Lược
sử Giáo xứ Phú Hậu
Tôma Hoàng Kim Khánh
Thư Kư Hội Đồng Giáo Xứ Phú Hậu.
Nguồn : Website TGP Huế
Lời người viết :
Ngày 12-6-2009, Cộng đoàn giáo xứ Phú Hậu long trọng kỉ niệm 50
năm thành lập giáo xứ. Là một thành viên của cộng đoàn, tôi lược ghi
quá tŕnh xây dựng và phát triển của cộng đoàn giáo xứ Phú Hậu trong
50 năm qua. Ước mong "Lược Sử Giáo Xứ Phú Hậu" giúp mỗi chúng ta cảm
nghiệm được t́nh thương và sự quan pḥng ḱ diệu của Thiên Chúa dành
cho mỗi cộng đoàn con cái của Người.
Giáo xứ Phú Hậu thuộc địa bàn phường Phú Hậu, cách trung tâm
thành phố Huế 3km, bên bờ phía tả ngạn Sông Hương. Nguyên gốc do
Giáo họ Băi Dâu, một họ nhánh của giáo xứ Gia Hội và giáo xứ Đại
Phong hiệp nhất vào đầu năm 1960.
I. Giáo xứ Đại Phong : 1959.
* Sau thời gian 1954 - 1959 sinh sống tại Xuân Ḥa, Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế. Ngày 19-01-1959, 42 trong số 48 gia đ́nh thuộc Họ
Đạo Kẻ Đợi (có từ trước năm 1642) làng Đại Phong, Phong Thủy, Lệ
Thủy, Quảng B́nh di cư được chính quyền Thành phố Huế cấp 17 mẫu đất
trống Băi Dâu thuộc làng An Quán để định cư, lập thành Giáo xứ Đại
Phong, năm 1959.
* Giáo xứ có Nhà thờ tạm, gồm 255 giáo dân.
* Linh mục Tôma Nguyễn Văn Hinh là Quản Xứ, và các Nũ tu Ḍng Mến
Thánh Giá giúp xứ.
* Bổn mạng giáo xứ : Thánh Gioan Baotixita. (24-6)
* Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ từ năm 1959 - 1976 là Ông Phêrô Ngô
Tiến.
II. Giáo họ Băi Dâu : 1910-1960, thuộc
giáo xứ Gia Hội.
* Ban đầu là các cụ Tống Văn San trước năm 1910, khoăng từ
1910-1920 có các cụ Nguyễn An Thừa (Người làng Tiên Nộn), Nguyễn Văn
Định, Nguyễn Văn Kế (Người làng An Khốt), Trương Văn Chát (Người
làng Kim Đôi), và những năm 1940-1945 có thêm các cụ Nguyễn Văn T́nh,
Nguyễn Văn Đô (An Khốt) đến sinh sống tại làng An Quán, phường Phú
Hậu, sau sinh thêm con cháu và nhiều gia đ́nh từ các nơi khác đến
sinh sống làm thành Giáo họ Băi Dâu.
* Có Nhà nguyện, nguyên là nhà tư nhân được giáo dân quyên góp
mua lại, gồm 220 giáo dân.
* Bổn mạng Giáo họ : Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ (15-9)
* Chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ là ông Phaolô Nguyễn Văn Kế (→1963),
và từ năm 1963–1976 là ông Giacôbê Phạm Đá.
III. Giáo xứ Phú Hậu qua các giai đoạn :
1. Giai đoạn 1960-1962, Giáo xứ Băi Dâu-
Đại Phong. Linh mục Tôma Nguyễn Văn Hinh quản xứ.
* Năm 1960 Đức Cố Tổng Giám Mục Phêrô Ngô Đ́nh Thục quyết định
hiệp nhất Giáo xứ Đại Phong và Giáo họ Băi Dâu thành Giáo xứ Băi Dâu
- Đại Phong, gồm 2 khu vực : Khu vực Băi Dâu và khu vực Đại Phong.
* Giáo xứ Băi Dâu - Đại Phong lúc mới thành lập có 475 giáo dân.
