
Lược
sử Giáo xứ Minh Rồng
Nhà thờ giáo xứ Minh Rồng thuộc Giáo hạt Bảo Lộc - Đông giáp
Giáo
xứ Lâm Phát - Tây giáp
Giáo xứ Quảng Lâm - Bắc giáp
Giáo xứ Tân Rai
- Nam giáp Giáo xứ Gioan. Giáo xứ Minh Rồng cách Nhà thờ Bảo Lộc
16km. Diện tích khuôn viên Nhà thờ 10.765m2.
Vị trí hành chánh của nhà thờ giáo xứ ở khu phố 1B Minh Rồng, thị
trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Về đời sống kinh tế
đặc trưng của giáo xứ là trà và cà phê, Giáo dân sống chủ yếu là
nghề hái trà thuê, một số ít có vườn cà phê, nhưng ở xa Giáo xứ
khoảng 30km về phái Bắc xă B'Lá và Lộc Lâm, Lộc Phú... một số làm
công nhân nhà máy chè Minh Rồng...
Vài nét văn hóa đặc trưng:
Người Thượng thuộc sắc tộc Châu Mạ gồm 2 thôn: Ndrồng Srê Kăng và
thôn 4 B'Keh xă Lộc Ngăi, huyện Bảo Lâm. 80% là người từ Quảng Ngăi
vào sau 1975. C̣n một số ở khu phố 1A, 1B, 1C từ Lộc Phát, Thánh Tâm
(Tân Phát), và một số các nơi khác về lập nghiệp.

Từ năm 1959, Cha Laurensô Phạm Giáo Hóa là người đầu tiên đến
truyền giáo cho anh chị em đồng bào Thượng, và đây cũng là thao thức
của Đức Cha Cố Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền. Cha cố Laurensô là người
đến truyền giáo tại hai thôn làng Ndrồng Srê Kăng (Minh Rồng) Ndrồng
Dơr Jrài (Tân Rai): buôn Jrài, Ndrồng Srê Sàng bây giờ thuộc giáo xứ
Tân Rai - Ndrồng Srê Kăng và B'Keh thuộc Giáo xứ Minh Rồng. Anh em
đồng bào Thượng của hai buôn Ndrồng Srê Kăng và B'Keh đă định cư sẵn
ở Minh Rồng này từ lâu trước khi Cha Cố Laurensô đến truyền giáo.
Anh em người Kinh đến một số rất ít trước 1975 (đa số sau 1975) tổng
số chỉ bằng 1/3 của Giáo dân Minh Rồng.
Khi Giáo xứ được nhân hạt giống Tin Mừng do Cha Laurensô vào ngày
18/02/1961. Một gia đ́nh người Thượng đầu tiên được rửa tội ở Bảo
Lộc là gia đ́nh ông Phaolô Pou Bry Ben và 4 người trong gia đ́nh do
Đức Cha Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền ban tại Nhà thờ Bảo Lộc, sau đó
đến một số người như ông K'Byông - ông K'Brút bà Ka Rơk, bà Ka Sủi
và những đợt kế tiếp cho đến bây giờ.
Giáo xứ có 780 hộ và số nhân danh: 3400 người Kinh lẫn người
Thượng. Giáo xứ có 4 giáo họ: Mân Côi, Martinô, Giuse và giáo họ Vô
Nhiễm
Giáo xứ đă được các Cha chăm sóc qua các thời kỳ:
- Cha Laurensô Phạm Giáo Hóa từ 1959 - 1973.
- Cha Phaolô Lê Đức Huân từ 1973 – 1993
- Cha Giuse Trần Đức Thành từ 1993 – 2009
- Cha Micae Hà Diên Tố từ 2006 – đến nay
Trong thời gian 1978 - 1985 có Cha Phaolô Phạm Văn Tuấn, từ Quảng
Lâm đến giúp Nhà thờ Minh Rồng để cử hành các Bí tích cho bà con
Giáo dân. (Nay là Cha xứ Thanh Xuân).
Những Giáo dân đă đóng góp nhiều công sức cho giáo xứ là:
- Ông Phaolô Pou Bry Ben (Chết 2000)
- Ông Micae K'Byông
- Ông Giuse K'Trút (chết 1997)
- bà Maria Ka Sỉu (chết)
Đó là những người trước năm 1975 và sau năm 1975 có thêm các ông
Gioan B Vũ Văn Thắng...
Về ơn gọi: có một số tiểu chủng sinh trước 1975. Về nữ tu có 1
Sr. Maria Ka Nêm con ông Micae K' Bryông, hiện đang ở Đồng Nai, giáo
phận Xuân Lộc.
Giáo xứ cũng đă h́nh thành và đi vào sinh hoạt một số đoàn thể :
Ca đoàn, Lễ sinh, Giới trẻ, Hiền mẫu, Giáo lư viên...
