
Lược
sử Giáo xứ Phú Xuyên
I.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Giáo xứ Phú Xuyên, giáo hạt Hải Vân,nằm trên địa
bàn xă Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách tòa TGM
Huế hơn 41km theo đường chim bay về phía đông đông nam.

II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ
QUÁ TR̀NH PHÁT TRIỂN.
1- Từ vị quản xứ Nước Ngọt Raphael
Fasseaux (1942)
Năm 1942, cha Raphael Antoine Fasseaux (cố Phương,
MEP, 1896-1923-1969) quản xứ Nước Ngọt, mua một sở đất tại thôn Phú
Xuyên, nhờ chị Rosalie Lê Thị Nghĩa (1904-2000) và một số nữ tu
thuộc cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm ở giáo xứ Nước Ngọt đến phụ
trách. Suốt một năm trường, chị M. Julie Bùi Thị Minh (1912-1983) và
chị M. Ursule Trần Thị Mai (1906-1989), từ Nước Ngọt, sáng đi chiều
về lo việc xây dựng cơ sở. Cha Fasseaux vừa chạy đôn chạy đáo t́m
kiếm tài chánh, vừa xăn tay vén áo lao động phụ thợ. Kết quả đă hoàn
thành được một trường học hai lớp và một nhà ở có pḥng làm thuốc.
Ngày 17-8-1942, trường Mai Khôi Phú Xuyên khai
giảng, có 70 em học sinh, phần đông là lương dân. Các em chân quê,
chất phác, hiếu học, dễ dạy. Khi đến thời vụ cày cấy cắt hái, các em
lại bỏ học để lao động với gia đ́nh.
Cha Fasseaux cũng đă mua một lô đất và xây được
một nguyện đường nhỏ tại Phú Xuyên, lúc bấy giờ chỉ được xem là một
giáp (khu vực) thuộc giáo sở Nước Ngọt. Có chừng 80 giáo dân.
Các nữ tu phụ trách công việc mục vụ, d́u dắt giáo
dân từng bước trong đời sống đức tin, v́ hễ vắng bóng các chị, họ dễ
dàng lơ là kinh sách. Chúa nhật và lễ trọng, các chị huy động, kêu
mời từng nhà, từng người; rồi cùng nhau đi bộ tới nhà thờ Nước Ngọt
tham dự thánh lễ.
Cha Fasseaux mua ruộng cho tá điền thuê, mỗi năm
đong lúa cho các chị để các chị có điều kiện thuận lợi phục vụ bà
con lương giáo trong vùng qua việc dạy học, khám bệnh, bốc thuốc,
phát thuốc. Dân làng sống có t́nh có nghĩa, tin tưởng các nữ tu.
2- Giáo họ trực thuộc Nước Ngọt
Tháng 2 năm 1945, vùng Phú Xuyên Nước Ngọt bị trộm
cướp phá phách hoành hành rất nguy hiểm. Các nữ tu tạm lánh về trụ
sở chính Nước Ngọt trong 5 tháng.
Năm 1946, Việt Minh khởi nghĩa, học sinh giảm số.
Các chị đi lễ ở Nước Ngọt thường bị hỏi han, lục xét; đường sá bị
cản trở bởi cây gác ngổn ngang, hầm hố, ụ nổi…
Năm 1947, Pháp đổ bộ tái chiếm Đông Dương, t́nh
h́nh càng thêm bất an.
Tháng 2 năm 1956, sở Phú Xuyên đóng cửa một thời
gian dài.
Tháng 11 năm 1963, biến cố đảo chánh tổng thống
Ngô Đ́nh Diệm gây bất ổn trong vùng. Một số đông tín hữu non yếu đức
tin, xa vắng nhà thờ kinh lễ, không giúp con cháu lănh nhận các bí
tích, gây nhiều hậu quả bất lợi lâu dài trong đời sống đạo.
Biến cố Mậu Thân 1968, các nữ tu ban ngày ở Phú
Xuyên, ban đêm về Nước Ngọt. Các chị tranh thủ dạy học, khám bệnh,
phát thuốc, nâng đỡ, khuyên bảo giáo dân cầu nguyện, đọc kinh, học
giáo lư.
Biến cố năm 1975. Các chị di tản. Lại thêm một số
giáo dân do lo sợ về mặt lư lịch tôn giáo, số khác cặm cụi làm ăn,
lơ là trễ năi việc kinh sách lễ lạc, thực hành các mê tín tạp
giáo;cây đức tin oèo uột, đời sống đạo khi tỏ khi mờ…
Năm 1978, chị M. Jeanne d’Arc Đỗ Thị Sa, tiếp đến
là chị Ursule Trần Thị Mai về phụ trách Phú Xuyên. Mọi học tập, tĩnh
tâm, thánh lễ hằng ngày… các nữ tu đều về sinh hoạt chung với chị em
sở Nước Ngọt. Nguồn an ủi nâng đỡ quư báu trong thời kỳ này là được
có Ḿnh Thánh Chúa trong nhà. Không được mở trường lớp dạy học, các
chị cố gắng bồi dưỡng văn hóa kiến thức cho trẻ nhỏ tại địa phương.
