việc nơi họ Cần Thơ. Xin kể vài nét
chính về công tác của Ngài.
Về mặt thiêng liêng:
Thành lập nhiều hội đoàn (Phạt Tạ, Con Đức
Mẹ, Logio, Bà Mẹ Công giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể…) để góp phần vào
việc mở mang nước Chúa trong phong trào Công giáo Tiến Hành đang hồi
phái triển. Mở nhiều lần Tuần Tĩnh Tâm Đại Phúc vào các dịp lễ lớn,
và gửi nhiều người đi tập huấn CGTH ở một số Trung Tâm nổi tiếng.
Về mặt văn hóa: Khuyết
trương Trường Trung học Tiểu học Tây Đô. Lúc đó, Trung học Tây Đô
nổi tiếng là một Tư Thục lớn miền Hậu Giang với sĩ số cao: Trường có
kỹ luật hẳn ḥi, có Ban Giám đốc hết ḷng chăm sóc học sinh về cả 3
mặt: trí, đức, thể dục với Ban giáo sư lành nghề và tận tâm với chức
nghiệp. Sau tách ra: Tiểu học Tây Đô, Trung học Đồng Tâm…
Về mặt xă hội:
- Mở các lớp cắt may, thêu thùa, nấu ăn, làm bánh mứt (hướng
nghiệp cho thanh nữ).
- Mở pḥng y tế: gởi đi thụ huấn về y tế: Phát thuốc, điều dưỡng
để về phụ trách pḥng y tế: Phát thuốc, chích thuốc cho đồng bào
lương giáo. Được một bác sĩ (công giáo) đến khám bệnh miễn phí (
theo thời khóa biểu định kỳ).
Về mặt xây cất:
- Sửa chữa, trang hoàng các nhà (cạnh nhà xứ) để mở thêm các lớp
Tiểu học Tây Đô.
- Cất 3 dăy nhà: một trước nhà xứ, một ngang hông nhà thờ, một
sau nhà thờ. 3 dăy này dùng làm lớp dạy nữ công (hướng nghiệp), làm
nhà học hội, pḥng đọc sách, nhà họp của các hội đoàn, của quí chức
công giáo tiến hành.
- Năm 1968 xây một lễ đài, sau khi vừa khánh thành ngày 21 tháng
12 năm 1968 lần đầu tiên Đức Cha Long phong chức Linh mục cho Cha
Antôn Huỳnh Văn Lộ.
- Làm cổng nhà thờ, nới rộng nhà xứ, tráng sân thánh đường…
- Năm 1971, Cha được cử làm Linh mục đặc trách kiến thiết, lo
chuẩn bị vật liệu để xây cất nhà thờ Chánh Toà mới (Đại lộ Hoà B́nh).
Cha đến ở tại khu đất dành riêng đó, công việc đang xúc tiến….chưa
hoàn thành….kế người lâm bệnh…rồi từ trần năm 1976 tại đó.
CHA ĐÔMINICÔ ĐỖ KIM THÀNH:
Đang làm Bề Trên và Giám đốc Chủng Viện Cái Răng, được bổ nhiệm
làm Cha sở họ Chánh Toà Cần Thơ, thay Cha Phêrô Long, đảm nhiệm chức
vụ khác (đặc trách kiến thiết).
Cha Phêrô Long thích làm những việc bên ngoài hơn, c̣n Cha
Đôminicô Đỗ Kim Thành lại chú trọng những việc thiêng liêng, giáo
huấn, mục vụ hơn.
Từ năm 1976 đến 2004 công việc của Cha được ghi nhận như sau :
Truyền bá lư tưởng Phúc Âm :
1.Tờ “Dân Chúa”: sau mấy tháng nhậm chức Cha sở, Cha Đôminicô
cùng với các Cha trong họ đạo ra đời tờ “Dân Chúa”. Nguyệt san Dân
Chúa số 1 xuất bản vào ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15-08-1971)
là của ăn tinh thần quí báu cho giáo dân trong họ đạo, cũng là mối
dây liên lạc giữa những người cùng chung một lư tưởng.
