Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo xứ Buồng Tằm

 

Nhà thờ Giáo xứ Buồng Tằm
Giáo hạt Thành Phố Huế

 

Địa chỉ : thôn Hạ, xă Dương Hoà, t/x Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế (Bản đồ)

Chánh xứ : Linh mục Têphanô Nguyễn Hữu (10/2016)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

25-10-2016

Bổn mạng

Lễ Truyền Tin

Số giáo dân

300

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Câu chuyện Tử Đạo ở Bông Tằm thời Văn Thân

-  Tin tức sinh hoạt

* Video Ban giáo lư Giáo xứ Buồng Tằm mừng Xuân Mậu Tuất

* Thánh Lễ Tạ Ơn thành lập Giáo xứ Buồng Tằm (25/10/2016)

* Lễ Khánh Thành Lăng Các Vị Tử Đạo của Giáo xứ Buồng Tằm (Ngày 24/11/2009)

 

Lược sử Giáo xứ Buồng Tằm

I. VỊ TRÍ ĐỊA DƯ

Giáo xứ Buồng Tằm, thuộc giáo hạt Thành Phố Huế, nằm trên địa bàn thôn Hạ, xă Dương Hoà, thị xă Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, cạnh nguồn sông Hương ḍng Tả trạch, gần lăng Gia Long, cách toà Tổng Giám mục Huế 25km về phía Nam.

II. NGUỒN GỐC H̀NH THÀNH VÀ QUÁ TR̀NH PHÁT TRIỂN

1- Từ những tín hữu chạy trốn lên miền núi

Khi chúa Minh Nguyễn Phúc Chu cai trị đất nước từ Nam sông Gianh trở vào (1691-1725), vùng Thừa Thiên (lúc ấy gọi là Thuận Hóa) có30 họ đạo thuộc quyền Đức Giám mục François Pérez (1691-1728), Đại diện Tông ṭa Giáo phận Đàng Trong.

Vào thời kỳ bắt đạo của chúa (1699-1704)[1], năm 1700 cha P. Langlois, Quản xứ Phủ Cam bị chết rũ tù. C̣n tại Thuận Hóa nói chung, theo tường thuật của giáo sĩ Juan AntonioArnedo (Ḍng Tên) viết ngày 31-7-1700, giáo hữu một số họ đạo bị bắt giam, đánh đập, chịu tử h́nh và nhiều người phải chạy trốn để bảo toàn đức tin lẫn tính mạng. Giáo đoàn kinh đô Huế đă sống trong những ngày tháng đen tối. Đức cha chính Pérez và Đức cha phó Charles-Marin Labbé phải ẩn náu ở vùng Nam Giáo phận. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy nói đến địa danh Đá Hàn và Buồng Tằm.

Thời Đức Khâm sai Elzéar des Achards de la Baume sang Việt Nam (1-5-1739), tên hai họ đạo vùng núi vừa nói mới bắt đầu xuất hiện trong các bản tường tŕnh của ngài gởi Ṭa thánh. Có thể cho rằng chính các tín hữu vùng xuôi (như Phủ Cam) khi chạy lên vùng núi để thoát cơn bách hại đă khai sinh các họ đạo này.

2- Trực thuộc các giáo xứ miền xuôi

Theo sử gia Adrien Launay trong cuốn “Lịch sử truyền giáo ở Đàng Trong, tư liệu lịch sử”, tập 2 (Histoire de la mission en Cochinchine, Documents historiques II, 1728-1771), sau nhiều năm không vị Thừa sai nào đặt chân đến Đá Hàn và Buồng Tằm, th́ có cha Chính Jean-Antoine de la Court (MEP), đang coi sóc giáo xứ Phủ Cam (1743-1746), kiêm nhiệm hai cộng đoàn này.

Theo bản tường tŕnh của các thừa sai lên vị Khâm sai Ṭa thánh thứ hai là Đức cha Hilario Costa di Jesu năm 1747, Đá Hàn lúc này có 200 và Buồng Tằm 270 tín hữu[2].