Về mục vụ, các chị dạy giáo lư, tập thánh ca, nhắc nhở giáo dân cầu
nguyện, viếng Chúa hôm sớm.
Chiến tranh khốc liệt đă b́nh địa ngôi nhà thờ
thân yêu được xây dựng từ thời cố Phương; chỉ c̣n lại những viên đá
móng.
– Từ năm 1975, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiển, quản xứ
Nước Ngọt kiêm Phú Xuyên (cho đến năm 1999), đă tạm thời mượn trường
học của các nữ tu làm nhà nguyện.
– Từ năm 1999-2001: cha Giuse Nguyễn Văn Chánh
quản xứ Nước Ngọt kiêm Phú Xuyên.
– Cuối năm 2001, cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền làm quản
xứ Nước Ngọt, kiêm Phú Xuyên với sự đồng hành của cha phó Phêrô Vơ
xuân Tiến và thầy giúp xứ Phêrô Huỳnh Trọng.
– Từ ngày 2-12-2004, cha Đôminicô Lư Thanh Phong
được chuyển đến làm phó xứ Nước Ngọt và biệt cư tại Phú Xuyên, kiêm
nhiệm giáo họ Phước Hưng. Thời gian này, v́ chưa có nhà xứ, cha
Phong tạm trú trong một pḥng học trường mẫu giáo.
Ngày 11-7-2005, cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền cùng với
cha phó Lư Thanh Phong đặt móng khởi công xây dựng nhà thờ mới Phú
Xuyên trên nền nhà thờ cũ thời cố Phương.
3- Trở thành giáo xứ
– Tháng 5-2007, cha Lư
Thanh Phong được bổ nhiệm làm quản xứ tiên khởi của
giáo xứ Phú Xuyên kiêm Phước Hưng. Cha xây mới nhà xứ và nhà thờ.
Ngày 15-6-2007 Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn
Như Thể đă long trọng làm phép Nhà thờ. Bổn mạng giáo xứ là
Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Năm 2008, cha Phong xây trong khuôn viên nhà thờ
một hội trường xinh xắn, dùng làm pḥng học giáo lư và các sinh hoạt
khác.
Ngày 13-11-2012, cha Phong rời Phú Xuyên, ra nhận
xứ Đại Lộc (Quảng Trị).
– Từ ngày 12-11-2012 đến ngày 13-10-2016,
cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp
làm quản xứ Phú Xuyên và Phước Hưng. Ngài chuyên lo dưỡng giáo và
rao giảng Tin Mừng cho người chưa biết Chúa. Sau đó ngài rời Phú
Xuyên, đi nhận xứ Lương Văn.
– Từ 13-10-2016: cha
Phaolô Nguyễn Duy Khánh quản xứ Phú Xuyên và Phước Hưng.
Ngài chú tâm đào tạo giáo dân trưởng thành về đời
sống đức tin và mọi khía cạnh. Rao Giảng Tin Mừng mở rộng nước Chúa
cho lương dân trong vùng.
Tháng 8-2017: Sửa lại cung thánh nhà thờ Phước
Hưng.
Tháng 10-2017: khánh thành đài Đức Mẹ La Vang tại
giáo xứ Phú Xuyên.
Tháng 6-2018: mua xe tang quư giá, giúp bà con
lương giáo trong vùng khỏi phải thuê mướn đây đó mỗi khi người qua
đời.Tháng 6-2019: xây nhà mục vụ giáo xứ.
III- HOA TRÁI ĐỨC TIN
1- Tu sĩ
– Nữ tu Mát-ta Phạm Thị Lan, con ông Phêrô Phạm
Hữu Thêm và bà Mátta Nguyễn Thị Lành, khấn trọn đời ngày 16-7-2011,
Ḍng Kín Cát-minh Huế.
– Nữ tu Tê-rê-sa Trương Thị Quư, con ông Phê-rô
Trương Văn Thạch và bà Agata Nguyễn Thị Đến, khấn trọn đời ngày
5-8-2013, Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Huế.
– Nữ tu Maria Nguyễn Thị Bích, con ông Gc. Nguyễn
Như Thanh và bà Maria Lưu Thị Phúc, khấn lần đầu ngày 02-8-2017,
Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Huế.
– Nữ tu Matta Nguyễn Thị Liên, con ông Gc. Nguyễn
Như Thanh và Bà Maria Lưu Thị Phúc, Nhà tập, Ḍng Con Đức Mẹ Vô
Nhiễm, Huế.
2- Giáo dân (toàn bộ giáo sở)
Năm 2010: 600 người
Năm 2015: 450người.
Năm 2020: 293 người.