* Hoạt động của giáo xứ trong giai đoạn 1960-1962 chủ yếu là xây
dựng nhà thờ, nhà xứ và xây dựng sự đoàn kết, hiệp nhất giữa 2 khu
vực Băi Dâu, Đại Phong.
Ngôi nhà thờ được xây dựng năm 1960 này tồn tại cho đến tháng
4-1998 được Cha Cố Giuse Trần Thắng Trung tu sữa lại mặt trước và
phần mái nhà thờ. Nhà xứ ban đầu này đă được làm mới hoàn toàn vào
tháng 5- 2003 thời Đức Giám Mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng làm quản
xứ.
2. Giai đoạn 1963-1964, Giáo xứ Băi Dâu-
Đại Phong. Các Linh mục Phao lô Trần Văn Sanh, Linh mục Tađêô Hồ Bảo
Huỳnh, Linh mục Antôn Nguyễn Văn Thọ quản nhiệm.
* Cha Tôma nghỉ hưu năm 1962, Đức Cố Tổng Giám Mục Phêrô Ngô Đ́nh
Thục cử Cha Phaolô Trần Văn Sanh đang nghỉ hưu dưỡng tại Ṭa Tổng
trông coi giáo xứ.
* Cuối năm 1963 Ngài qua đời. Cha Tađêô Hồ Bảo Huỳnh, sau là Cha
Antôn Nguyễn Văn Thọ quản xứ Gia Hội kiêm.
* Cha Tađêô Hồ Bảo Huỳnh là người hoàn thành việc xây dựng Thánh
đường giáo xứ được khởi công từ thời cha Tôma.
3. Giai đoạn 1965-1971, Giáo xứ Đại An.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Bằng quản xứ.
* Cha Antôn Nguyễn Văn Bằng đổi tên giáo xứ là Đại An. (từ ghép
của cụm từ giáo xứ Đại Phong – làng An Quán) nhưng tên giáo xứ trên
con dấu cha quản xứ vẫn c̣n Băi Dâu - Đại Phong cho đến hiện nay.
* So với các cha tiền nhiệm, cha Antôn quản xứ lâu hơn nhưng do
tuổi cao, sức yếu Ngài chưa thay đổi được nền lối sinh hoạt của giáo
xứ
* Về xây dựng, Ngài cho xây 2 pḥng làm nơi sinh hoạt cho các hội
đoàn (2 pḥng này hiện c̣n), làm gác chuông (gác chuông nay không
c̣n nữa).
* Số giáo dân trong giáo xứ là 630. Các Hội đoàn có Thiếu Nhi
Thánh Thể, Mẹ Gia Đ́nh.
4. Giai đoạn 1971-1972, Linh mục Antôn
Nguyễn Văn Thọ quản nhiệm.
Năm 1971, Cha Antôn Nguyễn Văn Bằng nghỉ hưu, Cha Antôn Nguyễn
Văn Thọ quản xứ Gia Hội kiêm nhiệm việc trông coi giáo xứ (lần 2).
5. Giai đoạn 1972-1980, Giáo xứ Đại An và
1980-1994, Giáo xứ Phú Hậu. Linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng
quản xứ.
* Tháng 10 năm 1972, Đức Cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim
Điền cử cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng, lúc bấy giờ là Cha quản
lí trường Trung học Thiên Hữu, Huế làm quản xứ.
* Giáo dân trong giáo xứ là 730. Trong khoảng thời gian đầu Ngài
củng cố lại các Hội đoàn : Thiếu Nhi Thánh Thể, Thanh Niên Công Giáo,
Mẹ Gia Đ́nh. Vẫn duy tŕ các hoạt động phụng vụ ở 2 khu vực nhưng
từng bước xây dựng Hội Đồng Giáo Xứ để tập trung các hoạt động của
giáo xứ.
* Tháng 5-1975, do đời sống khó khăn, một số gia đ́nh phải chuyển
vào các tỉnh phía Nam sinh sống hoặc đi xây dựng các vùng Kinh tế
mới, số giáo dân giảm c̣n 455.