2.Lon gạo truyền giáo: Hưởng ứng sáng kiến của Ban Truyền giáo
Địa phận, Cha Đôminicô phát động phong trào: lon gạo truyền giáo)
nhằm giúp các thí điểm truyền giáo có phương tiện hoạt động Tông đồ,
đem Lời Chúa đến đồng bào lương dân để họ có dịp trở về cùng Chúa:
kết quả khả quan. Rất tiếc phong trào không c̣n tiếp tục.
3.Nắm gạo t́nh thương: sau một thời gian Cha Đôminicô phát động
lại phong trào nắm gạo t́nh thương trong các gia đ́nh công giáo để
chia sẻ với các gia đ́nh công giáo và lương dân nghèo trong họ đạo
vẫn duy tŕ cho đến nay.
4.Chấn chỉnh các hội đoàn: V́ kế sinh nhai, đoàn viên các hội
đoàn phải tản mát các nơi. Các Cha cố gắng chấn chỉnh các hội đoàn
để trợ giúp hội đồng giáo xứ trong mọi công tác của họ đạo. các hội
đoàn được chỉnh đốn sau một thời gian ngắn : Phạt tạ, Bà mẹ Công
giáo, Ḍng Phanxicô, Cát Minh.
5.Tĩnh tâm : Trong các cuộc lễ lớn, các Cha không quên mở tuần
tĩnh tâm đại phúc để hun đức những tâm hồn nguội lạnh, trễ nải và
tăng thêm ơn Chúa cho những tâm hồn sốt sắng..
6.Chiến dịch Phúc Âm và Canh tân kinh tối: Chiến dịch về dài sẽ
mang lại kết quả tốt, nhờ các Cha nhắc nhở thường xuyên, một số đông
giáo dân đă tiêm nhiễm thói quen tốt này để thực hiện đời sống đạo
đức ở gia đ́nh.
7.Các lớp giáo lư và học hỏi Phúc Âm:
a/. Người lớn được các Cha khuyến khích học hỏi Phúc Âm giáo lư
và được phát biểu, cầu nguyện (qua bài Phúc Âm đă học hỏi, đă nghe
giảng) theo sự hiểu biết của ḿnh… để cùng nhau rút bài học áp dụng
vào đời sống thực tế. Các lớp Kinh Thánh được mở thường xuyên do Cha
Carôlô Hồ Bặc Xái phụ trách giúp người lớn và nhất là thanh thiếu
niên hiểu sâu hơn về Kinh Thánh củng cố đời sống đức tin vững vàng
hơn.
b/. Trẻ em được khuyên bảo chuyên cần học tập để có số vốn giáo
lư vững chắc, được thấm nhần đạo lư và biết lấy lễ nghĩa làm đầu cho
cuộc sống trên đường đời. Các em siêng năng được chấm thi đậu qua
cuộc thi đua giáo lư.
c/. Các Cha c̣n cho điều tra về t́nh trạng sống đạo của từng gia
đ́nh công giáo để khuyên bảo, ủy lạo.
d/. Chúa nhật hàng tuần có các thầy Đại Chủng viện giúp các em
nhỏ các tṛ chơi vui học giáo lư.
8.Lần chuỗi sống: Các Cha phát động phong trào lầ chuỗi sống để
giáo dân họ đạo có ư thức về tầm quan trọng của sự cầu nguyện qua
chuỗi Mân Côi, về thần lực Kinh Kính Mừng.
