Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo xứ An Vân

 

Nhà thờ Giáo xứ An Vân


 

 

Địa chỉ :  Hương An, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục FX. Nguyễn Văn Cần (7/8/2015)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Lễ Bổn Mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Đôi nét về kiến trúc nhà thờ An Vân

-  Tin tức sinh hoạt

* Thánh Lễ Nhậm Chức Tân Quản Xứ An Vân  18/8/2010

* Thánh lễ Tạ ơn của 3 anh em Linh mục thuộc giáo xứ An Vân, Huế (10/6/2010)
* Đức Tổng Giám Mục Huế đến với giáo xứ An Vân trong đêm 09-12-2009
* Giáo xứ An Vân Huế tổ chức gói bánh Tét (9/2/2008)
* Giáo Xứ An Vân, Huế, Mừng Bổn Mạng Trên Ngôi Thánh Đường 100 Tuổi.
* Một Linh Mục Thể Hiện Tính Cách Kitô Giáo Trong Văn Hoá Việt Nam Bằng Việc Khởi Công Đúc Lại Quả Chuông Nam

 

Lược sử Giáo xứ An Vân

< chưa có >

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

..............................................

ĐÔI NÉT VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THỜ AN VÂN

(do cha sở An Vân Phêrô Phan Xuân Thanh ghi chép)

Nhà thờ có 6 gian, mỗi gian rộng 3m. Gian cung thánh được nới rộng thêm 1m xây lên thành vách tường cung thánh. Gian giữa cung thánh là thánh giá, tủ thờ nhà tạm Ḿnh Thánh Chúa. Gian bên trái là tủ thờ và khám thờ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Gian bên phải là tủ thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Các ṿm hoa văn chạm trên các gian được cảm hứng từ hoa văn trên khám thờ các Thánh Tử Đạo, được thợ Kim Long làm tháng 10 năm 2001. Hai bức chạm lớn bằng gỗ kiền dựng sát vách, hai gian hai bên được xin từ nhà thờ của Viện Dục Anh Kim Long Huế cũng là nhà thờ các nữ tu Ḍng Thánh Phaolô thành Chartres. Nối với gian cung thánh này là một gian khác làm hậu liêu rộng 2,5m, cùng một nóc mái với nhà thờ. Nh́n từ bên hông, nhà thờ có 7 gian với một gian phía trước làm tiền đường.

Sát hàng cột gian đầu tiên từ mặt tiền vào là vách tường của nhà thờ với 3 cửa lớn ra vào. Nối với vách tường này là một gian khác làm tiền đường. Gian tiền đường rộng 2,5m, mặt tiền cao 13,2m, với 3 cổng ṿm làm tam quan, hai bên hông có hai cổng ṿm nhỏ hơn. Gian này không có cửa. Tổng thể nhà thờ nh́n từ phía hông là một ngôi nhà dài 27m, rộng 13,5m, nóc mái cao 6,2m. Lúc đầu vách tường mặt trước đều bằng gỗ. Lần trùng tu thứ nhất (1945), cha sở Phêrô Kính đă bỏ vách gỗ phía trước, rồi thêm 5 cửa gỗ che 5 cửa ṿm của tiền đường, ḷng nhà thờ được rộng thêm 1 gian, không c̣n gian tiền đường nữa.

Lần trùng tu thứ nh́ (1994), với tài trợ của Missio và đời các chức (ông Ba, ông Liễn, ông Túc, ông Lợi), cha sở Phêrô Thanh trở về lại với kiến trúc nguyên thủy, xây lại vách tường mặt tiền bằng gạch thay v́ bằng gỗ, phục hồi tiền đường, làm hẹp lại ḷng nhà thờ 1 gian, và đúc một tầng gác dành cho ca đoàn ngay trên gian tiền đường.

Từ mặt tiền nh́n vào, mái ngói bên phải ngắn hơn mái ngói bên trái một hàng ngói, do đó hành lang bên hông phải 1,1m hẹp hơn hành lang bên hông trái 1,2m, bởi v́ bộ giàn tṛ là một căn nhà xưa trong Thành Nội, mặt tiền nhà là bên phải, mái ngói trước ngắn hơn mái ngói sau.