* Năm 1980, Đức Tổng Giám Mục Philipphê cho phép đổi tên giáo xứ
là Phú Hậu, bổn mạng là Thánh Tâm Chúa Giêsu.
* Từ 1976 đến 1990 là khoảng thời gian khó khăn của giáo xứ. Về
hội đoàn có thêm Legio nhưng hoạt động của các Hội đoàn, Đoàn thể
cũng chỉ chủ yếu là phụng tự và giảng dạy giáo lư.
* Về xây dựng, năm 1992 tu sửa lại Cung thánh, năm 1993 tu sửa
lại 2 pḥng hội.
* Từ 1960-1976 không có Hội đồng Giáo xứ chung, v́ c̣n duy tŕ 2
HĐGX ở 2 khu vực. Từ 1976 mới có Hội đồng Giáo xứ chung. Chủ tịch
Hội Đồng Giáo Xứ trong giai đoạn này lần lượt như sau :
-1976–1986 : Ông Phaolô Lê Văn Thiệt.
-1986–1989 : Ông Phaolô Ngô Tư.
-1989–1992 : Ông Micae Lê Nghinh.
-1992–1998 : Ông Phêrô Lê Văn Hoàng.
* Là 1 Linh mục trẻ, nhiệt t́nh, có tài tổ chức và quản lí nhưng
ở vào một giai đoạn quá khó khăn cả về Đạo và Đời. Duy tŕ được số
lượng giáo dân, thống nhất chỉ đạo các hoạt động của giáo xứ, xây
dựng sự đoàn kết, hiệp nhất giữa 2 khu vực đă là đóng góp to lớn của
Ngài vào quá tŕnh xây dựng và phát triển giáo xứ.
6. Giai đoạn 11.12.1994 - 02.2003, Giáo xứ
Phú Hậu. Linh mục Giuse Trần Thắng Trung quản xứ.
* Cha Giuse Trần Thắng Trung, Quản lí Ṭa Tổng Giám Mục sau một
thời gian chữa bệnh, thay v́ nghỉ hưu Ngài được Đức Tổng Giám Mục
Stêphanô Nguyễn Như Thể bổ nhiệm làm quản xứ Phú Hậu từ ngày
11-12-1994.
* Ngài củng cố và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn
như Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca đoàn, Giới trẻ, Legio hoạt động.
* Để đổi mới hoạt động của giáo xứ, ngày 06-9-1998, Ngài cho giáo
dân trực tiếp bầu chọn Hội Đồng Giáo Xứ mới, nhiệm kỳ 1998-2001. Ông
Phao Lô Lê Văn Thiệt là Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ (lần 2).
* Nhiều cặp hôn phối, nhiều trẻ em quá tuổi đă được Ngài dạy dỗ
để lănh nhận các bí tích cần thiết, nhiều giáo dân xa rời, nguội
lạnh với giáo xứ được Ngài gọi mời trở lại.
* Cha Giuse chăm lo : việc nuôi dưỡng Ơn gọi; giảng dạy giáo lư
và văn hóa cho mọi thành phần trong giáo xứ; chăm sóc và giúp đỡ
giáo dân già yếu, bệnh tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn cả về tinh
thần lẫn vật chất.
- Các lớp Giáo lư Thanh niên, Dự bị Hôn nhân được tổ chức.
- 2 lớp học Tiếng Anh được mở dạy cho các Lễ sinh, Dự tu và con
em trong giáo xứ và học sinh địa phương.
- Trợ giúp các gia đ́nh giáo dân nghèo trong các dịp lễ, tết. Một
số được trợ cấp thường xuyên.
* Về xây dựng cơ sở vật chất :
- Đầu năm 1995 san lấp mặt bằng, đổ bê-tông sân Thánh đường.
- Mùa hè năm 1995, nhờ sự giúp đỡ của các giáo dân, các Linh mục
ở các giáo xứ thuộc các Giáo phận phía Nam, đặc biệt là của Đức Ông
Simon Nguyễn Văn Lập, nguyên Tổng Đại Diện Giáo phận Huế, nhà Từ
được xây dựng (nay đă dở bỏ).
