Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ ĐăkChô

 

Nhà thờ Giáo xứ ĐăkChô
Giáo hạt KonTum

 

Địa chỉ : thôn ĐăkChô, xă Ngọc Tụ, H. ĐăkTô, tỉnh Kontum   ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục
Phó xứ    : Linh mục GB Nguyễn Ngọc Hường (30/10/2022)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

Thánh Phêrô tông đồ (29/6)

Số giáo dân

5897   (Số giáo họ : 11)

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Video giới thiệu Giáo xứ ĐăkChô 

-  Tin tức sinh hoạt

* Giáo Xứ Đăk Chô Khánh Thành Nhà Thờ Mới: Niềm Vui Mong Chờ Đă Lâu (14/6/2022)

 

Lược sử Giáo xứ ĐăkChô

Nhà thờ Đắk Chô

Vị trí địa lư

Giáo xứ Đăk Chô, có địa bàn gồm các làng thuộc xă Ngọk Tụ, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Nhà thờ Đăk Chô tọa lạc tại làng Đăk Chờ (Tea Chó), cách Ṭa Giám Mục Kontum 60 km về phía Bắc, theo quốc lộ 14 đến thị trấn Đắk Tô, tiếp đường quốc lộ 40B đi huyện Tu Mơ Rông, qua UBND xă Kon Đào, đến ngă ba Kon Bring, rẽ trái và đi tiếp, qua cầu Đăk Nơ, cách 100m là đến Nhà thờ Đăk Chô.

* Trên bản đồ tỉnh Kontum:

Giáo ứ Đăk Chô có địa giới hành chính phía Đông giáp xă Kon Đào và xă Đăk Trăm, phía Tây giáp xă Đăk Rơ Nga và huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp xă Tân Cảnh, phía Bắc giáp xă Đăk Rơ Nga.

* Trên bản đồ Giáo phận Kontum:

Giáo ứ Đăk Chô phía Đông giáp giáo xứ Đăk Lung (Tea Long) và Giáo xứ Tea Rơxá, phía Tây giáp giáo xứ Đăk Manh (Tea Rơmán), phía Nam giáp Giáo họ Tri Lễ, phía Bắc giáp giáo xứ Đăk Jâk và giáo xứ Tea Hnă.

II. SỰ H̀NH THÀNH TỪ ĐỊA SỞ ĐĂK KƠN ...

1_“ Thưa anh em, chúng tôi phải làm ǵ?” (Cv 2, 37)

Hội Thánh Công giáo được khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Jêrusalem. Sau khi nghe bài giảng của Phêrô, khoảng 3000 người được ơn hoán cải và đón nhận Tin Mừng. Họ hỏi Phêrô và các Tông Đồ khác: “Thưa anh em, chúng tôi phải làm ǵ?” Ông Phêrô đáp: “Anh em hăy hối cải và mỗi người hăy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được ơn tha tội, và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần.” (x. Cv 2, 37-38.41)

Vâng, sự kiện này cũng được tái diễn nơi anh em sắc tộc Sêđang thuộc miền đất Kontum. Ngày 7 tháng 5 năm 1901, có hơn 100 người Sêđang bất ngờ tràn vào đồn lính cuả người Pháp, ở gần sông Đăk Psi, giết chết Robert, trưởng đồn, và nhiều người khác. Điều này, sau nhiều năm, khiến anh em sắc tộc Sêđang cảm thấy áy náy, có lỗi, và cần làm ḥa. Họ đă đến làng Kon Hring, gặp cha Bonnal, người Pháp, cùng giống ṇi với Robert, kẻ bị giết. Nhờ vậy, người môn đệ của Đức Giêsu là cha Jean Bonnal đă trả lời thỏa đáng cho anh em Sêđang Đăk Kơna hôm đó, giúp anh em từ bỏ làm tôi ma quỷ, đoạn tuyệt mọi linh vật quyến rũ của chúng mà anh em Sêđang đang giữ, trong ngày “Păi Yang”, được ấn định là thứ Năm ngày 21.9.1905 tại làng Đăk Kơna.

Đến ngày đă định, cha Jean Bonnal, cùng yao phu và một số tín hữu ở Kon Hring đến Đăk Kơna “Păi Yang”. Sau đó, Cha để chú Yao phu ở lại làng Đăk Kơna, giúp dân làng dựng một nhà nguyện bằng tre, và chuẩn bị cho anh em Sêđang Đăk Kơna nhận lănh Phép Rửa, làm con Chúa.

Rồi cũng trong năm đó, có thêm 4 làng xin “Păi Yang” là Đăk Rơnu, Đăk Tô, Kon Bring và Đăk Chô. Năm 1905 quả là khởi điểm cho hành tŕnh đức tin của giáo xứ Đăk Chô.

2_Hạt giống Tin Mừng được gieo văi và lớn lên qua sự chăm sóc:

(1)_Cha Jean Bonnal, cha sở tiên khởi.

