Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo xứ Cầu Hai

 

Nhà thờ Giáo xứ Cầu Hai
Giáo hạt Hải Vân

 

Địa chỉ : xă Lộc Tŕ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục AnTôn Nguyễn Như Hùng Dũng (8/8/2015)
Phó xứ     : Linh mục

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Lễ Bổn Mạng

 

Số giáo dân

728 (Cầu Hai + Đá Bạc)

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :   Gh Đá Bạc

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Thánh Lễ Ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Cầu Hai (17/9/2018) - H́nh ảnh

 

Lược sử Giáo xứ Cầu Hai

Nguồn : Website TGP Huế (29/08/2019)

I- VỊ TRÍ ĐỊA LƯ

Giáo xứ Cầu Hai, thuộc Giáo hạt Hải Vân, nằm trên địa bàn xă Lộc Tŕ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách Toà Tổng Giám mục Huế khoảng 38km về phía đông đông nam.

II- NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TR̀NH PHÁT TRIỂN

1- Đón nhận đức tin từ vị linh mục tiên khởi Giáo phận

Lịch sử Giáo phận Huế cho biết giáo xứ Cầu Hai ra đời cách đây hơn 300 năm. Dưới đời Đức cha Lambert de la Motte, Đại diện Tông ṭa tiên khởi xứ Đàng Trong (1624-1658-1679)

[1], th́ cha Emmanuen Nguyễn Văn Bổn, vị linh mục đầu tiên của Giáo phận Huế, coi vùng Thừa Thiên (?-1672-1698). Cha Bổn đă lập giáo xứ nầy. Vậy có thể cư dân Cầu Hai đă biết đạo dưới đời chúa Ngăi Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691).

Năm 1698, vào đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1723), giáo sĩ Pietro Belmonte cho diễn tại giáo xứ Thợ Đúc vở kịch có nhắc lại các vụ bắt đạo. Vụ việc đến tai, chúa ra lệnh bách hại gắt gao hơn từ Quảng Trị, Bác Vọng đến Văn Quỹ, Phủ Cam. Các thừa sai đành trốn chạy.

Cha Emmanuen Bổn phải nấp dưới ghe với 7 giáo dân, 2 thầy giảng và 3 học sinh tại phá Cầu Hai. Ngày 2-11-1698, năm Mậu Dần, lễ Các đẳng Linh hồn, một trận băo thổi vào kinh đô, làm hơn 400 ghe bầu chở lúa các nơi về kinh bị ch́m. Trong thiên tai nầy, cha Bổn và các người cùng trốn với ngài đă chết đuối v́ ghe bị lật tại phá Cầu Hai.

Thấy thiên tai và hậu quả khốc hại như vậy, triều đ́nh và chúa Nguyễn Phúc Chu nghĩ rằng đă bị “Trời phạt”, nên chính sách cấm đạo cũng dịu bớt đến cả năm sau 1699[2]. Kể từ đó giáo xứ Cầu Hai trải qua 14 năm không có linh mục.

Năm 1701, trong bản tường tŕnh, Đức cha Labbé cho biết tên các họ đạo tại Giáo phận Huế, trong đó có tên giáo xứ Cầu Hai tại Thừa Thiên.[3]

Năm 1741-1743, cha Jean-Antoine de la Court, Thừa sai Paris (MEP) làm bề trên Giáo phận, trông coi nhiều giáo xứ tại Huế và các vùng quê trong đó có Cầu Hai.

Ngày 4-7-1747, khi Đức Khâm sai Ṭa thánh thứ hai Hilario Costa di Jesu (đang là Giám mục Tông ṭa Giáo phận Đông Đàng Ngoài) đến Đàng Trong để giải quyết tranh chấp giữa các ḍng truyền giáo bằng cách phân chia khu vực các họ đạo của 3 tỉnh giáo phận Huế, họ Cầu Hai thuộc các cha M.E.P. đóng trụ sở tại Phủ Cam và Thợ Đúc.

Theo nhật kư của Đức cha Lefèbvre ghi lại từ Huế, năm 1747, th́ Giáo xứ Cau Hay (Cầu Hai) được giao cho các thừa sai Ư, sau đó giao lại cho các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris[4]. Cha de la Court phụ trách các giáo xứ vùng nầy và qua đời tại đây vì nhuốm bệnh phong thổ (rừng thiêng nước độc).

2- Lớn lên trong thử thách

Trong thời kỳ Phân Sáp (22-8-1861 đến 13-7-1862), có những nhà giam người Công giáo bằng tranh tre do huyện Phú Lộc dựng nên dọc bờ sông Nước Ngọt. Một số giáo dân Cầu Hai có thể đă bị giam giữ tại những nơi này.