Các vị mục tử Phủ Cam hay Ngọc Hồ tiếp tục kiêm nhiệm 2 giáo họ này. Những vị cuối cùng là cha Inhaxiô Nguyễn Ngọc Tuyên, quản xứ Phủ Cam (1866-1880), cha Luca Nguyễn Hữu Tín, Quản xứ Ngọc Hồ (từ 1871) và cha Anrê Trần Văn Doăn, Quản xứ Ngọc Hồ (từ 1879).

Đến năm 1883, riêng giáo họ Buồng Tằm c̣n lại khoảng 150 giáo dân. Trong vụ Văn Thân thiêu sát tháng 12-1883, giáo họ có 75 người chịu tử đạo (xem Phụ lục bên dưới). Sau biến cố này, số giáo dân ít ỏi sống sót đă quy tụ và xây dựng lại giáo họ.

3- Thành giáo sở độc lập Đá Hàn + Buồng Tằm

Kể từ năm 1897, Đá Hàn và Buồng Tằm được liên kết với nhau, trở thành giáo sở Đá Hàn, có cha Quản xứ chính thức. Và tính đến hôm nay là có 14 đời Quản xứ.

– Cha Têphanô Đặng Văn Hiệp, người họ An Vân, là cha sở tiên khởi Giáo xứ Đá Hàn và Buồng Tằm (1897-1903).Xác Ngài hiên được chôn trong nhà thờ Đá Hàn.

– Cha Phaolô Huỳnh Văn Thế: 1903-1925 lần thứ I.

– Cha Gabriel Pieters (cố Phiên): 1926-1932

– Cha Louis Bertin (cố Khánh) : 1933-1944.

– Cha Phaolô Huỳnh Văn Thế : 1945-1946. Lần thứ II.

– Cha Đôminicô Nguyễn Văn Trân : 1946-1961. Ngài đă xây lầu nhà xứ Đá Hàn để tránh lụt.

– Cha Matthia Nguyễn Văn Triêm : 1962

– Cha Giacôbê Nguyễn Văn Ngọc: 1963-1964.

Sau năm 1966, v́ t́nh h́nh bất an, phần đông giáo hữu Đá Hàn và Buồng Tằm về định cư ở vùng Nam Giao và trực thuộc họ Phủ Cam. Đến năm 1975, họ mới hồi cư.

– Cha Giuse Đỗ Bá Ấn : 1975-1980.

– Cha G.B. Phạm Ngọc Hiệp : 1980-1987, tu sửa nhà thờ Đá Hàn và nhiều lần dựng lại nhà thờ BT[3].

– Cha Giuse Đặng Thanh Minh: 1987-1995, sửa tiền đường và tháp nhà thờ, nhà hội. Nhà thờ Đá Hàn hiện nay dài 35m, rộng 13m, cao 8m, tháp cao 40m,

– Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ 1995-2000: làm nhà xứ, trường mẫu giáo, đào giếng nước sạch và sửa chữa lại nhà thờ Đá Hàn sau trận lụt thế kỷ 1999. Trận lụt này cuốn trôi 100 nhà dân lẫn nhà thờ Buồng Tằm làm bằng tre nứa. Sau trận lụt lịch sử đó, một số gia đ́nh trong giáo xứ di dời qua bên kia sông, h́nh thành một làng mới gần lăng Minh Mạng, dọc theo quốc lộ 49.

Cha Phêrô rời Giáo xứ tháng 5/2000 và măi đến tháng 2/2001, cha Đôminicô Phan Phước mới về nhận xứ. Trong 9 tháng vắng mặt cha sở này, các linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế, Thiên An rồi Thánh Tâm tạm thời đến dâng lễ.