Nhà thờ có 6 gian, mỗi gian đều có cửa bàn khoa kiểu xưa, bằng gỗ kiền, trên cửa có ṿm gỗ h́nh bán nguyệt, với các tia gỗ chia ô, lồng kính. Tất cả các cửa đều là cửa lớn, không có cửa sổ, mở ra rất thoáng, việc ra vào rất thuận tiện.

Bề ngang ḷng nhà thờ có 3 ḷng căn rộng 2,5m, do 4 hàng 7 cột tạo nên. Vách tường hai bên hông không xây sát hai hàng cột con, mà xây ra ngoài, cách hàng cột con 1,1m. Tường dày 35cm xây bằng gạch vồ. Hàng kèo cuối được đặt trên vách tường. Từ vách tường lại thêm một hàng kèo nữa đặt trên hàng cột xây bằng gạch làm hành lang hai bên hông. Nh́n từ mặt tiền ta không thấy được hai hành lang hai bên hông.

Mặt tiền nhà thờ được xây theo kiến trúc tam quan đ́nh làng hơn là kiểu chùa, nhưng lại cao đến đỉnh thánh giá là 15m, vách chân dày 90cm, nhỏ dần lên chân thánh giá là 60cm. Thật là hài ḥa, nh́n vào thấy kiểu kiến trúc quen quen, nhưng không phải chùa cũng không phải đ́nh làng.

Nh́n phía trước vào, mặt tiền là bức tường dày 90cm, cao 13,2m, rộng 13,5m được chia thành 4 khung tầng.

Hai đỉnh góc ngoài của khung tầng dưới được trang trí bằng hai búp sen lớn, mập chắc. Phải chăng cảm hứng này phát xuất từ các cánh sen nở chạm khắc vào các tảng đá chân cột h́nh tṛn trong nhà thờ ?

Thẳng xuống từ hai búp sen là hai câu đối khảm sành mô tả cảnh quan không gian của vị trí ngôi nhà thờ.

Nhật nguyệt quang huy tân đống vũ
Son xuyên hoàn củng cựu lâu đài.

Nghĩa:

“Ngôi đền mới rực rỡ dưới ánh sáng nhật nguyệt
Núi sông vây quanh cung kính lâu đài cũ”.

Mặt tiền của đền thờ quay về hướng đông, lại trang trí bằng sành sứ trên các đường viền và các câu chữ Hán. Lúc mặt trời mặt trăng chiếu vào, toàn mặt tiền nhà thờ sáng rực lên trông thật là lộng lẫy. Vị trí đền thờ ở chỗ đất khá cao, hơn mặt đường ngày xưa gần 2,5m, trước mặt và sau lưng đều có con lạch chảy qua, về phía Tây là dăy núi cao bao bọc.

Ba ṿm tam quan được trang trí bằng hai câu đối, cặp đối ngoài viết:

Đạo sở cộng do chính tại càn khôn sắc bàng bạc
Nhân viết dư tri cái vu tạo hóa tố uyên nguyên.

Nghĩa:

Đạo là con đường ai cũng phải đi, chính v́ khắp càn khôn bóng dáng Thiên Chúa bàng bạc,
Con người nói tôi biết, công tŕnh tạo hóa bao trùm mách bảo nguồn gốc sâu xa.

Cặp đối trong viết:

Thu nguyệt dương minh nữ đức quang đằng vu sơ nhật.
Xuân phong cộng tại tổ khiên khiết tụ vu triêu tinh.

Nghĩa:

Trăng thu sáng tỏa bầu trời
Nhân đức Thánh Nữ rạng ngời trổi xa
Đẹp hơn cả ánh b́nh minh.
Gió xuân mát dịu ḷng người
Đức Mẹ Vô Nhiễm đáng lời ngợi ca
Khiết trinh như đóa sao mai.

