
VÀI NÉT LỊCH SỬ SƠ LƯỢC VỀ
HỘI D̉NG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM HUẾ

1. NGUỒN GỐC HỘI D̉NG:
Đức Cha Eugène Marie Joseph ALLYS ( tên Việt là
LƯ ), một Giám mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, là một nhà Truyền giáo
giàu nhiệt huyết. Ngài vẫn luôn canh cánh bên ḷng nỗi ưu tư về lớp
trẻ cần được giáo dục trong đức tin và thăng tiến về văn hóa. Với sự
hướng dẫn của Thánh Linh, Ngài thấy cần phải đáp ứng nhu cầu khẩn
thiết của Giáo phận trước cánh đồng truyền giáo đang lên phơi phới
sau khi bảo tố cấm cách đă tạm yên.
Năm 1919, Giáo phận Huế đă có nhiều trường giáo
xứ dạy kinh nguyện, nhưng chưa có trường Tiểu học theo đúng nghĩa v́
thiếu giáo viên được huấn luyện chu đáo. Đức Cha định tổ chức một
trường Sư phạm để đào tạo một số nữ giáo viên dạy giáo lư và văn hóa.
Các giáo viên tương lai này sẽ được đào tạo thành nữ tu. Ngài gọi
trường này là Trường Sư phạm các nữ tu bản xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (École
Normale des Sœurs Indigènes de Marie Immaculée) hay c̣n gọi là
Trường Sư Phạm Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Archives des MEP, compte rendu
1919 – 1920, 1920 – 1921). Các Linh mục giáo phận quá lao nhọc với
tất cả công việc của giáo xứ, dạy tân ṭng và truyền giáo cho lương
dân đang yêu cầu Ngài cung cấp cho họ những cộng sự viên có khả năng
để giúp đỡ, nên Ngài cũng thấy nao nức cho công việc mau thành tựu,
rộng răi và lâu bền (Lettre au Supérieur de la Mission, 8 Août
1923).
Với vị cộng tác đắc lực là Cha Chabanon (sau
này là Giám mục năm 1930), “ Ngài nhất định sáng lập một Hội Ḍng
mới có mục đích chuẩn bị giáo viên cho các trường giáo xứ, Hội Ḍng
đă được đặt tại làng Phú Xuân gần thành phố Huế, trong vườn của ṭa
giám mục cũ đời Đức Cha Lộc (Caspar) ... Ngôi nhà khiêm tốn của Đức
Cha được sửa thành nhà nguyện, ba ngôi nhà rrộng răi theo kiến trúc
Việt Nam được xây thêm để làm nhà ở, nhà cơm và các lớp học cho các
nữ tu”. (Bulletin des MAP, N0 6, Juin 1922, p. 313). Ông Bà Denis Lê
Phát An đă cọng tác với Đức Cha Allys rất đắc lực trong việc xây
dựng cơ sở vật chất cho Hội Ḍng mới.
Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ ngày 8 tháng 9 năm 1920 là
một ngày lịch sử, ngày khai sinh Hội Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú
Xuân Huế. Hội Ḍng bởi t́nh yêu đời đời của Thiên Chúa và sự bảo trợ
của Đức Trinh Nữ Maria, đă được khai sinh trong thời gian giữa ḷng
Đất Mẹ Giáo phận Huế với mục đích rơ rệt và trong một hoàn cảnh
thuận lợi.
2. TIỂU SỬ HAI ĐẤNG SÁNG LẬP.

ĐỨC CHA EUGÈNE MARIE JOSEPH ALLYS
SÁNG LẬP D̉NG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
Đức Cha Eugène Marie Joseph Allys, sinh ngày
12. 02. 1852 trong một xóm đạo xứ Paimpont thuộc Giáo phận Rennes
nước Pháp, gần một khu rừng nổi tiếng mà các thi sĩ thường ca tụng.
Cha mẹ ngài tuy nghèo nhưng rất đạo đức, gia đ́nh gồm 8 người con
trong đó có 2 Linh mục và một nữ tu.
Sau thời gian học ở Paimpont, ngài được gởi tới
Tiểu Chủng Viện Saint Méen rồi vào Đại Chủng Viện Giáo Phận Rennes
một thời gian ngắn, sau đó được chuyển sang Chủng Viện Thừa Sai Hải
Ngoại Paris ngày 27. 07. 1872.
