Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo họ Dạ Lễ

 

Nhà thờ Giáo họ Dạ Lễ Giáo xứ Thần Phù
Giáo hạt Hương Phú

 

Địa chỉ : xă Thủy Phương, t/x Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế ( Bản đồ )

Quản nhiệm : Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Thần Phù

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Lễ Bổn Mạng

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo họ - H́nh ảnh Giáo họ

-  Tin tức sinh hoạt

 

Lược sử Giáo họ Dạ Lễ

Nguồn : Website TGP Huế (3/3/2020)

Nhà thờ Dạ Lê, khánh thành năm 2001

I. Vị trí địa lư

Giáo họ Dạ Lê thuộc xă Thủy Phương, thị xă Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhà thờ Dạ Lê cách nhà thờ Thần Phù 3km về phía tây tây bắc.

II. Nguồn gốc h́nh thành và quá tŕnh phát triển.

1- Thời kỳ sơ khai

Ngày 26-04-1883 cặp vợ chồng Anrê Kỹ và Agata Mẹo được cha sở Phủ Cam là Eugène Allys (Lư) rửa tội tại nhà thờ Phủ Cam (theo Sổ Rửa tội của giáo xứ này). Đây là hai tín hữu Dạ Lê đầu tiên. Đó là vào thời Đức Giám mục Antoine Caspar Lộc cai quản giáo phận Bắc Đàng Trong.

Từ năm 1883-1905, những linh mục từ Phủ Cam về giảng đạo là các cha Eugène Allys, Đôminicô Lê Văn Phẩm và Jean Léculier (cố Lựu). Trong làng theo đạo được 32 người (trích Sổ Rửa tội tại Phủ Cam).

2- Thời kỳ thành lập, trực thuộc giáo sở Phủ Cam

Họ Dạ Lê lúc ấy c̣n trực thuộc giáo xứ Phủ Cam. Năm Thành Thái thứ 17 (1906), ông Nguyễn Đ́nh Dực làm tri hương thấy trong sổ bộ của làng ruộng quá nhiều nhưng đều nằm trong tay quan lại và cường hào, dân không có đất để sinh sống. Với sự giúp đỡ của cha Allys, ông Dực đệ đơn kiện và thắng kiện. Nhà vua ra lệnh cấp đất lại cho dân, mỗi nhân khẩu được 5 sào.

Ngày 09-08-1907 gia đ́nh ông Dực và 50 người được cha Allys rửa tội một lượt (trích Sổ Rửa tội số II tại Phủ Cam)

Năm 1908-1913 hai cha phó Phủ Cam là Phaolô Nguyễn Văn Huồn và Matthêô Nguyễn Thanh Bạch ăn ở tại nhà ông Dực để đi giảng đạo, giáo dân tăng lên hơn 200 người.

Ngôi nhà 5 gian hai chái, được cải tạo thành nhà thờ bằng cách dựng 1 cây Thánh giá trên nóc, trổ cửa lớn ở một đầu hồi, không đủ sức chứa khi giáo dân đến dự lễ. Để tỏ ḷng biết ơn và ngưỡng mộ, đại diện làng và các tộc trưởng đến tŕnh cha và ngỏ ư đ́nh làng rộng, mời cha và giáo dân dùng đó để làm lễ, một bên thờ thần một bên thờ Chúa.

Năm 1913 ông Dực hiến dâng nhà và vườn rộng 7 sào 11 miếng 2 tấc để làm nhà thờ. Ngôi nhà thờ tranh đầu tiên mọc lên.

– Năm 1913-1915 cha Batôlômêô Phạm Hữu Hội thay cha Bạch.

– Năm 1916-1918 cha Phêrô Trần Văn Lượng thay cha Hội.

– Năm 1918-1923 cha Batôlômêô Nguyễn Văn Khâm thay cha Lượng.

3- Thời kỳ trực thuộc giáo sở Thần Phù

Năm 1923, cha Đôminicô Trần Văn Phú làm quản xứ tiên khởi của Thần Phù, từ đó Dạ Lê cũng tách khỏi Phủ Cam mà trở thành giáo họ của giáo xứ độc lập mới.

Năm 1928, nhà thờ Dạ Lê được xây dựng, nhờ cha quản xứ Philipphê Lê Thiện Bá, một văn tài Công giáo, bán bản quyền cuốn “Bổn đồng ấu” (sách giáo lư thiếu nhi); bà Lê Phát An (một hào phú Sài G̣n, đại ân nhân Giáo phận Huế thời Đức cha Allys) dâng cúng thêm tài chánh và ông Alêxi Nguyễn Văn Nghi (Hội Nghi, Phủ Cam) thi công. Nhà thờ bằng gạch ngói, rộng 6,5m dài 23m.