Nguồn : Nhóm Biên sử Tổng Giáo phận Huế.(22/1/2020)
Mọi góp ư, bổ sung, điều chỉnh xin vui ḷng liên hệ với Linh mục
Phêrô Phan Văn Lợi theo địa chỉ email: witness2005@gmail.com Xin cám
ơn quư vị rất nhiều.
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

......................................

Làm phép Tượng Đài Đức Mẹ
và Bế mạc Tháng Mân Côi tại Giáo xứ Phú Xuyên
Vào Chúa Nhật 30 thường niên (29.10.2017), cũng là Chúa Nhật cuối
tháng Mân Côi, Giáo xứ Phú Xuyên và Phước Hưng đă vui mừng khánh
thành Tượng Đài Đức Mẹ và dâng hoa bế mạc Tháng Mân Côi.
.jpg)
Sau Thánh Lễ sáng Chúa Nhật, Cha Quản xứ Phaolô Nguyễn Duy Khánh
cùng với bà con giáo dân Phú Xuyên đă quy tụ quanh Đài Mẹ, đặt tại
khuôn viên Nhà Thờ, là h́nh tượng Mẹ La Vang được làm bằng đá. Cha
Quản xứ đă chủ sự nghi thức làm phép Tượng Đài Đức Mẹ trong bầu khí
trang nghiêm sốt sắng, xen lẫn niềm vui của nhiều người.
Cùng trong ngày này, sau Thánh Lễ chiều tại Nhà Thờ Phước Hưng,
Cha Quản xứ Phaolô đă chủ sự nghi thức làm phép tượng đài Đức Mẹ tại
Giáo xứ Phước Hưng, khác với Phú Xuyên, đặt tại khuôn viên nhà thờ
là h́nh tượng Mẹ Mân Côi, đă được cha quản xứ cùng với giáo dân tu
bổ và làm mới lại dung nhan Mẹ.
.jpg)
Tại hai nhà thờ, Cha Quản xứ đă làm phép tượng đài, dưới sự chứng
kiến của đông đảo bà con giáo dân giữa tiết trời ôn ḥa. Mẹ Maria
xinh tươi, diễm lệ thanh khiết vô ngần! Bà con giáo dân chiêm ngắm,
sùng kính trong tâm t́nh yêu mến, chen lẫn bao nỗi niềm, bên nhau
đọc kính mừng Maria, cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa.
Từ bấy lâu nay, anh chị em tín hữu 2 nhà thờ Phú xuyên và Phước
Hưng luôn ao ước có Đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ để mọi người
có thể dễ dàng đến với Mẹ hơn. Với tinh thần chuẩn bị từ trước,
trong tháng Mân Côi này, bà con đă nỗ lực hy sinh, cầu nguyện và
quyết tâm để mỗi nhà thờ có cho ḿnh một Đài Đức Mẹ như ḷng ước.
Tuy tượng đài Mẹ hiện diện cách đơn sơ, khiêm tốn, nhưng tất cả
diễn tả ḷng mộ mến Đức Mẹ của bà con trong giáo xứ, chứa đựng cả sự
hy sinh, công khó của con cái Mẹ, làm vui thỏa ḷng ao ước có Mẹ để
làm chỗ nương thân mỗi lúc vui buồn, sướng khổ, là nơi để con cái
nương nhờ câu kinh sớm chiều. Là khoảng không gian riêng tư để Mẹ và
con gặp nhau.
Sau nghi thức làm phép, các em thiếu nhi trong giáo xứ đă dâng
hoa Bế mạc tháng Mẹ. Sau đó, mỗi người trong giáo xứ cũng lần lượt
lên dâng hoa cho Mẹ để bày tỏ niềm vui và ḷng yêu mến Mẹ.
Tháng Mân Côi đă khép lại, nhưng lời kinh Mân Côi không bao giờ
khép lại trên môi miệng con cái của Mẹ. Kết thúc tháng Mân Côi bằng
việc làm phép tượng đài Đức Mẹ hôm nay, như mở ra cho cộng đoàn giáo
xứ Phú Xuyên và Phước Hưng, con đường yêu mến Mẹ bằng việc duy tŕ
lời kinh Mân Côi mỗi ngày hơn. Và hai tượng đài Mẹ hôm nay như là
món quà mà con cái muốn dâng tặng cho Mẹ trong tháng Mân Côi này.
Trải qua bao nhiêu khó nhọc, vất vả, lo liệu công việc ngược xuôi,
công tŕnh xây dựng tượng đài đă hoàn thành tốt đẹp như ḷng mong
ước, nhờ lời Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho mọi người trong cộng đoàn
Giáo xứ Phú Xuyên và Phước Hưng được yêu thương và đồng lao cộng tác
trong mọi sinh hoạt và công tác chung.
Chúng con xin tạ ơn Chúa và tri ân Đức Mẹ.
Giáo xứ Phú Xuyên
Nguồn : https://baoconggiao.net/
|