Ngày 10. 10. 1875, Thầy Eugène thụ phong Linh
mục tại nhà thờ Hội Thừa Sai Paris. Hai tháng sau, ngày 16. 12.
1875 ngài lên đường truyền giáo tại Việt Nam, lúc đó mới 23 tuổi.
Đến Huế, Đức Cha Giuse B́nh (Sohier) đặt ngài ở viện Dục Anh coi sóc
các trẻ mồ côi, đồng thời làm phó giúp cố Đăng (
Dangelzer) ở Kim Long để học tiếng Việt với vị thừa sai lăo luyện
này từ năm 1876.
Năm 1880, Cha Allys nhận nhiệm vụ cha phó 1 năm
ở Giáo Xứ Dương Sơn, sau đó đựoc bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ nầy.
Năm 1885, ngài làm cha sở Giáo xứ Phủ Cam, kiêm
Hạt trưởng Giáo Hạt Bên Thủy cho đến khi Ṭa Thánh bổ nhiệm ngài làm
Giám mục năm 1908, hiệu ṭa Pharcuse lănh đạo giáo phận Huế.
Lễ tấn phong Giám mục cử hành tại thánh đường
Phủ Cam vào ngày 24. 05. 1908. Ngài lănh đạo giáo phận theo đường
lối vị tiền nhiệm và đưa Giáo phận vào giai đoạn phát triển cao. Tầm
nh́n của ngài thật là bao quát. Ngài đă bảo trợ việc thiết lập Ḍng
Kín Carmel ở Huế (1909) và Đan viện Phước Sơn (1918), để yểm trợ
công cuộc truyền giáo bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh. Ngài mời
Ḍng Chúa Cứu Thế từ Canada đến Huế (1925).
Thao thức truyền giáo đă thúc đẩy ngài vào
Chủng viện Thừa Sai, khi giấc mơ truyền giáo đă thực hiện trên đất
nước Việt Nam, Giáo phận Huế, ngài khám phá nhu cầu khẩn thiết thực
tế cần được đáp ứng : « Hiện thời có vấn đề khác khẩn trương hơn cho
tất cả vùng Đông Dương điều mà chúng tôi không thể bỏ qua được, v́
lợi ích cứu rổi các linh hồn đó là vấn đề tư thục... »Ngài ưu tư về
lớp trẻ cần được giáo dục trong đức tin và thăng tiến về văn hóa,
nên sau khi đă ổn định việc lập Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (1920) để
giáo dục cho giới trẻ nữ, năm 1925 ngài lập Ḍng Anh Em Thánh Tâm để
giáo dục giới trẻ nam.
Tinh thần truyền giáo của Đức Cha được xác nhận
bởi Thánh Bộ Truyền Bá và Đức Tin, nhân ngày mừng Ngân Khánh Giám
mục của Ngài trong lá thư gửi từ Roma ngày 29 thág 4 năm 1933 : «
Quả thực không người nào mà không biết Đức Cha đă miệt mài trong
công việc tông đồ với ḷng nhiệt thành và hăng say thế nào... Thực
sự Đức Cha đă tỏ ra ḿnh là mục tử nhân lành, trở thành mọi sự cho
mọi người, và trong thực tế Đức Cha đă luôn măi thực hiện những ǵ
vị tông đồ Phaolô đă nói về ḿnh : « Phần tôi, tôi rất vui ḷng tiêu
phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực, lẫn con người của tôi v́ linh
hồn anh em » (2Cr 12, 15).
Cuộc sống của ngài rất giản dị và vui tươi.
Người ta thường gọi ngài là vị “ Giám mục mĩm cười ”. Toàn
quyền Pasquier ca ngợi ngài : “ ḷng quả cảm không bao giờ tắt nụ
cười trên môi, với ḷng nhiệt thành hăng say, với sự lạc quan thổi
vào những ngọn lửa chập chờn…” (Diễn văn ngày 14 tháng 7 năm 1921
nhân dịp trao tặng huy chương cho ngài).
