Tổng Giáo phận Hà Nội

Nhà thờ Giáo xứ Tường Loan

 

Nhà thờ Giáo xứ Tường Loan
Giáo hạt Nam Định

 

Địa chỉ : Mỹ Tân, Mỹ Lộc, Nam Định  ( Bản đồ )

Quản xứ   : Linh mục Giuse Trần Văn Được (28/11/2022 )
Phó xứ     : Linh mục 
Phó xứ     : Linh mục 

Tel

 

E-mail

giaoxutuongloan@gmail.com  - FB

Năm thành lập

8/12/1960

Bổn Mạng

Đức Mẹ Mân Côi

Số giáo dân

1268

Giờ lễ

Chúa nhật     :  16:00

Ngày thường :  19:00 (thứ 3)

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :  Gh Tụ Thành  -  Gh Thượng Trang  - Gh Vạn Hà -  Gh Vạn Khoảnh  - Gh  Văn Hưng

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 
                Video giới thiệu Gx Tường Loan
                Video Hồng ân Thánh hiến-M.Vianney Nguyễn Ngọc Ngần

-  Tin tức sinh hoạt

* Video Giáo Xứ Tường Loan Rước Kiệu Đức Mẹ Maria Mân Côi  (4/10/2015)
* Giáo xứ Tường Loan Khai mạc Tháng Hoa năm 2014
* Lễ kính Thánh Maria Gô-rét-ti Trinh nữ Tử đạo quan thầy đoàn Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tường Loan (5/7/2013)
* Thánh lễ tạ ơn khánh thành tu viện Dòng Mến Thánh Giá Gx Tường Loan  (20/5/2013)
* Video Tuần Thánh 2013 tại Giáo xứ Tường Loan
* Giáo xứ Tường Loan Bế mạc Tháng Hoa – Tháng Đức Mẹ (30/5/2012)
* Video giáo xứ Tường Loan Dâng hoa Kính Mẹ - 2012

 

Lược sử Giáo xứ Tường Loan

MẤY NÉT KHÁI QUÁT VỀ GIÁO XỨ TƯỜNG LOAN (BA TRẠI)

LỜI NÓI ĐẦU

Họ đạo Ba Trại được thành lập do cha già Phêrô Nguyễn Đình Nghiêm vào khoảng năm 1868-1870, nghĩa là sau hòa ước tha đạo 1862.

Giáo họ cách xứ mẹ Nam Định khoảng 8 km về phía Đông Bắc . Mọi sinh hoạt phụng vụ đều về xứ mẹ Nam Định như: thi kinh bổn, nguyện ngắm trong mùa chay, phép giao, phép cưới,... Hàng năm có được cha già Nghiêm hoặc một cố Tây về làm phúc.

Năm 1916 giáo họ Ba Trại được thăng lên xứ phiên và bề trên địa phận cử cha Giuse Tạ Công Vũ phó xứ Nam Định về coi sóc và làm mục vụ.

Năm 1923 cha Giuse Tạ Công Vũ tổ chức xây dựng ngôi thánh đường khang trang hơn và đổi tên thành giáo xứ Tường Loan.

Xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ Tường Loan cũng được quý cố Quý đỡ đầu về phần móng, gỗ, kèo và mái ngói. Phần còn lại được cha Giuse Vũ đi quyên góp do các nhà hảo tâm ở nhà xứ mẹ Nam Định.

Theo niên giám của giáo phận 1939 có thống kê như sau :

Tín hữu 1.107 ; Họ lẻ 10 ; trường học 2 ; học sinh 90 ;

Sau khi xây dựng thánh đường , Cha già Vũ đã tổ chức lại các hội đoàn trong xứ họ như : thành lập hội Bát âm, Hội trống Ngũ lôi, Hội Kèn tây, Hội hát, Hội Áo Đức Bà Camelo, Hội Bà thánh Anna, Hội bà Thánh Têrêxa, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể,....

Sau đó Cha già Vũ coi sóc xứ Tường Loan từ 1916-1943
Cha già Giuse Trúc coi sóc xứ Tường Loan 1942-1944
Cha già Gioan Baotixita Bùi Huy Niên (Điển) 1944-1949
Cha Benedito Nguyễn Dũng 1950-1951
Cha Phêrô Nguyễn Hưng Nhượng 1951-1953
Cha Phaolô Lê Đắc Trọng 1955-1994
(Năm 1994 cha nhận chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội).