Sau khi lệnh Phân Sáp được băi bỏ, Đức cha Sohier (B́nh) đă đặt cha Têphanô Đặng Văn Hiệp làm quản xứ Châu Mới kiêm giáo họ Cầu Hai (1867). Tháng 8 năm 1867, Đức cha yêu cầu các cha cho biết các xứ đạo trong Giáo phận. Thế nhưng trong danh sách các họ đạo Giáo sở Châu Mới, không thấy tên Cầu Hai. Có phải do lỗi ghi sót hay sau vụ Phân Sáp dưới triều Tự Đức, Cầu Hai đă bị tan nát, chẳng c̣n mấy giáo dân về lại làng cũ, mà ở tản mác hay quá ít, nên Cầu Hai đă không được các cha báo cáo, mặc dù có cha Têphanô Đặng Văn Hiệp ở tại giáo sở Châu Mới.

Năm 1879, Đức cha Pontvianne (Phong) đặt cha Giuse Tống Văn Vĩnh làm quản xứ Nước Ngọt kiêm họ Cầu Hai.

Thời Văn Thân, với chiêu bài “B́nh Tây Sát Tả” (dẹp Tây giết đạo), ngày 7-12-1883, pḥ mă Cát với quân “Đoàn kiệt sĩ”, một thứ lính do Văn Thân tuyển, đă sát hại 12 giáo dân Cầu Hai.

Từ 1885-1890, cha Anphong Trần Bá Lữ (gốc Sơn Công), phó xứ Phủ Cam, về dạy đạo tại Cầu Hai. Đặc biệt cha Anphong ở phó cùng một lúc cho hai vị : cha Antoine Stoeffler ở Diêm Tụ và cha Eugène Allys (Lý) ở Phủ Cam. Diêm Tụ ở dọc đầm Hà Trung, c̣n Cầu Hai ở bờ gần đầm Cầu Hai, dọc bên kia Quốc lộ I hiện nay. Cha Anphong Lữ đă xuôi ngược khi ở Diêm Tụ, khi ở Cầu Hai, mở đạo tại hai họ nầy[5].

Có thể vào thời Văn Thân, giáo dân các họ vùng Cầu Hai, Nước Ngọt bị khủng bố, một số bị dao động, chối đạo cũng có, lơ đạo cũng có. Cha Lữ được gởi về đây để củng cố đức tin cho tín hữu và đưa họ trở về với Chúa cũng như truyền giáo cho lương dân. Từ năm 1900-1906, cha Inhaxiô Đặng Văn Dơng, phó xứ Phủ Cam, cũng phụ trách truyền giáo các vùng dọc quốc lộ trong đó có Cầu Hai và đặc biệt quan tâm những người tân ṭng.

3- Phát triển nhờ kế hoạch truyền giáo

Vào những năm trên, cha Allys (Lư), lúc đó là quản xứ Phủ Cam kiêm quản hạt Bên Thủy[6] có sáng kiến gởi những gia đ́nh Công giáo Phủ Cam đi mở đạo tại các làng quê. Họ đến sinh sống tại những cụm dân lương hoặc những cộng đoàn tín hữu mới, vừa truyền giáo vừa lập nghiệp.

Cha Lư đă gửi đôi vợ chồng đạo đức là ông bà Phạm Văn Tuấn về Cầu Hai để gầy dựng và phát triển Giáo xứ. Ông Tuấn là con trai của cụ Phạm Văn Hoằng họ Phủ Cam. Cụ Phạm Văn Hoằng bị triều đ́nh Huế bắt v́ đạo và chết lưu đày tại Lạng Sơn[7]. Ngoài cụ Hoằng c̣n có ông Phạm Văn Giám cũng bị lưu đày v́ đạo. Ông bà Phạm văn Tuấn sinh được người con trai duy nhất là Phaolô Phạm Văn Tú. Đến tuổi trưởng thành, ông Tú kết hôn với bà Anna Hồ Thị Trông, một giáo dân nổi tiếng đạo đức của Giáo xứ Tân Mỹ. Ông Tú đă giữ chức vụ câu trưởng Cầu Hai (tương đương chủ tịch Hội đồng giáo xứ) cho tới khi qua đời. Thi hài của ông cố Phạm Văn Tuấn và ông bà Phạm Văn Tú được an táng tại nghĩa địa Cầu Hai. Hết đời ông Tú, con trai trưởng của ông là Giuse Phạm Bá, và con trai út là GB Phạm Ngọc Phước, đă lần lượt làm câu họ tại đây.

