
Lược
sử Giáo xứ Kẻ Sặt
1. Hạt giống Phúc Âm nảy nở và bành
trướng
Năm 1627, một Cha Thừa Sai Ḍng Tên, không rơ thuộc quốc tịch nào,
chỉ biết Ngài được một số giáo hữu gọi là Cha Năng. Chính Ngài đă
mang hạt giống Phúc Âm tới gieo văi tại làng Tráng Liệt. Đồng thời
nhờ tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Linh, toàn dân hớn hở đón nhận
Tin mừng cứu độ và xin chịu phép Thánh Tấy để tái sinh thành công
dân nước trời.
Gặp được thửa ruộng màu mỡ, hạt giống Phúc Âm tiếp tục nảy nở và
bành trướng. Trong cuộc di dân vào phía trong tức Khu Thượng hiện
nay, Cha ông chúng ta đă xây dựng một Thánh đường tại khu nhà Phước
bây giờ. Vị linh mục chịu trách nhiệm trong việc kiến thiết ngôi
Nguyện đường này không rơ là ai.
Số dân mỗi ngày một tăng thêm, ngôi Thánh đường này không c̣n
dung nạp đủ, hơn nữa nó thiếu địa thế trung tâm, nhất là lại bị trận
băo ngày 3 tháng 8 Âm lịch (không rơ năm nào) làm hư hại, nên Cha
Chính Bắc quyết định di nhà thờ về trung tâm làng. Năm 1872, một
Thánh đường đúc bằng sắt được dựng lên, và ngôi Thánh đường cũ biến
thành nhà Phước.
Năm 1883, Đức Cha Hiến khởi công xây Đại Chủng Viện (Trường lư
Đoán) tại Kẻ Sặt. C̣n Tiểu Chủng Viện và Trường Thày giảng không rơ
được kiến thiết năm nào. Tất cả những sự kiện nâu trên đă mang lại
cho Kẻ Sặt một danh dự người con đầu ḷng của địa phận, một xứ họ
toàn tong Công giáo và thấm nhiễm sâu đậm niềm tin vào một Thiên
Chúa. Nhất nữa lại được các Bề trên lựa chọn làm nơi ươm trồng những
mầm non Ơn Thiên Triệu và thao luyện những thợ gặt lành nghề cho
cánh đồng truyền giáo đang vàng ối những bông lúa nặng hạt.
Năm 1885, Kẻ Sặt lại được thêm một danh dự nữa là được hàng Giáo
phẩm chọn làm nơi Hôi Công Đồng Bắc Việt, mệnh danh là Công Đồng Kẻ
Sặt. Và cũng kể từ đây danh hiệu Kẻ Sặt bắt đầu được phổ biến rộng
răi.
Năm 1902, Thánh đường được kiến thiết thêm hai ngọn tháp con và
năm 1914 ngọn tháp giữa cũng được xây lên. Cả ba ngọn tháp vươn cao
trên ṿm trời như niềm tin của người Kẻ Sặt loé lên giữa một vùng
tối âm u nặng mùi thần giáo. Vẻ uy hung lộng lẫy của nó như một bảo
chứng kiên vững cho ḷng mến của người Kẻ Sặt đối với Thiên Chúa
không ǵ lay chuyển được. Đồng thời măi măi nó sẽ là một ngôn từ tuy
âm thầm nhưng đầy mănh lực cảm hoá ḷng người để anh em lương dân
nhờ đó biết tin vào một quyền năng siêu nhiên hằng ôm ấp và bảo tŕ
vũ trụ.
Năm 1927, Thánh đường lại được tu sửa một lần nữa với kích thước
rộng răi hơn để có thể dung nạp được số tín hữu mỗi ngày một tăng
tiến thêm. Công việc tu sửa này do Cha Chính Y và Cha Tuyển lănh
trách nhiệm. Chu vi ngôi Thánh đường và Nhà xứ phỏng độ 4 mẫu 5 sào
ta.
Tới năm 1942 khu nhà Phước cũng được chỉnh trang lại. Bà Huệ giữ
chức vụ Bà nhất và Bà Khiêm – Bà nh́ đều là người xuất thân tại Kẻ
Sặt.