9.Ơn gọi: Việc bảo trợ ơn kêu gọi mà các Cha đề xướng hưởng ứng,
giáo hữu dần dần nhận biết nhiệm vụ của ḿnh: cộng tác vào việc phổ
biến Tin Mừng và phát triển nhiệm thể Chúa Kitô, góp phần vào việc
đào tạo Linh mục tương lai xứng đáng để bổ khuyết đoàn thợ gặt cánh
đồng truyền giáo bao la… Cha Carôlô Hồ Bặc Xái thành lập lớp dự tu
của họ đạo hiện đă có nhiều người thành Linh Mục và Tu sĩ ở các nhà
ḍng như: Cha Gb Nguyễn Tấn Ḥa (đang ở Ṭa Giám Mục Cần Thơ), Cha
Martinô Nguyễn Lê Nhật Minh (Vị Tín), Cha Phêrô Nguyễn Phú Nhuận (ḍng
Phanxicô), Cha Liêm, Cha B́nh (ở nước ngoài), soeur Matta Trần Thị
Hoàng Hoa con d́ Sáu Luôn đang ở ḍng Bác Ái Vinh Sơn Đà Lạt v.v..
10.Mở lớp thanh nhạc : vào mỗi sáng Chúa nhật hàng tuần cho ca
đoàn để mở rộng kiến thức về âm nhạc và nâng cao chất giọng để chúc
tụng ngợi khen Chúa, Thánh lễ sốt sắng và long trọng hơn, mọi người
đến gần Chúa hơn.
11.Lớp thanh niên: Cha Tôma Nguyễn Phước Trinh phụ trách, hướng
dẫn học hỏi nhân bản, kinh nghiệm sống trong đức tin Kitô giáo, và
thường xuyên tổ chức các buổi đi chơi hữu ích, có các tṛ chơi lớn
như đi t́m mật thư…
12.Thăm viếng: Cha Sở, các Cha phó cùng các thầy Đại chủng viện
thường xuyên thăm viếng các gia đ́nh trong họ đạo vào các ngày Chúa
nhật và các ngày lễ lớn trong năm như Giáng Sinh, Phục Sinh và tết
Nguyên Đán.
Về mặt văn hoá, xă hội:
Ngoài những công việc thiêng liêng mục vụ kể trên, các Cha c̣n lo
nghĩ đến đồng bào về mặt văn hoá xă hội.
1.Mở lớp học: Hè 1972 Trung học Đồng Tâm được xây cất lại rộng
răi để nhận thêm lớp, cung ứng nhu cầu sĩ số ngày càng tăng: con em
đồng bào lương giáo có nơi tin cậy để trao dồi trí đức. Hè 1973 Tiểu
học Tây Đô cũng được sửa chữa lại cho khang trang hơn. Các Cha được
rảnh trí khi hai trường này được công lập hoá. (Trường Đồng Tâm năm
1976 và Tây Đô 1977).
2.Quán cơm xă hội: để ư đến anh chị em nghèo (đầu tắt mặt tối cả
ngày), các Cha cho mở quán cơm xă hội với sự cộng tác của Tu hội Tận
Hiến, nhằm giúp đồng bào lao động có nơi ăn sạch sẽ, rẻ tiền trước
thời buổi vật giá leo thang (quán cơm khai trương ngày 09-07-1972).
3.Pḥng thuốc Caritas – Pḥng châm cứu: Các Cha cho mở pḥng
thuốc Caritas để chích thuốc, phát thuốc cho đồng bào lương giáo.
Một y tá đă đi thụ huấn ở Ty Y Tế phụ trách pḥng thuốc này, lại
được Y Bác sĩ công giáo đến khám bệnh, cho toa miễn phí. Bên cạnh,
Cha sở c̣n cho mở pḥng châm cứu (đông y) để giúp đồng bào khi đau
ốm. Một Tu sĩ Phật giáo t́nh nguyện hàng tuần đến châm cứu miễn phí
cho đồng bào.
4.Nhóm y tế lưu động: Một nhóm y tế lưu động với sự giúp đỡ của
Bác sĩ đă được thành lập và đi nhiều nơi, từ Rau Râm đến Thới Lai,
từ Lộ 19 đến Xóm chài….để khám bệnh, chích và phát thuốc cho đồng
bào lương giáo.
5.Pḥng cắt may: Tiếp nối công việc của Cha Phêrô Long, Cha sở
với sự cộng tác của cô Năm…đă mở nhiều khoá huấn luyện cắt may cho
các em từ nhiều nơi đến.