Ông bà Phạm Văn Tú có một người cháu nội làm linh mục phục vụ Tổng Giáo phận Huế, đó là cha G.B. Phạm Ngọc Hiệp. Đây là hoa quả đầu tiên về ơn gọi tận hiến của giáo xứ Cầu Hai, và cũng là phần thưởng quư báu Thiên Chúa ban thưởng cho công lao truyền giáo và sống đạo của ḍng tộc họ Phạm tại nơi này.

Vào năm 1747, Cầu Hai có 100 giáo dân theo bảng kê khai danh sách các họ đạo trong giáo phận của các cha Thừa sai lúc bấy giờ. Nhưng đến năm 1939, tập san Les Missions Catholiques en Indochine tại Hồng Kông, lại cho biết vào năm nầy, thời quản xứ của cha PX Lê Văn Định (1934-1939), Giáo xứ Cầu Hai có 878 người với 4 giáo họ, 2 trường học với 58 học sinh. Có thể đó là các họ Đá Bạc, Phước Tượng, Chánh Xuân như hiện thời! Đây hẳn là công tŕnh mở đạo của Đức cha Allys (Lý), cha Anphong Lữ và cha Inhaxio Dơng cùng một số gia đ́nh đạo đức ở Phủ Cam.

Như vậy, cách đây hơn một thế kỷ, tại Giáo phận Huế đă có sáng kiến truyền giáo bằng cách gởi những gia đ́nh đạo đức đến ở giữa lương dân để làm muối men, rao giảng Tin Mừng, với sự hỗ trợ của các chủ chăn làm mục vụ lưu động.

III- CÁC LINH MỤC CHÍNH XỨ.

Năm 1910, Đức cha Allys (Lý) chọn họ Cầu Hai làm giáo sở chính gồm các họ nhánh Đá Bạc, Phước Tượng, Chánh Xuân[8]. Không kể thời gian bắt đầu biết đạo đời cha Emmanuen Bổn và thời gian coi sóc của các thừa sai M.E.P., giáo sở Cầu Hai từ 1910-2019 đă được các linh mục sau chăm sóc mục vụ:

Phêrô Nguyễn Văn Lập (Dương Sơn) 1910-1917

Xây nhà thờ Cầu Hai năm 1910. Đây là nhà thờ có nét kiến trúc mộc mạc, tiền đường là một mái hiên hẹp với hàng trụ chống mảnh khảnh, với một lan can chạy từ bên nầy sang bên kia.

G.B. Lê Văn Tài (Kim Long) 1917-1923

Tađêô Nguyễn Văn Tin (Kim Long) 1927-1933

Xây nhà thờ Đá Bạc năm 1927.

Phaolô Nguyễn Văn Mầu (Ngọc Hồ) 1933-1934

P.X. Lê Văn Định (Cổ Vưu) 1934-1939

Phaolô Nguyễn Văn Chính (Ngọc Hồ) 1939-1943

Phaolô Mai Xuân Hiến (Tam Ṭa) 1947-1949

Antôn Nguyễn Văn Bằng (Tam Ṭa) 1949-1953

Giuse Lê Văn Hộ (Trí Bưu) 1953-1955

Xây dựng cơ sở giáo dục cho Cầu Hai từ năm 1955: một ngôi trường khang trang, và một cụm nhà cho các chị Ḍng. Cha đă mời các nữ tu Mến Thánh Giá Phủ Cam đến thường trú, dạy văn hóa cho các em; phụ trách các hội đoàn, ca đoàn, lớp giáo lư.

Simon Huỳnh Minh Tâm (Bồ Khê) 1955

Gioan Nguyễn Đăng B́nh (Ba Ngoạt) 1955-1962

Phêrô Huỳnh Đ́nh Kinh (Phủ Cam) 1962-1968

Xây nhà xứ lợp ngói, lập sở nữ tu, giao cho Ḍng Mến Thánh Giá (Phủ Cam) phụ trách.

Phaolô Nguyễn Văn Hiển (Hà Thanh) 1968-1972

Antôn Nguyễn Văn Huề (An Bằng) 1972-1975

Gioakim Nguyễn Văn Hùng (Hà Thanh) 1975-2004

Xây mới hoàn toàn một nhà thờ khác năm 1991, thông thoáng hơn, dài 24m, rộng 7m, cao 12m. Đây là một thánh đường gọn nhỏ, nằm khuất trong một khuôn viên nh́n ra Quốc lộ I cách đó khoảng 60m. Nhà thờ dâng kính Thánh Giuse Thợ (1-5).

Ngoài ra c̣n có cơ sở các nữ tu được xây dựng năm 1996 với 2 chị Ḍng MTG Huế phụ trách hội Mẹ gia đ́nh, Ca đoàn, dạy giáo lư… và coi sóc nhà trẻ (xây dựng năm 1997).

G.B. Lê Văn Nghiêm (An Vân) 2004-2015

Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng (Lương Văn) 7/2015…..