Sau thời gian “Păi Yang”, các làng đồng ư cho các em nhỏ lănh nhận Phép Rửa, Tháng  10.1905, cha Jules Vialleton, bề trên miền Kon Tum, quyết định thành lập địa sở ĐĂK KƠNA, gồm 5 làng mới ṭng giáo: Đăk Kơna, Đăk Rơnu, Đăk Tô, Kon Bring và Đăk Chô, nằm về phía bắc địa sở Kon Hring, với cha sở tiên khởi là cha Jean Bonnal. Nhà thờ đặt tại làng Đăk Kơna.

Như vậy, làng Đăk Chô trực thuộc địa sở Đăk Kơna, cũng bắt đầu một hành tŕnh đức tin mới, được triển nở và lớn lên trong bao thách đố và khó khăn. Trước hết là chính sách cai trị của chính quyền người Pháp có phần khắc nghiệt đối với vùng Sê đăng này, đặc biệt cái ách phải nộp tô thuế chỉ đặt lên trên 5 làng có đạo, là duyên cớ gây nên bao nghi kỵ, chống đối mà cha Bonnal phải gánh chịu, khiến ngài hao tổn sức lực, và người Sêđang trở nên nguội lạnh, chai ĺ và muốn giết ngài. Ngài viết: “Năm vừa qua, dân Sêđang trong thung lụng Đăk Tơkan trù định cướp phá nhà tôi và giết tôi, như chúng đă làm với đồn trưởng Robert. Tôi chỉ thoát chết nhờ ḷng nhiệt tâm của 2 ông già làng Đăk Rơnu, kịch liệt phản đối ư định của dân Sêđang, và ngăn cản họ.”[1]

Sau 13 năm, không có thêm một làng Sêđang nào trở lại! Việc giúp 5 làng sống đạo quả là một thách đố lớn cho ngài. Ngài viết cho bề trên như sau: “Làng Đak Chô ở cách xa chỗ tôi (làng Dak Kơna) nhất mà người ta quan sát đúng đắn và chính xác thấy họ đă tham dự những vụ cướp bóc, mà đến ngày nay đă quen thói, từ khi đó đă tỏ ra ít sốt sắng theo đạo đàng hoàng.

Tôi đem chú giáo phu của tôi tại Đak Rơnu về, sai đến Đak Chô. Thấy những lạm dụng đă có trong làng này, với tất cả lễ độ, nhă nhặn theo bản chất, chú cố làm cho họ hiểu rằng cuộc sống và tập tục của họ không tương hợp với giới luật của đạo. Họ không chấp nhận lời chỉ giáo đó. Tôi phải rút chú và đặt nơi khác, nơi mà chú làm việc tốt đẹp nhất. Theo Chúa quan pḥng, người con của chú ở làng Kon Trang, một thanh niên trẻ tuổi, thông minh, can đảm, biết đọc, tận hiến hy sinh làm chú giáo phu cho làng Dak Chô này. Ban đầu, dân làng tỏ ra ít thiện cảm, nhưng từng bước một, nhờ sự khôn ngoan biết sống của ḿnh, chú đă thành công thuyết phục họ; và bây giờ, h́nh như chú đă đổi được tâm hồn làng này” [1].

Năm 1917, sức khoẻ của cha Bonnal suy sụp, phải đi tĩnh dưỡng tại Qui Nhơn, Sài G̣n và Hồng Kông. Năm 1918, được thuyên chuyển về làm cha sở Phương Quư.

(2)_ Cha Pierre Irigoyen.

Từ năm 1917-1920: Cha Pierre Irigoyen, cha sở Kon Hring, kiêm nhiệm địa sở Đăk Kơna. V́ sức khỏe do tuổi tác, và sự cực nhọc vất vả nơi vùng truyền giáo, nên thỉnh thoảng đến Đăk Kơna, mọi sự giao cho Yao phu, Ngài không thể lo lắng một cách có hiệu quả cho các tân ṭng của địa sở Đăk Kơna được. Năm 1920, ngài được thuyên chuyển về phụ trách một họ đạo người Kinh là Phương Ḥa.

1 X. “Tiểu sử nho nhỏ của Địa sở Dak Kơna”, La Mission de Pays-Mois en 1939, Impr. Bêatô. Cuénot, Kontum. Lược dịch: Lm Joakim Nguyễn Hoàng Sơn

(3)_ Cha Louis Hutinet.

Năm 1920, địa sở Kon Hring được giao cho cha Louis Hutinet phụ trách và kiêm nhiệm địa sở Đăk Kơna. Ngài là một con người hăng say cho việc rao giảng Tin Mừng cho anh em Sêđang, nhưng tại địa sở Đăk Kơna, “ngài bị thua thiệt, v́ không biết thứ ngôn ngữ hoàn toàn đặc biệt tại địa sở Đăk Kơna,..., khiến ma quỷ đă lợi dụng t́nh thế nầy làm sống lại các thứ thờ vơ tín nhảm thời xưa, nhất là những thứ liên hệ đến việc tế trâu.”[2 ]

(4)_ Cha Marie Josep Lardon.