Xứ phiên Tường Loan được thăng lên chính xứ năm 1960.

Từ 1994-1995 xây dựng tượng đài Đức Mẹ Mân Côi ở giữa hồ trước của nhà thờ.

Ngày khánh thành đã được Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng về làm phép và dâng thánh lễ Tạ ơn với 15 cha cùng đồng tế trong năm thánh của xứ mẹ Nam Định. Giáo dân xứ Tường Loan cũng tham dự tích cực vào công việc đạo đức như: rước Thánh giá, sách kinh thánh và đọc kinh trong từng gia đẹp, giáo xứ có nhiều chuyển biến về đạo đức rõ ràng.

1

 

Nhà Giáo lý  Giáo xứ Tường Loan

 

I. XỨ TƯỜNG LOAN: VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG

Xứ phiên Ba Trại ngày xưa, và chính xứ Tường Loan ngày nay thuộc miền quản hạt Nam Định trong Tổng Giáo Phận Hà Nội dưới quyền coi sóc của cha Tổng Đại diện Phaolo Lê Đắc Trọng, đồng thời cha cũng là cha chính xứ của cả Nam Định, Tường Loan và Phú Ốc có tới trên 60 năm nay.

Xứ Tường Loan số giáo dân tính đến năm 1992 tổng số lên tới 800 nhân danh. Xứ Tường Loan tính từ đạo phồn thịnh có tới 12 họ lẻ.

1. Thượng Trang.
2. Vạn Hà.
3. Văn Hưng.
4. Đệ Nhất.
5. Đệ Nhì.
6. Hương Bông.
7. Liễu Phố.
8. Hàn Miếu.
9. Vạn Khoảnh.
10. Phủ Nghĩa
11. Trung Trại.
12. Thanh Khê.

Nếu tính tổng số nhân danh cả các họ lẻ nữa thì con số lên từ 1000-1200 giáo dân.

II. HÀNH CHÍNH ĐỊA LÝ:

Nhà thờ chính xứ Tường Loan nằm ở phía Đông Bắc thành phố Nam Định cách nhà thờ chính xứ Nam Định nơi có đặt trụ sở Tổng Đại diện địa phận Hà Nội khoảng chừng 8 km. Xứ đạo Tường Loan nằm gọn trong 2 xóm Đoàn Kết và Liên Minh thuộc xã Mỹ Tân ngoại thành Nam Định.

Xã Mỹ Tân có diện tích là 6.85 km vuông. Dân số 6.989 người (theo số liệu thống kê năm 1990) ở rải trong 13 xóm.

1. Nghĩa Hưng.
2. Thượng Trang .
3. Đoàn Kết.
4. Liên Minh.
5. Bình Dân.
6. Cộng Hòa.
7. Trung Trại.
8. Hồng Phong I.
9. Hồng Phong II.
10. Hồng Phú.
11. Hồng Phúc.
12. Tân Đệ.
13. Phụ Long.

III. NHỮNG GIAI THOẠI XA XƯA VỀ XỨ TƯỜNG LOAN:

Theo truyền thuyết xa xưa từ đời cha ông kể lại rằng: miền đất Ba Trại xưa kia gồm : Thượng trang, Trung trang và Hạ trang là miền đất do sông Hồng bồi đắp nên khi mới hình thành, nó chỉ toàn là một bãi bồi, cỏ hoang đủ loại, rừng mía, bãi sậy....

Do phù sa màu mỡ, cây cối xanh tốt lại nhiều chim cá nên những tổ tiên của người Ba Trại thấy “đất lành chim đậu” nên rủ nhau đến khai phá phục hoang rồi định cư lập nghiệp cách đây vài ba trăm năm.

Truyền thuyết xưa còn kể về giai thoại về ông Bá chăn vịt họ Đồ mà người dân hay gọi ông với cái tên thân thương “ông Phủ Quốc”. Ông quê ở Hà Nam, làm nghề chăn nuôi vịt. Thấy đất Ba Trại màu mỡ phì nhiêu nên ông cùng gia đình kéo về đây lập nghiệp. Theo tục truyền ông Phủ Quốc có 3 người con trai. Ông chia vùng đất Ba Trại thành 3 phần cho 3 người con. Phần trên ông cho người con cả gọi là Thượng Trang, phần giữa ông cho người con thứ hai gọi là Trung Trang, phần cuối bãi ông cho người con út gọi là Hạ Trang nên có thể vì vậy mà người ta gọi đây là đất Ba Trại.