Với vấn đề giáo dục đức tin Giáo xứ có nhà giáo lư: Thường xuyên
tổ chức các lớp giáo lư Thiếu Nhi, Lớp giáo lư dự ṭng, Lớp giáo lư
hôn nhân.
Về sự nghiệp giáo dục có lớp dạy nghề may cho các em Thượng (do
các Sr. Nữ Tử Bác Ái phụ trách).
Sự nghiệp truyền giáo của giáo xứ từ 1961 đến nay rất khả quan
đặc biệt là anh chị em người Thượng với 2 buôn làng Ndrồng Srê Kăng
và B'Keh, 95% bà con của buôn làng này là con cái Chúa.
C̣n với 2 Giáo khu người Kinh (Giuse và Martinô) công việc truyền
giáo đă, đang và sẽ c̣n tiếp tục với sứ mạng của người Giáo dân.
Trong 2 Giáo khu này nói riêng và cả giáo xứ nói chung, vẫn đang
nhiệt t́nh và hăng say với sứ vụ đặc biệt này, v́ địa bàn Giáo xứ ở
chung cả Lương lẫn Giáo trong địa bàn khu phố 1A, 1B, 1C, thị trấn
Lộc Thắng, và vẫn c̣n tiếp tục trong tương lai lâu dài.
Về sự nghiệp bác ái không có cơ sở nào nhưng hàng tháng vẫn có
chén cơm cho người già, và những viên thuốc của tủ thuốc t́nh thương
cho những người đau yếu cả người Kinh lẫn người Thượng. Chương tŕnh
Bác Ái đối với người nghèo, chỉ mới thăm hỏi, chưa có quỹ cho người
nghèo và cũng chưa xây được nhà t́nh thương.
Về các cộng đoàn tu sĩ đến phục vụ tại giáo xứ: có cộng đoàn Nữ
Tử Bác Ái (có 3 Sr.) phục vụ cho bà con nghèo trong Giáo xứ như thăm
hỏi, phát thuốc, thăm viếng bệnh nhân, dạy giáo lư cho các em Thiếu
Nhi và Dự ṭng.
Công việc xây dựng hạ tầng cơ sở nhà xứ th́ chưa có, Cha Quản xứ
c̣n đang sử dụng căn pḥng tạm bợ, hội trường cũng chưa có, chỉ có 1
pḥng hội chứa được hơn 100 người, nhà giáo lư có một nhà dùng chung
cho các em Thiếu Nhi học giáo lư và học may.
Về Nhà thờ: Cha già cố Laurensô Phạm Giáo Hóa đă cử hành Thánh lễ
đầu tiên tại nhà dân (ông Phaolô Pou Bry Ben), nhà ông K'Brut, sau
đó nhà ông Micae Bryông, cũng có Thánh lễ tại nhà máy chè Minh Rồng.
Một thời gian sau, Cha Laurensô làm nhà nguyện tại phần đất gần nhà
ông Micae Bryông, tức Nhà thờ hiện nay. Đến năm 1999, Cha Giuse Trần
Đức Thành đă tu sửa lại một lần, và vẫn c̣n nhà thờ như hiện nay,
nhỏ, hẹp, lợp tôn, vách ván và nền ximăng, ghế băng, nằm kề ngay sát
mặt đường.
Cũng xin được nói thêm, trong Thánh lễ thiết lập Giáo xứ và bổ
nhiệm Cha tân quản xứ, Đức Cha Phêrô cho biết: Giáo xứ Minh Rồng
cũng đă nhận được hai huy chương của Ṭa Thánh năm 1982 . Và cách
đây vài ngày có một người Kinh gốc ở Minh Rồng đă được chịu chức
Linh Mục ở Pháp. Ngoài ra, ở đây cũng đă có một vài bác sĩ là người
dân gốc Minh Rồng...
Hôm nay Minh Rồng chính thức được công nhận là một Giáo xứ, chính
thức có một vị chủ chăn, đây là một nét quan trọng ghi thêm trên
trang sử của Giáo xứ. Với sự phát triển trong tương lai - Giáo xứ
Minh Rồng - một Giáo xứ nghèo vật chất nhưng trên vai lại mang một
nhiệm vụ không nhẹ nhàng: sứ vụ truyền giáo. Nên Giáo xứ rất cần
nhiều lời cầu nguyện, nhiều bàn tay và tấm ḷng góp sức dựng xây.
Nh́n về một tương lai gần, để có một nơi Thờ phượng Thiên Chúa tươm
tất, việc xây dựng một ngôi Nhà thờ là cần thiết, sẽ là hướng được
Cha Quản xứ cùng Giáo dân Minh Rồng nghĩ đến.
Ghi chép và ảnh: Nguyễn Thành Trung
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|