|

Lược
sử Giáo xứ Ðàn Giản (Kẻ Rùa)
Vào đầu thế kỷ trước giáo xứ Kẻ Rùa thuộc địa hạt Hà Hồi bao gồm
9 họ lẻ là họ Rùa, gia Vinh, Thiên Đông, Bối Khê, định Quán, Thịnh
Cung, Trình Xá, họ Văn Quán và Kim Lân, rồi chia làm 3 Phiên:
Phiên nhất có: Rùa, Gia Vĩnh, Thiên Đông, và Bối Khê
Phiên nhì có: Thượng Cung và Định Quán
Phiên ba có: Trình Xá, Văn Quán và Kim Lân.
Khoảng năm 1938 phiên ba được nâng cấp lên Giáo Xứ, gọi là giáo
xứ Trình Xá.
Sau biến cố năm 1954 giáo xứ Đàn Giản không có linh mục. Do đó
phiên nhì thuộc huyện Thường Tín lại quay về xứ La Phù trong mọi
sinh hoạt tôn giáo.
Kể từ đó đến nay, giáo xứ Đàn Giản chỉ còn 4 họ gồm: họ Rùa, Gia
Vĩnh, họ Bối Khê và họ Thiên Đông, các họ đều có nhà thờ. Riêng họ
Thiên Đông đang xây mới to đẹp hơn, thay thế ngôi nhà thờ cũ nhỏ bé,
được xây năm 1928.
Về số nhân danh trong giáo xứ thì có khoảng 1300 nhân danh định
cư tại quê hương và có khoảng 500 nhân danh sống ở Hà Nội, Hải Phòng,
Phú Thọ, vẫn thường xuyên liên lạc với quê hương và có khoảng gần
1000 nhân danh định cự ở các tỉnh miền Nam và một số ở Hải Ngoại.
Giáo xứ Kẻ Rùa hiện có 10 hội đoàn vẫn sinh hoạt thưưòng xuyên
như hội Mân Côi, hội Thánh Giuse, hội gia Trưởng, hội Hoa, hội Trống,
Kèn…
Về ơn gọi tu trì: Tính từ năm 1900 tới nay thì giáo xứ có 18 linh
mục (đã qua đời 10), còn lại 8 linh mục hiện đang phục vụ ở các xứ
miền Nam như cha Sụ, cha Phêro Nguyễn Khảm, Cha Thành, cha Dũng, cha
Long, cha Bắc, cha Nam, cha Phú và có 10 nữ tu.
Nguồn : VietCatholic News (15/05/2006)
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com
 ....................

Quá trình sống đức tin
của Giáo dân họ Kẻ Rùa Xưa và nay .
Nguồn :
Website Họ Đặng
Đàn Giản
A - Giai đoạn 1 từ năm 1955 trở về trước
:
Chúng ta vui mừng và tạ ơn Chúa . Từ khi đón nhận đức tin , cho
tới nay đã trải qua nhiều sóng gió , nhưng sức sống Đạo luôn vững
vàng, số nhân danh Công Giáo ngày một thêm đông, lòng đạo đức , tinh
thần sống Đạo cũng được triển nở , Nhìn lại quá khứ , từ năm 1900
đến 1954 chúng ta thấy Giáo xứ chúng ta luôn luôn có Linh Mục coi
sóc ,có những năm 2 đến 3 Linh Mục coi sứ , giáo dân giữ đạo rất sốt
sắng , đi Lễ , đi Chầu rất sầm uất , tối sớm nhà nào nhà ấy , từ ông
bà , Cha Mẹ đến con cháu , cùng nhau đọc kinh tại nhà ,âm vang cả
làng , nhất là mùa Chay , các xóm , các nhóm , các hội đoàn đua nhau
học kinh bổn để thi , nhiều Hội đoàn được thành lập từ xa xưa , như
Hội Cầu nguyện , Hội Hát , Hội Nghĩa Binh Thánh thể , hội Bát âm ,
Hội Trống , Hội Kèn Đồng .
Từ xa xưa Giáo xứ Đàn giản nói chung ,Họ Kẻ Rùa nói riêng đã có
tiếng tăm về sự tiến triển mạnh mẽvề sức sống đạo so với các xứlân
cận , được thể hiện trong ngôi Nhà Thờ Nguy nga bề thế , so với
nhiều nhà thờ trong Địa phận
Họ Kẻ Rùa là Họ chính Xứ Đàn giản , nhận Đức Mẹ Mân côi là Quan
Thày Giáo xứ , mừng lễ vào 15 tháng 8 hàng năm , là Lễ Đức Mẹ Linh
hồn và xác lên trời .