6.Với sự cộng tác của Hội Đồng Giáo Xứ vừa được cải tổ vá các
đoàn thể, Cha sở cùng các Cha tiếp tục làm cho họ đạo Chánh Toà trở
nên : Một cộng đoàn đức tin. Một cộng đoàn phượng tự. Một cộng đoàn
bác ái như phương hướng địa phận đề ra.
7.Mở lớp dạy đàn: cho các em trong và ngoài họ đạo (thầy Giuse
Nguyễn Văn Huỳnh phụ trách).
8.Nuôi heo trồng rau: ở Lưu học xá cũ (hiện bây giờ là nhà của
ông Tám Thiện), lấy phân heo làm ga.
9.Mở hợp tác xă: đan lát trồng nấm, nuôi dê lấy sữa…
Trong thời gian này có các ngày lễ lớn của họ đạo như:
- Ngày 17.03.1994 họ đạo vui mừng tổ chức lễ phong chức linh mục
cho Cha Gioan Baotixita Trương Thành Công.
- Đại năm thánh 2000
CHA ĐÔMINICÔ NGUYỄN THÀNH TÍNH:
Đang làm Giám đốc Chủng Viện Cái Răng, được bổ nhiệm làm Cha sở
họ Chánh Toà Cần Thơ thay Cha Bề Trên Đôminicô Đỗ Kim Thành, phải
dưỡng bệnh nghỉ hưu ở Ṭa Giám Cần Thơ số 12 Nguyễn Trăi.
Khi Cha Đôminicô Nguyễn Thành Tính về họ đạo các ngày lễ lớn liên
tục được diễn ra và là nhà thờ chính của địa phận nên Cha phải tu
sửa lại.
A. Các công tŕnh tu sửa của Cha:
- Tháng 07/ 2004 sửa và làm đồi Canve với bệ tượng để giáo dân
thắp hương, cầu nguyện, đọc kinh.
- Tháng 08/ 2004 trồng cây xanh, sửa lại khuôn viên nhà thờ.
Từ đó những công việc tôn tạo, bồi dưỡng liên tiếp được tiến hành
- Tháng 02. 2005 xây lại tường rào phía nhà ông ba Đại đă cũ có
nguy cơ bị sập.
- Sửa và nâng cấp lên gác nhà ảnh tượng do nhà ẩm thấp và thường
xuyên bị ngập.
- Đến năm 2006 sử dụng gác làm chỗ cho các sinh viên Công giáo
tạm trú đi học cho đến 2011 dùng làm pḥng ở cho các thầy dự tu.
- Năm 2007 lợp ngói khu mặt tiền phải trên lầu nhà xứ (phía trên
pḥng Cha Sở) để mở rộng diện tích dùng làm kho chứa đồ điện, đồ
phục vụ Giáng sinh, Phục sinh đến năm 2011 dùng làm pḥng ở cho các
thầy dự tu.
- Năm 2007 làm khung sắt mới, lợp tol khán đài phục vụ cho các
Thánh lễ và sinh hoạt khác ngoài trời.
- Nâng cấp đường tráng sỏi trắng từ lộ giới đường Nguyễn Thi Minh
Khai vào tiền đường nhà thờ và nhà xứ.
- Sửa lại toàn bộ sân khuôn viên nhà thờ:
- Nâng cấp, lên tầng cho khu nhà xứ:
- Làm lại lầu hát cho ca đoàn (nới rộng thêm hai bên cánh) để có
thêm chỗ (bên phía cánh nữ) cho giáo dân tham dự Thánh lễ trong nhà
thờ.
- Làm lại và làm mới toàn bộ cửa gỗ nhà thờ nhà xứ.
- Tháng 09 năm 2009, chuẩn bị cho lễ Các Đẳng đă tiến hành làm
cổng chính đất Thánh Rau Răm.