2. Hoạt động bác ái
Nhằm thể hiện Đức Bác Ái Công giáo, Cha Tràng Liêm đă thành lập
nhà Thương Xót hay nhà Tế Bần với mục đích giúp đỡ những người nghèo
đói, tật bệnh, già nua,… Đồng thời để có ngân khoản cho Cơ sở xă hội
này, Ngài đă thiết lập khu chợ gọi là “Chợ của nhà Thương Xót” và
lấy một chút huê lợi để xoa dịu khổ đau của những người anh em bất
hạnh trong dân xứ. Nghĩa cử đầy cảm kích của tiền nhân này hi vọng
sẽ không phải chỉ là một sự kiện lịch sử cô đọng cứng nhắc, nhưng là
một bài học, một hành vi c̣n sống măi trong tâm hồn những người dân
Kẻ Sặt.
3. Cỏ lồng vực
Thái độ hận thù chia rẽ có thể được coi như bản tính thứ hai của
con người, sau này nguyên tổ Adam và Eva của chúng ta ngang nhiên vi
phạm giới lệnh của Thiên Chúa, và tách biệt khỏi ṿng tay từ ái của
Ngài. Sự nghi kỵ không những đă gặm nhấm tâm can con người, nó c̣n
đi sâu vào tận ḷng Giáo hội hầu mong làm sụp đổ ngôi nhà thiêng
liêng mà Chúa Kitô đă lấy chính máu ḿnh để xây đắp tài bồi.
V́ thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy làng xứ chúng ta đă
trải qua một thời kỳ phân rẽ cực kỳ trầm trọng. Cuộc khủng hoảng về
tinh thần đoàn kết này không hiểu đă xảy ra năm nào, kéo dài bao lâu,
v́ chúng ta không có một nguồn tài liệu nào nói rơ. Tuy nhiên sự
hiện hữu của nó được xác nhận bằng sự truyền khẩu.
4. Gương tử đạo
Dưới triều Vua Tự Đức, năm Canh Thân Thập Nh́, cuộc cấm Đạo đă
tới hồi cực kỳ khủng khiếp, tất cả mọi người Công giáo đều bị lung
bắt ráo riết, các làng Công giáo bị phân sáp vào các làng bên lương.
Mọi tài sản của người Công giáo đều bị trưng dụng tịch thu hết thảy.
Sống trong hoả ḷ sôi sục sự căm hờn của Satan này, làng xứ chúng ta
cũng đă cống hiến cho Thiên Chúa 26 Đấng Tử đạo. Máu của các vị đó
đổ ra hợp thành máu đào của hơn 100 ngàn các Đấng Tử đạo khác thấm
ướt quê hương này và làm cho hạt giống Đức tin được triển nở huy
hoàng như chúng ta đang thấy ngày nay. Nơi xử 26 vị Tử đạo Kẻ Sặt là
khu 5 mẫu Hải Dương. Hiện nay một ngôi Thánh đường nguy nga đă mọc
lên để hàng năm giáo hữu qua lại hành hương và tưởng niệm gương anh
hùng cao cả của các Ngài.
5. Nghĩa cử cho người đă khuất
Trước kia mỗi gia đ́nh thường có một khu ruộng mệnh danh là ruộng
Táng Mả, để chon cất cha mẹ và những người thân trong đó. Tới năm
1948, Cha xứ Thi tổ chức một khu Nghĩa địa tập trung tại cánh đồng
Mả Trẩy, làm nơi an nghỉ cho mọi người quá cố trong dân họ. Sau đó
mấy năm v́ t́nh h́nh chiến tranh, các khu ruộng Táng Mả đều bị nằm
trong hàng rào pḥng thủ của quân đội Viễn Chinh Pháp, nên dân làng
tổ chức một cuộc bốc mả tất cả các ngôi mộ rải rác khắp nơi và đem
mai táng lần thứ hai tại nghĩa trang mới. Cũng thời kỳ này một hội
đồng quản trị nghĩa trang được thành lập để lo việc chôn cất thêm
phần mỹ quan đẹp mắt.