Ngài kín múc sức mạnh tông đồ truyền giáo từ
nguồn suối t́nh yêu Thánh Thể. Đức Hồng Y Fumasoni – Biondi ghi nhận
trong một bài đăng ở tạp chí Bulletin MEP năm 1932: “Đức Cha tâm sự
trong những năm hưu dưỡng: “ Từ nay cuộc sống tôi tóm lại trong cầu
nguyện và tôn thờ Thánh Thể, tôi khuyên các cha cũng vậy dùng đến
phương thế đó ”. Trước giờ lâm chung, ngài cám ơn và xin lỗi mọi
người. Trong tiếng th́ thào ngài nói lên lời cuối cùng : “
Combien je vous aime tous ”, kết thúc cuộc đời tông đồ như lời
Thánh Phaolô kết thúc bức thư gửi cho Giáo đoàn Côrintô : » Tôi yêu
thương anh em tất cả trong Chúa Kitô (1Cr 16, 24). » và là âm vang
châm ngôn giám mục của ngài : Diligo omnes (Tôi yêu thương mọi người)
Ngài từ giă trần gian ngày 23 tháng 4 năm 1936
hưởng thọ 84 tuổi. 61 năm truyền giáo ở Giáo phận Huế. Ngài được an
táng trong nghĩa trang các linh mục tại giáo xứ Phủ Cam. Ngày 6
tháng 8 năm 1986, mộ Ngài được cải táng về Nghĩa trang của Giáo phận
tại Thiên Thai Huế.

ĐỨC CHA ALEXANDRE PAUL MARIE CHABANON
ĐẤNG ĐỒNG SÁNG LẬP D̉NG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
Đức Cha Alexandre Paul Marie Chabanon, xuất
thân từ địa phận Mende, sinh tại Antrennes ngày 7. 7. 1873. Ngài là
con thứ hai trong ba chị em, một cô gái và hai con trai. Em trai của
ngài là Sư huynh Jean Baptiste Ḍng Lasan, đă đến dạy ở trường
Pellerin Huế và qua đời tại đó. Ngài đă thừa hưởng những đức tính
tinh thần cao đẹp và ḷng đạo đức của người mẹ.
Tháng 10 năm 1891 Ngài vào Đại Chủng Viện Mende,
đáp lại lời mời gọi của Chúa âm thầm nhưng mănh liệt, Thầy Alexandre
Chabanon cùng với một người bạn đồng chí hướng là thầy Tardieu sau
này làm Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đến xin gia nhập Hội Thừa Sai
Hải Ngoại Paris.
Ngày 28. 6. 1896, Ngài được thụ phong Linh mục
và ngày 26. 8 cùng với 8 Linh mục khác rời Paris sang Việt Nam lúc
23 tuổi.
Tháng 9. 1899, Cha Chabanon được bổ nhiệm làm
Giám đốc Đại Chủng Viện Phú Xuân.
Năm 1905, ngài làm Cha xứ Tam Ṭa và Hạt trưởng
Quảng B́nh.
Tháng 8. 1908 Đức Cha Allys bổ nhiệm ngài làm
Cha xứ Di Loan, Cửa Tùng, Quảng B́nh kiêm Hạt trưởng Đất Đỏ và Tổng
Đại diện Giáo phận.
Năm 1918, ngài được gọi về làm Bề Trên Đại
Chủng Viện. Ngài c̣n linh hướng cho Ḍng Kín Carmel và năm 1920 được
Đức Cha Allys giao nhiệm vụ đào tạo các nữ tu đầu tiên Ḍng Con Đức
Mẹ Vô Nhiễm.
Ngày 26. 6. 1930, Ngài được bổ nhiệm làm Giám
mục phó với quyền kế vị Đức Cha Allys bị mù ḷa. Lễ tấn phong tại
Huế do Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh Dreyer chủ phong ngày 28. 10. 1930.
Từ tháng 6. 1931, Đức Cha Allys từ chức, Đức
Cha Chabanon thay thế cai quản địa phận. Ngài là vị Giám mục thứ 6
của Giáo phận Huế kể từ ngày biệt lập năm 1850. Trong đời ngài, Ḍng
Phước Sơn được thừa nhận vào cộng đồng Xi-tô. Trong các cuộc kinh lư
mục vụ, ngài dừng chân nhiều ngày trong mỗi địa điểm để hiểu biết
t́nh trạng các cộng đoàn. Ngài chú tâm đến các chức việc trong họ,
thăm hỏi các em sắp chịu phép thêm sức và chia sẻ những mệt nhọc của
các linh mục giải tội..
Đức Cha Chabanon là một vị tông đồ nhiệt huyết.
Trong các xứ ngài ở, ngài đă thi hành thừa tác vụ của ḿnh với tất
cả nhiệt tâm lo giúp giáo dân nên thánh, các chủng sinh của ngài
được ngài đào tạo rất vững chắc. Ḍng Phước Sơn lúc mới thành lập đă
gặp được nơi ngài một người bạn, một vị bảo trợ, một người hướng dẫn.