V́ thế, tháng 2 năm 1921, cha Marie Joseph Lardon, đang là phụ trách Kon Bơbăn, được cha bề trên Kemlin bổ nhiệm phụ trách địa sở Đăk Kơna. “Ngài ở trong địa sở Đăk Kơna không đầy 2 năm, v́ sức khỏe và hoàn cảnh, ngài không đủ th́ giờ để chú ư đến đoàn chiên mới của Ngài,một đoàn chiên lúc đó không mấy lôi cuốn.”[ 3 ]Đầu năm 1923, ngài về Pháp chữa bệnh và qua đời ngày 26 tháng 04 năm 1923 tại Montheton.

(5)_ Cha Benjamin Louison.

Trong khoảng thời gian cha Lardon đi chữa bệnh, vắng mặt tại địa sở Đăk Kơna, có cha Benjamin Louison, cha sở Kon Trang, “đă nhiều lần hy sinh đi làm các phép Bí tích thiêng

liêng trong địa sở Đăk Kơna này.”[4 ]

(6)_ Cha Paul Crétin

Ngày 24 tháng 04 năm 1924, cha Paul Crétin được sai đến địa sở Đăk Kơna, “sau những tháng học tiếng Bahnar ở Kon Sơlăng và tiếng Rơngao tại Kon Hring”. Ngài đă đến ở “mái nhà cũ của cha Bonnal đă bỏ hoang từ nhiều năm”. Rồi đây, ngài sẽ có được một khoảng thời gian dài “46 năm ở với anh em Sêđang. [5 ]”

Sau khi đến, ngài đă nhận xét: “một phần ba bổn đạo đến xem lễ ngày Chúa Nhật. Trong tuần không một ai đi xem lễ. Kinh chiều chỉ đọc ở nhà chung, nhưng chỉ có trẻ nhỏ và thiếu niên. Di đoan quá nhiều. Sống bất hợp pháp vô kể.” [6 ]

Năm 1925, cha bề trên địa phận Kontum ban bí tích thêm sức cho 162 tín hữu.

Năm 1930, sau 7 năm sống tại địa sở Đăk Kơna, cha Crétin nhận thấy “các làng ngoại giáo luôn đóng kín, không thể mang ánh sáng Đức Tin đến được. Địa sở chỉ gồm có 5 làng đă trở lại cách đây 25 năm!”

Từ năm 1932, một bước chuyển mới!

3_Hạt giống Tin Mừng được được lớn lên và sinh hạt...

Những năm tháng gieo văi trong đau khổ và nước mắt của các vị thừa sai và ḷng tận tụy công việc phục vụ Nhà Chúa nơi các chú Yao Phu, và chính nhờ Thần khí Chúa cải hóa, địa sở Đăk Kơna bước sang một giai đoạn mới:

Các làng lương dân xin “Khôp” và “Păi Yang”. Tháng 3 năm 1932, là làng Đăk Rơman Iop, Rồi những tháng tiếp theo trong năm, là các làng: Đăk Rơman Peng, Đăk Long, Đăk Mot, Đăk Tơmbiu, Đăk Rơleang, Đăk Tong, Đăk Mot Kram, Đăk Brao. Cả thảy 9 làng!

Các làng sau khi Păi Yang, đồng ư cho con cháu của ḿnh dưới 7 tuổi nhận lănh Phép Rửa, và dựng một nhà nguyện trong làng ḿnh.

2 X. như đă dẫn.

3 X. như đă đẫn.

4 X, như đă dẫn.

5 Paul Crétin MEP, Quarante six ans chez les Sédang, Note et réflexions, 3Fascicule. Bản đánh máy.

6 X. như đă đẫn

C̣n người lớn th́ phải huấn Đạo như thế nào để họ tin vào Chúa Kitô và nhận lănh Phép Rửa? Cha Crétin nhận thấy đây là một công việc hết sức nặng nề. Người Sêđang không ai biết đọc biết viết, đầu óc có giới hạn, những tập tục tập dị đoan vẫn c̣n in sâu. Ngài cần thời gian để “biến tâm trí của họ thành tâm trí Kitô giáo”, “thay đổi tập tục ngoại giáo thành tập tục Kitô giáo.”. Dự ṭng 2 năm rưỡi. “Trong thời gian này nếu Đức tin của họ chưa đâm rễ sâu, th́ ít ra cũng nảy mầm và lớn lên sau đó.”[7 ]

Năm 1933, cha Crétin đă đi theo nhà thám hiểm, tên là Bouvier, đến thăm miền đất Attopeu thuộc giáo phận Kon Tum, mà Ṭa Thánh đă phân chia khi thành lập giáo phận Kon Tum vào ngày 18/01/19328

. Attopeu nằm vế phía Tây của địa sở Đăk Kơna. Với ư hướng tuyền giáo cho Attopeu, và v́ vấn đề ngôn ngữ Sêđang của 2 vùng Đông (Sêđang trung tâm) và Tây (Rơngao-Sêđang) của Địa sở Đăk Kơna quá khác biệt nhau, trong khi đó ngài thành thạo ngôn ngữ vùng phía Tây. Nên Năm 1934, cha Crétin rời Đăk Kơna, đến ở Đăk Mót Kram, xây dựng trung tâm mới với nhà thờ, nhà xứ cho tương lai.