IV. ĐẠO CÔNG GIÁO ĐẾN LÀNG BA TRẠI KHI NÀO:

1. Giải đáp 1:

Theo truyền thuyết thì mọi người trong làng xã Mỹ Tân đều cho rằng mảnh đất này đã hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp nên vào khoảng vài ba trăm năm trước đây. Dân cư khắp nơi thấy mảnh đất phì nhiêu , màu mỡ thì kéo nhau đến để khai hoang mà trong số những người này có tổ tiên của người dân Tường Loan.

Theo lịch sử Việt Nam thì đạo Công Giáo được rao giảng tại Việt Nam khoảng năm 1533 ở vùng biển địa phận Bùi Chu, Thái Bình ngày nay. Mà Bùi Chu thì chẳng cách làng Mỹ Tân bao xa. Nếu căn cứ trên nhận định là xã Mỹ Tân hình thành được vài trăm năm nay thì có thể là vào thế kỷ thứ 17 tức là khoảng những năm 1600-1700... Mà đạo Công Giáo của chúng ta vào những năm 1627-1640 ở miền Bắc được các cha Dòng Tên rao giảng rất mạnh mẽ, số người đi theo đạo rất đông. Những người theo đạo đa số là những người nông dân thật thà, chất phác...Vì vậy cũng có lý mạnh để nói rằng người Kitô hữu đã có mặt tại làng Mỹ Tân từ ban đầu, nghĩa là đạo công giáo đã đến làng Ba Trại từ vài trăm năm nay.

2. Giải đáp 2:

Giả thuyết thứ hai này cũng có lý mạnh mà nói rằng: đạo Công Giáo đến giáo xứ Tường Loan vào thế kỷ 19.

Đọc lịch sử Việt Nam chúng ta thấy năm 1802 vua Gia Long thống nhất đất nước, chiến thắng quân Tây Sơn, vị vua Gia Long có cảm tình với đạo Công Giáo vì vậy đạo được phồn thịnh, các Đấng thừa sai được tự do truyền giáo, không bị bắt bớ, tù đầy... Nhân dân thì được tự do theo đạo, giáo dân thì được tự do sống đạo. Các vị thừa sai thì rất có uy thế với chính quyền. Hơn nữa thành phố Nam Định là thành phố văn hiến, nhiều nhân vật có tên tuổi xuất thân từ đây. Vì thế các vị thừa sai không thể không có mặt ở thành phố Nam Định được, bởi vì các Ngài có quyền tự do giảng đạo mà do chính vua ban. Xứ Ba Trại từ lâu đã là họ lẻ của xứ Trình Xuyên, rồi họ lẻ của xứ Nam Định, vị chủ chăn của xứ Trình Xuyên, Nam Định lại không quan tâm đến sự đạo của họ lẻ Ba Trại. Nếu thời gian trước 1802 chưa có họ đạo Ba Trại thì chí ít trong số những người đi cầy thuê, cuốc rẽ lại không có những người Công Giáo đã chẳng đến xin các Ngài ban các phép bí tích sao? Đối với các vị thừa sai hiểu rất rõ tình hình chính trị của nước Annam trong thế kỷ 18? Nào là Trịnh Nguyễn phân tranh, Nam Bắc chia đôi. Nào là trong một nước có vua có chúa không mấy khi được bình an lâu dài , và mỗi khi loạn lạc, chiến tranh là các sự đạo bị cấm cách, bị bắt bớ... Các thừa sai thì bị trục xuất ...Xuất phát từ những kinh nghiệm đau thương ấy đó chắc chắn các vị thừa sai đã phát huy tột đỉnh ơn lành của Chúa ban, sinh lãi thật nhiều những nén bạc Chúa trao, và vì thế có lý mạnh mà nói rằng các Đấng thừa sai trong thời kỳ bình an (1802-1830) đã qua Nam Định rồi về Ba Trại để làm phúc để rao giảng Tin Mừng cho người dân lao động.

V. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO DÂN XỨ TƯỜNG LOAN:

Giáo dân xứ Tường Loan cũng như những người dân làng Mỹ Tân sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa, ngô, khoai, dâu, đay, đỗ....

