Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo họ Đá Bạc

 

Nhà thờ Giáo họ Đá Bạc Giáo xứ Cầu Hai
Giáo hạt Hải Vân

 

Địa chỉ :  xă Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên ( Bản đồ )

Quản nhiệm : Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Cầu Hai

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

1927

Lễ Bổn Mạng

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo họ - H́nh ảnh Giáo họ

-  Tin tức sinh hoạt

 

Lược sử Giáo họ Đá Bạc

I- VỊ TRÍ ĐỊA LƯ

Giáo họ Đá Bạc, thuộc Giáo xứ Cầu Hai, Giáo hạt Hải Vân, nằm trên địa bàn xă Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, cách Toà Tổng Giám mục Huế khoảng 35 km nằm về hướng đông đông nam, cách cầu Đá Bạc 50m về phía tây.

II- NGUỒN GỐC H̀NH THÀNH VÀ QUÁ TR̀NH PHÁT TRIỂN

1- Khai sinh từ một kế hoạch truyền giáo

Vào năm 1888, Đức cha Louis Caspar (Lộc), cha Eugène Allys (Lý) và cụ Thượng thư Micae Ngô Đ́nh Khả đă lập ban truyền giáo nhằm mở đạo tại hai huyện Phú Lộc và Phú Vang. Cũng có một số giáo dân Phủ Cam tham gia phong trào nầy, xuống tận các làng quê, ăn ở hay định cư để mở đạo.

Cha Đôminicô Lê Văn Phẩm, phó xứ cho cha Allys, đặc trách Giáo xứ Nam Phổ (huyện Phú Vang) từ 1900, cũng được gởi về vùng Phú Lộc để truyền giáo.

Lúc bấy giờ t́nh h́nh Giáo phận Huế tương đối yên. Những vụ khủng bố sát hại người Công giáo của Văn Thân vào các năm 1883-1886 chỉ c̣n là những kỷ niệm.

Năm 1889, Thành Thái lên ngôi vua (1889-1907), nhưng v́ c̣n nhỏ (mới 10 tuổi), nên mọi việc trong triều đều do hai quan phụ chính Nguyễn Trọng Hợp và Trương Như Lương nắm giữ. Bên cạnh Nam triều là các khâm sứ Pháp trong đó có ông Lévêque là một trong những người theo bè Tam Điểm, có tinh thần bài đạo quyết liệt. Đa số quan người Việt cũng chẳng thích ǵ Công giáo[9].

Tại mọi làng quê, các hương chức lư trưởng, thừa lệnh trung ương, thực hiện chủ trương “cải giáo hoàn lương”, một chủ trương được khâm sứ Lévêque ủng hộ, nên cố ép giáo dân bỏ đạo và t́m cách ngăn cản lương dân theo đạo.

Trong bối cảnh yên mà không lặng đó, tức cách đây hơn một thế kỷ, cư dân Đá Bạc đă đón nhận Tin Mừng, và những người tân ṭng đă phải thắng ḿnh, thắng sự sợ hăi, mới dám gia nhập đạo. Theo bác Giuse Lê Trung Đán, chức việc họ, Đá Bạc ban đầu có 5 gia đ́nh theo Chúa. Đó là những cột trụ đức tin lập nên giáo họ sau nầy.

Cũng theo bác Đán, trước đây giáo họ Đá Bạc có một nhà thờ bằng tranh tre nằm trong thôn bên kia đường tàu hỏa.

Năm 1927, Cha Tađêô Nguyễn Văn Tin, quản xứ Cầu Hai kiêm Đá Bạc đă làm nhà thờ Đá Bạc[10] do ông bà Lê Phát An giúp tài chánh. Ông Lê Phát An là cậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu, vợ Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn ở Việt Nam.

Cha Tin đă mua gạch và vôi về xây nhà thờ nầy. Đây là nhà thờ mới và được làm ở vị trí mới, gần quốc lộ I (nơi đang tọa lạc ngôi nhà thờ hiện thời).