- Năm 2010 tu sửa lại nhà thờ để mừng thọ 80 tuổi và sau là tổ
chức đám tang của Đức Cha Emmanuel.
- Tháng 11.2010 nâng cấp, lên tầng, lợp ngói khu nhà nhà giáo lư
trên nền dăy nhà Caritas cũ. Sửa nâng cấp toàn bộ nhà hài cốt họ đạo.
Tu sửa lại nhà xứ đă cũ.
- Đến năm 2011, dời nhà ảnh tượng ở tầng trệt ra dăy nhà giáo lư
(cho tiện lợi người quản lư) để sử dụng tầng trệt làm pḥng họp cấm
pḥng các Cha hàng tháng.
- Các pḥng bỏ và các khu vực trống được xây mới, sửa chữa để tận
dụng thành các pḥng chứa gạo, sản xuất nước tinh khiết: khoảng Chân
cầu thang nhà xứ làm pḥng để máy phát điện, pḥng vệ sinh, 02 hầm
chứa phân cũ của nhà xứ làm thành kho.
- Ngăn nước vào khuôn viên nhà thờ do khuôn bị nước ngập do mưa
và nước tràn từ cống vào: sửa, làm mới toàn bộ hệ thống cống thoát
nước.
B. Những công tŕnh mới:
- Làm lại tường rào nhà thờ
- Sửa và dời nhà ăn các Cha từ khu sau nhà xứ ra khu sau nhà hội
chung, nới rộng khu nhà hội nhằm có chỗ sinh hoạt cộng đoàn và sắp
xếp các lớp dạy giáo lư.
- Ngăn cánh trái nhà thờ làm pḥng Chầu Ḿnh Thánh Chúa song song
với việc nâng cấp khu pḥng đường vào pḥng Thánh làm chỗ cắm hoa
cho các soeur và chỗ thay đồ lễ cho các Cha chuẩn bị trong các dịp
đồng tế.
- Khoảng trống sau lưng khán đài được nâng nền, làm mái, đóng lao
phông để sử dụng cho việc mở thêm lớp giáo lư.
- Ngày 09.05 đến 25.06.2011 khởi công và ḥan thành nhà hội chung
để phục vụ lễ Phong chức, đáp ứng nhu cầu dự lễ thứ bảy, Chúa nhật
hàng tuần, bổ sung sức chứa nhà thờ Chánh toà nhỏ từ 800 người lên
khả năng chứa 2.000 người có ghế ngồi và các sinh hoạt khác của cộng
đoàn họ đạo Chánh toà Cân Thơ, các giới, các đoàn hành hương từ địa
phận, từ ngoài địa phận (rộng 18m dài 40m).
- Làm đền Thánh Giuse: Xây mới theo h́nh lục giác.
- Tháng 11.2011 lên gác dăy nhà nối nhà ăn, hội trường. Mua lại
nhà của anh chị Yên Bạch (sau lưng nhà hội chung) để giữ đất họ đạo
và chuẩn bị nới rộng khu nhà hội nhằm phục vụ các sinh hoạt cấp hạt.
C. Về mặt thiêng liêng :
- Các nhóm cầu nguyện được thành lập để cầu nguyện cho các đám
tang, các dịp lễ,…
- Nhóm đọc kinh núi Đức Mẹ
- Các dịp lễ lớn Giáng Sinh, Phục Sinh và tết nguyên đán có quà
và tiền cho đồng bào lương giáo ở phường An lạc.
- Ḍng Ba được Cha Sở linh đạo hàng tháng.
- Tạo điều kiện cho các nhóm Khôi B́nh – Ḍng Ba Phan Sinh họp
hàng tháng.
- Thường xuyên mở các lớp giáo lư cho các đôi hôn phối có hoàn
cảnh đặc biệt kể cả các đôi ở họ đạo xa đang sống ở Cần Thơ.
- Xây dựng 02 căn nhà t́nh nghĩa cho giáo dân (năm 2009, xây dựng
01 căn ở Xóm Chài Hưng Phú và năm 2011 xây dựng 01 căn ở hẻm 14
Nguyễn Thị Minh Khai).