Phía trên ba ṿm tam quan có trang trí 3 ô h́nh chữ nhật. Ô bên trái đắp nổi gắn sành sứ h́nh hai con nai, con đứng con nằm nghỉ dưới cành trúc và bụi hoa mai. Ô bên phải là h́nh hai con chim sẻ đậu trên cành trúc và bụi hoa cúc. Ô giữa là h́nh chữ latin nổi lớn ECCLESIA SS. ROSARII (Nhà Thờ Rất Thánh Môi Khôi).

Một mái giả chỉ rộng bằng một hàng ngói liệt (20cm) chia khung dưới với phần trên của mặt tiền khiến cho khoảng không gian cao rộng của mặt tiền trở nên nhẹ nhàng. Ở hai ŕa mái ngói có trang trí bằng xi măng 2 cành nho trĩu quả uốn cong vào.

Khung tầng trên cao 2,25m, dày 60cm chia làm 3 ô lớn. Hai ô hai bên ngang 1,4m cao 2m là hai khung cửa chính giả bằng xi măng với ṿm cửa h́nh thoi nhẹ. Từ trước nh́n vào tưởng là hai cửa chính đi vào tầng gác trên.

Tại đỉnh hai góc ngoài có trang trí thạch đăng khối chữ nhật đứng bằng xi măng chóp nhọn, bên trong rỗng. Trên ô cửa giả là hai ô trống h́nh gothique nhẹ, với một chóp là hai cánh hoa huệ rở rộ.

Hai bên cửa chính giả là hai câu đối.

Câu đối bên trái:

Trinh biểu dực vu thành ngộ hậu
Thục tường thông tự hữu sinh tiền.

Nghĩa:

“Gương Trinh (Đức Mẹ) được che chở từ khi (Thên Thần) báo mộng cho (Thánh Giuse).
Ơn nghĩa (Chúa) hằng thông (xuống linh hồn Mẹ) từ lúc Mẹ hiện hữu”.

Câu đối bên phải:

Hải bất dương ba phi khổ hải
Tinh năng sinh nhật tối minh tinh.

Nghĩa:

“Bể chẳng nổi sóng không phải là bể khổ
Sao có khả năng sinh ra mặt trời là sao cực sáng”.

Câu này của cha J.M. Thích được thay vào câu cũ đă bị ṃn gần hết, thật đáng tiếc. Vào dịp trùng tu năm 1994, cha sở Phêrô Thanh đă cố họa lại những nét chữ của câu đối xưa c̣n sót.

Một vế đoán là Tịnh Bào Chi Chi Lai Chi Chi.

Một vế đoán là Chi An Chi Chi Chi Chi Chi.

Nghĩ rằng không cách ǵ đoán biết được nguyên văn câu đối của người xưa, nên cha sở đă thay vào bằng câu đối của cha J.M. Thích. Đến năm 2002, ngày 19 tháng 11, gần lễ Đức Mẹ dâng ḿnh vào đền thánh, nhân câu chuyện với một người rành chữ Hán, cha sở t́m lại tài liệu của thầy Vinh Ḍng Xitô nhan đề: “Một số câu đối chữ Hán bên trong nhà thờ Hà Hồi, tổng giáo phận Hà Nội” th́ gặp được câu đối sau đây, hoàn toàn hợp với tư liệu đă có :

Tịnh Ach Miẹt di lai chi cấu
On An Na dựng xuất chi châu.

Nghĩa:

“Tẩy sạch vếch nhơ do E Và c̣n để lại
Đẹp thay hạt châu từ ḷng An Na sinh ra”.

(Ach Miệt là phiên âm của Hán Nôm của danh từ Eva. An Na là tên thánh Anna, thân mẫu Đức Maria).

Ô giữa khung tầng trên được đẩy cao hẳn lên tới đỉnh thánh giá. Thánh giá đứng trên chóp tam giác của khung tầng giữa. Ở hai đỉnh tường khung tầng này, cũng có trang trí hai thạch đăng h́nh chữ nhật đứng bằng xi măng.

Dưới thánh giá là một ô trống thông gió ngang 53cm, cao 1m, đặt tượng Đức Mẹ Lộ Đức bằng xi măng đặc, c̣n rất nét, không biết do thợ nào làm; tượng cao 90cm, đứng nh́n hơi nghiêng về bên trái (ngoài nh́n vào).

