|

Lược
sử Giáo xứ Tân An
Vị trí :
Giáo xứ Tân An trải dài trên địa bàn 9 phường và 5 xã ven của
thành phố Tân An, các huyện Châu Thành, Tầm Vu và một phần Thủ Thừa(
cạnh quốc lộ 1A) và phía Tây của huyện Thủ Thừa, phía đông và phía
Nam giáp huyện Vàm Cỏ
Dân số: 124.785
Số giáo dân: 3800
Linh mục chánh xứ: Giuse Nguyễn Văn Nhạn
Cha phó: Phêrô Nguyễn Thanh Hùng
Địa chỉ: 380, Quốc Lộ 1, Bình Cư, phường 4, thành phố Tân An,
tỉnh Long An
ĐT:072.3826789
Lịch sử hình
thành
Đạo Công Giáo du nhập vào Long An khoảng đầu thế kỉ XIX theo các
hướng sao:
Hướng thứ nhất từ Gia định xuống phía Nam:Theo gia phả của một số
giao dân họ đạo Nha Ràm, họ đạo có sớm nhất của tỉnh Long An, xã
Long Trạch, huyện Cần Đước thì nhà thờ Nha Ràm được xây dựng trước
hi vua Gia Long lên ngôi, bằng tiền của gia đình ông Xiểng hiến tặng.
Người cai quản họ đạo này là cha Trí rồi đến cha Đoàn Thế và cha
MIchael Dư. Khi họ đạo tăng lên vài chục giáo dân, lại đổi tên thành
họ đao Nha Ràm. Năm 1884, cha Đoàn Công Triệu từ chủng viện Thánh
Giuse được cử đến làm sở tại họ đạo này. Từ đây cha triệu đi truyền
đạo các vùng chung quanh, lập nhà thờ Mỹ Điền (xã Long Hựu) nhà thờ
Rạch Chanh (xã Long Hiệp) Nhà thờ Gò đen (thị trấn Gò Đen)
Hướng thứ hai từ phía họ đao Ba Giồng đến thị xã Tân An. Năm
1867, một linh mục thừa sai Paris là cha Ramon, chánh sở họ đao Ba
Giống, được mời đến Tân An để cử hành thánh lễ cho 4 gia đình có đạo
tai đây, trong đó có gia đình ông Lê Phát Đạt. Sau một thời gian, họ
đạo của thành lập. Nhà thờ đầu tiên đượ đặt ở dốc Cầu Dây ngày nay.
Khi cha Moulin đến làm chánh sở nhà thờ (1893) thì số giáo dân chưa
đến 400 người.
Năm 1893, cha Moulin thành lập họ đạo tại dốc Cầu dây với 400
giáo dân
Năm 1924, cha Demarcq xây nhà thờ Thôn Mạng ở Phường 4, còn gọi
là nhà thờ nhà giàu và dời về địa điểm về vị trí nhà thờ hiện nay
Năm 1934, con trai ông Hội Đống Vận là ông PhaxicoSavie Nguyễn
Văn Mạng dâng 2 mẫu đất, tiền và mở lò gạch nung lợp nhà thờ và cha
Phero Ty xây cất lại nhà thờ Tân An và tồn tại đến năm 1999
Quá trình phát
triển Cha Anton Lê Quang Thạnh (1947-1976) đã xây dựng
trường Thánh Mẫu, tu viện Dòng Mến Thánh Giá Tân An và cha đi hưu
trí năm 1976. sau đó cha Đôminicô Nguyễn Văn Hiệu về thay thế một
thời gian
Ngày 08 tháng 03 năm 1977, Tòa Giám Mục Mỹ Tho bổ nhiệm cha Micee
Nguyễn Hữu Thanh về là cha sở họ đạo Tân An đến năm 2011
Sau một thời gian dài, nhà thờ xuống cấp và không đủ cho giáo dân,
cha sở Micae xin Đức Cha xây dựng mới lại, và ngày 12 tháng 03 năm
2000, Đức Cha Phaolo đã đến cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.