2- Lớn lên giữa thời tao loạn

Trong những năm chiến tranh (1945-1975), giáo dân các giáo xứ khác như Thiện Loại, Truồi, Vinh Ḥa, Mỹ Lợi… đă rời bỏ làng xóm về đây sinh sống, v́ giáo họ Đá Bạc ở gần đường quốc lộ I, tương đối an toàn và dễ dàng đi lại. Họ sống quanh nhà thờ, nơi xóm cỏ, bến tàu, ven sông.

Đặc điểm của giáo họ là một nửa dân số gốc Thiện Loại làm nghề chài lưới, một nửa c̣n lại làm nghề nông, buôn bán, chẻ đá granit (đá hoa cương, vốn đầy dẫy trên đồi núi trong vùng dưới dạng khối to hay nhỏ) v.v…[11]

Đá Bạc từng có các nữ tu Ḍng MTG Huế đến giúp vào thời cha Phaolô Nguyễn Văn Hiển (1968-1972). Giáo họ lúc ấy đă mua lại nhà của một giáo dân là ông Gioakim Hồ Út, để làm sở các chị. Cha Hiển cũng đă xây một trường học 2 lớp để các chị dạy học.

Sau biến cố 1975, sở các chị bị bỏ trống. Khoảng tháng 8 năm này, có 3 chị thuộc nhóm Loan Tin Mừng được Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền gửi về Đá Bạc để phục vụ. Tuy nhiên sau một thời gian vắn, hai trong ba về lại gia đ́nh, chỉ c̣n lại một chị kiên tŕ phục vụ đến năm 2004. Đó là chị Maria Nguyễn Thị Hồng (hiện phụ trách huynh đoàn nữ Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu).

Vào khoảng năm 1993, nhà thờ trên nói bị cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng, Quản xứ giáo sở, cho phá đi để xây dựng lại cái mới với vài sắt do ông Nguyễn Văn Đồng (Sô) người Phủ Cam thiết kế. Đây là một nhà thờ gọn nhỏ, tiền đường có vẻ quang đăng và thanh thoát, dài 25m rộng 8m, dâng kính Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, có tượng ngài nh́n ra quốc lộ I.

Năm 1995, nhờ tiền tài trợ của cơ quan từ thiện nước ngoài, Giáo xứ đă xây dựng được một cơ sở mới, một nửa dùng làm nhà ở cho các nữ tu, một nửa làm pḥng học giáo lư.

Giáo họ có sinh hoạt gia đ́nh trẻ, thanh nữ, ca đoàn và mẹ gia đ́nh. Buổi tối cũng có tổ chức đọc kinh hôm tại nhà thờ. Mỗi tuần, có hai thánh lễ thường xuyên vào chiều thứ Tư, sáng thứ Năm và một thánh lễ vào chiều Chúa Nhật hoặc chiều thứ Bảy thay thế ngày Chúa Nhật.

Có người nghĩ Giáo xứ nằm cạnh đường, ḷng đạo dễ bị chết non. Nhưng hơn 100 năm, Đá Bạc vẫn tồn tại. Có gập ghềnh nhưng không đổ sụp. Đó là h́nh ảnh của những khối đá granit vốn nằm lổm chổm tại Giáo xứ nầy.

III- HOA TRÁI ĐỨC TIN:

– Đại Chủng sinh Antôn Lê Thanh Hải, sn: 1998, vào ĐCV: 2018

– Đại Chủng sinh Phêrô. Trần Ngọc Quư, vào ĐCV: 2019

– Nữ tu Maria Trần Thị Phận, Ḍng Mến Thánh Giá Huế

– Nữ tu Maria Trần Thị Ny, Ḍng Mến Thánh Giá, Huế.

...................

[9] St. Nguyễn Văn Ngọc và G. Nguyễn Văn Hội, sđd, t.3, tr. 390.

[10] Nhà thờ Đá Bạc: h́nh nhà thờ cũ nay không c̣n nữa.

[11] Đá được chẻ vuông vắn góc cạnh như những viên bờ-lô, bán cho khách hàng mua về xây móng làm nhà.

 

Nguồn : Website TGP Huế (29/08/2019)

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo họ Đá Bạc

Nguồn : Website TGP Huế

< Chưa có >

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]