6. Tu sửa Thánh đường lần chót
V́ cuộc tấn công của Việt Minh vào năm 1946, Nhà xứ và một số nhà
cửa của dân làng bị đốt cháy. Sau đó quân đội Pháp tới giải vây và
đặt doanh trại tại Kẻ Sặt. Họ dùng nơi đây làm địa điểm xuất phát
các cuộc hành quân truy lung lực lượng Việt Minh lúc đó. Trong những
cuộc đụng độ trên đây, ngọng vó của cây Tháp giữa đă bị một trái đại
bác oan nghiệt đánh găy. Sau đó trận băo ngày 13 tháng 8 Âm lịch
(1950) hất luôn cả chiếc “Đôm” xuống sân nhà thờ. Sự kiện đó đ̣i
buộc phải tu sửa, nên năm 1952 Cha xứ Thức cho tái thiết ngọn tháp,
đồng thời đặt tượng Chúa Giêsu Vua tại ban công. Ngày khánh thành
cũng là ngày Đức Giám Mục Việt Nam tiên khởi địa phận Hải Pḥng
trương Cao Đại về dự lễ và ban phép Thêm Sức cho một số trẻ em trong
xứ.
7. Quy chế họ đạo
Đứng đầu trong xứ là một vị Chánh Trương Xứ, không những có trách
nhiệm trông coi các việc trực thuộc xứ mà c̣n các việc của các họ
nhánh của Kẻ Sặt như An Quư, Thuỷ Cơ, Phúc Cầu, Bối Tượng. Vị Chánh
Trương xứ này thường là người Kẻ Sặt.
Đức Mẹ Mân Côi được chọn làm quan thầy cho Xứ.
Dân xứ chia làm 4 khu: Thượng, Trung, Hạ, và An Quư. Mỗi khu tự
chọn lấy người điều hành gồm quư vị Chánh Phó Trùm Tộc, Thủ Bạ, hai
ông Trương, hai bà Trương, ông trùm Săng Ty. Mỗi ngơ lại cử một vị
trưởng họ, một vị thủ dịch để phụ tá ông Trùm Bạ, và hai bà Mụ để
giúp việc kinh tài cho khu.
Nguồn :
? ( Tài liệu cũ
để tham khảo )
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

...................................

Cha quản hạt
Kẻ Sặt nhận chính xứ Kẻ Sặt
Cha Phêrô Nguyễn Văn Nguyên - Quản hạt giáo hạt Kẻ Sặt, nguyên
chính xứ Thánh Antôn, qua văn thư bổ nhiệm của Đức Giám mục giáo
phận và với nghi thức nhận xứ, đă chính thức trở thành linh mục
chính xứ Kẻ Sặt. Biến cố ghi dấu ấn trong lịch sử nơi giáo xứ Kẻ Sặt,
cách riêng là đối với cha Phêrô, diễn ra vào lúc 16h00 ngày 29 tháng
03 năm 2017, tại thánh đường Kẻ Sặt.
Cuộc tiễn đưa và đón tiếp cha Phêrô Nguyễn Văn Nguyên không giống
như các cuộc chuyển xứ khác. V́ hai giáo xứ gần nhau, nên cuộc tiễn
đưa và đón tiếp trở thành cuộc rước từ giáo xứ Thánh Antôn về giáo
xứ Kẻ Sặt. Cảm xúc của kẻ đón và người đưa cũng khác nhau. Người th́
ch́m vào trạng thái bịn rịn, lưu luyến, xuyến xao v́ t́nh cảnh cha
con xa cách; kẻ th́ lại không giấu được niềm vui, sự hỷ hoan v́ có
vị chủ chăn mới… Ngay chính đương sự là cha Phêrô cũng đan xen giữa
những cung bậc xúc cảm ấy. Dù tiếng kèn tiếng trống rộn ră rền vang
cùng với những tràng pháo tay gịn giă, những bông hoa rực rỡ ...làm
cho tâm hồn rạo rực niềm vui, nhưng trong ḷng vẫn thấy bâng khuâng,
góc khuất nào đó trong tâm hồn vẫn thấy man mác buồn. Tuy nhiên,
vượt lên tất cả, cha Phêrô đă can đảm đón nhận sứ vụ mới mà Chúa đă
trao qua bề trên giáo phận nơi giáo xứ Kẻ Sặt to lớn, dày truyền
thống và giàu ḷng đạo đức này.