sau gần một năm xây dưng với công tác nhiệt tình của bà con giáo dân
xa gần, đặc biệt gia đình dâng cúng xin ẩn danh, ngôi nhà thờ mới
được Đức Giám Mục cung hiến và khánh thành ngày 20 tháng 12 năm
2000, dịp kết thúc Năm Thánh năm 2000
Năm 2011 , cha Micae Nguyễn Hữu Thanh về hưu . cha Giuse Nguyễn
Văn Nhạn từ giáo xứ Kinh Cùng về nhận nhiệm sở ở giáo xứ Tân An
Các linh mục và phó tế từng giúp xứ: cha Moulin(1983), cha Henri
Flaif và Mattheu Chiểu(1898-1899) cha Demracq (19114-1929), Phero Ty
và Phero Các (1934-1937), Giuse Huyên(1938-1941), Giacobe Nguyễn Ca
các (1941-1947), Cha Phero Đặng Ngọc Hiền (1977-1988), thấy Phó tế
Nguyễn Ngọc Chiếu(1975-1977), cha Giacobe Nguyễn Hữu Sơn
(1978-1985), thầy To6ma Đỗ Văn Hiển(1980) cha Anton Nguyễn văn Đức
(1990-1991), cha Phalo Phạm Minh Thanh(1993-2000) , cha Toma Bùi
Công Dân (2000-2003), cha Giuse Tô Minh Phương (2000-2003), cha
Giacobe Nguyễn Duy Hiếu(2004-2005) , cha Gioan Bt Nguyễn Thư Thành (giám
quản từ 25.7-18.12.2004), cha Phaolo Nguyễn Thành Mến( 2006), cha
Phero Ký Ngọc Tuấn (2006-2010), cha phaolo Cao Xuân Đắc (2006-2011),
cha Lorenso Nguyễn Minh Toàn (2010-2011) cha Louis Huỳnh Thanh Tân
(2011- 2014) cha Phêrô Nguyễn Thanh Hùng (2014- nay).
Tham khảo : Lịch Sử Hình Thành Tân An
Đầu thế kỷ XVII, Tân An thuộc Chân Lạp. Năm 1620, chúa Nguyễn
Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp, cư dân người
Việt bắt đầu có mặt ở vùng đất mới phương Nam. Qua một thời gian dài,
địa bàn khai phá được mở rộng hơn và ngày càng có những thay đổi
đáng kể về diện mạo. Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam được đặt thành phủ Gia
Định. Lúc bấy giờ địa bàn Tân An ngày nay trực thuộc tổng Thuận An,
huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định[2].
Theo Gia Định thành thông chí, năm 1705 Thống suất Nguyễn Cửu Vân
- tướng của chúa Nguyễn - sau khi giúp vua Chân Lạp đánh bại quân
Xiêm đã cho đóng quân tại Vũng Gù (vùng chợ Tân An ngày nay) và cho
đào kênh, lập đồn điền, xây đồn lũy phòng vệ. Đến cuối thế kỷ XVIII,
vùng này trở nên trù phú, dân cư đông đúc. Năm 1802, vua Gia Long
cho đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn gồm 4 dinh và 1 trấn. Năm
1808 Gia Định trấn lại đổi thành Gia Định thành, dinh Phiên Trấn đổi
thành trấn Phiên An. Lúc bấy giờ, vùng Tân An ngày nay trực thuộc
huyện Thuận An, phủ Tân Bình, trấn Phiên An[2].
Thời vua Minh Mạng, năm 1832 Gia Định thành bị giải thể, 5 trấn
đổi thành 6 tỉnh. Trấn Phiên An được đổi thành tỉnh Phiên An gồm 2
phủ: phủ Tân Bình và phủ Tân An. Phủ Tân An gồm 2 huyện: huyện Phước
Lộc và huyện Cửu An (do huyện Thuận An đổi tên thành). Địa bàn thành
phố Tân An hiện nay bao gồm đất đai hai bên sông Vàm Cỏ Tây, thuộc
huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Phiên An. Phủ lỵ phủ Tân An đặt tại
thôn Bình Khuê, huyện Cửu An (có tài liệu viết là Bình Quê, Bình
Khuể - nay là xã Quê Mỹ Thạnh - huyện Tân Trụ ). Năm 1863, phủ lỵ
Tân An được dời từ thôn Bình Khuê về thôn Nhơn Thạnh (nay là thuộc
địa bàn phường 5, thành phố Tân An)[2].
