|

Lược
sử Giáo xứ Kim Bào
Giáo xứ Kim Bào nằm trên địa bàn của Thôn Kim Bào, xă Duy Tân,
Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, được thành lập từ trước năm 1925.
Hiện nay, số nhân danh trong giáo xứ là 586 người. Nh́n từ rất xa,
người ta đă thấy Ngôi Thánh Đường và tháp chuông cao vút vươn lên
bên dăy núi Cô Tiên xanh ngát, và vượt trên dăy núi Yên Ngựa trông
uy nghi vững vàng như là một dấu chứng đức tin mạnh mẽ của người
Kitô hữu Kim Bào trong suốt một thế kỷ qua. Đó cũng là niềm tự hào
cho Giáo Phận mẹ, cho những người con Kim Bào sở tại, trong khắp mọi
miền đất nước và hải ngoại.
Nhưng với quy luật của lịch sử, người Kitô hữu cũng phải vượt qua
biết bao thăng trầm, với bao nỗ lực cố gắng xây đắp và bảo vệ của
các Đấng Bậc, các vị tiền nhân, quư ân nhân và con cháu.
.jpg)
Lược sử Giáo xứ Kim Bào được chia ra làm các giai đoạn sau đây:
1. GIAI ĐOẠI KHỞI ĐẦU
( từ trước năm 1925 - 1954)
Cho đến ngày hôm nay, người giáo dân Kim Bào chưa biết đời sống
đức tin của ḿnh từ thời xa xưa bắt đầu từ bao giờ. Chỉ nghe các bậc
tiền nhân kể lại: ngôi nhà nguyện đầu tiên của Giáo họ Kim Bào nằm ở
thung lũng xanh Duyên Linh, cùng là xă Duy Tân hiện nay.
Sau thời kỳ Gia-tô cấm đạo, nhà thờ bị phá hủy, giáo dân chạy sơ
tán dựa vào sự che chở của các gia đ́nh Phận giáo. Sau khi ổn định,
một số ḍng họ quy tụ lại. Nghe cha ông kể lại, lúc đó có Cha Vĩnh
đang quản nhiệm xứ Đông Khê về thành lập họ đạo và lấy tên là Kim
Bào. Được giải nghĩa: Kim Là Kim Ngân (Tiền vàng), nghĩa là tiền;
c̣n Bào là long bào của nhà vua. V́ vậy, với cái tên Kim Bào, cha
con nguyện ước từ nay, giáo dân không c̣n phải lưu lạc, việc sống
đạo không phải trốn lủi, nhưng họ đạo Kim Bào sẽ măi măi bền vững,
thăng tiến và trù phú về đời đức tin cũng như đời sống vật chất.
Và từ đây, người ta đă thấy mọc lên một ngôi nhà thờ nhỏ lợp bằng
rạ, ngày ngày người tín hữu của Chúa vẫn âm vang những lời kinh sớm
tối. Một thời gian sau, các ḍng họ Công giáo lại trở về thêm, con
số người tín hữu thêm đông đúc. Lúc này mọi người đồng ḷng quyết
định làm lại nhà Chúa. Thế là ngôi nhà thờ gỗ ở Thắng Yên đă được
mua về theo nước thủy triền để tọa lạc trên mảnh đất Kim Bào. Nhà
thờ không có niên hiệu, nhưng cùng với việc dựng nhà thờ gỗ là sau
đó ngôi Nhà Pḥng được xây lên với niên hiệu 1925. Với sự uy nghi
của ngôi nhà thờ từ đó, mỗi năm các ḍng họ lại trở về, số giáo dân
Kim Bào được thêm đông.
Nghe các bậc tiền bối kể lại, vào khoảng năm 1930 – 1934, có một
“Ông Cha Tây” về ở Kim Bào, cho nên đời sống đức tin của người giáo
dân Kim Bào như diều gặp gió. Số giáo dân thêm đông, xung quanh Nhẫm
Dương, La Dương, Hoành Sơn, Hạ Chiểu đều có người Công giáo. V́ vậy,
cha nuôi trong ḿnh ư định và ước nguyện sẽ lập giáo xứ tại đây. Với
ước nguyện trên, Cha đă cho xây dựng “nhà cụ” đầy đủ, cùng với tháp
chuông cao vút minh chứng cho sức mạnh của đức tin đang được vươn
lên bên những dăy núi xanh ngát chập chùng. Trong thời gian này,
ngài cũng mở một Lễ Phục Sinh rất long trọng, có cả xứ Đông Khê và
Mạo Khê về dự lễ.
