
Lược
sử Giáo xứ Cồn Bà
Giáo xứ Cồn
Bà được hình thành từ những năm cuối thế kỷ 19 do những gia đình
chạy trốn sự cấm cách từ Phú Yên, trong đó có gia đình Bà Nỡ, là
người đầu tiên khai phá, nên giáo xứ mới có tên là xứ Cồn Bà (Nỡ).
Gọi là cồn là vì giáo xứ nằm trên 1 cù lao giữa sông Tiền gần Cửa
Đại (cách biển khoảng 10 km).
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

...............................

Hành trình
thăm viếng giáo xứ Cồn Bà ở Tiền Giang
Giuse Khổng Hữu Nguồn
GÒ CÔNG - Lại một mùa Noel nữa đang đến gần! tôi có dịp đi chuyến
hành trình thăm viếng bà con nghèo lần thứ tư trong năm 2014.

Hình ảnh
Theo đoàn Caritas Giáo xứ Lam Đồng, hạt Vũng Tầu do Ông Vicente
Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn.
Chiếc xe 30 chỗ đón tôi lúc 8 giờ sáng thứ Tư 10/12/2014, tại ngã
ba Vũng Tầu và theo hướng Sài Gòn đoàn xe đi qua các địa danh, Quận
2 qua cầu Phú Mỹ đi vào Quận 7 đến Huyện Bình Chánh sang Huyện Cần
Giuộc Long An rồi đi mãi trên quốc lộ 50 đến phà Mỹ Lợi xuống Gò
Công qua hai phà nữa là Tân Long và Tân Thanh mới vào tới giáo xứ
Cồn Bà thuộc Ấp Tân Thành II, xã Tân Thạnh, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh
Tiền Giang.
Đoàn chúng tôi tới nơi lúc 14 giờ chiều, ai nấy đều mệt nhoài do
phài chờ chuyển hàng hóa và sang xe nơi hai phà nhỏ, xe lớn có gầm
thấp nên không thể lên phà do con nước xuống.
Vào trong sân nhà thờ Cồn Bà chúng tôi thấy bà con nghèo đã chờ
đợi sẵn, chúng tội vội cùng với cha xứ Cồn Bà và các vị chức việc,
phát hết 200 phần quà cho họ. Mỗi phần quà trị giá 210 ngàn đồng, và
gởi lại giáo xứ 250 phần quà dành cho các em thiếu nhi để giáo xứ
phát vào dịp giáng sinh sắp tới trị giá hơn 3 triệu đồng và 25 bao
quần áo, loại bao 50 ký.
Cha xứ Giuse Trần Thanh Long, chánh xứ Cồn Bà cho biết, giáo xứ
có hơn 500 gia đình và hơn 1.500 người, chiếm tỷ lệ 25% so với dân
số trong xã.
Hiện cuộc sống bà con cũng bình thường thôi, công việc nuôi tâm,
làm ruộng, buôn bán nhỏ lẻ.
Giáo xứ Cồn Bà được hình thành từ năm 1930, do những gia đình
chạy trốn sự cấm cách từ Phú Yên, trong đó có gia đình Bà Nỡ, là
người đầu tiên khai phá, nên giáo xứ mới có tên là xứ Cồn Bà (Nỡ).
Gọi là cồn là vì giáo xứ nằm trên một cù lao giữa sông Tiền gần Cửa
Đại cách biển khoảng 10 cây số.
Ngày Chúa Nhật giáo xứ có hai lễ, sáng lúc 5 giờ, chiều lúc
15g30, còn ngày thường có một lễ chiều lúc 16g15’.
Trong dịp này, đoàn Caritas Giáo xứ Lam Đồng, hạt Vũng Tầu cũng
muốn đến để đền ơn cha xứ, quý vị chức việc và bà con giáo xứ Cồn Bà
đã cầu nguyện và lo liệu việc hậu sự cho thi thể Linh mục Đaminh
Trần Thế Huy, 45 tuổi, phó xứ giáo xứ Vũng Tàu thuộc giáo phận Bà
Rịa và là vị đặc trách tượng đài Chúa Ki-Tô núi Tao Phùng, đã mất
tích khoảng 5 giờ 30 chiều hôm mồng 5 tháng 11 vừa qua, sau khi tắm
biển cùng một người bạn gần khu vực mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu. Sau
5 ngày tìm kiếm và thi thể đã được tìm thấy sáng Chúa Nhật mồng 9
tháng 11 vừa qua ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục Giuse Trần Thanh Long (học dưới cha Huy một lớp), chánh
xứ Cồn Bà nói thi thể linh mục Đaminh được người dân phát hiện
khoảng 8 giờ hơn ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục chánh xứ Cồn Bà cùng linh mục quản hạt và quý linh mục
thuộc giáo phận Bà Rịa, đã cử hành nghi thức tẩm liệm trước khi đưa
thi thể linh mục Đaminh về Vũng Tàu để tổ chức lễ an táng.
Phát quà cho bà con nghèo xong, chúng tôi vội vã dùng cơm, rồi
tiếp tục lên thuyền ra chỗ thi thể cha Đaminh Huy trôi vào cách giáo
xứ Cồn Bà hơn 3 cây số. Chúng tôi được hai em trong giáo xứ là người
trực tiếp vớt xác cha Đaminh Huy diễn tả cụ thể nơi chốn và tư thế
thi thể khi phát hiện.
Chúng tôi đã đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn cha Đaminh Huy ngay
tại nơi này và sau đó đoàn chúng tôi quay lại nhà thờ để chào cha xứ,
chào quý vị chức việc và bà con rồi vội vã thu xếp ra về cho kịp
chuyến phà.
Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đoàn chúng con đã đi về được mọi sự lành
bằng an. Con về đến nhà lúc 10 giờ đêm, còn anh chị em con trong
đoàn cũng đã về tới nhà ở Bà Rịa Vũng Tầu lúc 23 giờ hơn trong đêm.
Nguồn : VietCatholic
|