Năm 1928-1933 cha Bá ở giáo xứ Thần Phù, c̣n các cha phó ở Dạ Lê: Đôminicô Lê Hữu Luyến (1928), Antôn Nguyễn Văn Bằng (1930), Tôma Nguyễn Văn Luật (1932).

Năm 1933-1941, thời cha Giuse Trần Văn Trang quản xứ Thần Phù, th́ ở Dạ Lê có các phó xứ như cha Giuse Đỗ Bá Ấn (1934), cha Giacôbê Nguyễn Văn Ngọc (1936, mở trường dạy giáo lư [hiện c̣n nền móng nhà] và mượn nhà ông Lư Đài ở ấp 5 để giảng đạo vùng rừng núi và Dương Ḥa), cha Anrê Lê Trọng Đinh (1938, tiếp tục dạy ở Lợi Nông và Thanh Lam).

Năm 1942 cha Phaolô Trần Bá Úy ở Thần Phù kiêm Dạ Lê.

Năm 1943-1946 cha GB. Bửu Đồng ở Thần Phù kiêm Dạ Lê

Năm 1946-1947 cha Anrê Nguyễn Văn Cần ở Thần Phù kiêm Dạ Lê.

Năm 1949-1954 cha Nguyễn Văn Huệ làm quản xứ Thần Phù (1947-1955) nhưng ở Dạ Lê.

Năm 1954 cha Trần Thắng Trung đem giáo dân di cư vào ở Dạ Lê.

Sau năm 1955 giáo họ Dạ Lê không c̣n các cha phó đến ở nữa, mà trực thuộc hoàn toàn vào các cha ở giáo xứ Thần Phù.

Năm 1968, nhà thờ bị trúng đạn cối hư hoại. Ông Cách (con ông Dực) đi xin và giúp thêm tài chánh để đại tu nhà thờ vào năm 1969 thời cha Vơ Quang

Tháng 6-1999, cha Đôminicô Phan Phước triệt hạ nhà thờ cũ và làm lại nhà thờ mới, khánh thành ngày 19-12-2001 (diện tích: 13,2m ´ 23m).

III. Một gia tộc phục vụ giáo họ.

Trước đây sinh hoạt của giáo xứ Dạ Lê được sống động là nhờ các chủ chăn và ḍng họ Nguyễn Đ́nh đă tích cực làm việc để xây dựng giáo xứ với phương châm “Nhà thờ là nhà của ta-Công khó ông cha lập ra”, và luôn phát huy tinh thần đó để làm việc không ngại gian nan thử thách. Xin được kể tên các vị câu cựu, phần lớn thuộc ḍng họ Nguyễn Đ́nh:

– Ông GB. Nguyễn Đ́nh Dực (1907-1923) phục vụ trọn đời.

– Ông Micae Phạm Phú B́nh (1924-1932).

– Ông Micae Nguyễn Đ́nh Cam (1932-1958) phục vụ trọn đời (con trưởng ông Dực).

– Ông Matthêu Nguyễn Đ́nh Dung (1958-1964) phục vụ hết đời (con thứ ông Dực).

– Bà Anê Nguyễn Thị Liêu (con gái ông Dực) năm 1964-1968.

Vào năm 1964, số giáo dân có tham gia với chế độ cũ Ngô Đ́nh Diệm đều tản cư lên Huế ở. Chỉ c̣n lại những người sống nghề nông, chài lưới và tiều phu. Bà Liêu ngày đêm thúc giục con cháu của ḿnh đi lễ để giáo họ Dạ Lê giữ vững niềm tin. Dù không được ai bầu làm câu họ, bà cũng đă lèo lái chăn dắt đoàn chiên qua cơn bách hại (1964-1968).

– Ông Phêrô Nguyễn Văn Mến (1969-1975).

– Ông Giuse Nguyễn Đ́nh Thuấn (1975-1983) (cháu nội ông Dực).

– Ông GB. Nguyễn Đ́nh Tắc (1983-2002).

– Ông Micae Nguyễn Đ́nh Quư (2002-2007).

– Ông Inhaxiô Nguyễn Đ́nh Tắc (đương nhiệm)

Nguồn : Website TGP Huế (3/3/2020)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo họ Dạ Lễ

Nguồn : Website TGP Huế

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]