Tả hữu tượng Đức Mẹ có hai khoảng tường để trống. Năm 1994, nhân dịp trùng tu đền thờ, cha sở Phêrô Thanh đă cho ghép sành sứ 12 chữ Nôm trích từ bản văn khắc trên chuông cổ của đền thờ, như 12 ngôi sao xúm xít hai bên Đức Mẹ, để ghi nhớ công tŕnh trùng tu này. Mười hai chữ Nôm như sau:

Cám đội ơn Đức Chúa Trời và Đức Mẹ đă đoái thương.

Và cũng thêm vào khoảng vách trống dưới bốn thạch đăng những chữ Hán sau đây:

An Vân, Hội Giáo, Hương Trà, Thuận Hóa.

Dưới chân tượng Đức Mẹ Lộ Đức là một ô trang trí h́nh trái tim Đức Mẹ tỏa hào quang. Sáu ngôi sao dăng ngang phía trên, sau ngôi sao bao quanh trái tim, hai nhánh gai bao phía ngoài.

Hai bên ô này là hai câu đối ngắn:

Thế gian vô nhị nữ
Cức lư hữu đơn hoa.

“Thế gian không có người nữ thứ hai
Trong bụi gai có một đóa hoa”.

Dưới ô trái tim này là một ô chữ, nằm ngang với hai ô cửa chính giả bằng xi măng. Ô này được trang trí bằng một h́nh tṛn chạm hoa văn như kiểu rosace, nhưng không xuyên thủng vách tường. Trên ô là hàng chữ Hán lớn:

NHẤT THỂ TAM VỊ (Một Chúa Ba Ngôi)

Hai bên là câu đối chữ Hán:

Địa đàng cửu vị sơ nguyên bế
Thiên lộ tân bằng tái tổ thông.

“Vườn Địa Đàng xưa bi nguyên tổ đóng lại
Đường trời mới nhờ Tổ thứ hai mở ra”.

Dưới và trên các ô của khung tầng trên này đều có lan can hẹp.

Ô chính giữa là hàng chữ Hán:

THÁNH MẪU VĂN CÔI THÁNH ĐƯỜNG.

Ô bên trái h́nh con chim sẻ đậu trên cành cây, có bụi hoa mai. Ô bên phải h́nh hai con nai đứng trên tảng đá, có cành nho.

Tất cả các chữ Hán, Nôm và ư nghĩa là của thầy Vĩnh Cao ở Huế và thầy Vinh ḍng Xitô ở Thủ Đức.

Có một chi tiết lạ, đó là tại chính giữa mặt tiền đền thờ, ngay phía trên bức hoành đại tự “NHẤT THỂ TAM VỊ”, có gắn một tấm gương soi tráng thủy nhỏ. Tính từ bậc cấp nhà thờ lên là 8m, tính từ đỉnh thánh giá xuống là 5,2m.

Năm 1994, khi trùng tu phục chế mặt tiền nhà thờ, chính cha sở đă leo lên giàn giáo và sờ thấy tấm kính soi này mà trước đây không ai biết là có, v́ qua nhiều năm tháng, mặt tiền bị rêu phong phủ đen mốc. Sau đó xem lại các ảnh chụp từ trước th́ đều thấy có chấm sáng trắng phản quang tại vị trí này. Tấm kính vẫn c̣n nguyên vẹn dù bị vỡ đôi một đường và phần tráng thủy có lỗ chỗ và hơi mờ nhưng vẫn c̣n soi được. Cha sở đă ra chợ Văn Thánh mua 1 tấm kính cỡ y như vậy đem về gắn lên chỗ cũ.