– Cha Đôminicô Phan Phước 2/2001-2008: tiếp tục xây dựng và hoàn thành nhà thờ Đá Hàn. Ngài cũng xâynhà thờ Buồng Tằm trên vùng đất mới, nhưng chưa hoàn thiện.

Thành lập phong trào Thiếu nhi Thánh Thể và hội Legio Mariae.

– Ngày 10-9-2008, cha Giuse Phan Văn Quyền nhậm chức Quản xứ Đá Hàn. Tiếp tục công tŕnh của các cha trước để lại là củng cố và xây dựng giáo xứ ngày một đi lên về tinh thần cũng như vật chất.

Ngày 02-11-2009, xây dựng Đất thánh Đá Hàn

Ngày 24-11-2009, trùng tu lăng 75 vị tử đạo Buồng Tằm và khánh thành.

Tháng 5-2010, mở rộng và bêtông hóa con đường bên phải nhà thờ Đá Hàn.

Ngày 25-3-2011, khánh thành nhà thờ và nhà xứ Buồng Tằm.

Tháng 8/2015, linh mục Giuse Trần Hữu Đạt được bổ nhiệm làm cha phó Đá Hàn.

4- Thành giáo xứ biệt lập

Ngày 25-10-2016, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Lê Văn Hồng ra văn thư chính thức thành lập giáo xứ Buồng Tằm và cha phó Đá Hàn Giuse Trần Hữu Đạt được bổ nhiệm chính thức làm Quản xứ tiên khởi.

Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ được cử hành long trọng do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng chủ sự, với sự hiện diện của đông đảo các linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Lễ Truyền tin là bổn mạng Giáo xứ.

III. HOA TRÁI ĐỨC TIN

1- Linh mục

– Giacôbê Nguyễn Văn Ngọc, sinh 8-2-1905, thụ phong linh mục ngày 26-5-1934, qua đời ngày 3-5-1983. Cha ngài là ông Giuse Nguyễn Văn Hướng, người may mắn sống sót trong vụ Văn Thân tấn công Buồng Tằm. Ngài có vóc dáng to lớn, ăn nói bặt thiệp, kể chuyện rất hấp dẫn, khôi hài.

– Phanxicô Xavie Lê Xuân Quang, sinh ngày 25-12-1919, thụ phong linh mục ngày 3-6-1950, dòng Chúa Cứu Thế, qua đời v́ bệnh lao ngày 15-5-1960. Ngài đă lập một Praesidium (Legio Mariae) ở Sài G̣n đầu tiên tại giáo xứ Ḍng Chúa Cứu Thế, như là “hồn”, “men” cho các Praesidia sau nầy.

2-Nữ tu

– Têrêxa Nguyễn Thị Suy, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng.

– Maria Nguyễn Thị Linh, Ḍng Kín Huế.

3- Giáo dân:

– 2016: 300 người

– 2019: 300 người

................

[1]“Mùa thu 1699, triều đ́nh tra xét bắt đạo Thiên Chúa, phàm nhân dân ta ai có đạo th́ phải bỏ để trở lại làm dân b́nh thường, lấy nhà tu làm nhà ở, lại c̣n đốt sách vở của đạo Thiên Chúa, người phương Tây th́ buộc họ phải về nước” (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_Chu). Năm 1704: Chúa Minh đ́nh chỉ việc cấm đạo v́ quư mến một số giáo sĩ Ḍng Tên người Tây Ban Nha trong đó có cha Juan Antonio Arnedo. Ngài là nhà thiên văn giỏi và là nhà thầy thuốc riêng của chúa tại kinh đô.

[2] Adrien Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine, t. II, tr. 188

[3]Tháng 3 năm 1980, cha đến làm Quản xứ Đá Hàn, kiêm B́nh Điền (phía tả ngạn sông Hương), và kiêm Buồng Tằm (phía hữu ngạn sông Hương). Cha chính thức nhận xứ Buồng Tằm vào chiều ngày 25.3.1980, lễ Đức Mẹ được Truyền Tin, bổn mạng Giáo xứ.

