
Lược
sử Giáo xứ Cửa Bắc
Theo cuốn " Lịch sử địa phận Hà Nội" do tác giả Hồng Nhuệ Nguyễn
Khắc Xuyên biên soạn năm 1994 (x.tr 279) th́ nhà thờ Cửa Bắc được
xây cất nhờ kiến trúc sư là giáo sỹ Hébrard. Vào năm 1925, trù tính
kinh phí xây dựng ngôi nhà thờ này hết 80.000 quan, nhưng vốn xây
cất lúc đó chỉ có 20.000, nên cha xứ Antoine Depaulis đă "làm các
cách để quyên tiền như bán sách tiểu sử cha Vénard, xin đồ đạc, đồ
dùng, mở hội chợ rồi đặt viên đá đầu tiên, mở tṛ chơi thu được
80.000 quan đủ tiền xây dựng". Cuối cùng ngôi nhà thờ đă được khánh
thành vào ngày 1 tháng 2 năm 1931.
Ngôi nhà thờ này tọa lạc ở số 56 phố Phan Đ́nh Phùng, quận Ba
Đ́nh, v́ được xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên
là nhà thờ Cửa Bắc. Kiến trúc sư Hébrard thiết kế ngôi nhà thờ này
theo kiểu h́nh chữ nhật, kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo
quy tắc đối xứng như các ngôi nhà thờ theo kiểu Gô-tích đương thời,
mà lại có tháp chuông lệch ở bên phải, cân bằng với mái ṿm. Kiến
trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự độc đáo, mang sắc thái ḥa hợp với
văn hóa phương Đông.
Nói về lịch sử truyền giáo tại Hà Nội, th́ ngôi nhà thờ này có
liên quan đến nhiều biến cố truyền giáo do nằm ở phía Bắc của thành
Thăng Long, nơi mà Cha Đắc - Lộ (Alexandre de Rhodes) đă đặt chân
bắt đầu hành tŕnh truyền giáo tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 7 năm
1627. Hơn nữa, gần nhà thờ lại là pháp trường của triều đ́nh thời
vua Tự Đức nơi mà nhiều vị Tử Đạo Việt Nam bị triều đ́nh xử tử,
trong đó có cha thánh Ven (Théophane Venard), một nhà truyền giáo
mẫu mực của Hội Thừa Sai Paris – Pháp quốc. Với hai lư do trên mà
ngôi nhà thờ này đă được dâng kính cho Đức Mẹ Hà Nội, cũng được gọi
là Nữ Vương các thánh Tử Đạo.
Tại nhà thờ Cửa Bắc hiện nay, ngoài các thánh lễ bằng tiếng Việt,
c̣n có một thánh lễ bằng tiếng Anh để phục vụ cho khách du lịch,
sinh viên và các viên chức nước ngoài. Nhà thờ Cửa Bắc có dịp được
cả thế giới biết đến nhờ vào sự kiện diễn ra vào sáng ngày 19 tháng
11 năm 2006, đó là tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân
Laura Bush đă tới tham dự buổi cầu nguyện tại đây nhân dịp hội nghị
các nhà lănh đạo Châu Á - Thái B́nh Dương được tổ chức tại Việt Nam
.
I. TỔNG QUAN NHÀ THỜ GIÁO XỨ CỬA BẮC
Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 -1930, dưới thời Đức Cha
Pierre Marie Gendreau (Đông) cai quản Giáo Phận, Cha Joseph-Antoine
Dépaulis (Cố Hương) coi sóc giáo xứ. Nhà thờ được tọa lạc trên
khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đ́nh Phùng và góc phố Nguyễn Biểu,
cạnh cửa bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là nhà thờ
Cửa Bắc.
Thuở ban đầu, nhà thờ Cửa Bắc dự định được mang thánh hiệu là
Giáo Đường kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng v́ khi đó các Đấng
Tử v́ đạo tại Việt nam mới chỉ được phong chân phước nên Ṭa Thánh
yêu cầu đổi lại tên là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.
Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng như một sự tri ân, nhắc nhớ tới sáu
vị chân phước đă được phúc tử v́ đạo tại Hà Nội, đặc biệt là cha
Théophane Vénard (Thánh Ven), chịu tử đạo ngoài cổng thành Phía Bắc
(1861).
Về mặt kiến trúc, nhà thờ gồm một không gian lớn h́nh chữ nhật
kéo dài với hai hàng cột song song theo hai phía, được chia tương
đối thành một không gian đón tiếp nhỏ và một không gian long trọng
dành cho việc cử hành thánh lễ, quen gọi là cung thánh.
Giữa hai khu vực này có một không gian chuyển tiếp lớn phía dưới
mái ṿm, bên phải có một không gian lớn đặt các bàn thờ kính Chúa và
các thánh, bên trái là pḥng thánh, quen gọi là nhà áo. Không gian
nội thất được cấu tạo và trang trí hoàn toàn theo thiết kế nhà thờ
châu Âu.
Kiến trúc sư người Pháp, Ernest Hébrard, đă tạo ra một không gian
kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh
chính. Điều này làm cho nhà thờ Cửa Bắc có được nét đặc biệt so với
đa phần các công tŕnh Thiên Chúa giáo theo h́nh thức đăng đối
nghiêm cẩn mà người Pháp thường đă xây dựng ở Việt Nam.
Có người đă cho rằng đây là sáng tạo đặc biệt của Hébrard nhằm
tạo sự phù hợp với cảnh quan khu vực, nhưng thực chất điều này chỉ
là sự khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời
Phục Hưng. Chính nhờ vậy mà nhà thờ Cửa Bắc, ngoài gác chuông như
một điểm nhấn, c̣n có một mái ṿm ở khu vực trung tâm.