Hội Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm được ngài huấn luyện đời sống tu tŕ
suốt hơn 10 năm. Trường Thiên Hữu mà ngài đă nâng đỡ, cổ vũ từ ngày
mới thành lập, minh chứng rằng ngài yêu quí tâm hồn giới trẻ và thao
thức sứ mạng giáo dục Kitô giáo. Câu châm ngôn Giám Mục của ngài : «
T́nh Yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi » (Caritas urget nos) và một
châm ngôn khác thâm thúy đă trở thành cho quy luật sống cho ngài từ
lúc c̣n chủng sinh : « Yêu thích ẩn dật kể ḿnh bằng không ( Ama
nesciri et pro nihilo reputari} ». Ngài luôn luôn yêu thích đời sống
ẩn dật, làm việc bổn phận hằng ngày, tiết kiệm thời giờ. Ngài là một
linh mục, một giám mục giản dị , hiền ḥa, điềm đạm và luôn luôn
kiên vững, giàu nghị lực, thẳng thắn và khiêm tốn. Ngài huấn luyện
chị em Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm yêu mến và thông phần Thánh Giá Chúa
Kitô trong cuộc sống hằng ngày và yêu mến Đức Mẹ với t́nh con hiếu
thảo, chiêm ngắm nét trinh trong của Mẹ và yêu chuộng đức trong sạch.
Ngài đă chuẩn bị các chị em sống đời tông đồ phục vụ trong giáo xứ
và dành riêng một chương trong Luật Tiên Khởi để nhấn mạnh những
điều quan trọng cho các cộng đoàn nữ tu phục vụ trong giáo xứ.
Ngài ưu tư rất nhiều về việc huấn luyện, hao
ṃn v́ công việc tông đồ, không kể ǵ đến sức khỏe, không nghĩ đến
bệnh tật của ḿnh. Khi quyết định về Pháp để chữa bệnh theo lời
khuyên của Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh và nhiều người khác, ngài đă chấp
nhận trước cái chết, ngài nói : « Tôi sẽ không tới được Marseille ».
Suốt 40 năm, ngài chưa một lần trở về quê hương. Chuyến đi này đưa
ngài về Pháp kết thúc cuộc sống trần gian của Ngài và chấm dứt 40
năm truyền giáo một cách âm thầm tại bệnh viện Saint Joseph thành
phố Marseille nước Pháp. Ngài sống nghèo và chết nghèo, xa cách đoàn
chiên mà ngài đă tận tụy hy sinh suốt 40 năm như lư tưởng ngài hằng
ôm ấp : « yêu thích ẩn dật và kể ḿnh bằng không ».
3. LỊCH SỬ HỘI D̉NG
Trước năm 1920, Đức Cha Allys có ư định lập một
trường sư phạm (École Normale), mà gọi là trường sư phạm nữ tu bản
xứ (École Normale des Religieuses Indigènes), đào tạo nữ giáo viên
dạy giáo lư và chữ nghĩa, rồi sau đó sẽ biến thành một Hội Ḍng.
Năm 1920, Ngài đă khởi đầu Hội Ḍng bằng cách
tách một nhóm nữ tu Mến Thánh Giá Dương Sơn làm như nhóm men đầu
tiên của Hội Ḍng mới để thực hiện hoài băo nói trên. Ḍng Con Đức
Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân (Couvent des Filles de Marie Immaculée de Phú
Xuân) đă khai sinh từ đó. Các thiếu nữ gia nhập Ḍng đều được đào
tạo qua các lớp sơ học, tiểu học trong trường của Ḍng mà Ngài gọi
là trường Sư phạm Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. (École Normale des Filles de
Marie Immaculée) với mục đích sau này họ sẽ là nữ tu và giáo viên.
Trong thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XI, Đức
Cha Allys viết : « Tháng 9 năm 1920, con đă tách 6 trinh nữ bản xứ
khỏi Hội các phụ nữ có đời sống chung thuộc quyền địa phận và không
có lời khấn, quen gọi là chị em « Mến Thánh Giá » hay « Con cái Mẹ
Maria » và nhập lại với nhau thành một nhóm với mục đích cùng các
thiếu nữ khác, dần dần từ ngoài thế gian được nhập vào. Họ sẽ sống
đời tu cách nhiệm nhặt hơn, rồi sau thời gian tương xứng học hỏi về
giáo lư, văn hóa các khoa học đời, họ có khả năng mở trường học
trong địa phận Huế. Mục đích thứ nhất chính là dạy các thiếu nữ
trong các trường, mục đích thứ hai là cô nhi viện, các sở nữ công,
bệnh xá » ( Prot. 579/1931).