Với lòng Đạo đức chân thật thấm sâu trong tâm hồn mỗi người trong
Giáo xứ , Giáo Họ , Mọi sinh hoạt Tôn Giáo đã trở thành nề nếp ,
trên bảo dưới nghe cùng nhau đoàn kết yêu thương như một đại Gia
đình . Mỗi kỳ đại lễ tới , bầu khí quê hương rất là náo nhiệt :
1--Lễ No en , vì chưa có hang
đá thật , do đó gần đến ngày lễ Sinh nhật, các bô lão trong dân hồ
hởi đến nhà thờ làm hang đa , trang trí sao cho thật Lộng lẫy , vót
bông, làm cột cờ , các cháu thiếu nhi , thi đua làm đèn sao, to đẹp
chấm điểm Nhất Nhì Ba để lĩnh Phần Thưởng , các em Nghĩa binh thi
đua làm nhiều việc lành , biên kho dâng Chúa Hài Đồng v.v.
2 -- Trong mùa Chay , thi
nhau học kinh bổn, giữa nhóm này với nhóm khác , hội này với hội
khác , ganh nhau học thuộc để chiếm vị trí xếp Thứ nhất , đó cũng là
điều đáng trân trọng , vì nó xuất phát từ lòng Đạo đức mà có ,phần
thưởng thường là bánh dầy , bầu khí thật là náo nhiệt và sôi động ,
như là một ngày hội thi Kinh bổn . Hằng ngày trong mùa chay , trưa ,
chiều bà con tới Nhà thờ đọc kinh , ngắm 5 dấu đanh , ngắm rằng ,
ngắm 5 sự thương khó , v.v. Trong tuần Thánh Ngắm Đứng 3 tối ,tới
khuya mới xong , nhất là chiều thứ 5 tuần Thánh có cử hành Nghi thức
Rửa chân , Lễ Truyền Phép , Rước kiệu Mình Thánh ,buổi tối các Hội
đoàn chia nhau giờ chầu cho tới sáng hôm sau thật là sốt sáng .
3 - Tháng 5 là tháng Hoa,
tháng tôn vinh Đức Mẹ , đã có truyền thống từ xưa , các cháu Nữ nhỏ
tuổi đua nhau đi xin Hoa của các nhà bên Giáo cũng như bên Lương ,
kể cả những nhà ở làng cũng như Đình Chùa và các nhà ở làng lân cận
,,em nào em ấy mong sao mình có nhiều hoa , bày sao cho đẹp để dâng
kính Đức Mẹ. Các buổi chiều, tố icác cháu rủ nhau tâp hát vãn, tập
múa , sao cho múa thật đều , hát thật hay để ngợi khen Đức Mẹ .
4 - Lễ Chầu Lượt của Giáo xứ Đàn giản
; thường vào tuần thứ 2 của tháng 7 hàng năm, Trong ngoài Nhà thờ
trang hoàng lộng lẫy , mỗi xóm làm một bàn thờ tạm thật đẹp , trưng
bầy hoa nến , để Rước kiệu Thánh thể quanh làng tới trạm đó nghỉ
chân , mọi người quỳ chầu đọc kinh sốt sáng ..Trong làng, nếu rước
kiệu đi qua đường nào thì đường đó chôn cột cờ , treo cờ , xúc xích
, lộng lẫy v.v. Lễ Chầu là một lễ đông vui nhất , vì đó là ngày Lễ
mà các Gia đình ở xa đều về quê dự lễ, các họ , các xứ lân cận tới
đăng ký xin giờ Chầu, gia đình nhà nào cũng có khách khứa , bạn bè
tới hiệp thông , rồi tiệc tùng thật là vui vẻ .
5 -- Lễ quan Thày Giáo xứ ,
vào ngày 15 tháng 8 hàng năm ,là ngày Lễ Đức mẹ Linh hồn và xác lên
trời , các họ trong giáo xứ cùng tổ chức xin lễ , tạ lễ , rước kiệu
bát cống trọng thể quanh Nhà Thờ , có những năm tổ chức toàn dân ăn
tiệc đoàn kết v.v. Cũng là ngày giữa năm , ban trị sự thông qua toàn
dân chương trình hoạt động trong 6 tháng cuối năm , đoc danh sách
các vị bô lão năm tới v.v.