Năm 1936 Địa sở Đăk Kơna, gồm 22 làng, 2.436 tín hữu Sêđang. Trong địa sở, mỗi làng đều dựng một nhà nguyện, nằm rải rác cách xa nhau hàng chục cây số, một ḿnh không thể kham nỗi. Phải chia địa sở! Ngài đă tŕnh bày với Đức Cha Jannin Phước, Giám mục Kontum.

 TRỞ THÀNH ĐỊA SỞ ĐĂK CHÔ

Phục sinh năm 1936, Đức cha Jannin Phước, Giám mục Tông ṭa tiên khởi của Giáo phận Kon Tum, quyết định chia địa sở Đăk Kơna thành 2 địa sở: Đăk Chô và Đăk Mot.

1/ Địa sở ĐĂK CHÔ, do cha Paul Renaud phụ trách, gồm các 13 làng: Đăk Chô, (trung tâm) Đăk Rơnu, Đăk Tô, Kon Bring, Đăk Long, Đăk Tong, Đăk Rơman iop, Đăk Rơman peng, Rang ria, Kon Du, Đăk Brao, Đăk Hmeng, Đăk Brei, với 1.108 tín hữu. Bổn mạng của Địa sở Đăk Chô: thánh Phêrô.[9 ]

2/ Địa sở ĐĂK MOT, do cha Paul Crétin phụ trách, gồm 9 làng: Đăk Kơna, Đăk Mot kram (trung tâm), Đăk Mot iop, Đăk Tơmbôi, Đăk Tơmbiu, Đăk Ri iop, Đăk Ri peng, Đăk Rơleang, Yang Lố, với 1328 tín hữu. Bổn mạng của Địa sở Đăk Mot: thánh Phaolô. [8 ]

III. LỚN LÊN HEO D̉NG HỜI GIAN:

1_ TRƯỞNG THÀNH TRONG THỬ THÁCH: 1936 – 1975:

Đăk Chô10 là một làng gần 250 người Sêđang, nằm ở phía tây bắc cách thành phố Kon Tum 60 cây số, ven quốc lộ 14 – con đường giao thông quan trọng của vùng cực bắc Tây Nguyên.

7 Như đă dẫn

8 X.Voyage Kontum_Attopeu_Paksé, Aller et retour du 13 Férier au 5 Mars 1944 của ĐC Sion Khâm., cha Renaud, cha Giffard.

9 X.Echos de la Mission, Aout 1948.

10 Người Sêđang gọi là Tea Chó. Đăk Chô tên các cố tây đặt: Đăk là tiếng Bahnar, nghĩa là nước, Chô tiếng làng Đăk Mot, nghĩa là con chó.

Nhà nguyện Đăk Chô và Cha Renaud (Ái) năm 1936

(Ảnh-Lê Minh Sơn: trích Bulletin de MEP 1941)

Cha Paul Renaud đến Đăk Chô vào Phục Sinh 1936, ở trong một túp lều tranh, do giáo dân dựng nên. Ngôi nhà rất đơn sơ, gồm 2 pḥng nhỏ, 1 dành cho cha sở, một dành cho người giúp việc. Cách đó 100 mét là một nhà nguyện nhỏ, đơn sơ như trong bao sở họ khác.

Nhà thờ Đăk Chô, Cha Renauld và giáo dân xây dựng qui mô năm 1939

(Ảnh-Lê Minh Sơn: trích Bulletin de MEP 1941)

Ngoài việc ban Phép Rửa tội cho các em nhỏ dưới 7 tuổi nơi các làng mới “Păi Yang”, cha Paul Renaud cũng ban Phép Rửa cho những người lớn trong những làng đă “Păi Yang” vào thời cha Paul Crétin phụ trách. Như trong cuốn Đăk Chô- Duplicata Libri Baptizatorum in Ecclesia (1936-1941), chúng ta ghi nhận:

 Năm 1937 vào ngày 27 tháng 09 tại nhà chung làng Đăk Rơxa peng, cha Paul Renaud ban Phép Rửa cho 19 trẻ nhỏ dưới 7 tuổi;

 Và cũng năm 1937 vào ngày 11 tháng 10 tại nhà chung làng Đăk Rơxa iop, cha Paul Renaud ban Phép Rửa cho 7 trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.

 Năm 1938 vào ngày 24 tháng 02 tại nhà nguyện Đăk Hmêng cha Paul Renaud và cha Paul Crétin ban Phép Rửa cho 70 người lớn.

 Năm 1939 vào ngày 21 tháng 07 tại nhà nguyện Đăk Brei, cha Paul Renaud ban phép Rửa cho 32 người lớn.

Cho tới thời điểm năm 1939, địa sở Đăk Chô đă lớn mạnh, gồm1.340 tín hữu, 16 họ đạo với thêm những làng mới như Đăk Rơxa peng (Tea Rơxá kram), Đăk Rơxa iop (Tea Rơxá kuě), Đăk Kơmo.[11]

Thứ tư Phục Sinh năm 1939, Đức Cha Jannin Phước làm phép Nhà Thờ Đăk Chô, vừa mới xây dựng xong, và 2 hôm sau ban Bí tích Thêm sức cho 314 tín hữu. Quả một biến cố trọng đại và là niềm vui lớn lao cho anh em Sêđang!