Hội Ḍng mới khởi đầu với 6 nữ tu nhỏ bé, đơn
sơ nhưng đầy phó thác tin tưởng vào t́nh yêu Thiên Chúa. Ngoài nhóm
nữ tu tiên khởi này từ Tu viện Mến Thánh Giá Dương Sơn, một số nữ tu
ưu tú khác từ các Phước viện Di Loan, được Đức Cha Allys mời gọi đến
hoặc được phép Ngài để gia nhập Ḍng mới. Năm 1923, Cụ Nguyễn Hữu
Bài đă xin Đức Thánh Cha, lănh ư của Bộ Tu sĩ và sau đó bàn bạc với
Đức Cha Allys để nhóm nữ tu Cổ Vưu ở Viện Dục Anh Phước Môn do Cụ
thiết lập có thể gia nhập Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Trước sự phát triển đẹp đẽ của Hội Ḍng, Đức
Cha Allys ḷng tràn đầy hy vọng và sung sướng viết về Hội Thừa Sai
Paris : « Ngoài các buổi học, giải trí và các giờ đạo đức thiêng
liêng mỗi ngày, các học viên cũng để dành thời giờ để người th́ thêu
thùa, người th́ làm len hay dệt lụa, thầy tṛ yêu mến nhau tận t́nh,
đến nỗi niềm vui, sự ḥa thuận và hoạt động lan khắp Hội Ḍng làm
cho tương lai xem ra có phần chắc chắn, miễn là Chúa Quan Pḥng
khấng che chở họ » (Archives des MEP, lettre du 8 Août 1923, tr. 3).
Ngày 24. 8. 1924 tai Nhà Nguyện Ḍng Kín Carmel
(v́ Nhà Nguyện của Ḍng quá nhỏ) 11 trinh nữ tiên khởi của Ḍng Con
Đức Mẹ Vô Nhiễm được khấn Ḍng lần đầu tiên.
Về việc học hành, Đức Cha Allys rất hănh diện
với kết quả kỳ thi tốt nghiệp Sơ Học Yếu Lược. Ngài khuyến khích chị
em dự thi bằng Tiểu học Pháp - Việt và tiếp tục đường học vấn để mai
ngày có thể đảm nhiệm việc giáo dục thanh thiếu nữ (Archives des MEP,
compte rendu 1925 và Bulletin des MEP, Juillet 1925, tr. 437). Ngài
mời các nữ tu Ḍng Thánh Phaolô đến dạy văn hóa.
Sau những ngày âm thầm dâng hiến, củng cố đời
sống nội tâm, hun đúc khí lực và trau dồi kiến thức, đă đến chị em
được t́nh yêu Chúa Kitô thúc bách lên đường, hướng về những lớp
người b́nh dân nghèo khổ, đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho họ và thực
hiện nguyện vọng truyền giáo của các Đấng Sáng Lập.Không kể trường
sơ cấp tại Phú Xuân và cơ sở Phước Môn do Cụ Nguyễn Hữu Bài để lại
gồm có trường học, cô nhi viện, nhà thêu may, tháng 3 năm 1927, chị
em Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đă ra đi nhận cơ sở tông đồ đầu tiên của
Hội Ḍng mới thiết lập tại Nước Ngọt cách Huế 48 cây số về phía
nam.Bước đường thừa sai đang mở ra trước mắt chị em : như Maria, chị
em hăng hái lên đường đem Tin Mừng T́nh Yêu cho mọi người. Chính
Ngài đă xây cất cơ sở, thành lập bệnh xá, viện cô nhi, viện dưỡng
lăo, nhà dạy nữ công gia chánh và trường Tiểu học. Có thể nói, đó là
cơ sở tông đồ tiêu biểu đầu tiên của Hội Ḍng diễn tả một cách đầy
đủ sứ mạng của Hội Ḍng theo ư hướng Đấng Sáng Lập Ḍng.