6 -- Lễ các Thánh và Lễ Linh hồn
: Giáo xứ đã có truyền từ xa xưa , một năm 2 lần thu tiền Linh hồn
vào dịp lễ Các Thánh, và dịp lễ Ông Bà Ông Vải vào ngày mồng 2 tết
Nguyên đán , số tiền đó xin lễ chung cho các đấng các bậc , các linh
hồn ông bà Cha Mẹ chung cả xứ v.v. Đồng thời bà con dân làng dua
nhau xuống Vườn Thánh cắt cỏ , đắp mộ , quét vôi , trưng bày hoa nến
, nơi phần mộ nhà mình , Cộng đoàn Giáo dân, các hội đoàn cùng Thánh
Giá nến cao xếp hàng trang nghiêm Rước từ nhà thờ xuống Viếng Mộ ,cùng
ca hát, đọc kinh , trong nhà nguyện, mọi người tĩnh tâm ôn lại những
trang suy niệm tri ân công đức các vị tiền nhân đã khuất .
7 - Ngày Tết Nguyên Đán , là ngày
tết của dân tộc Viêt Nam , đã có truyền thống rất đáng trân trọng ,
nhất là đêm Giao Thừa , các bô các lão tới nhà thờ chia vui , bên
những ấm trà , để Đánh trống cầm canh , đúng 12 giờ đêm thì kéo
chuông , đánh trống, đốt pháo âm vang cả vùng , sau đó các bô lão về
gia đình , nhà nào ,nhà ấy cùng nhau đọc kinh dâng năm mới cho Chúa
v.v . Trong những ngày đầu xuân này , các Giáo xứ, Giáo họ, các Hội
đoàn , tổ chức đi Tết Đức Cha , các Cha , các em nghĩa binh, ca đoàn
, thiếu nhi v.v. rủ nhau đến mừng tuổi các ông trùm , ông bà quản
cùng những vị đứng đầu trong mỗi tập thể .v.v.
8 -- Ngày Hội lệ Mồng 10 tháng giêng âm
lịch .
Theo các cụ cao liên kể lại ,Khi chưa có Đạo Công Giáo làng ta đã
có truyền thống cứ vào ngày Khai hạ mồng 7 tháng giêng , tổ chức hội
dân , sau khi có 2 tôn giáo , thì Bên Công giáo lấy ngày mồng 10
tháng giêng để tổ chức mừng xuân gọi là ngày Hội Lệ ,vừa để mừng
tuổi các Tân bô , tân lão , vừa thanh toán tài chính một năm của
Giáo họ , báo cáo kết quả những việc đã làm được , việc chưa làm
được , rút ưu khuyết điểm, và một số việc của năm mới v.v.
Còn các gia đình có Ông , hay Bố được tuổi: thượng thọ ( 70) tuổi
tân bô, (60 ) tuổi Lão (50 ) thì tổ chức mừng thọ linh đình , 2 hoặc
3 chục mâm cỗ mời làng , những gia đình khá giả , hoặc có chức có
quyền trong xã hội thì còn linh đình hơn nữa ,nếu làng có nhiều bô
lão thì xếp xắp mỗi Bô lão một ngày từ ngày mồng 5 tết đến hết ngày
mồng 10 Hôi lệ thì thôi .
9 – Phong trào Nghĩa binh Thánh thể :
Nghĩa binh Thánh thể làng ta được thành lập từ đã lâu , nhưng mãi
đến năm 1952 mới được Cha Giám đốc An Tôn Hoàng cao Chiểu về làm Lễ
tuyên khấn cho hơn 100 em , và một số em nghĩa sỹ , cùng ban quản
hội ., các buổi trưa các chăm chỉ đi viếng Mình Thánh .tối biên kho
,v.v.
10 – Lãnh nhận Bí tích Thêm sức :
Năm 1953 lần đầu tiên giáo xứ Đàn Giản được đón mừng Đức Cha Giu
se Trịnh Như Khuê về Dâng lễ và ban Bí tích Thêm sức cho nhiều trẻ
em trong toàn Giáo Xứ . Khi đi đón Đức Cha , toàn dân, các hội đoàn
ăn mặc chỉnh tề , trống dong ,cờ mở trang trọng đi bộ xuống tận Cầu
Chiếc để đón Người , một bầu khí vui tươi đầm ấm , cùng hô vang
nhiều lần khẩu hiệu : “Vạn tuế Đức Cha , vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn
tuế “ “ Hoan hô Đấng nhân danh Chúa mà đến “ v.v.
Nguồn :
Website Họ Đặng Đàn Giản Đọc thêm : [Truyền
thống văn hoá xưa và nay - (Tiểu sử làng Rùa) ]
|
|