Năm 1940-1941, Cha Paul Renaud làm Bề Trên Trường Kuênot và quản lư địa phận và Địa sở Đăk Chô có thêm cha phụ tá Tađêô Lê Văn Nhạn.

Năm 1941-1946: Cha Paul Renaud quay về nhiệm sở cũ Đăk Chô.

Năm 1946 địa sở Đăk Chô gồm 17 làng: Đăk Chô (trung tâm), Đăk Rơnu, Đăk Tô, Kon Bring, Đăk Long, Đăk Tong, Đăk Rơman iop, Đăk Rơman peng, Rang ria, Kon Du, Đăk Brao,

Đăk Hmeng, Đăk Brei, Đăk Rơxa peng (Tea Rơxá kram), Đăk Rơxa iop (Tea Rơxá kuě), Đăk Kơmo và Kon Hơnong, với 1538 tín hữu Sêđang.[12 ]

Tháng 6/1946-tháng 6/1948: Cha Joseph Curien tạm quyền coi sóc địa sở Đăk Chô trong thời gian cha Paul Renaud về Pháp chữa bệnh.

Năm 1948-1951: từ Pháp trở về, cha Paul Renaud tiếp tục nhiệm sở Đăk Chô.

Năm 1951: cha Paul Renaud được chọn làm giám quản Gp Kontum. Nên Cha Paul Crétin đảm nhận địa sở Đăk Chô. Tháng 09/1951, có cha Viguier từ Kon Trang đến phụ giúp cha Crétin và học tiếng Sêđang, chuẩn bị đi nhiệm sở mới mà cha Crétin đang có ư thành lập 2 địa sở mới sẽ được tách ra từ địa sở Đăk Chô: Địa sở Đăk Kơla về phía bắc, và địa sở KonHơnong, về phía Đông.

Năm 1952: Ngày 30 tháng 06, ĐTC Piô II, bổ nhiệm cha Paul Seitz, làm Giám mục hiệu ṭa Catula, đại diện tông ṭa giáo phận Kon Tum. Ngày 03/10 ĐC Paul Seitz được tấn phong Giám mục tại nhà thờ chính ṭa Hà Nội và ngày 05/11, Ngài bước vào Nhà thờ Chính Ṭa Kon Tum. Từ nay, giáo phận Kontum đă có chủ chăn.

Năm 1953: Cha Renaud về lại nhiệm sở cũ Đăk Chô, tiếp tục lo cho anh em Sêđang và thành lập địa sở mới Kon Hơnong [13 ], gồm các làng Kon Hơnong, Đăk Prong, Đăk Phea, Đăk Brao, Đăk Hmeng, với linh mục phụ trách là cha Marcel Arnould, người mới lên Kontum hôm 09/06/1953.

Năm 1958: Địa sở Đăk Chô chỉ có 13 làng, 2.188 tín hữu sêđang, 14 tín hữu Kinh; 794 dự ṭng; 15 Yao phu.

Năm 1962: Từ địa sở Đăk Chô thành lập thêm một địa sở mới: Đăk Kơla [14] , gồm 8 làng mới, dành cho sắc tộc Jeh, với số tín hữu là 579 và số dự ṭng là 648 người, cha Léon Dujon phụ trách, đồng thời kiêm nhiệm địa sở Đăk Chô, v́ cha Renaud đang đi chữa bệnh.

Tháng 04/1964: Do căn bệnh Gan-Mật lâu nay, theo lời khuyên của Bác sĩ, cha Renaud đă từ nhiệm mọi chức vụ, kể cả chức danh cha sở Đăk Chô. Sau đó, ngài đă về Pháp.15 Cha Marcel Arnould coi sóc địa sở Kon Hnong phải kiêm nhiệm địa sở Đăk Chô.

Năm 1965: Lính Mỹ vào miền nam Việt Nam.Vùng Đăk Tô trở thành chiến trường ác liệt. Các làng thuộc các địa sở Đăk Chô, Kon Hơnong, Đăk Kơla đều chạy về chung quanh quận lỵ Đăk Tô16 lánh nạn.

11 X. La Mission de Pays Mois en 1939 Impr. Beatô. Cuenot, Kontum.

12 X. La Mission de Pays Mois en 1946 Impr. Beatô. Cuenot, Kontum.

13 Nay là giáo xứ Tea Rơxá, giáo xứ Tea Hnă và giáo xứ Kon Pia.

14 Nay là giáo xứ Đăk Jâk và giáo xứ Đăk Tuk.

15 Các Lm thừa sai hải ngoại đă phục vụ Giáo phận Kontum, năm 2017, tr.175

16 Nay là trung tâm xă Kon Đào, huyện Đăk Tô.

Năm 1965: Cha Dujon bị Mặt Trận Giải Phóng MNVN bắt và thả ra sau gần 6 tháng bị cầm tù.

Năm 1967: Nhà thờ Đăk Chô bị bom tàn phá, chỉ c̣n đống gạch đổ nát. V́ thời cuộc, tất cả các làng thuộc 3 địa sở Đăk Chô, Kon Hnong và Đăk Kơla được quy tụ về xung quanh quận Đăk Tô. Con cái cha Arnould th́ ở trong mảnh đất sát quận, nay là trường tiểu học Lê Hồng Phong thuộc xă Kon Đào, huyện Đăk Tô. C̣n con cái của cha Dujon, được ngài quy tụ ở mảnh đất gần cầu Đăk Chu, xă Kon Đào ngày nay.