Sứ vụ của cha Phêrô tại giáo xứ Kẻ Sặt cũng như của các linh mục
khác được thể hiện qua ba chức năng: Ngôn sứ, tư tế và vương đế. Đây
cũng là nội dung bài giảng mà Đức cha gửi đến cộng đoàn, cách riêng
là cha tân chính xứ Kẻ Sặt trong ngày nhận xứ hôm nay. Linh mục thi
hành chức năng ngôn sứ bằng việc loan báo Lời Chúa. Đây là nhiệm vụ
quan trọng và hàng đầu của linh mục. Bởi vậy linh mục phải làm sao
để lời Chúa luôn được vang lên, dù "lúc thuận tiện cũng như không
thuận tiện", để cho người tín hữu cũng như lương dân có cơ hội lắng
nghe lời Thiên Chúa. Chức năng tư tế của linh mục được thực hiện qua
việc cử hành và ban phát các bí tích, nhất là hy tế Thánh Thể, nhằm
dưỡng nuôi đời sống đức tin, giúp thánh hóa các tín hữu và làm cho
họ thăng tiến trên con đường nên thánh. Với chức năng vương đế hay
quản trị, linh mục trở thành người lănh đạo của cộng đoàn. Tuy nhiên,
quyền lănh đạo của linh mục không theo kiểu người đời, nhưng theo
gương Chúa Giêsu, cai trị bằng t́nh yêu thương và sự phục vụ.
Với tư cách mục tử giáo phận, Đức cha nhắn nhủ cha Phêrô hăy luôn
"trung tín và nhiệt thành với sứ vụ linh mục nơi giáo xứ Kẻ Sặt qua
việc thực thi tốt chức năng ngôn sứ, thánh hóa và quản trị". Ngài
cũng kêu gọi mỗi tín hữu thực hiện các chức năng này trong bậc sống
của người tín hữu giáo dân, bởi họ cũng được tham dự vào đó qua bí
tích Rửa tội. Bài giảng được kết thúc với lời mời gọi mọi thành phần
dân Chúa Kẻ Sặt hăy nhiệt thành cộng tác với cha tân chính xứ, để
xây dựng giáo xứ ngày một lớn mạnh hơn, xứng với bề dày lịch sử và
truyền thống đạo đức vốn có tiếng gần xa.
Nghi thức nhận xứ được long trọng cử hành ngay sau những lời chia
sẻ trên. Bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và linh thánh của nghi thức
không chỉ giúp cho người tham dự cảm nhận thấy nhiệm vụ cao quư của
một linh mục chính xứ, nhưng c̣n giúp cho cha Phêrô ư thức cần phải
chu toàn sứ vụ này với lương tâm ngay thẳng và tinh thần đức tin
chân chính. Với nghi thức này, cha quản hạt Kẻ Sặt đă chính thức
nhận nhiệm vụ chính xứ Kẻ Sặt.
Khi thánh lễ khép lại cũng là lúc cha tân chính xứ bắt đầu thi
hành sứ vụ đă lănh nhận. Sứ vụ này "không hề nhẹ" như cảm nhận của
cha tân chính xứ giăi bày trong lời cảm ơn. Nhưng nơi giáo xứ giàu
truyền thống đạo đức này cũng là mảnh đất tốt để một linh mục trẻ
trung, nhiệt thành và năng động như cha Phêrô có thể gặt hái được
nhiều thành quả tốt đẹp. Đó là lời cầu chúc của Đức cha và cũng là
niềm hy vọng mà mọi người, đặc biệt là đoàn chiên cộng đoàn Kẻ Sặt
đặt ở nơi vị chủ chăn mới của ḿnh!
Bài: BTT GP - Ảnh: Hưng PT
Nguồn : Website GP Hải
Pḥng
|