Tổng Giáo phận Huế

Nhà thờ Giáo họ Văn Giang

 

Nhà thờ Giáo họ Văn Giang Giáo xứ Thần Phù
Giáo hạt Hương Phú

 

Địa chỉ : xă Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế ( Bản đồ )

Quản nhiệm : Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Thần Phù

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Lễ Bổn Mạng

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo họ - H́nh ảnh Giáo họ

-  Tin tức sinh hoạt

 

Lược sử Giáo họ Văn Giang

Nguồn : Website TGP Huế (3/3/2020)

Nhà thờ Văn Giang, khánh thành năm 1996.

I. Vị trí địa lư

Giáo họ Văn Giang nằm bên ḍng Đại Giang (sông Lợi Nông/sông An Cựu). Trước kia thuộc tổng Sư Lỗ, bây giờ thuộc xă Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhà thờ Văn Giang cách nhà thờ Thần Phù khoảng 2,5km đường chim bay về hướng bắc đông bắc.

II. Nguồn gốc h́nh thành và quá tŕnh phát triển.

Tổ tiên dân Văn Giang là người gốc Thanh Hóa, Nghệ An theo chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp vào đầu thế kỷ 17. Nhưng măi đến hai trăm năm sau, hạt giống đức tin mới được gieo vào ḷng đất này. Đó là ngày 4-10-1882 khi hai tân ṭng Văn Giang đầu tiên chịu phép rửa tại giáo xứ Phủ Cam là: Gioakim Yên và Agatha Chước, dưới thời vua Hàm Nghi và loạn Văn Thân.

Với bước đầu phôi thai trong thời kỳ bách hại của phong trào Văn Thân, vào hạ bán thế kỷ 19 như thế, việc mở mang nước Chúa chẳng phải là điều dễ dàng. Họ đạo có từ 4-5 gia đ́nh, không ổn định ăn ở trên quê hương mà phải rày đây mai đó, v́ khốn khổ mưu sinh và áp lực thành kiến. Họ đi lễ tại nhà thờ Sư Lỗ do cha Phaolô Nguyễn Cao Hiển (1880-1906-1930) làm quản xứ (1909-1913). Dần dần số gia đ́nh được tăng lên và thành lập họ đạo dưới sự trông coi của cha Hiển.

Đầu thế kỷ 20, giáo phận nhà b́nh yên, Văn Giang cũng từ đó triển nở mạnh mẽ, giáo dân đông đảo, giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ vào năm 1913. Quản xứ tiên khởi là cha Phaolô Nguyễn Cao Hiển từ giáo xứ Sư Lỗ về. Cha tiến hành xây dựng nhà thờ cột kèo bằng gỗ, 3 gian lợp ngói.

Năm 1916 cha Bat. Phạm Hữu Hội (1880-1911-1954) thay cha Hiển làm quản xứ, kiêm lo ruộng Nhà chung Giáo phận. Ruộng Nhà chung ngày càng được ngài mở mang, tổng số 141 mẫu 6 sào, chủ yếu giao cho bổn đạo ở và làm, số c̣n lại giao cho lương dân. Mỗi giáp (xóm) có người đại diện lănh nhận trực tiếp với cha quản xứ v́ ngài là người thay mặt Nhà chung. Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử giáo xứ, kẻ nhập đạo rất đông, nhà thờ được làm lại bằng gạch, lợp ngói, kiến trúc theo lối cổ của Pháp, mặt tiền có thành quách. Nhà cha xứ cũng được xây dựng tử tế. Đây là công tŕnh lớn trong vùng đương thời.

Cha Hội là vị quản xứ lâu nhất, ngài ở được 20 năm và cũng là chủ chăn có công lao bậc nhất trong việc mở mang và xây dựng giáo xứ hưng thịnh. Họ nhánh gồm: Lương Văn-Giáp Nam.

Năm 1940, cha Phêrô Huỳnh Văn Hóa (1903-1934-1987) về làm quản xứ đến 1943.

Năm 1943, cha GB Nguyễn Văn Huệ (1910-1938-2001) đại tu nhà thờ: rộng 6,8m, đỉnh Thánh giá tiền sảnh cao 14,50m. Ngài cai quản đến năm 1945.

Năm 1946-1947, cha Mátthia Nguyễn Văn Triêm (1914-1945-1984).