- Các thành viên Hội đồng giáo xứ được thường xuyên bồi dưỡng:
bằng những buổi họp định kỳ, gặp riêng, sinh hoạt tập thể cấp hạt.
- Các ban ngành (ca đoàn, giáo lư viên, giới trẻ…) được giao cho
các Cha phó Phêrô, Đôminicô, Antôn đặc trách nên có nhiều sinh hoạt
thường xuyên và những tiến bộ, thành công đáng kể về đạo đức và về
tinh thần đồng trách nhiệm.
V. SINH HOẠT CỦA GIÁO XỨ CHÍNH TOÀ HIỆN NAY
- Theo thống kê vào ngày 1.12.12, giáo xứ có 3.064 giáo dân, bao
gồm 13 khu: 1,2,3,4a,4b,5a,5b,5c,6,7,8,10, Xóm Chài. Tuy nhiên,
thống kê số lượng giáo dân chỉ là tương đối chính xác, v́ hiện tại
một phần lớn của Khu 7 nằm trong khu vực giải toả nên giáo dân
chuyển đi nơi khác, và khu đô thị mới Nam Sông Hậu (Khu Xóm Chài kéo
dài đến Cảng Cái Cui) c̣n nhiều giáo dân từ nơi khác chuyển đến.
- Giáo xứ hiện được phục vụ bởi Cha Sở, 2 cha phó, 2 cộng đoàn
Chúa Quan Pḥng và ICM, Thầy Lộc (chủng sinh dự bị - giúp năm - đến
tháng 6 hết hạn). Ngoài ra c̣n có quư thầy ĐCV mục vụ mỗi ngày Chúa
Nhật.
1. Hội đồng Giáo xứ
- Tổng số thành viên = 56
- Ban Thường vụ gồm 6 thành viên:
* Chủ tịch: Pr. Dương Ngọc Quư
* Phó CT: Pr. Dương Ngọc Hùng
* Phó CT: Tm. Nguyễn Văn An
* Phó CT: At. Vũ Văn Thịnh
* Thư kư: Tr. Mai Thị Hải
* Thủ quỹ: Cat. Nguyễn Thị Lệ Thu
- Số c̣n lại: Bao gồm ban trị sự của các khu, mỗi khu có trưởng
khu, phó khu và 2 thành viên đại diện Gia trưởng và Hiền mẫu của Khu.
- Tuy nhiên, c̣n khuyết một vài thành viên của các Khu, v́ lư do
chuyển đi, bệnh, lớn tuổi…
2. Các Giới - Hội đoàn
2.1. Gia Trưởng
- Trưởng: Phêrô Trần Văn Sanh
- Phó:
- Thư kư - Thủ Quỹ:
2.2. Hiền Mẫu
- Trưởng: Catarina Nguyễn Thị Lệ Thu
- Phó: Maria Nguyễn Thị Mỹ
- Thư kư - Thủ Quỹ: Maria Nguyễn Ngọc Thảo
2.3. Giới Trẻ - phụ trách: Cha Phó Phêrô
- Ban điều hành
* Trưởng: Maria Thuỳ Trang
* Phó: Têrêsa Nga Phương
- Các nhóm:
* Mục Vụ Truyền Thông
* Múa cử điệu
* Giữ xe
2.4. Thiếu Nhi
- Tuyên uư: Cha Phó Antôn
- Xứ đoàn trưởng: Pl. Đặng Tiểu B́nh
- Đoàn sinh: 311
2.5. Ca đoàn: 5 ca đoàn - phụ trách: Cha Phó Phêrô
- Thánh Gia
* Trưởng: Phêrô Trần Văn Sanh
* Phó: Giuse Nguyễn Văn Thới
* Thủ quỹ: Anna Nguyễn Thị Tuyền
* Ca trưởng: Agnes Dương Hồng Hạnh & Maria Nguyễn Thị Thu Nga