- Năm 1997 nhà xứ được xây dựng mới.
- Nhờ sự tài trợ của Hội Misereoz ở Đức, mặt tiền và phần mái nhà
thờ được khởi công tu sửa vào ngày 28-4-1998 và hoàn tất vào ngày
15-8-1998, Công tŕnh mừng kính Mẹ La Vang 200 năm. Tượng Đức Mẹ La
Vang đặt ở tiền đường nhà thờ lúc bấy giờ do Đức Tổng Giám Mục
Stêphanô Nguyễn Như Thể dâng cúng (nay đặt ở tháp phụ nhà thờ mới).
- Tháng 4 năm 1999 tường rào phía trước, cổng Thánh đường được
xây dựng.
- Năm 2000 xây tháp chuông (Tháp chuông này đă được dở bỏ khi
Thánh đường được xây dựng lại vào tháng 4-2007).
Thánh đường và khuôn viên đă có dáng vẻ tôn nghiêm, xinh đẹp xứng
đáng là nơi thờ phượng và tôn vinh Thiên Chúa.
Chưa tṛn 8 năm quản xứ, mặc dầu tuổi cao sức yếu, cha Giuse đă
tạo được những thay đổi về chất và lượng các hoạt động của giáo xứ
góp phần quan trọng vào quá tŕnh xây dựng và phát triển giáo xứ.
7. Giai đoạn 03.2003 - 03.2005. Linh mục
Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng quản xứ.
* Tháng 2-2003, cha Giuse nghỉ hưu, Cha Phanxicô Xavie Lê Văn
Hồng sau khi du học Pháp về được Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn
Như Thể bổ nhiệm làm quản xứ Phú Hậu.
* Ngài khiêm tốn tiếp tục những công việc mà cha xứ Giuse tiền
nhiệm đă làm, xây dựng các nền nếp phụng vụ, duy tŕ hoạt động của
các Hội Đoàn trong giáo xứ.
* Về xây dựng : Tu sửa lại cung thánh, và xây thêm nhà xứ vào
tháng 5-2003.
* Hội Đồng Giáo Xứ được tái bổ nhiệm, do ông Phaolô Lê Văn Thiệt
làm chủ tịch cho đến tháng 01-2005 ông Lê Văn Thiệt qua đời, ông
Stêphanô Nguyễn Duy Lành Phó chủ tịch đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội
Đồng Giáo Xứ đến ngày 25-5-2008.
* Giáo xứ lúc này gồm 145 hộ với 629 giáo dân, trong đó 342 nữ.
* Tháng 3-2005 Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng về Ṭa Tổng Giám
Mục Huế để chuẩn bị đảm nhận sứ vụ mới – Giám mục Phụ tá Đức Tổng
Giám Mục Giáo phận Huế.
8. Giai đoạn 03.2005 - 27.7.2005. Linh mục
Giuse Trần Viết Viên phụ trách.
9. Từ 27.7.2005. Linh mục Antôn Nguyễn Văn
Tuyến quản xứ.
* Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể bổ nhiệm Cha Antôn
Nguyễn Văn Tuyến, Quán xứ Lại Ân, Đặc trách Sinh viên Công giáo Huế,
làm quản xứ Phú Hậu. Ngày 27-7-2005, Cha Antôn chính thức nhận nhiệm
xứ Phú Hậu.
* Giáo xứ có 169 hộ với 670 giáo dân, trong đó có 367 nữ, gồm 2
khu vực : .
- Khu Vực Gioan Baotixita có 3 xóm: Xóm Anna, Xóm Giuse, Xóm Tôma
Thiện. Kính Bổn mạng ngày 24-6 hàng năm.
- Khu Vực Mẹ Thiên Chúa (Không c̣n gọi là Băi Dâu) có 3 xóm : Xóm
Mẹ Lên Trời, Xóm Mẹ Vô Nhiễm, Xóm Phaolô. Kính bổn mạng ngày 01-01
hàng năm.