Đến thời kỳ chiến tranh đánh Nhật, Tầu, việc sống đạo của người
tín hữu đi vào khó khăn. V́ thế, ư định lập xứ của Cha Tây không
được thực hiện. Và cũng kể từ đây, không có Cha nào về Kim Bào nữa.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cũng được nghe kể lại,
khoảng năm 1946, Kim Bào được chuyển về gia nhập với giáo xứ Mạo Khê
cho đến năm 1955.
2. THỜI GIAN DI CƯ VÀO MIỀN NAM
(1954)
Giai đoạn này, giáo họ Kim Bào có tổng số gia đ́nh theo đạo Công
giáo là 48 gia đ́nh. Do sự chuyển biến của lịch sử, làn sóng di cư
của người Công Giáo vào Miền Nam. Họ giáo Kim Bào đă di cư 8 hộ gia
đ́nh, số gia đ́nh c̣n lại là 40 hộ.
So với nhiều giáo xứ trong giáo phận, số gia đ́nh Kim Bào đi di
cư ít, nhưng đây cũng là một biến cố làm cho người giáo dân Kim Bào
hoang ma về đời sống đức tin. Điều quan lo lắng hơn là đoàn chiên
không có chủ chăn coi sóc và dạy dỗ về đời sống đức tin. Ngôi thánh
đường trở nên trống vắng. Ḷng đạo đức của giáo dân sa sút, kém đi
ḷng tin, cậy mến.
3. GIAI ĐOẠN MỚM SỮA (1956 - 1988)
Suốt 32 năm, trong thời gian này, cùng với nhiều giáo xứ và giáo
họ, họ giáo Kim Bào sống đức tin theo ḷng đạo đức và những lễ nghi
b́nh dân.
Như vậy, tính từ năm 1946 đến năm 1988, Kim Bào đă trải qua 42
năm không cha nào đặt chân tới mảnh đất đảo này.
Nhưng để được tồn tại và giữ vững ḷng tin trong hoàn cảnh lịch
sử đầy khó khăn, năm 1955, Kim Bào được chuyển về gia nhập với giáo
xứ Mỹ Động. Đó là giáo xứ mẹ đă cưu mang và nuôi dưỡng Kim Bào cho
tới ngày nay.
Trong thời gian này, Mỹ Động đă có các cha lần lượt về làm phúc,
nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được về dâng lễ và cử hành các Bí tích.
Đúng là mỗi lần có các cha về, những người con giáo dân Kim Bào như
là một đứa con đói sữa, lặn lội qua đ̣ vượt sông về Nhà xứ để chung
hưởng bú bầu sữa mẹ. Dù là khó khăn vất vả, nhưng đó cũng là hồng ân
mà Thiên Chúa đă an bài để đời sống đức tin của người giáo dân không
bị lung lạc và sa sút.
Các cha coi sóc Mỹ Động trong giai đoạn này là: cha Đỗ Như Hoan,
cha Nguyễn Hữu Độ, cha Giuse Phạm Quang Phước và Cha Antôn Nguyễn
Văn Uy, chính xứ Thư Trung ngày nay.
4. THỜI KỲ KHỞI SẮC VÀ PHÁT TRIỂN
- Ngày 14 tháng 8 năm 1988, Đức Cha Cố Giuse Maria Nguyễn Tùng
Cương bổ nhiệm Cha Giuse Vũ Văn Thiên là Đức Giám mục của Giáo phận
Hải Pḥng ngày nay về chính xứ Mỹ Động, cũng đồng nghĩa với việc coi
sóc Giáo họ Kim Bào. Như một luồng khí mới đem đến cho người giáo
dân Kim Bào một sức sống mới về đời sống tinh thần cũng như đời sống
đức tin. V́ từ nay, con cái đă có mẹ ở cạnh bên để nâng đỡ và chăm
sóc. Tuy vậy, với địa bàn Kim Bào c̣n cách sông qua đ̣, nên cha xứ
phải rất vất vả mỗi khi về Kim Bào làm việc mục vụ. Dù khó khăn thế
nào, với sự tận tụy của một linh mục trẻ, cha đă đem đến cho Kim Bào
t́nh yêu thương sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ, người mục tử.
Để giúp cho đời sống đức tin của giáo dân thăng tiến, Cha Giuse
đă thiết lập các hội đoàn: các thanh niên trong họ, Cha dạy hát, quy
tụ thành ca đoàn; các bà mẹ, cha lập hội hiều mẫu, nhận thánh Mônica
làm quan thầy. Với ḷng yêu mến Đức Mẹ sẵn có, tháng 5 năm 1993, cha
cùng với bà con giáo dân Kim Bào xây dựng tượng đài Đức Mẹ Fatima và
trao cho ca đoàn nhận Đức Mẹ Fatima làm quan thầy. V́ vậy, cái tên
ca đoàn Fatima của giáo xứ được bắt đầu từ đây, qua bao năm tháng
vẫn bền vững và nhiệt thành nhờ cánh tay che chở và dẫn dắt của Mẹ.