- Đức Mẹ Vô Nhiễm
* Trưởng: Micae Nguyễn Văn Mười
* Phó: Catarina Nguyễn Thị Lệ Thu
* Thủ quỹ: Têrêsa Hồ Thị Duy Phúc
* Ca trưởng: Maria Nguyễn Thị Tuyết Nhung
- Cecilia
* Trưởng: Maria Nguyễn Thị Thu Nga
* Phó: Anna Trần Thị Ngọc Mai
* Thủ quỹ: Phêrô Nguyễn Hoàng Phương
* Ca trưởng: Têrêsa Lê Thị Ngọc Lan
- Trinh Vương
- thành lập năm 2012 - giao cho chị Agnes Hồng Hạnh phụ trách
chung, với sự hỗ trợ của Thầy Gioan Lộc và Cô Tuyết Hằng (giảng viên
thanh nhạc, giúp luyện thanh)
* Trưởng:
* Phó:
* Thủ quỹ:
* Ca trưởng: Agnes Dương Hồng Hạnh
- Têrêsa
* Phụ trách chung: Sr. Maria Hương Thu (CQP)
2.6. Giáo Lư Viên - Huynh Trưởng
- Phụ trách: Cha Phó Antôn
- Trưởng: Maria Thuỳ Trang
2.7. Legio Mariae: 1 Praesidium
- Trưởng: Dm. Nguyễn Văn Thăng
2.8. Ban Giúp Lễ
- Phụ trách: Cha Phó Antôn
3. Các Ḍng Ba, huynh đoàn…
3.1. Ḍng Ba Cát Minh (M. Tr. Nguyễn Thị Hồng)
3.2. Ḍng Ba Phan Sinh (Pr. Trần Văn Sanh)
3.3. Huynh đệ CQP (Sr. Bernadette)
4. Các Nhóm khác
4.1. Nhóm Cầu nguyện Ḷng thương xót Chúa (Pr. Nguyễn Ngọc Hùng)
4.2. Nhóm Trợ Táng (anh Giỏi)
5. Giờ Lễ
- Ngày thường - từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy:
* Sáng : 5g00
* Chiều : 17g30
- Chúa Nhật
* 19g00 Thứ Bảy: Giới Hiền Mẫu
* 5g00 CN : Chung
* 7g00 CN : Thiếu Nhi
* 17g00 CN : Chung
* 19g00 CN : Giới Trẻ
6. Những sinh hoạt khác
- Đầu tháng:
* Thứ Sáu: Trao MTC cho bệnh nhân & Lễ chiều dành cho Giới Gia
Trưởng
* Thứ Bảy: Giải tội cho Thiếu Nhi lúc 7g30 và 15g00
* Chúa nhật đầu tháng:
+ 9g00: Rửa tội cho trẻ em
+ 15g30: Chầu Thánh Thể
* Thứ Hai sau CN đầu tháng: Họp HĐGX lúc 19g15
- Khoá Giáo lư Dự ṭng và Hôn Nhân: mỗi năm 3 khoá.
ƠN GỌI
Họ Cần Thơ từ ngày thành lập đến nay đă đóng góp cho địa phận
nhiều Linh mục và Tu sĩ. Tuy nhiên, trong thời gần đây, v́ hoàn cảnh
số ơn gọi có giảm sút. Hy vọng rằng với sự quan tâm và đóng góp của
mọi thành phần Linh mục và Tu sĩ , số ơn gọi sẽ gia tăng.
DANH SÁCH CÁC LINH MỤC và THẦY XUẤT
THÂN TỪ HỌ ĐẠO
01. Cha ANRÊ HUỲNH VĂN CƯỜNG:
Sinh năm 1894 tại Cù Lao Tây, sau đó gia đ́nh dời về Cần Thơ
Thụ phong Linh mục ngày 24.02.1923 tại Nam Vang.
Phục vụ Họ đạo Xóm Biển. Sau về Cần Thơ dưỡng bệnh và qua đời
ngày 02.09.1927 tại Cần Thơ.