2_ LƯU LẠC NƠI ĐẤT KHÁCH QUÊ NGƯỜI: 1972-1975:

Năm 1972 “mùa hè đỏ lửa”, Đăk Tô chiến sự ác liệt, nóng bỏng, trở thành vùng mất an ninh. Đàn chiên tản mác khắp nơi. Mọi cơ sở tôn giáo, làng mạc đều bị b́nh địa bởi bom đạn.

Miền Sêđang trở thành “vùng trắng”: Không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ. Các Cha sở: Cha Paul Carat (Gx Diên B́nh), Cha Gabriel Brice (Gx Kon Hring), Cha Léo Dujon (Gx Đăk Kơla), Cha Marcel Arnould (Gx Kon Hnong và Gx Đak Chô), bị Mặt Trận Giải Phóng MNVN bắt, bị dẫn vô rừng về hướng Tu Mơ Rông, rồi được thả ra, và về đến Ṭa Giám Mục Kon Tum vào ngày Chúa Nhật 27/08/1972. [17 ]

Trong khi đó, anh chị em Sêđang Đăk Tô phải tự chạy về Kon Tum lánh nạn.

Kon Tum, cha Dujon và cha Arnould đă gặp lại con cái Sêđang của địa sở ḿnh, và tiếp tục dẫn đi lánh nạn tại Phú Bổn: ở trại tị nạn Plei Măng I, với 1421 người Seđang, do cha Dujon coi sóc; trại tị nạn Plei Măng II, với 3427 người Sêđang, do cha Arnould coi sóc.[18 ]

Tháng 03/1975 tỉnh Pleiku, tỉnh Phú Bổn được “Giải Phóng”. Hai cha Dujon và Arnould đă t́m mọi cách đưa anh em sêđang trở về lại Kon Tum một cách an toàn từ ngày 01/04 đến 12/04/1975.

Nhưng sáng thứ ba ngày 12/08/1975 Đức Cha Paul Seitz, cha André Marty, cha Léon Dujon, cha Marcel Arnould, cha Joseph Curien, cha Gabriel Brice, cha Oliver Deschamps, 2 bác sĩ trẻ Edric Baker và George Cristian, các nữ tu Raphaelle Cormier, Marie Renée Légal, Cécila de Boissy, được ủy ban quân quản tỉnh Kontum đọc lệnh trục xuất khỏi Kontum, Việt Nam, tại Chư Pao, cách Kontum chừng 10 cây số. [19]

3_ HỒI HƯƠNG VÀ VẮNG BÓNG CHỦ CHĂN: 1975 – 2010:

Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất hai miền Nam Bắc. Các Chủ Chăn được lệnh “hồi hương”. Đàn chiên trở nên bơ vở. Ở lại hay về làng xưa? Có lệnh ai nấy về làng cũ của ḿnh. Từ thị xă Kon Tum, những chuyến xe “Ḅ Vàng” chở anh em sêđang Đăk Tô về làng cũ, điểm cuối là cầu Diên B́nh. Rồi đi bộ qua phà và tiếp tục hành tŕnh tự t́m về làng cũ của ḿnh.

Mảnh đất của cha ông xưa, nay đă có chủ nhân mới. Nhà thờ, nhà nguyện không c̣n nữa. Tiếng chuông, tiếng trống được thay thế bằng tiếng kẻng báo hiệu “đi làm tập thể” để xây dựng đất nước theo mô h́nh mới. Dù vậy, cộng đoàn vẫn giữ vững đức tin, vẫn duy tŕ cầu nguyện, nhờ sự giúp đỡ can đảm của các chú Giáo phu tại làng. Hằng năm, anh em đi về Kontum, gặp cha phụ trách để nhận lănh lănh nhận các Bí tích và tham dự thánh lễ:

Từ 1975 đến 1997: cha Giuse Nguyễn Đây, cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, cha sở ChínhṬa.

Từ 1997 đến 2003: Cha Simon Phan Văn B́nh. Ngài cự ngụ tại nhà nguyện Kuênot, trong nhà xứ Chính Ṭa.

17 P.Paul carat, Dans les combats du district de kontum, p.108-110.

18 X.Lịch giáo phận Kontum 1975.

19 Lm Jean Louis de Robien, VỊ THỪA SAI CAN TRƯỜNG, P.270, 276

Từ 2003 đến 2006: Cha Calistô Bá Năng Lư. Nhà thờ nhà xứ của ngài là Chủng viện Thừa sai Kontum!

Ngày 25/12/2005 lần đầu tiên được phép của Chính Quyền, cha Calistô Bá Năng Lư đến dâng lễ Giáng Sinh cho anh em Sêđang tại sân banh của làng Kon Đào 1, xă Kon Đào, huyện Đăk Tô.

Ngày 01/06/2006 Cha Calistô Bá Năng Lư trở thành cha sở giáo xứ Kon Hring, kiêm nhiệm địa sở Đăk Chô. Ngài hiện diện tại làng Kon Hring.