- Ngày 7 tháng 8, cha Giuse Vũ Văn Thiên thuyên chuyển về xứ Đồng
Xá. Cùng với thời gian này, ngày 11 tháng 8 năm 1994, Toà Giám Mục
Hải Pḥng có văn thư bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Xuân Đài về làm cha
chính xứ Mỹ Động, đồng với việc coi sóc họ giáo Kim Bào. Với những
hạt giống đă được gieo trồng dưới bao công lao hi sinh vất vả của
Cha xứ Cựu Giuse, và hơn 15 năm coi sóc của Cha Giuse Nguyễn Xuân
Đài, Kim Bào đă có một bước tiến mạnh mẽ về cả đời sống đức tin cũng
như về phương diện vật chất.
Tháng 12 năm 1995, với sự động viên của Đức Cha Giuse Maria
Nguyễn Tùng Cương, cùng với sự nỗ lực của cha xứ Giuse Nguyễn Xuân
Đài, ngài kêu mời bà con giáo dân hợp nhất để đại tu nhà Chúa. Công
tŕnh lớn này cũng không thể không kể đến sự quảng đại và hảo tâm
của quư ân nhân trong nước và hải ngoại giúp đỡ. Trong thời gian 13
tháng, ngôi Thánh đường đă được hoàn thiện một cách b́nh an và tốt
đẹp trong ơn Chúa, mẹ Maria và thánh Vicentê quan thầy giáo họ.
- Ngày 21 tháng 12 năm 2009, cha Giuse Nguyễn Xuân Đài thuyên
chuyển về xứ Yên Tŕ. Th́ ngay hôm sau, tức ngày 22 tháng 12 năm
2009, cùng với Giáo xứ mẹ Mỹ Động, Kim Bào lại được đón cha xứ mới,
đó là Cha Phêrô Vũ Văn Th́n là cha quản nhiệm hiện nay. Nhờ những
nền móng đức tin của các Cha tiền nhiệm để lại, với sự chăm sóc của
Cha xứ Phêrô, đời sống đức tin của Giáo họ Kim Bào ngày càng thăng
tiến một cách sốt sắng và tốt đẹp.
Chính v́ vậy, ngày 12 tháng 6 năm 2011, đúng ngày lễ Chúa Thánh
Thần Hiện Xuống, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận đă
kư quyết định cho họ Kim Bào được chầu Ḿnh Thánh Chúa thay mặt Giáo
phận. Đây là một biến cố lớn lao và vinh dự mà Đức Cha đă dành cho
Giáo họ Kim Bào trong sự mong ước của Cha xứ và toàn thể cộng đoàn
Dân Chúa.
5. KIM BÀO LẬP XỨ, MỘT BIẾN CỐ TRỌNG
ĐẠI, MỘT MỐC SON LỊCH SỬ
Kể từ ngày Kim Bào được đặc ân chầu Ḿnh Thánh Chúa thay giáo
phận, Cha xứ Phêrô và cộng đoàn Dân Chúa Kim Bào luôn phó thác Giáo
họ ḿnh cho Chúa Giêsu Thánh Thể và cầu nguyện cho Mẹ Giáo Phận Hải
Pḥng. Bên cạnh đó người tín hữu Kim Bào vẫn phấn đấu và nguyện ước
có một ngày Giáo họ ḿnh được thay da đổi thịt. Nhưng để có thể thay
đổi bên ngoài, Cha xứ và cộng đoàn dân Chúa luôn cầu nguyện và nhắn
nhủ nhau hăy cố gắng thay đổi từ bên trong con người trước, để sao
cho trở thành một giáo họ sốt sáng và trưởng thành hơn trong đời
sống đức tin. Quả thật, vượt trên những ǵ mà người Giáo dân Kim Bào
cầu nguyện và mong đợi, đúng một năm sau ngày Chầu Ḿnh Thánh thay
giáo phận, Với ơn của Chúa Giêsu Thánh Thể, giáo họ Kim Bào đă được
Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên kư quyết định nâng lên hàng giáo xứ ngày
20 tháng 6 năm 2012. Đây chính là một biến cố trọng đại, một mốc son
lịch sử ghi dấu ấn vào trang sử giáo xứ Kim Bào. Từ nay, Kim Bào đă
được chính thức gọi là Giáo xứ Kim Bào.