Cha sở t́m hiểu với vài trí thức ngoài Công Giáo ở Huế là tại sao mặt tiền nhà thờ Công Giáo lại có gắn tấm kính soi này, loại kính soi tráng thủy, tṛn, đường kính khoảng 5cm, bán đầy ngoài chợ, các cô các bà thời trước vẫn thường dùng để soi mặt rất kín đáo v́ tấm kính nằm gọn trong ḷng bàn tay. Giới am hiểu ngoài Công Giáo ở Huế đưa ra giả thiết là phía trước nhà thờ có ḷ rèn hay cái ǵ thuộc hoả (lửa) chăng, cho nên tiền nhân đă gắn tấm kính soi để phản quang?

Cũng nên phân biệt hai loại kính thường gắn trước nhà dân gian theo phong tục Á Đông như ở Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản… Loại thứ nhất là kính tráng thủy h́nh bát giác có sơn các vạch bát quái: Ly, Tốn, Chấn, Cấn, Khôn, Đoài, Càn, Khảm (hậu thiên bát quái) thường mang ư nghĩa trấn áp, chủ động, điều khiển… Loại thứ hai là kính tráng thủy h́nh tṛn (hoặc chữ nhật) đơn giản chỉ dùng để phản quang. T́m hiểu vị trí phía trước mặt nhà thờ từ xưa nay không hề có ḷ rèn nào, hoặc thứ ǵ thuộc hỏa, mà chỉ là vườn cây. Thế th́ tại sao có tấm kính soi tại vị trí này ở mặt tiền nhà thờ, mà không đặt ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn.

Có lẽ là v́ phía trước, bên kia con hói trước nhà thờ cách khoảng 300m, có ngọn đồi thấp dùng làm nghĩa trang lương giáo lâu đời, gọi là Rú Bắp. Lên đỉnh đồi nh́n về phái nhà thờ sẽ thấy đỉnh đồi ngang tầm với kính soi, tức là thấp hơn đỉnh thánh giá trên mặt tiền nhà thờ khoảng 5m.

Nguồn: An Thông – Ḍng Chúa Cứu Thế

..................

Giáo Xứ An Vân Mừng Bổn Mạng Trên Ngôi Thánh Đường 100 Tuổi.

VietCatholic News (08 Oct 2007 22:01)

Huế, Việt Nam (7/10/2007) - Ngôi Nhà Thờ 100 tuổi được xây dựng từ năm 1907 có tên gọi cổ kính: Thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi thuộc Giáo xứ An Vân, Huế, đă sáng rực lên bởi ánh sáng mặt Trời và ánh Trăng mùa thu chiếu vào trong 3 ngày Lễ hội được giáo dân tại đây tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7/10/2007 để mừng bổn mạng Đức Bà Môi Khôi.

Đây là sự kiện đặc biệt không chỉ cho Giáo dân Giáo xứ An Vân mà c̣n cho Giáo phận Huế v́ nó để lại cho hậu thế một di sản thiêng liêng vô cùng quư báu. Đức Tổng Giám Mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể đă nói trong Thánh Lễ đồng tế Tạ ơn 100 năm Thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi cách Kinh đô Huế 8 kilômét về phía Tây Nam.

Hôm 7/10/2007, Giáo Hội đă mừng Kính lễ Đức Mẹ Mân Côi, Linh mục Phêrô Phan Xuân, Thanh Quản xứ An Vân, đă dâng Thánh lễ để kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà. Ngài đă nhận xét rằng, từ ngôi Thánh Đường cổ kính này đă sinh ra cho Giáo Hội 24 Linh mục và hàng chục Tu Sĩ nam nữ trong và ngoài nước. Với bộ giàn tṛ bằng gỗ Lim được mua của Triều Đ́nh Huế sau trận Băo năm Giáp Th́n, Băo đă làm sụp đổ tất cả nhà cửa trong Thành Nội Huế.

Mặt tiền nhà thờ Cha Thanh đă cho phục hồi và sơn lại h́nh dáng nguyên thuỷ là lối kiến trúc kiểu tam quan đ́nh làng nhưng cao đến đỉnh Thánh Giá là 15 mét, được trang trí hoa văn bằng sành sứ trên các đường viền và các câu đối bằng chữ Hán.