02. Cha PHÊRÔ HUỲNH TẤN HOÀNG:
Sinh năm 1896 tại Cù Lao Tây, gia đ́nh về Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục ngày 20.09.1924 tại Nam Vang.
Phục vụ nhiều họ đạo. Sau cùng ở họ Rạch Giá.
Qua đời ngày 29.03.1966 tại Rạch Giá.
03. Cha AUGUSTINÔ HUỲNH VĂN MĂO:
Sinh năm 1915 tại Cù Lao Giêng, gia đ́nh ở Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục ngày 19.06.1947 tại Nam Vang.
Phục vụ nhiều họ đạo và Chủng viện.
Năm 1971 về giúp Tu viện Chúa Quan Pḥng Cần Thơ.
Qua đời 05.03.1999 tại Cần Thơ.
04. Cha SIMÊÔN HUỲNH VĂN TÔNG:
Sinh năm 1919 tại Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục ngà 12.09.1946 tại nhà thờ mới Cần Thơ (nay là
nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ).
Phục vụ nhiều họ đạo, hưu dưỡng tại Toà Giám Mục Cần Thơ.
Qua đời ngày 19.04.1985 tại Cần Thơ.
05. Cha TAĐÊÔ LƯ THÀNH TRUYỀN:
Sinh năm 1923 tại Cái Nhum, gia đ́nh dời về Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục năm 1950 tại Nam Vang.
Phục vụ nhiều họ đạo, Chủng viện và Tu viện,
Qua đời năm 1972 tại họ Hoà Thành.
06. Cha ANTÔN HUỲNH VĂN LỘ:
Sinh năm 1940 tại Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục ngày 21.12.1968, tại Nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ.
Năm 1969 đi du học. (hiện nay là Đức Ông Lộ ở Đức)
07. Cha PHAOLÔ VƠ VĂN BÉ:
Sinh năm 1946 tại Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục năm 1974 tại Chủng Viện Cái Răng.
Phục vụ nhiều họ đạo, hiện đang làm Cha sở họ An Hội Cần Thơ.
08. Cha PHANXICÔ XAVIE HUỲNH VĂN SƠN:
Sinh năm 1942 tại Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục năm 1974 tại Chủng Viện Cái Răng.
Phục vụ nhiều họ đạo, hiện đang…
09. Thầy GIUSE LÊ THÀNH ĐÔNG:
Sinh nắm 1956 tại Cần Thơ.
Đă học ở Giáo Hoàng học viện Đà Lạt.
10.Cha PHANXICÔ XAVIE HUỲNH CÔNG TRIỆU:
Sinh năm 1878 tại Cù Lao Tây, sau gia đ́nh dời về Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục ngày 19.02.1910 tại Cù Lao Gieng.
Qua đời ngày 15-08-1953 tại Sa Đéc.
11. Cha GIOAN BAOTIXITA NGUYỄN TẤN HOÀ:
Sinh năm 1964 tại Cần Thơ.
Thụ phong Linh mục năm 1999 tại Chánh Toà Cần Thơ.
Phục vụ tại Họ Thới Lai, sau làm Cha giáo Chủng viện, đi du học
Rôma, trở về tiếp tục làm Cha giáo và hiện nay là Cha quản lư địa
phận ở Ṭa Giám Mục Cần Thơ.
12. Cha MARTINÔ NGUYỄN LÊ NHẬT MINH
Sinh năm 197 ?
Thụ phong Linh mục năm 2004.
Sau khi thụ phong linh mục về phục vụ họ đạo Ô Môn đến năm 2011
chuyển về làm Cha Sở Vị Tín hạt Vị Thanh.
13. Cha Phêrô NGUYỄN PHÚ NHUẬN
14. Cha Tôma LÊ THANH LIÊM (ở nước ngoài)
15. Cha B̀NH (ở nước ngoài)
Nguồn :
http://hdchanhtoact.org/Gioi-Thieu/Lich-su-ho-dao/Lich-Su-Ho-Dao.html
|