Hệ thống mái ngói được kéo suốt từ gác chuông qua mái ṿm tới các
không gian chính và phụ khiến cho ta thấy một cảnh quan quen thuộc
như đă từng bắt gặp ở đâu đó trong những ngôi đ́nh, ngôi chùa truyền
thống ở các làng quê Việt Nam.
Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và thông gió đều được xử lư che
nắng và chống mưa hắt bằng mái Thái, ngoại trừ các cửa trang trí và
lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang. Việc tận dụng tối đa hệ
thống cây xanh cũng làm cảnh quan thêm gần gũi, thân thiện với thiên
nhiên.
Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với
những h́nh thức trang trí nhà thờ Công giáo truyền thống cùng với sự
hài ḥa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đă tạo nên ấn tượng đẹp
về một công tŕnh Thiên Chúa Giáo. Chính v́ vậy mà nhà thờ Cửa Bắc
vẫn luôn được đánh giá là điển h́nh cho phong cách kiến trúc kết hợp
châu Âu và Việt Nam.
Đă gần một thế kỷ trôi qua, dù đă qua vài lần tu sửa nhưng đến
nay nhà thờ Cửa Bắc vẫn c̣n giữ được nét cổ kính, nguyên sơ.
II. TẠI SAO NHÀ THỜ GIÁO XỨ CỬA BẮC C̉N
CÓ TÊN LÀ "NHÀ THỜ ĐỨC MẸ HÀ NỘI"?
Năm 1950, Ṭa Thánh bổ nhiệm Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê
làm Đại Diện Tông Ṭa coi sóc địa phận Hà nội. Ngay sau khi nhận
chức, người đă dâng địa phận Hà nội cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ
ngày 22 tháng 8 năm 1950.
Năm 1954 sau hiệp định Genève, đất nước bị chia cắt thành hai
miền Nam - Bắc. Khoảng 100 linh mục, và hầu hết các tu sĩ, chủng
sinh và trên 60 ngàn giáo dân của Giáo Phận Hà Nội phải di cư vào
Nam.
Năm 1959, đức khâm sứ Dooley và các cha thừa sai bị buộc phải rời
khỏi Hà Nội. Người Công giáo ngày càng bị cấm cách bách hại. Giáo
Hội bị sách nhiễu tư bề..., và cũng từ đây, không c̣n sự hiện diện
thường xuyên của Đức đại diện Toà Thánh (khâm sứ) tại Miền Bắc Việt
Nam nữa.
Trong hoàn cảnh cộng đoàn giáo hữu Thủ Đô bị đe dọa, đức tin bị
bóp nghẹt, bị lung lay... Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê
đă xin Ṭa Thánh chuẩn nhận cho việc nhận Đức Mẹ là quan thầy thành
phố Hà Nội. Sau khi được Ṭa Thánh chuẩn nhận, người đă lấy lễ Đức
Mẹ Thăm Viếng làm quan thầy thành phố Hà Nội và dạy mừng vào ngày 02
tháng 7, nhằm đúng ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng (theo niên lịch Phụng
vụ thời đó).
Ngày 02 tháng 7 năm 1627 cũng chính là ngày cha Alexandre de
Rhodes (cha Đắc Lộ) đặt chân đến thành Thăng Long để rao giảng Tin
Mừng. Ngài xác tín chính Đức Mẹ đă đưa ngài tới vùng đất này, bởi
thế ngài đă trao phó công việc truyền giáo thành này trong tay Đức
Mẹ.
Trong thông cáo ngày 13 tháng 6 năm 1959, Đức Cố Hồng Y JM.
truyền cho cả giáo phận mừng lễ Đức Mẹ Hà Nội và người chọn nhà thờ
Cửa Bắc là Nhà Thờ Đức Mẹ Hà Nội. Ngày 15 tháng 9 năm 1959 ngài đă
dâng Địa phận cho Trái Tim Đau Sót và Vẹn Sạch Đức Mẹ cũng tại chính
nhà thờ Cửa Bắc.
Trong Hồi kư của Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn có viết
"Đức Giám Mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đă nhờ cha thừa sai chụp
ảnh tượng Đức Mẹ trước Nhà Thờ Lớn đem sang Pháp làm một tượng bằng
đá trắng, dự tính mang về đặt ở nhà thờ Cửa Bắc. Tượng làm xong mà
không đem về được nên gửi lại tại đan viện Clarisses (Voreppe - Pháp),
đặt tại nhà mặc áo".
Từ những lư do trên mà Đức Tổng Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn đă quyết
định lấy tước hiệu "ĐỨC MẸ HÀ NỘI" cho nhà thờ Cửa Bắc, khi cung
hiến ngôi nhà thờ này.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁO XỨ CỬA BẮC
- Giáo xứ gồm 03 giáo họ, họ nhà xứ Cửa Bắc (56 Phan Đ́nh Phùng),
Giáo họ Nghĩa Dũng (54 Nghĩa Dũng) và Giáo họ Quảng Bá (Ngơ 11- Tô
Ngọc Vân).
- Theo sổ Nhân danh, Giáo xứ có trên 500 tín hữu, nhưng con số
sinh hoạt tôn giáo đều đặn chỉ khoảng trên 300 người. Ngoài ra, số
người di dân đang sinh sống, trọ học, trọ làm trong địa bàn giáo xứ
ước chừng trên 300 người.
- Hiện, Giáo xứ có 02 hội đoàn ṇng cốt là hội Gia Trưởng và Hội
con cái Đức Mẹ Hà Nội, 02 Ca đoàn, 02 gia đ́nh Lêgiô, 01 ban Caritas
và 01 nhóm Ve Chai.
Nguồn : Website TGP Hà Nội
Chi tiết bổ sung xin gởi về

giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com
|