Từ những năm thành lập xứ cho đến năm 1945:

Giáo dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đồng thì thường canh tác 2 vụ : vụ mùa và vụ chiêm.

Ngoài bãi: tức những mảnh ruộng ngoài đê thường trồng hoa màu.

Từ đầu thế kỷ đến 1945 giáo dân Tường Loan rất thịnh hành nghề trồng dâu nuôi tằm, một gia đình có đến 10 hoặc 15 nong tằm mỗi lứa. Đến năm 1945 thì loạn lạc chiến tranh cho nên nghề trồng dâu nuôi tằm cũng mai một đi và đến nay cũng chưa phục hồi được.

Từ 1945-1954: Giáo dân trong xứ còn có thêm nhiều nghề như lái xe ôtô, làm nhà máy, cửa hàng ăn uống,...

Từ 1954 -1975 giáo dân trong xứ một phần đi Nam một phần còn ở lại. Phần đi Nam thì làm nhiều nghề hơn như: dạy học, bác sĩ, thương gia hay làm công nhân cho các nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy than. Ở miền Bắc những người còn ở lại chủ yếu làm nghề nông nghiệp như lái tàu, lái xe, thợ rèn, thợ mộc, thợ dệt vải....

Từ 1975 đến nay thêm những nghề như nung vôi, nung gạch, khai thác cát ở bãi bồi, thợ mộc, thợ may, chụp ảnh, thợ ươm buôn bán cây cảnh....

Nói tóm lại, đời sống vật chất của giáo dân xứ Tường Loan còn ở mức trung bình. Song, đời sống của bà con giáo dân ở đây ngày càng được cải thiện.

VI.NGÔI NHÀ THỜ CỔ CỦA GIÁO XỨ TƯỜNG LOAN (Ngôi nhà thờ trước đây):

Ngôi nhà thờ cổ của giáo xứ Tường Loan theo các già làng kể lại thì có lẽ đã được xây cất vào sau Hòa ước Nhâm Tuất mà vua Tự Đức ký với Chính phủ Pháp (1862) Hòa ước này cũng gọi là Hòa ước tha đạo.

Trước khi xây dựng ngôi nhà thờ cổ của giáo xứ Tường Loan thì đã có một ngôi nhà giáo ở làng Trung Hương nay thuộc xóm Trung Trại, đó là ngôi nhà nguyện đầu tiên của giáo xứ Tường Loan. Sau khi đã được chính quyền sở tại cho phép người công giáo sống tụ họp với nhau thành xứ họ, sống đạo công khai theo như sắc dụ tha đạo 1862 của vua Tự Đức. Tổ tiên chúng ta ưng thuận ra miền đất bãi tụ họp thành một họ đạo xây cất một ngôi nhà thờ lớn làm theo kiểu Á Đông có lẽ vào khoảng những năm 1865-1870.

Ngôi nhà thờ cổ này gồm năm gian, lợp ngói nam. Hai bên tường có các cửa sổ cuốn tròn, các cửa sổ có lắp kính màu. Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ ban ơn, bàn thờ chính làm bằng gỗ. Bố trí chỗ ngồi: ngồi bằng chiếu, các trẻ em ngồi trên cùng rồi đến đàn ông sau đàn ông là đàn bà.

Lối vào nhà thờ: Thời đó đi theo lối ngõ ông Binh Tụng rẽ vào bờ ao hội kèn, hết bờ ao phải đi qua một các gác chuông (lúc bấy giờ còn dùng chuông Nam đập vô) rồi mới vào nhà thờ. Để chuẩn bị xây dựng ngôi thánh đường mới khang trang hơn vào khoảng năm 1923 thì dỡ đi bán cho họ Tân Mĩ xứ Nguyệt Lãng địa phận Thái Bình.Ngôi nhà thờ cổ nằm ở vị trí từ của ngang nhà thờ mới đến hết nhà mặc áo.

Ở ngôi nhà thờ cổ này một năm 2 kỳ cha già Nghiêm chính xứ Nam Định về làm phúc. Mỗi khi cha già về làm phúc cha già đều ban thóc, gạo , quần áo cho người nghèo đói trong giáo xứ.