Năm 1865, phủ Tân An đổi thành hạt Tân An. Năm 1869, lỵ sở của
hạt chuyển về thôn Bình Lập (thôn này được vua Tự Đức ban sắc phong
vào năm 1852). Từ năm 1900 trở đi, các hạt và đơn vị hành chính
tương đương được thống nhất gọi là tỉnh. Địa bàn Tân An ngày nay
thuộc thôn Bình Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tân An. Sau năm 1945,
tỉnh Tân An gồm 3 huyện: Châu Thành, Thủ Thừa và Mộc Hoá[2].
Thời Việt Nam Cộng Hoà, năm 1956, chính quyền Sài Gòn tách quận
Mộc Hoá ra khỏi tỉnh Tân An và nâng lên thành tỉnh Kiến Tường, các
quận còn lại của tỉnh Tân An hợp nhất với tỉnh Chợ Lớn thành tỉnh
Long An. Tỉnh Long An bao gồm 7 quận: Bến Lức, Đức Hoà, Cần Đước,
Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ. Địa bàn Tân An ngày nay
thuộc quận Châu Thành, tỉnh Long An khi ấy. Ngày 03 tháng 10 năm
1957, quận Châu Thành được đổi tên thành quận Bình Phước, địa bàn
Tân An ngày nay chính là xã Bình Lập thuộc quận Bình Phước khi
ấy[2].
Sau năm 1975, tỉnh Long An được sắp xếp lại địa giới hành chính.
Thị xã Tân An được thành lập trên cơ sở tách đất của quận Bình Phước,
gồm có 4 phường: 1, 2, 3,4. Ngày 14 tháng 01 năm 1983, thị xã nhận
thêm 3 xã Nhơn Thạnh Trung, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi tách ra từ huyện
Vàm Cỏ và 3 xã Hướng Thọ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn tách từ huyện
Bến Thủ.
Ngày 24 tháng 03 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định
số 27/CP[3], về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Long
An. Theo đó, tách 282,5 ha diện tích tự nhiên với 3.528 nhân khẩu
của xã Hướng Thọ Phú; 193 ha diện tích tự nhiên với 2.695 nhân khẩu
của xã Nhơn Thạnh Trung để thành lập phường 5, thị xã Tân An.
Ngày 19 tháng 05 năm 1998, lập thêm phường 6 từ xã Lợi Bình
Nhơn[4]. Cuối năm 2004, thị xã Tân An có 6 phường là: 1, 2, 3, 4, 5,
6 và 6 xã là: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình, Nhơn Bình
Tâm, Khánh Hậu và An Vĩnh Ngãi.
Ngày 19 tháng 06 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định
số 60/2006/NĐ-CP[5], về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã,
phường; thành lập phường thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An. Cụ thể
như sau:
Thành lập phường 7 thuộc thị xã Tân An trên cơ sở điều chỉnh
185,09 ha diện tích tự nhiên và 1.475 nhân khẩu của xã An Vĩnh Ngãi
; 45,65 ha diện tích tự nhiên và 343 nhân khẩu của xã Bình Tâm ;
141,93 ha diện tích tự nhiên và 2.410 nhân khẩu của phường 3.
Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở điều chỉnh 696 ha diện tích
tự nhiên và 5.523 nhân khẩu của xã Khánh Hậu
Thành lập phường Khánh Hậu trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân
khẩu còn lại của xã Khánh Hậu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tân An có 8.179,3
ha diện tích tự nhiên và 121.337 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính
trực thuộc bao gồm các phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường
4, phường 5, phường 6, phường 7, phường Tân Khánh, phường Khánh Hậu
và các xã: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm,
An Vĩnh Ngãi.
Ngày 24 tháng 08 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết
số 38/NQ-CP[6], về việc nâng cấp thị xã Tân An thành thành phố Tân
An thuộc tỉnh Long An. Thành phố Tân An có diện tích tự nhiên
8.194,94 ha và 166.419 nhân khẩu, 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm
các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh và các xã:
Hướng Thọ Phú, An Vĩnh Ngãi, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Nhơn Thạnh
Trung.
Nguồn : Titoco Mỹ Tho
Tham khảo [ Lược sử Gx Tân An
] của http://www.nhathocaolanh.com
|
|