|

Lược
sử Giáo họ Cửa Suối
Theo quý cụ cao niên kể lại rằng: “Ngay từ những buổi đầu
sơ khai, giáo họ Cửa Suối chỉ có 5 gia đình với khoảng 20 nhân
danh gồm 5 dòng họ: họ Đỗ, họ Dương, họ Lê, họ Trịnh và họ
Lý. Họ lần lượt từ các nơi như Thanh Hóa, Xuy Xá, Phúc Lâm
đổ về. Như vườn hoa ươm mầm đức tin, dần dần thu hút thêm 3
dòng họ nữa: là họ Nguyễn từ Ngũ Xá - Nghĩa Ải, họ Hoàng từ Xuy Xá,
và họ Vũ từ Sở Nghệ - Phú Mỹ, tới quây quần lại thành xóm nhỏ
gọi là họ Kẻ Suối. Giáo dân sống bằng nghề chài lưới, đánh
cá. Do địa hình nơi đây, tại Cầu Rậm có con suối từ Chợ
Bến chảy ra gặp nhau, nên đến năm 1930, giáo họ này được đổi
tên thành họ Cửa Suối. Giáo dân nơi đây sống bằng nghề chài
lưới, nên nhận Thánh Anrê Tông Đồ làm Quan thầy.
Nhờ vào sự trung thành với Đức tin thờ phượng Chúa, và sứ
điệp loan báo Tin Mừng của bà con giáo dân, số người gia nhập
đạo mỗi ngày thêm đông, nâng từ con số 20 lên đến 30 nhân danh.
Đến năm 1945, chiến tranh ập xuống, nhà thờ bị đốt phá
nên nhiều giáo dân phải di cư đi nơi khác. Năm 1954, chiến
tranh dịu xuống, người dân quy tụ về làng cũ. Với một lòng
kính Chúa, bà con giáo dân lại cùng nhau sum họp và sống
đạo. Nhưng vì điều kiện còn nghèo, gặp nhiều khó khăn nên giáo
họ chưa thể làm nhà thờ, nhà nguyện. Vào mỗi năm, hai đến ba
lần, ban trùm Giáo họ chèo thuyền, vượt sông nước lên nhà
xứ Đoan Nữ (Kẻ Nứa) đón Cha xứ Stêphanô Mẫn về dâng thánh lễ
tại nhà bà con giáo dân, để củng cố đức tin.
Đến năm 1961, Cha cố Stêphanô Mai Xuân Mẫn được Chúa gọi về,
giáo dân Cửa Suối bơ vơ như gà con lạc mẹ. Song nhờ ơn Chúa
thương gìn giữ, Thánh Anrê quan thầy bầu cử, bà con giáo dân
vẫn chung một niềm tin.
Đến năm 1962, nhà nước đắp đê làm hồ chứa nước gây ra
lũ lụt, bà con không sinh sống được và chuyển sang khu đất
mới do nhà nước cấp cho, chính là khu làng của Giáo họ bây
giờ.
Nhờ vào việc sống Đạo luôn sốt sáng, Đức tin vững vàng, số
nhân danh trong giáo họ ngày một đông hơn, từ đó đặt ra một nhu
cầu cấp thiết là phải có nơi để Thờ phượng Chúa, để giáo dân
được quây quần cầu nguyện.
Đến năm 1963, nhà nước cho xây dựng một nhà kho có 6
gian, chia làm 2, một nửa làm kho tập thể và một nửa dành
cho giáo dân cầu nguyện. Dẫu rằng đã có nơi cầu nguyện
nhưng bà con vẫn luôn ao ước có được một nhà nguyện riêng để
thờ phượng Chúa. Lòng mong ước và lời cầu nguyện của giáo
dân đã được Chúa nhậm lời. Vào năm 1968, xã hội đã tạo
điều kiện cho Giáo họ sử dụng trọn vẹn khu đất này”.
Tính đến nay, nhà nguyện đã được xây dựng tròn 50 năm
và trải qua 3 lần tu sửa:
- Lần 1 vào năm 1976: nhà nguyện đã xây dựng thêm một
gian nữa.
- Lần thứ 2 vào năm 1995: xây dựng tháp chuông dưới sự
coi sóc của Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập. Bà con giáo dân,
người góp công sức, người góp tiền của, nên tiến độ thi
công nhanh hơn, từ tháng 10 năm 1995 đến tháng 3 năm 1996 thì
hoàn thành.
- Lần 3 vào năm 1999: Sửa lại phần mái.
Từ năm 1980 đến năm 2012, Giáo họ được sự chăm sóc thường
xuyên hơn bởi cha Gioan Bùi Trọng Tăng, Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập,
Cha Gioan Nguyễn Văn Phủ, Cha Giuse Hoàng Minh Giám, Cha Gioan
Nguyễn Trọng Viên.