V́ ở đầu nguồn và sát bờ sông, mỗi lần có mưa to, Buồng Tằm lụt lớn. Năm nào cũng bị lụt ít là 5, 7 lần; đời sống bà con trong thôn thật vất vả. Nhà thờ Buồng Tằm lúc bấy giờ chỉ là vách phên, mái lá, ghế bàn đơn sơ; hễ lụt lớn là trôi cả nhà thờ và bàn ghế; cụ thể là cái lụt lịch sử năm 1984. Ngay sau đó, cha con lại khẩn trương dựng lên một nhà thờ phên lá khác. Nói về ḷng đạo đức, th́ giáo dân Buồng Tằm tuyệt vời : can đảm sống đạo, thể hiện cao đẹp chứng tá đức tin kiên cường như các bậc tiền bối đă anh dũng hy sinh. Năm 1883, thời Văn Thân, tại Buồng tằm, đă có 75 vị bị thiêu sát v́ đạo. Sau năm 1975, Hợp tác xă nông nghiệp và lâm nghiệp địa phương rất căng; kiểng đánh vang trời, tiếng hô xung phong ầm ĩ; mặc kệ, cứ đến ngày Chúa nhật, giáo dân nhất loạt nghỉ việc đồng áng rừng núi, để đọc kinh gia đ́nh ban sáng, ban chiều học giáo lư, ban tối tham dự thánh lễ. Mặc dù là vùng sâu vùng xa, Buồng Tằm cũng được các nữ tu Ḍng Con Đức Mẹ Đi viếng của Giáo phận, ngay từ năm 1975, đă can trường hy sinh, chịu thương chịu khó thường trú và phục vụ. Sự hiện diện của các nữ tu là một niềm vui và khích lệ lớn cho giáo dân cũng như bà con lương dân trong vùng.

C̣n cha sở mỗi ngày Chúa nhật, sau khi dâng 2 thánh lễ và dạy giáo lư ở Đá Hàn, từ giữa trưa đi đ̣ ngang ra ngồi bến đ̣ chợ Tuần, chờ chuyến đ̣ dọc từ chợ Đông Ba lên; mỗi ngày chỉ có một chuyến đ̣, nếu trật chuyến, phải chờ đến Chúa nhật tuần sau mới đi dâng thánh lễ được. Vất vả mất sức, nhưng hân hoan vui sướng v́ được phục vụ giáo dân nhiệt t́nh sống đức tin cao đẹp. Đặc biệt hành khách đi đ̣ hầu hết là lương dân; đây là cơ hội thuận tiện để cha được tiếp xúc và nói về đạo công giáo trong thời buổi cấm cách nghiệm ngặt. Thỉnh thoảng cha cũng cố gắng đi xe đạp từ Đá Hàn, xuyên rừng vượt suối ngang qua thôn La Khê trẹm, Kim Ngọc, Đ́nh Môn; để gặp gỡ một số người trong thôn làng vùng núi. Bà con lương giáo Buồng Tằm v́ thế hiểu nhau, kính trọng và sống rất tốt với nhau.

Đúng 7 năm phục vụ, sau khi cử hành thánh lễ kính Đức Mẹ được Truyền Tin, bổn mạng Giáo xứ Buồng Tằm (25.3.1987), Cha G.B. Phạm ngọc Hiệp rời Đá Hàn Buồng Tằm B́nh Điền về nhậm xứ Tân Mỹ, Thuận An.

 

Nguồn : Website TGP Huế - Nhóm Biên sử TGP Huế (25/08/2019)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Buồng Tằm

Nguồn : Website TGP Huế

Xem thêm [ H́nh ảnh Thánh Lễ Tạ Ơn thành lập Giáo xứ Buồng Tằm (25/10/2016) ]

 

 

 

[Trở về đầu trang ]