* Ngài quan tâm đến việc đào tạo giáo dân, đặc biệt là giới trẻ -
tương lai của Giáo hội, cả về Đức và Tài, tập hợp và tạo điều kiện
thuận lợi để mọi thành phần giáo dân có cơ hội đóng góp và phát huy
mọi khả năng của họ vào việc xây dựng và phát triển Giáo xứ, hoạt
động tông đồ.
- Các lớp học giáo lí cho con em trong giáo xứ do các giảng viên
là những người có khả năng trong giáo xứ đảm nhận.
- Khuyến khích việc học tập văn hóa bằng việc tổ chức các lớp học
văn hóa vào ban đêm, khen thưởng các em học sinh trong giáo xứ vào
cuối năm học, trợ giúp học tập hàng năm.
- Giới Trẻ, Sinh viên trong giáo xứ được tổ chức lại để cùng tham
gia sinh hoạt, học tập với Giới trẻ Giáo phận, Sinh viên Công giáo
Huế.
- Nhóm "Xích lô Tông đồ" sáng Chúa nhật hàng tuần đưa đón các cụ
già yếu, những người bệnh tật đến tham dự Thánh lễ chung với cộng
đoàn.
- Nhóm các Mẹ chăm sóc các cụ neo đơn, bệnh tật.
* Hoạt động của các Hội Đoàn như Legio,Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca
Đoàn, các giới Mẹ Gia Đ́nh, Cha Gia Đ́nh, các ban Chung Sự, Khuyến
học, Ban Giảng Viên Giáo lư, Nhóm Tác Viên Tin Mừng được khuyến
khích đi vào chiều sâu Tin Mừng.
* Tổ chức, hoạt động của Hội Đồng Giáo Xứ từng bước được cải tiến
theo hướng năng động, sáng tạo hơn, phát huy vai tṛ của các thành
viên trong Hội Đồng Giáo Xứ. Ngày 18-5-2008, toàn thể giáo dân trực
tiếp bầu Hội đồng Giáo xứ mới nhiệm kỳ 2 năm.
Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo xứ:
+ Chủ tịch : Ông Micae Trương Cao Quyền.
+ Phó Chủ Tịch kiêm Khu Vực Trưởng Khu Vực Gioan Baotixita : Ông
Micae Lê Bé.
+ Phó Chủ Tịch kiêm Khu Vực Trưởng Khu Vực Mẹ Thiên Chúa : Ông Gioan
Baotixita Tống Đ́nh Phước.
+ Thư kư : Ông Tôma Hoàng Kim Khánh.
+ Thủ Quỹ : Bà Madalena Nguyễn Thị Bích Thủy
* Việc phụng vụ được củng cố và xây dựng một cách nề nếp, trang
nghiêm.
* Cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp chưa đáp ứng yêu cầu đào
tạo giáo dân, Cha Antôn cho cải tạo, tu sửa để có được 4 pḥng làm
nơi sinh hoạt, giảng dạy giáo lư và văn hóa. Mua sắm thêm các phương
tiện như bàn ghế, cải tạo hệ thống điện, âm thanh, cửa sổ nhà thờ.
Tháng 7- 2006, nhà xứ được cải tạo để có thêm 2 pḥng làm nơi sinh
hoạt của Hội Đồng Giáo Xứ. Tuy vậy, xét thêm về qui mô phát triển
của giáo xứ trong vài năm sắp tới, cơ sở vật chất hiện có chắc chắn
không đáp ứng được yêu cầu phụng vụ và sinh hoạt của giáo xứ.
Ngay từ đầu năm 2006, Cha Antôn với sự đồng ư của 2 Đức Giám Mục
giáo phận, xúc tiến ngay việc t́m nguồn tài trợ để xây dựng lại nhà
thờ và hội trường. Lễ Đặt đá Khởi công xây dựng nhà thờ do Đức Giám
Mục Phụ tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng (nguyên là quản xứ Phú Hậu)
chủ sự được tổ chức vào ngày 19-4-2007.