Trước ân huệ vô cùng lớn lao này, hết thảy mọi người giáo dân Kim
Bào chỉ biết khiêm nhường cúi đầu tạ ơn Thiên Chúa như tâm t́nh của
Mẹ Maria trong Kinh Tạ Ơn:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
v́ Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ t́ hèn mọn,
Người đoái thương nh́n tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Ngài thật chí thánh chí tôn”. (Magnificat, Lc 1,46-49)
Quả thật, cái diễm phúc mà Thiên Chúa đă ban cho Kim Bào, qua sự
cầu bầu của Đức Maria, Thánh Vicentê quan thầy nhà xứ và thánh Phêrô
quan thầy giáo xứ. Đây phải chăng cũng nhờ lời cầu nguyện của cha
Vĩnh khi lập họ và lấy tên là Kim Bào, ngài mong ước cho Kim Bào
luôn trù phú và vững mạnh trường tồn. Đây phải chăng cũng nhờ lời
cầu bầu của Cha Tây đă từng nuôi nguyện ước lập xứ ở Kim Bào. Trải
qua gần một trăm năm, với lời cầu nguyện sớm tối của cộng đoàn dân
Chúa Kim Bào ḥa quyện với lời cầu bầu của Đức Mẹ, thánh Vicentê,
thánh Phêrô cùng hai cha và biết bao bậc tiền nhân trên Thiên Đàng,
thực sự, Thiên Chúa đă biểu lộ t́nh yêu thương của Ngài cho Kim Bào
một cách rơ rệt. Điều đó cho thấy rằng, ngày hôm nay, khi Kim Bào
được lập xứ, không chỉ đó là những điều mà toàn thể cộng đoàn Dân
Chúa Kim bào hôm nay mong đợi, nhưng đây cũng là nguyện ước tiên tri
của cha ông gần một trăm năm xưa.
6. KẾT LUẬN
Theo thời gian, trải qua biết bao năm tháng thăng trầm nhưng cái
tên Kim Bào vẫn không hề phai nhạt trước mọi thử thách trong thời
gian. Bởi nó vốn là Kim Bào được sinh ra trong thánh ư của Thiên
Chúa và lời chúc phúc của các Đấng bậc tiền nhân.
Ngày hôm nay, qua bao sóng gió và biến cố thăng trầm, tháp chuông
nhà thờ vẫn uy nghi và vút cao vươn lên giữa những dăy núi xanh ngắt
và cánh đồng rộng lớn như một dấu chứng đức tin vững vàng của người
Công Giáo Kim Bào, hiên ngang trước mọi thách đố của cuộc sống. Để
rồi, với biến cố Kim Bào được nâng lên hàng giáo xứ, đồng nghĩa với
lịch sử phát triển đức tin một cách trưởng thành của người giáo dân
Kim Bào.
Con cháu hôm nay nh́n vào ngôi thánh đường niên hiệu 1995 và tháp
chuông cũ niên hiệu 1934, như là hai dấu mốc lịch sử quan trọng nói
lên sự phát triển niềm tin của giáo họ Kim Bào. Hai dấu ấn này như
một lời khẳng định tinh thần và ḷng đạo đức từ thời cha ông để lại.
Đó chính là một thông điệp sống cho con cháu hôm nay và mai sau về
ḷng yêu mến Chúa, sự hiệp nhất yêu thương. Nh́n vào di sản của cha
ông, con cháu hôm nay không ngớt tự hào. Nhưng đồng thời cùng nhắn
nhủ nhau cố gắng nối tiếp truyền thống của cha ông để xây đắp, bảo
vệ và thăng tiến đời sống đức tin như ư nghĩa cái tên “Kim Bào” mà
tiền nhân đă để lại.
Hơn hết, với những ân phúc mà hôm nay Giáo xứ Kim Bào đang đón
nhận, tất cả người giáo dân Kim Bào đều phải ngước mắt lên với Thiên
Chúa mà không ngớt ca lên rằng:
“Hăy tạ ơn Chúa v́ Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương”. (Tv 106,1)
Tạ ơn Thiên Chúa, Đức Maria và Thánh Vicentê quan thầy nhà xứ và
thánh Phêrô quan thầy giáo xứ. Xin tri ân các Đấng Bậc, các bậc tiền
nhân. Xin cám quư ân nhân và hết thảy mọi người đă ghi dấu t́nh yêu
và hy sinh cho Giáo xứ Kim bào chúng con.
TGM. Hải Pḥng
Nguồn : Website
GP Hải Pḥng
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|