Từ ngày 14 tháng 7 năm 2012 đến nay, cha Đaminh Nguyễn Công
Khương về coi sóc Giáo xứ Đoan Nữ. Ngay trong ngày Cha về
nhận xứ, dù xa xôi, mệt mỏi, nhưng Cha vẫn ưu ái, và quan tâm
đặc biệt, đã cùng gia đình ông bà cố đến thăm và dâng Thánh
lễ cầu nguyện cho Giáo họ. Mỗi tuần Cha về dâng Thánh lễ
và ban các bí tích cần thiết cho Giáo họ. Hơn nữa, hàng
tuần thiếu nhi Giáo họ về nhà xứ tham dự Thánh lễ, do
đường xá xa xôi nên Cha đã cho Giáo họ một chiếc xe ba bánh
để phục vụ trong việc đi lại này.
Nhìn lại lịch sử của Giáo họ Cửa Suối hôm nay, như men trong
bột, như ánh sáng chiếu tỏa trần gian. Chỉ từ 5 Gia đình Công
Giáo đầu tiên với khoảng 20 nhân danh, đến nay con số lên đến
154 hộ với 555 nhân danh.
Trích : "Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá góc
Nhà thờ giáo họ Cửa Suối "
Chi tiết bổ sung xin gởi về

giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com
..........................

Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá
góc Nhà thờ giáo họ Cửa Suối
Ngày 14/04/2018 Giáo họ Cửa Suối - Giáo xứ Đoan Nữ vui mừng chào
đón Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận
Hà Nội, về chủ sự Thánh lễ tạ ơn và cử hành nghi thức đặt viên đá
góc xây dựng nhà thờ giáo họ Cửa Suối, thuộc địa bàn thôn Gò Mái, xã
Hợp Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội.
Hiện diện trong ngày trọng đại này, có Cha Brunô Nguyễn Văn San,
Quản Hạt Thanh Oai; Cha Tôma Đinh Ngọc Lộc, Tân Giám tỉnh - Tỉnh
Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, và quý Cha đồng tế.
Cha chính xứ Đaminh Nguyễn Công Khương ngỏ lời hân hoan chào mừng
Đức Hồng Y, quý Cha, quý tu sĩ cùng toàn thể quý khách gần xa đã
dành thời gian về hiệp dâng thánh lễ.
Trước khi bước vào Thánh lễ, ông trùm Giáo họ Cửa Suối Phêrô
Dương Văn Sử đọc lược sử về quá trình hình thành và phát triển của
Giáo họ, đồng thời nêu lên lý do việc xây dựng ngôi thánh đường mới.
Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y đã kêu gọi toàn thể cộng đồng dân
Chúa đang hiện diện hãy cùng nhau không chỉ xây dựng ngôi đền thờ
vật chất mà còn phải biết xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn, là ngôi đền
thờ yêu thương và biết kính sợ Thiên Chúa. Ngôi đền thờ tâm hồn sẽ
trường tồn và không bao giờ mục nát như các vật liệu đá, gạch, sắt
thép, gỗ, mà chúng ta vẫn sử dụng. Ngài cũng nhấn mạnh: đây là một
dịp thuận lợi để tất cả mọi người ý thức việc sống hiệp thông và
loan báo Tin Mừng: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá
sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng” (Pr. 2, 5).
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Ông chánh Giáo xứ đã đại diện cho
toàn thể bà con giáo dân tri ân Đức Hồng Y, Cha Quản hạt, Cha Giám
Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin, Quý Cha và toàn thể quý khách đã yêu
thương về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá góc xây dựng nhà
thờ Giáo họ Cửa Suối.
Sau Thánh lễ, Đức Hồng Y Phê-rô, quý Cha đồng tế, quý tu sỹ, cùng
cộng đoàn Giáo họ chia sẻ bữa cơm huynh đệ tại nhà sinh hoạt của
Giáo họ.
Theo quý cụ cao niên kể lại rằng: “Ngay từ những buổi đầu sơ
khai, giáo họ Cửa Suối chỉ có 5 gia đình với khoảng 20 nhân
danh gồm 5 dòng họ: họ Đỗ, họ Dương, họ Lê, họ Trịnh và họ
Lý. Họ lần lượt từ các nơi như Thanh Hóa, Xuy Xá, Phúc Lâm
đổ về. Như vườn hoa ươm mầm đức tin, dần dần thu hút thêm 3
dòng họ nữa: là họ Nguyễn từ Ngũ Xá - Nghĩa Ải, họ Hoàng từ Xuy Xá,
và họ Vũ từ Sở Nghệ - Phú Mỹ, tới quây quần lại thành xóm nhỏ
gọi là họ Kẻ Suối. Giáo dân sống bằng nghề chài lưới, đánh
cá. Do địa hình nơi đây, tại Cầu Rậm có con suối từ Chợ
Bến chảy ra gặp nhau, nên đến năm 1930, giáo họ này được đổi
tên thành họ Cửa Suối. Giáo dân nơi đây sống bằng nghề chài
lưới, nên nhận Thánh Anrê Tông Đồ làm Quan thầy.