Đến cuối tháng 12/2006, có thêm 2 tân linh mục làm cha phó: Cha Giuse Vơ Văn Dũng và Cha Bênêđictô Nguyễn Văn B́nh.

Năm 2007, cha Giuse Dũng có được cơ may dâng lễ Giáng Sinh 2006 tại làng Kon Hơnong, huyện Tu Mơ Rông. Nhờ vậy, cha Giuse có dịp tiếp xúc anh em ở miền đất Sêđang dọc theo con đường lộ từ nhà xứ Kon Hring cho tới làng Kon Hơnong (H.Tu Mơ Rông). Hằng tuần, cứ chiều thứ sáu cho đến sáng thứ 2, được phép của cha sở Kon Hring, cha Giuse “chu du” miền đất đó: thăm viếng các làng (Kon Cheo, Đăk Lung, Kon Bring, Đăk Chô, Đăk Rơman, Đăk Dring, Đăk Rôgia, Kon Hong, Tea Hmeng,...), giải tội, dâng thánh lễ,...

Chuyến thăm mục vụ của Đức Cha Micae, Giám mục Kontum:

Nhân 3 ngày Tết Mậu Tư, năm 2008, Cha Giuse đă dẫn Đức Cha Micae đi thăm các làng thuộc miền đất Sêđăng ở huyện Tu Mơ Rông, và 4 xă thuộc huyện Đăk Tô: Văn Lem, Đăk Trăm, Ngọc Tụ và Đăk Rơnga. Đức Cha Micae đă đến thăm nền nhà thờ Kon Hơnong cũ, nền nhà thờ Đăk Chô cũ, đă bị phá hủy bởi chiến tranh năm 1967. Cha Giuse tŕnh với với ĐC rằng hơn 40 năm tại 2 xă Ngọc Tụ và Đăk Rơnga chưa có linh mục nào dâng thánh lễ. Cha sở Calixtô đă dâng 3 lễ tại 3 nơi:

(1) Dịp lễ mở tay, khi ngài mới chịu chức linh mục năm 2001, nhà nguyện làng Kon Pia, xă Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông;

(2) lễ Giáng Sinh 2005 tại sân banh làng Kon Đào, xă Kon Đào, huyện Đăk Tô (có phép của UBND huyện Đăk Tô),

và (3) lễ Phục Sinh 2006 tại sân banh làng Kon Hnong, xă Đăk Tơkan, huyện Tu Mơ Rông (có phép của UBND huyện Tu Mơ Rông).

Thế là ngày mồng 3 tết ĐC Micae đă dâng 2 thánh lễ tại nhà chú Yao Phu làng Đăk Chô lúc 6g00 và tại làng Đăk Rơnu lúc 11g00. Ngài thăm viếng giáo phu, giáo dân, thăm các “nơi đọc kinh” của làng trong địa sở Đăk Chô. Thật là một niềm vui lớn lao và một niềm khích lệ quí báu cho anh em sêđang Đăk Chô khi được vị Gíam mục của ḿnh đến dâng lễ và thăm viếng sau hơn 40 năm không có thánh lễ Mixa. Một dấu hiệu báo trước ngày phục sinh của địa sở Đăk Chô!

ĐC Micae và cha Giuse dâng lễ tại nhà chú Yp Biêr
Mồng 3 Tết, năm 2008 tại làng ĐăkChô

Mồng 3 Tết, 2008, ĐC Micae thăm Nhà nguyện Tea Rơmán (Gx Đăk Chô)

Mồng 3 Tết, 2008, ĐC Micae thăm Nhà nguyện Kon Bring (Gx Đăk Chô)

ĐC Micae và cha Giuse dâng lễ tại nhà chú Yp Đăk Rơnu

Mồng 3 tết, năm 2008, tại làng Đăk Rơnu (Gx Đăk Chô)

Thăm giáo dân làng Đăk Tong (Gx Đăk Chô)

ĐC Micae thăm Yp Kuênot, Gx Đăk Chô

Nhưng từ giữa năm 2008, Cha Giuse nhận nhiệm vụ mới: “đặc trách địa sở Tea Rơxá”, nên Cha Giuse không c̣n làm mục vụ tại Gx Đăk Chô, trong tư cách là cha phó Kon Hring nữa.

Ngày 14/11/2008 nhân ngày bế mạc Năm Thánh Yao Phu, giáo phận có thêm 12 linh mục.

Tân linh mục Antôn Vũ Đ́nh Long được bổ nhiệm làm cha phó giáo xứ Kon Hring. Trước khi được chuyển về làm cha sở Kon Du (nay là Gx Ling La) vào đầu năm 2010, Ngài đă đến thăm viếng, dâng lễ, ban bí tích cho các enh em Sêđang ở các làng Đăk Rơnu, Đăk Chô, Đăk Rơman,

Kon Đào. Được 5 lần, đầy khó khăn!