Cha Thanh, 60 tuổi là một trong 3 thư kư của hội đồng Giám mục Việt Nam đă giới thiệu về ngôi Thánh Đường dáng xưa kiểu nhà Rường cho hàng trăm du khách viếng Huế, đặc biệt hôm 5/10/2007 gần 500 lương dân các làng lân cận như An Hoà Thượng, Bổn Tŕ, Bổn Phổ, An Vân, được mời đến tham dự các món ăn dân dă của Chợ Quê tại Giáo xứ An Vân. Ngoài ra, khách được mời tham quan Thánh đường để qua đó họ được nghe Lời Chúa, biết được Đức Bà Mân Côi qua các Mầu Nhiệm: Vui, Thương, Sáng, Mừng được khắc trên Quả Chuông Nam.

Sau đó, Hôm 6/10/2007, 2 Đức Giám Mục, 50 Linh mục cùng 650 nam nữ Tu Sĩ và Giáo dân đă tham dự Thánh Lễ đồng tế tạ ơn 100 năm Thánh Đường Thánh Mẫu Môi Khôi.

Đức Tổng Giám Mục Huế đă giảng trong Thánh Lễ rằng:''Kinh Mân Côi là kinh của Hoà b́nh v́ nó đem lại sự b́nh an nơi người cầu nguyện và tạo điều kiện cho họ đón nhận và cảm nhận tận đáy ḷng để gieo văi ra xung quanh sự Hoà b́nh đích thực, vốn là quà tặng của Chúa Phục Sinh.

Được biết, Giáo xứ An Vân được thành lập vào cuối thế kỷ 18 dưới thời nhà Trịnh cai trị Huế (1775-1786). Nhà Thờ An Vân cũng như tất cả các Nhà Thờ Công Giáo tại Việt Nam đều bị triệt hạ b́nh địa v́ quan quân Nhà Trịnh Phá Đạo, rồi đến Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh bách hại đạo Công Giáo năm 1798-1801, chính lúc nầy Đức Mẹ đă hiện ra tại La Vang (1798) để an ủi con cái. Làng An Vân có nghĩa là làng được an cư lạc nghiệp dưới bóng Mây của Trời Xanh.

Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo

Xem thêm : Noel kiểu... Việt Nam

........................

Thánh lễ Tạ ơn của 3 anh em Linh mục thuộc giáo xứ An Vân

VietCatholic News (10 Jun 2010 06:23)

HUẾ - Sáng hôm nay, ngày 10.6.2010, toàn thể giáo dân giáo xứ An Vân từ khắp nơi quy tụ về nơi ngôi thánh đường cổ kính đơn sơ nhưng thắm đượm t́nh yêu thương và đoàn kết, hân hoan chào đón các vị khách quư đạo đời cùng nhau hiệp dâng thánh lễ tạ ơn của 3 anh em ruột là linh mục thuộc Tổng giáo phận Huế:

-Linh mục Phêrô Lê văn Ngọc: sinh năm 1920, chịu chức linh mục năm 1948.

-Linh mục F.X. Lê văn Cao: sinh năm 1930, chịu chức linh mục năm 1962.

-Linh mục G.B. Lê văn Nghiêm: sinh năm 1940, chịu chức linh mục năm 1976.

Niềm vinh dự lớn lao nhất đối với 3 cha, đó là thánh lễ đồng tế long trọng do Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế chủ sự, cùng với Đức Giám mục phụ tá và trên 80 linh mục trong và ngoài giáo phận tiến vào nhà thờ với tiếng hát ngợi khen tôn vinh Chúa: Con là linh mục đời đời theo ḍng Menkisêđê, cùng hiệp dâng thánh lễ có đông đủ đại diện các hội ḍng nam nữ và rất đông bà con giáo dân. Trước khi dâng thánh lễ, các con cháu ḍng họ Lê đă xin phép được dâng lên 3 cha áo lễ mới.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục thay mặt giáo phận tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ LaVang, cảm ơn gia đ́nh và 3 cha đă phó dâng cuộc đời cho Chúa để phục vụ tha nhân. Với tuổi thọ 240 năm, trong đó có 144 năm làm linh mục, một hồng ân cao quư mà Thiên Chúa đă dành cho 3 cha. Cha Lê văn Ngọc là anh cả mặc dù đă 90 tuổi với 62 năm linh mục nay đă nghỉ hưu, nhưng cha vẫn xin được về ở bên Mẹ LaVang để chăm lo phần rỗi linh hồn và ban bí tích ḥa giải cho khách hành hương. Cha Lê văn Cao với 80 tuổi đời và 48 năm linh mục, nay nghỉ hưu tại nhà chung nhưng cha vẫn thường xuyên đi giúp mục vụ những khi cần thiết. Cha Lê văn Nghiêm đă 70 tuổi nhưng vẫn hăng say phục vụ, là niềm an ủi cho những người nghèo khổ bất kể lương giáo, dù ai đang âu sầu đau khổ nhưng gặp cha đều được cha ban cho nụ cười tươi vui.