Từ năm 1947, t́nh h́nh chiến sự ngày càng gây bất ổn, một số đông gia đ́nh giáo dân tản cư lên giáo xứ Phủ Cam và Mẹ Hằng Cứu Giúp. Số c̣n lại chịu nhiều gian truân các mặt, giáo xứ vắng cha sở măi đến năm 1953.

Năm 1953, cha PX Bùi Quang Ninh (1886-1913-1975), trông coi Văn Giang đến 1957. Sau đó giáo xứ được cha Tađêô Trần Văn Tri (1912-1943-1970), quản xứ Thần Phù kiêm nhiệm.

Năm 1962, cha Trần Văn Tri về Văn Giang làm quản xứ. Ngài quy tụ con cái hồi hương và khôi phục lại những ǵ mất mát, nhưng ngài chỉ ở được 2 năm. Đầu năm 1964, chiến tranh lại bùng nổ, cha đành cùng với tất cả con cái ngậm ngùi rời xa giáo xứ để tránh bom đạn. Phần đông các gia đ́nh định cư tại giáo xứ Phi Trường (Phù Lương), phía sau nhà thờ Phù Lương bây giờ.

Năm 1967, ngôi nhà thờ bị bom đạn sụp đổ hoàn toàn chỉ trơ lại bức tiền sảnh loang lổ đầy dấu vết chiến tranh.

Năm 1969, dù chiến sự chưa lắng dịu nhưng giáo dân đă hy sinh vượt khó trở về ngôi nhà thờ của giáo xứ góp nhặt số cột kèo c̣n lại đem về Phù Lương, để cùng với giáo xứ Diêm Tụ (do cha Giacôbê Phan Văn Cơ cai quản) xây nhà thờ tạm trong chiến tranh.

Năm 1975 ḥa b́nh trở lại, giáo dân trở về với cảnh tượng tiêu điều, xơ xác. Bức tiền sảnh và đỉnh tháp Thánh giá dù không nguyên vẹn và đầy dấu tích đạn bom, vẫn c̣n đó như chứng tích bao thăng trầm của giáo xứ. Cộng đoàn lúc ấy gồm 24 gia đ́nh trực thuộc giáo sở Thần Phù do cha Giuse Trần Văn Phước cai quản. Sáu tháng sau cha Đôminicô Phan Phước về kế nhiệm. Cha tổ chức lại ban điều hành giáo họ, chọn ông Mátthêô Nguyễn Văn Quảng làm chủ tịch HĐGX; tiến hành xây dựng một nhà nguyện lợp tôn, cột kèo dỡ từ nhà thờ chung với giáo xứ Diêm Tụ về (di vật của nhà thờ giáo xứ cũ).

Năm 1977, do kinh tế khó khăn và thách thức dồn dập, một lần nữa số đông giáo dân (16 hộ) lại vào Nam mưu sinh, c̣n lại 8 hộ rời rạc ở giáp tây và giáp đông. Xa nhà thờ chính, rồi mỗi tháng chỉ có một thánh lễ, do chỗ cha quản xứ phải kiêm nhiệm 5 họ đạo, đời sống đạo ở Văn Giang do đó cũng đi xuống. Năm 1985, băo lớn, nhà nguyện sập.

Năm 1993, cha quản xứ và giáo dân chọn các ông Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Quỳnh và Nguyễn Huynh vào trong HĐGX. Cũng bắt đầu từ năm nầy, ngài nảy sinh ư định xây dựng lại nhà thờ. Thời điểm khởi sự là ngày 19-03-1995 (lễ Thánh Giuse). Toàn giáo sở Thần Phù tập trung đào móng, đặt lại viên đá tái tạo đầu tiên. Do ngày đáng nhớ ấy nên cha quản xứ đổi lễ bổn mạng giáo xứ thành 19-03 (trước kia là 01-05) để muôn đời ghi nhớ. Khi bắt đầu xây dựng, tài chính chưa được 50%, nhưng nhờ ơn Chúa quan pḥng, sau hơn một năm, ngày 11-08-1996 công tŕnh hoàn thiện mỹ măn, với tổng giá trị 190 triệu đồng. Kể từ đây giáo dân có nơi nuôi dưỡng tâm hồn nên đời sống đạo có phần thăng tiến. Giáo họ Văn Giang hiện nay có 12 hộ gia đ́nh, 65 giáo dân.

———————————————————————

[1] Bát Diêu là ông nội của Đức Hồng y P.X. Nguyễn Văn Thuận. Hai ông Bát Diêu và Nghè Bút đều ở Phủ Cam

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo họ Văn Giang

Nguồn : Website TGP Huế

< Chưa có >

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]