Sau gần 10 năm huấn luyện các nữ tu tiên khởi
và đă đến lúc chị em sắp khấn trọng đời, ngày 25 tháng 5 năm 1930,
Đức Cha Allys tường tŕnh lên Ṭa Thánh về Hội Ḍng mới để xin Đức
Thánh Cha châu phê theo Giáo luật. Năm 1931, Đức Cha Chabanon với tư
cách Giám Mục, căn cứ trên sự phê chuẩn của Thánh Bộ Truyền Bà Đức
Tin , đă ban Nghị Định Thiết Lập,công bố Hội Ḍng đă được thiết lập
theo Giáo Luật. Từ đó, Hội Ḍng tiếp tục phát triển, lập thêm các
cộng đoàn và mở trường trong các giáo xứ.
Năm 1936, Hai Đấng Sáng Lập từ giă trần gian đi
về Quê Trời, Hội Ḍng rất thương tiếc nhưng vẫn tin tưởng hai Đấng
Tổ Phụ tiếp tục cầu bàu và theo dơi mọi bước đường của con cái đang
trung thành với tinh thần ư hướng của các Ngài. Dù thời điểm rất khó
khăn, chiến tranh, đói khát bệnh tật, nhưng các cộng đoàn vẫn tiếp
tục lan rộng đến Quảng B́nh. Các chị em sống dưới bom đạn, nhiều lần
phải tản cư lên núi, mạng sống lắm lúc bị đe dọa ám sát hoặc chết v́
đại bác, súng đạn,
Sau biến cố Mậu Thân 1968, được phép Đức Tổng
Giám mục Giáo phận Huế và Sài G̣n, Ḍng đă tién hành lập một cơ sở
đầu tiên ở Xóm Mới, thuộc Giáo phận Sài G̣n năm 1969.
Ngày 24 tháng 8 năm 1969, đáp lời mời gọi của
Đức Cha Paul Seitz (Phaolô Kim), Giáo phận Kontum, nhóm đầu tiên gồm
4 chị em t́nh nguyện lên miền truyền giáo Pleiku để phục vụ anh chị
em Jrai : « Đây là lời mời gọi chính thức truyền giáo cho muôn dân
mà v́ thế rất đ̣i hỏi, mà tôi, hay nói đúng hơn, chính Chúa gửi đến
Ḍng của Mẹ » (Trích thư Đức Cha Paul Seitz gửi cho chị Bề trên Ḍng).
Chúa là Cha đầy ḷng thương xót đă mở đường cho chị em dến với anh
em nghèo khổ nhất tại Tây Nguyên.
Các cộng đoàn mới dần dần được thiết lập trong
khi v́ hoàn cảnh chiến tranh từ1945 đến 1975 Ḍng phải đóng cửa 35
nhà cộng đoàn nhỏ.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất.
Các chị em di tản vào Đà Nẵng và Sài G̣n. Bảy chị em di tản ra hải
ngoại. Nhà nước sử dụng các cơ sở xă hội và trường học của Ḍng. Bộ
đội giải phóng mượn Nhà Mẹ của Ḍng làm khu An Dưỡng. Chị em trở về
ở tạm Ḍng Kín Carmel. Chúa có một đường lối đặc biệt cho Hội Ḍng,
nhiều cộng đoàn mới xuất hiện ở Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh,
Xuân Lộc và các giáo phận khác.
Năm 1976, tái lập các cộng đoàn ở Huế đă đóng
cửa trong thời gian chiến tranh. Chị em không quản gian nan, mệt
nhọc, sống trong cảnh đơn nghèo lao động. Sau một thời gian các cộng
đoàn lần lượt mở lớp mẫu giáo, chị em trở lại với nghề nhà giáo v́
thao thức với sứ mạng giáo dục. Pḥng Khám Từ Thiện bắt đầu hoạt
động năm 1992, khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo không phân
biệt tôn giáo.
Ngày 13 tháng 12 năm 1994, một ngày đáng ghi
nhớ trong lịch sử của Hội Ḍng, ngày trở về Nhà Mẹ sau gần 19 năm
cho quân đội mượn sử dụng. Làm sao diễn tả niềm vui lớn được trở về
nôi Mẹ ! Việc tái thiết cơ sở bên ngoài tuy quan trọng nhưng nỗ lực
của chị em là luôn luôn đặt hàng đầu việc huấn luyện con người dâng
hiến để có khả năng đáp ứng nhu cầu loan báo Tin Mừng trong một thế
giới nhiều thách đố và phát triển không ngừng.