4_HỒI SINH VÀ CHỦ CHĂN HIỆN DIỆN: 2010-NAY

Sau chuyến viếng thăm mục vụ miền Sêđang, Đức cha Micae, giám mục giáo phận Kon Tum, đă quyết định phục hồi Giáo xứ Đăk Chô qua việc bổ nhiệm các linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết:

(1) Cha Bênêđictô Nguyễn ăn B́nh: 2010-2013

Ngày 22/01/2010, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm Cha Bênêđictô Nguyễn Văn B́nh, nguyên là cha sở giáo xứ Kon Du, về làm cha sở giáo xứ Đắk Chô, với địa bàn gồm 3 xă: Kon Đào, Ngọc Tụ, Đak Rơnga, thuộc huyện Đak Tô, tỉnh Kon Tum, với số là 5.952 giáo dân.

Thánh lễ nhận chức cha sở, tại băi đất trống, trước nhà yao phu, ở làng Kon Đào 1, do cha TĐD Giuse Nguyễn Thanh Liên chủ tế, cùng đồng tế có cha Calixtô Bá Năng Lư, cha Giuse Vơ Văn Dũng, vào Chúa Nhật đầu tháng 02/2010.

Ngài cử hành tuần thánh năm 2010 tại sân nhà rông của làng Kon Bring. Để chuẩn bị cho việc chia tách địa sở sau này, ngài đă t́m được 3 mảnh đất và dựng lên 3 nhà nguyện: Làng Đắk Chờ, xă Ngọk Tụ, làng Đắk Lung, xă Kon Đào và làng Đắk Manh, xă Đắk Rơ Nga. Trong tương lai sẽ thành 3 Nhà Thờ - Nhà ứ!

Ngày 21/02/2012: Thánh lễ đặt khởi công xây dựng thánh đường Đăk Lung và khánh thành vào 28/08/2012. Nay đă trở thành Giáo xứ Đăk Lung.[20 ]

Cuối tháng 11/2013, ngài được thuyên chuyển về làm cha sở Phú Bổn, huyện Ajunpa, tỉnh Gia Lai

Nhà nguyện Đắk Chô (xă Ngọk Tụ)

Nhà nguyện Đắk Lung (xă Kon Đào)

Nhà nguyện Đắk Manh (Xă Đăk Rơnga)

20 Người Sêđang gọi là Tea Long (Nước Hồ). Đăk Lung là tiếng Bahnar.

Nhà xứ Đắk Manh (xă Đắk Rơ Nga)

Nhà xứ Đắk Chô (xă Ngọk Tụ)

(2). Cha ôma hiện Lê Công Huy Khanh: 2013-2019

Ngày 20/11/2013 cha Tôma Thiện Lê Công Huy Khanh được Đức Cha Micae HoàngĐức Oanh bổ nhiệm về làm cha sở Giáo xứ Đăk Chô kiêm nhiệm Đăk Lung và Đăk Manh.

Năm 2016, đầu mùa mưa, cơn gió lốc làm sụp mái tranh nhà nguyện Đăk Manh. Ngài đă dựng mới, chắc chắn với hàng cột gỗ và mái tôn.

Cuối tháng 11/2019, ngài được bổ nhiệm làm cha sở Trung Nghĩa, Tp Kon Tum.

(3). Cha Micae A Blir: 2019-nay.

Ngày 29/11/2019 cha Micae A Blir được Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Đăk Chô kiêm nhiệm Đăk Lung và Đăk Manh, với tổng số giáo dân của 3 giáo xứ là 8.278, đa số là sắc tộc Sêđang Ngày 31/11/2020, cha Simon Hu nh Khắc Vũ , tân linh mục, được bổ nhiệm làm phó xứ Đăk Chô.

Ngày 20/07/2021, cha Simon Hu nh Khắc Vũ được Đức Cha Aloisiô bổ nhiệm đặc trách giáo xứ Đăk Manh [21 ], gồm các làng Đăk Manh 1, Đăk Manh 2, Đăk Pung, Đăk

Kon, Đăk Dé, thuộc xă Đăk Rơnga, với số giáo dân là 4091 tín hữu Sêđang và 69 giáo dân Kinh, và 24 yao phu.

Như vậy, cha Micae A Blir được bớt gánh nặng, chỉ c̣n phụ trách các thôn làng thuộc 2 xă Ngọc Tụ và Kon Đào, với số giáo dân trên 4000 người Sêđang và Kinh.

IV. TRỜI MỚI – ĐẤT MỚI:

Trong niềm tin vào Đức Kitô Jêxu, Đấng đă phán với Phêrô, bổn mạng của Giáo xứ Đăk Chô :

“Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,...”

Hội Thánh của Chúa Jêxu Kitô nơi miền đất Sêđang-Đăk Chô sẽ được lớn lên trong ư nhiệm mầu cao cả của Ngài:

“Amen, lạy Chúa Giêsu, xin nhự đến!” (Kh 22,20)

Tea Rơxá, ngày 28 tháng 08 năm 2021

Lm Giuse Vơ văn Dũng

21 Người Sêđang gọi là Tea Rơmán. Đăk Manh là tên đơn vị hành chính hôm nay.

......

Xem thêm [ Lược sử Giáo xứ ĐăkChô (bản cũ ) ]

MINH SƠN - Kontum, ngày 22.2.2012
BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN KONTUM 

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ ĐăkChô

< chưa có >

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com