Nhờ vào sự trung thành với Đức tin thờ phượng Chúa, và sứ điệp
loan báo Tin Mừng của bà con giáo dân, số người gia nhập đạo
mỗi ngày thêm đông, nâng từ con số 20 lên đến 30 nhân danh.
Đến năm 1945, chiến tranh ập xuống, nhà thờ bị đốt phá
nên nhiều giáo dân phải di cư đi nơi khác. Năm 1954, chiến
tranh dịu xuống, người dân quy tụ về làng cũ. Với một lòng
kính Chúa, bà con giáo dân lại cùng nhau sum họp và sống
đạo. Nhưng vì điều kiện còn nghèo, gặp nhiều khó khăn nên giáo
họ chưa thể làm nhà thờ, nhà nguyện. Vào mỗi năm, hai đến ba
lần, ban trùm Giáo họ chèo thuyền, vượt sông nước lên nhà
xứ Đoan Nữ (Kẻ Nứa) đón Cha xứ Stêphanô Mẫn về dâng thánh lễ
tại nhà bà con giáo dân, để củng cố đức tin.
Đến năm 1961, Cha cố Stêphanô Mai Xuân Mẫn được Chúa gọi về,
giáo dân Cửa Suối bơ vơ như gà con lạc mẹ. Song nhờ ơn Chúa
thương gìn giữ, Thánh Anrê quan thầy bầu cử, bà con giáo dân
vẫn chung một niềm tin.
Đến năm 1962, nhà nước đắp đê làm hồ chứa nước gây ra lũ
lụt, bà con không sinh sống được và chuyển sang khu đất mới
do nhà nước cấp cho, chính là khu làng của Giáo họ bây giờ.
Nhờ vào việc sống Đạo luôn sốt sáng, Đức tin vững vàng, số nhân
danh trong giáo họ ngày một đông hơn, từ đó đặt ra một nhu cầu
cấp thiết là phải có nơi để Thờ phượng Chúa, để giáo dân được
quây quần cầu nguyện.
Đến năm 1963, nhà nước cho xây dựng một nhà kho có 6 gian,
chia làm 2, một nửa làm kho tập thể và một nửa dành cho
giáo dân cầu nguyện. Dẫu rằng đã có nơi cầu nguyện nhưng bà
con vẫn luôn ao ước có được một nhà nguyện riêng để thờ
phượng Chúa. Lòng mong ước và lời cầu nguyện của giáo dân
đã được Chúa nhậm lời. Vào năm 1968, xã hội đã tạo điều
kiện cho Giáo họ sử dụng trọn vẹn khu đất này”.
Tính đến nay, nhà nguyện đã được xây dựng tròn 50 năm và
trải qua 3 lần tu sửa:
- Lần 1 vào năm 1976: nhà nguyện đã xây dựng thêm một gian
nữa.
- Lần thứ 2 vào năm 1995: xây dựng tháp chuông dưới sự coi
sóc của Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập. Bà con giáo dân, người
góp công sức, người góp tiền của, nên tiến độ thi công nhanh
hơn, từ tháng 10 năm 1995 đến tháng 3 năm 1996 thì hoàn thành.
- Lần 3 vào năm 1999: Sửa lại phần mái.
Từ năm 1980 đến năm 2012, Giáo họ được sự chăm sóc thường xuyên
hơn bởi cha Gioan Bùi Trọng Tăng, Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tập, Cha
Gioan Nguyễn Văn Phủ, Cha Giuse Hoàng Minh Giám, Cha Gioan
Nguyễn Trọng Viên.
Từ ngày 14 tháng 7 năm 2012 đến nay, cha Đaminh Nguyễn Công
Khương về coi sóc Giáo xứ Đoan Nữ. Ngay trong ngày Cha về
nhận xứ, dù xa xôi, mệt mỏi, nhưng Cha vẫn ưu ái, và quan tâm
đặc biệt, đã cùng gia đình ông bà cố đến thăm và dâng Thánh
lễ cầu nguyện cho Giáo họ. Mỗi tuần Cha về dâng Thánh lễ
và ban các bí tích cần thiết cho Giáo họ. Hơn nữa, hàng
tuần thiếu nhi Giáo họ về nhà xứ tham dự Thánh lễ, do
đường xá xa xôi nên Cha đã cho Giáo họ một chiếc xe ba bánh
để phục vụ trong việc đi lại này.
Nhìn lại lịch sử của Giáo họ Cửa Suối hôm nay, như men trong
bột, như ánh sáng chiếu tỏa trần gian. Chỉ từ 5 Gia đình Công
Giáo đầu tiên với khoảng 20 nhân danh, đến nay con số lên đến
154 hộ với 555 nhân danh.
Nguồn : Web site TGP Hà Nội
|
|