Ngôi nhà xứ cũ của xứ Tường Loan hiện nay chính là ngôi nhà cổ mà cha già Nghiêm – Đấng chủ chăn tiên khởi của giáo xứ Tường Loan đã xây dựng nên có lẽ vào thời kỳ sau khi xây dựng ngôi thánh đường cổ. Cũng có già làng cho rằng ngôi nhà xứ xây dựn trước ngôi thánh đường cổ vì theo lẽ thường phải có chỗ cho cha xứ ở và nhất là có nơi dâng lễ tạm thời cho giáo dâ. Vì thế ta có thể phỏng đoán rằng sớm nhất thì cũng vào khoảng 1864 và muộn nhất thì cũng phải vào năm 1880.

Nhà xứ thời cha già Vũ tức là năm 1916 cũng là căn nhà cổ 5 gian mà cha Nghiêm xây dựng. Loại cửa “Bức bàn” có ngưỡng cửa cao gần đến đầu gối, dưới ngưỡng cửa có những con cá gỗ dùng để chốt cửa, đến thời cha Điển ngài đổi sang lối cửa tây có quả đấm, 2 gian phía đằng Đông dùng để ở cho các cha còn 2 gian giữa các Đấng làm nhà khách. Nhà xứ thời cha Gioan Bùi Huy Điển, vào năm 1944 cha có cấy thêm một gian phụ ở phía đằng Tây để làm công trình phụ, nhà vệ sinh.

Nhà xứ thời cha Trọng: năm 1954 nhà xứ bị đạn canon bắn vào phía đằng Đông cũng gây thiệt hại đáng kể, giáo dân đã xin phép bề trên sửa chữa lại, đến thời ông trùm Tuệ ông đã xin phép bề trên nới thêm 2 gian nữa về phía đàng Đông để cha xứ có về thì nghỉ ngơi tại đó, còn 2 gian thời cha Nhượng và cha Điển ở thì bỏ tường thông để tạo nên một nhà khách mới có 4 gian phù hợp với nhu cầu hiện nay.

Chúng ta có thể nói rằng ngôi nhà xứ cũ Ba Trại là ngôi nhà cổ nhất của họ đạo Ba Trại nó nối liền từ cố già Nghiêm vụ chủ chăn tiên khởi của giáo xứ rồi qua cha già Am...cha già Vũ...cha già Trúc... cha già Điển... cha già Dũng... cha Nhượng...

VI. CÁC CHA XỨ COI SÓC XỨ TƯỜNG LOAN:

1- Cha già Phê-rô Nghiêm: rồi đến các cha Hương=>cha Quý=>cha Ven => cha già Am => cha già Thược =>cha già Vượng.

2- Cha già Giu-se Tạ Công Vũ:

Ngài sinh năm 1880
Chịu chức năm 1913
Về giúp xứ Nam Định 1914
Về coi sóc xứ Ba Trại 1916
Xây dựng nhà thờ Ba Trại 1923
Tạ thế ngày 20-11-1943

3- Cha già Giu-se Trúc:

Cha già Trúc về giúp cha già Vũ khi ngài bị bệnh đến ngày 20-11-1943 cha già Vũ qua đời.
Cha già Trúc thay quyền và trông coi xứ Ba Trại đến 17-3-1944.

4- Cha Gioan Baotixita Bùi Huy Niên (Điển)

Sinh 1907 ở xứ Bái Vàng
Chịu chức linh mục năm 1938
Về coi sóc Ba Trại 1944
Qua đời năm 4-8-1981

5- Cha Benodicto Dũng

Sinh 1915 ở Đàn Giản
Chịu chức linh mục năm 1943
Về giúp xứ Ba Trại năm 1950
Thôi giúp xứ Ba Trại cuối năm 1950

6- Cha Phê-rô Nguyễn Hưng Nhượng

Sinh 1915 ở Hòa Khê
Chịu chức linh mục 7-6-1944
Làm cha giáo ở chủng viện Hoàng Nguyên 1944-1950
Coi sóc Ba Trại tháng 1-1951
Qua đời năm 1954

7- Cha xứ Phao-lô Lê Đắc Trọng

Sinh năm 1918
Chịu chức linh mục 1948
Về giúp xứ Nam Định 1949
Làm cha xứ Nam Định 1955-1956 và kiêm nhiệm luôn cả Tường Loan (Ba Trại)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về


giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

 


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Tường Loan

Nguồn : Vien Nguyen (8/2019)

 

 

 

 

 

 

 

 

[Trở về đầu trang ]