IV- HOA TRÁI ĐỨC TIN

1- Linh mục:

– G.B. Phạm Ngọc Hiệp, sn: 1949, lm: 1975. (Cháu nội của ông Phaolô Phạm Văn Tú)

– Giuse Nguyễn Thanh Liêm, lm: 1999, Atlanta, Hoa Kỳ. (Chắt ngoại của ông P. Phạm Văn Tú)

– Giuse Nguyễn Phi Long, lm: 2017, Ḍng Biển Đức, Ban Mê Thuột. (nt)

– Giuse Hoàng Nguyên Vũ, Lm: 2017, Giáo phận Ban Mê Thuột. (nt)

– Phêrô Nguyễn Quang Long, sn: 1984, lm 2019, Giáo phận Huế. (nt)

2- Tu sĩ nam nữ:

– Tu sĩ Giuse Lê Nguyên, sn 1985, khấn tạm 2013, Ḍng Đaminh

– Nữ tu Maria Nguyễn Thị Xuân, Ḍng Mến Thánh Giá Huế.

– Nữ tu Maria Lê Thị Vàng, Ḍng Mến Thánh Giá Huế

3- Giáo dân (Cầu Hai + Đá Bạc)

– Năm 2010: 1560 người.

– Năm 2015: 724 người.

– Năm 2018: 724 người.

.................

[1] Sau tên của các Giám mục hoặc Linh mục, khi có 3 niên đại th́ số đầu chỉ năm sinh, số giữa chỉ năm chịu chức Giám mục hoặc linh mục, số cuối chỉ năm qua đời.

[2] Lê Ngọc Bích. Những linh mục Việt Nam trong thế kỷ XVII, tr. 27-28.

[3] Lịch sử Giáo phận Huế qua các triều đại vua chúa 1596-1945. Stanislas Nguyễn văn Ngọc và Giuse Nguyễn văn Hội 1993, tr. 92-93

[4] Annales des Missions Etrangères. vol. 742 p. 166 hay A. Launay, Histoire de la mission de Cochinchine, T. II, tr. 166

[5] Linh mục Nguyễn Kim Bính, Lịch sử giáo xứ Phủ Cam. 1982, bản đánh máy chữ.

[6] Trong cơ cấu tổ chức thời ấy, Giáo phận Huế chia làm 3 Giáo hạt: Giáo hạt Bên Thủy bao gồm những giáo xứ, giáo họ từ Phủ Cam chạy dài đến Lăng Cô, dọc đường thiên lư bắc nam, và từ Cự Lại xuống tận Vinh Ḥa, dọc đầm Hà Trung đến tận cửa Tư Hiền. Giáo hạt Bên Bộ gồm những giáo xứ từ phía bắc Sông Hương ra tới Kẻ Văn, Hương Lâm, Thanh Hương. Giáo hạt Dinh Cát gồm những giáo xứ từ nam Quảng Trị ra đến Quảng B́nh (tới bờ nam sông Gianh). Cha Allys làm quản xứ Phủ Cam kiêm quản hạt Bên Thủy 23 năm trời (1885-1908)

[7] Gia phả Trương Đ́nh, tr. 8

[8] Phước Tượng và Chánh Xuân nay đă thành các giáo xứ biệt lập

Nguồn : Website TGP Huế (29/08/2019)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

.............................

Thánh Lễ Ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Cầu Hai

Vào lúc 08g00 ngày 17.9.2018, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đă có chuyến viếng thăm mục vụ và chủ tế Thánh Lễ Ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Cầu Hai.

Cùng đồng tế với Đức TGM Giuse trong Thánh Lễ này, c̣n có Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện TGP Huế, quư Cha nguyên Hạt trưởng các Hạt, quư Cha Quản xứ có các em được lănh nhận Bí tích Thêm Sức và quư Cha trong Ṭa TGM Huế.

Các em được lănh nhận Bí tích Thêm Sức hôm nay gồm: 63 em thuộc Giáo xứ Cầu Hai, 2 em thuộc Giáo xứ Phước Tượng, 1 em thuộc Giáo xứ An Bằng. Thánh lễ này c̣n sự tham dự đông đảo của các thân nhân để hiệp ư cầu nguyện cho các em trong ngày hồng phúc được đón nhận Chúa Thánh Thần.

Sau Thánh Lễ, Đức TGM Giuse cùng với Cha Quản xứ thăm công tŕnh Nhà xứ hiện đang được xây dựng trong khuôn viên của Giáo xứ.

Ban Truyền Thông TGP Huế

Nguồn : Website TGP Huế


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Cầu Hai

H́nh ảnh Thánh Lễ Ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Cầu Hai (17/9/2018)

Nguồn : Website TGP Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]