* Một vài số liệu về giáo xứ Phú Hậu hiện nay :
- Số học sinh trong năm học 2008-2009 : 190 trong đó Bậc Đại học
5, Bậc Cao đẳng, Trung cấp 8, Bậc Trung học Phổ Thông 15, Bậc Trung
học Cơ sở 52, Bậc Tiểu học 74, Bậc Mẫu giáo 36.
- Các Nữ Tu bản xứ :
1. Nữ tu Maria Lê Thị Cẩm Vân, Ḍng Phaolô, hiện đang tu học tại
Pháp.
2. Nữ tu Maria Phạm Thị Ngọc Lành, Ḍng Phaolô, hiện đang tu học tại
Hoa Kỳ.
3. Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Hiển, Ḍng Phaolô.
4. Maria Nguyễn Thị Danh, Đệ tử, Ḍng Phaolô.
5. Nữ tu Annê Nguyễn Thị Kim Nhung, Ḍng Mến Thánh Giá.
6. Nữ tu Maria Ngô Thị Lài, Ḍng Mến Thánh Giá.
7. Nữ tu Maria Lê Thị Ngân, Ḍng Mến Thánh Giá.
8. Annê Nguyễn Thị Hạ Huyền, Nhà tập, Ḍng Mến Thánh Giá Huế.
9. Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Thủy, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
10. Nữ tu Maria Trần Thị Mỹ Phương, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
11. Maria Trần Thị Mỹ Liên, Nhà tập, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
12. Maria Dương Thị Thanh Hương, Nhà thử, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
13. Anna Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đệ tử, Ḍng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế.
IV. Giáo xứ Phú Hậu với Thánh Isidoro
Gagelin.
Trong Lược Sử Các Giáo Xứ, Tổng Giáo Phận Huế, tập I, 2001, trang
182, 183 ghi "Tại giáo xứ Phú Hậu, có vùng đất họp chợ gọi là Chợ
Dinh, là một di tích Thánh tôn giáo đáng trân trọng và kính viếng.
Gọi là Chợ Dinh v́ trước đây dưới triều Nguyễn, ở vùng đất cuối
của Cồn Vua xưa hay Băi Dâu nầy có dinh của các quan nên gọi là Chợ
Dinh Ông. Chợ nầy hiện nằm ở vùng đất trước khi vào giáo xứ Phú Hậu….
Ngày 17-10-1883, thừa sai cha Isidoro Gagelin đă bị xử giảo (dùng
dây thắt cổ đến chết, hai người cầm hai đầu dây lôi ṿng qua cổ) tại
một nơi không xa chợ Dinh, Băi Dâu. Quan sát địa h́nh ta có thể nghĩ
nơi Ngài được phúc tử đạo, có thể là ở trên hoặc dưới chợ Dinh, nay
hiện là nơi đang có nhà dân đang ở chứ không thể xa hơn.
Mong ước của Ngài là thành tro bụi để kết hiệp cùng Chúa Giêsu.
Thực tế, máu Ngài không được đổ ra để thấm vào đất Phú Hậu. Nhưng
chân thánh của Ngài đă dẫm bụi đường Chợ Dinh, gối Ngài đă lấm láp
cát Băi Dâu khi qú cầu nguyện, và mặt Ngài khi nằm sấp mặt xuống
đất, hai tay dang ra h́nh Thánh giá, đă áp má hôn đất Phú Hậu"
٭٭٭
Nh́n lại chặng đường 50 năm qua, với 10 linh mục quản xứ hoặc
quản nhiệm, chúng ta dễ nhận ra rằng : Tốc độ và nhịp độ phát triển
ở 34 năm đầu quả thật là chậm, điều này do cả nguyên nhân khách quan
và chủ quan Đạo và Đời. Nhưng những kinh nghiệm có được ở giai đoạn
này là những bài học quí giá về xây dựng và phát triển giáo xứ cho
mỗi chúng ta.
Đă qua giai đoạn thử thách, Chúa đă sắp đặt mọi sự cho cộng đoàn
Phú Hậu trong 10 năm gần đây.
Nguồn : Website TGP Huế |