Sau thánh lễ, đại diện giáo xứ An Vân ngơ lời tri ân Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, quư cha cùng tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đă vui ḷng tề tựu trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nhưng đầy thân thương để cùng tạ ơn Thiên Chúa đă tuôn đổ biết bao ơn lành cho giáo xứ cũng như cho 3 cha mừng lễ hôm nay. Đồng thời xin phép được tặng 3 cha ṿng hoa tươi thắm thể ḷng quư mến và tràn ngập t́nh yêu thương của giáo xứ đối với 3 cha.

Cha F.X. Lê văn Cao thay mặt 3 anh em cảm tạ hai Đức cha và quư cha, quư tu sĩ nam nữ cùng cộng đoàn. Đồng thời bày tỏ ư nguyện của thánh lễ long trọng hôm nay: đó là 3 cha cùng đại gia đ́nh gia tộc họ Lê tri ân và cầu nguyện cho các tiền nhân ông bà cha mẹ. Cảm ơn giáo xứ An Vân đă hân hoan hưởng ứng và tạo điều kiện giúp đở cho 3 cha tổ chức thánh lễ tạ ơn này.

Không phải gia đ́nh nào cũng có được hồng phúc cùng lúc có 3 vị linh mục như các ngài. Mà đó là những trái ngọt do sự nuôi dưỡng của những gốc cây xanh tốt và sum suê. Ân lộc được phát sinh từ cụ cố Giacôbê Lê Khuê bị khắc hai chữ “ Tả đạo “ trên má, bị chết rũ tù trong nhà ngục Lạng Sơn. Con của cụ là linh mục G.B. Lê Huấn chết tử đạo thời Văn thân tại Dương lộc, ông nội của 3 cha là cụ Micae Lê Tuân có 2 người con làm linh mục, đó là cha Phêrô Lê văn Đức và cha Anrê Lê văn Kiệm. Song thân của 3 cha muốn dâng hết cho Chúa, nhưng nói như cha Cao: ” Chúa chỉ nhận 3 anh em mà thôi “. Phúc lộc đó Thiên Chúa vẫn tuôn đổ dồi dào xuống cho ḍng họ Lê của 3 cha, hiện nay đến đời con cháu của 3 cha có cha Bênêđictô Lê quang Viên đang là quản lư Nhà chung Tổng giáo phận và em ruột là thầy phó tế Lê văn Thắng sẽ chịu chức vào ngày 19.6 này; cha Antôn Lê anh Quốc quản xứ Đông lâm và em ruột là thầy Lê anh Khoa hiện đang học triết 3 tại Đại chủng viện Xuân bích Huế.

Tất cả là hồng ân cao quư mà Thiên Chúa đă ưu ái ban cho ḍng họ Lê thuộc giáo xứ An Vân, và cũng chính là nguyên nhân để 3 cha tổ chức mừng lễ tạ ơn và tri ân cầu nguyện cho các tiền nhân ông bà cha mẹ hôm nay.

Trương Trí

* Nguồn : Trang Web Tổng Giáo phận Huế  -  VietCatholic

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ An Vân

< H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ An Vân chụp ngày 3/1/2012 - TTV>

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm tập h́nh [ H́nh ảnh chuông nhà thờ Giáo xứ An Vân ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]