Bước vào ngàn năm thứ ba, Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II đă chuẩn bị cho toàn thể Giáo Hội một Năm Thánh và lời mời
gọi hăy “ Hăy khởi sự từ Chúa Kitô ”. Hội Nghị Ḍng 16 đă đẩy mạnh
toàn thể chị em khởi sự lại từ Chúa Kitô, quyết tâm sống Phúc Âm,
loan báo Tin Mừng trong tư cách người Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chị em
xác tín Chúa đang đưa Hội Ḍng tiến bước trên con đường mà Chúa
Giêsu, Giáo Hội và các Đấng Sáng Lập đă đi là loan báo Tin Mừng cho
người nghèo khó.
Chúa Thánh Thần đă mở đường cho các cộng đoàn
mới hiện hiện diện trong các vùng sâu vùng cao. Hội Nghị Ḍng 2001
đă gây ư thức cao độ tinh thần loan báo Tin Mừng trong mọi lănh vực
đặc biệt qua giáo dục, y tế xă hội trong 3 môi trường: nông thôn,
thành phố, vùng cao vùng sâu.
Hiện nay, năm 2008, Hội Ḍng có 44 cộng đoàn
với 353 thành viên trong 3 Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh. Mẹ Maria là ngôi sao dẫn lối cho Hội Ḍng trong mọi lănh vực.
Cùng với Mẹ hát lên bài: “ Linh hồn tôi ngợi khen Chúa v́ Chúa đă
đoái thương phận hèn tớ nữ ”.
4. ĐẶC SỦNG
Ơn nhạy cảm đối với t́nh yêu Chúa Kitô, một
t́nh yêu thúc bách chị em yêu thương mọi người với sứ mạng loan báo
Tin Mừng, đặc biệt qua việc giáo dục giới trẻ. (Ls đ. 2)
5. LINH ĐẠO
T́nh yêu Chúa Kitô thúc bách chị em hân hoan
cùng Mẹ tự nguyện bước theo Đức Kitô trên đường Thập Giá để hiến
ḿnh trọn vẹn cho Chúa Cha trong sức mạnh của Chúa Thánh Linh, với
tinh thần người nữ tỳ của Mẹ Vô Nhiễm: trong sạch, sẵn sàng hiến
dâng, vâng phục và khiêm hạ. (Ls đ 3- 6).
Châm ngôn: Này tôi là nữ tỳ Chúa.
6. SỨ MẠNG CỦA HỘI D̉NG
Sứ mạng loan báo Tin Mừng T́nh Yêu qua việc
thương giúp người ta phần hồn phần xác, đặc biệt sứ mạng giáo dục
giới trẻ trong tinh thần Kitô giáo (LTK I, 2; Ls 92).
7. BỔN MẠNG CỦA HỘI D̉NG.
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8.12
8. ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ TRUNG ƯƠNG.
Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm
32 Kim Long - Huế
Điện thoại: 054 528 484/ 054 529 527
Email: vpdong_fmi@yahoo.ca
9. BỀ TRÊN D̉NG:
Nữ tu Marie Consolata Bùi Thị Bông.
10. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM.
Giáo dục giới trẻ về đức tin và văn hóa.
Cộng tác trong công tác mục vụ giáo xứ : dạy
giáo lư, hoạt động giới trẻ, nhóm suy niệm, thăm viếng gia đ́nh…
Cư xá bán trú, nội trú học sinh,
Trường Mầm Non
Giúp học bổng cho học sinh và sinh viên..
Công tác bác ái xă hội.
Các cơ sở bảo trợ xă hội trẻ mồ côi, khuyết tật,
khiếm thính, cơ sở bán trú t́nh thương.
Phục vụ các anh chị em có hoàn cảnh khó khăn,
các anh chị em bệnh phong, các anh chị em sắc tộc vùng cao vùng sâu.
Đào tạo nghề cho thanh nữ : may, vi tính.
Pḥng khám từ thiện tây y, đông y.
Chăm sóc tư vấn trẻ mồ côi, trẻ em và người lớn
có HIV tại cộng đồng hợp tác với các tôn giáo bạn.
Bảo vệ sự sống thai nhi.
11. SÔ CỘNG ĐOÀN.
Tại Việt Nam: 44 cộng đoàn trong 11 giáo phận
thuộc 3 Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hải ngoại: 2 cộng đoàn.
12. NHÂN SỰ.
Tổng số 353 chị em.
Nguồn : SinvienCongGiao.com
|