ĐẤT BA GIỒNG XƯA (rút gọn)
1. Về địa danh Ba Giồng
Chữ Hán gọi đất Ba Giồng là Tam Phụ . Sách Gia Định thành thông
chí ghi nhận: “Hạt trấn Định Tường giồng đất rất nhiều, trên có
giồng Triệu, giữa có giồng Cai Lữ, dưới có giồng Kiến Định là ba
giồng lớn” . Ngoài ba giồng lớn ấy ra c̣n có vô số giồng nhỏ án ngữ
mặt nam và đông nam Đồng Tháp Mười. Bởi vậy mà việc xác định cụ thể
địa danh Ba Giồng ở đâu là vấn đề không đơn giản.
Cả Vương Hồng Sển trong Tự vị tiếng nói miền Nam và Tạ Chí Đại
Trường trong Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771 – 1802 đều theo chỉ dẫn
của Trương Ngọc Tường (ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mà cho
rằng Ba Giồng là địa danh chỉ ba giồng đất sau:
- Giồng Dứa ở xă Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;
- Giồng Cát hay giồng Nhị B́nh (c̣n gọi là giồng Giữa v́ nằm giữa
hai giồng kia) ở xă Nhị B́nh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;
- Giồng Thuộc Nhiêu chạy dài từ hai xă Dưỡng Điềm, Điềm Hy, huyện
Châu Thành đến xă Nhị Quư, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang .
Đến Đại Nam nhất thống chí th́ có miêu tả chi tiết hơn: “G̣ Tam
Phụ tục danh là Ba Đổng gồm: 1. G̣ Yến ; 2. G̣ Ḱ Lân ; 3. G̣ Qua
Qua. G̣ đống rộng lớn, cây cối sum suê, chỗ khởi lên chỗ phục xuống,
tiếp tục nối liền, trước có đại giang ngăn trở, sau tựa Chằm Măng
Trạch ” . Như vậy, tuy kể ra ba g̣/giồng tiêu biểu, nhưng sách cũng
cho biết thêm là ngoài ra c̣n rất nhiều g̣/giồng khác (“chỗ khởi lên,
chỗ phục xuống”).
Đến Nguyễn Phúc Nghiệp th́ có cái nh́n bao quát hơn: “Ba Giồng
gồm ba cụm giồng cát, bắt đầu từ phía nam sông Vàm Cỏ Tây, chạy dọc
theo sông Bảo Định theo hướng bắc - nam, rồi ngoặc sang hướng đông -
tây để cặp dài theo sông Tiền đến Cái Thia , xuyên qua một vùng đất
rộng lớn mà ngày nay là thị xă Tân An, tỉnh Long An và
Theo chúng tôi, Ba Giồng là cách nói tượng trưng, ước lệ thường
thấy của người Việt. Người Việt vốn có truyền thống thờ tam tài lâu
đời nên thường quy mọi thứ về con số 3. Trong rất nhiều trường hợp,
yếu tố “ba” không hề chỉ số đếm chính xác mà là từ dùng để chỉ số
nhiều nói chung . Riêng ở Nam Bộ cũng có rất nhiều địa danh thuần
Việt bắt đầu bằng yếu tố “Ba” như : Ba Cụm (xă Tân Bửu, huyện Bến
Lức, tỉnh Long An), Ba Ḥn (thị xă Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), Ba
Rạch (tỉnh An Giang)… Vậy “Ba Giồng” chỉ có nghĩa là vùng đất có
nhiều giồng.
Tóm lại, Ba Giồng là tên gọi chỉ vùng đất từ phía nam sông Vàm Cỏ
Tây đến sông Tiền, dọc theo con đường Thiên lư xưa , nay là quốc lộ
1.
2. Lưu dân người Việt đến Ba Giồng từ khi nào?
Theo Đại Nam nhất thống chí th́ đất Ba Giồng nguyên là của nước
Thuỷ Chân Lạp. Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho nhóm người Minh
phản Thanh là Dương Ngạn Địch đến phía tả ngạn hạ lưu sông Tiền lập
Mỹ Tho đại phố, mở ra chín trường biệt nạp cho dân lập ấp khai hoang
và thu thuế. Đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lược xứ Gia Định, đặt ra bộ máy hành chánh và từ đó lưu dân
người Việt từ vùng Thuận – Quảng ồ ạt đi vào khai hoang lập ấp.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi
phát hiện tại khu đất thánh của giáo xứ Ba Giồng (thuộc ấp Tân Quới,
xă Tân Lư Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có nhiều ngôi mộ
cổ xây bằng ô dước với mộ bia có h́nh thánh giá đề các chữ số 1663,
1664… và nhiều chữ Hán đă lu mờ không thể đọc được. Điều này chứng
tỏ lưu dân người Việt đă đặt chân sinh sống tại giồng Trấn Định ít
nhất một vài thế hệ so với thời khắc lịch sử 1698.
Ban đầu họ phải cư trú nơi các giồng đất cao ráo ở phía nam v́
lúc này Đồng Tháp Mười c̣n ngập nước quanh năm do chưa có kinh rạch
thoát nước ra sông lớn. Hơn nữa, trong khung cảnh hoang vu đó th́ có
biết bao rắn rết, thú dữ luôn ŕnh rập. V́ vậy mà bước chân đầu tiên
đi khai hoang gặp rất nhiều trở ngại:
Tới đây xứ sở lạ lùng,
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê. (Ca dao)
Tuy sau đó địa bàn cư trú đă mở rộng nhưng người Việt ở đây vẫn
luôn có mối t́nh lưu luyến đặc biệt với các giồng đất, bởi v́ nó đă
đánh dấu bước chân phiêu bạt đầu tiên của họ. Chính “cái thuở ban
đầu lưu luyến ấy” khiến họ cảm thấy bùi ngùi mỗi khi đi qua giồng:
Ai về giồng Dứa qua truông,
Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em.
(Ca dao)
3. Trung tâm hành chánh của đất Ba Giồng ở đâu?(Sẽ post tiếp nếu
có người yêu cầu, v́ comment đă quá dài!).
4. Những sự kiện lịch sử lớn trên đất Ba Giồng (Sẽ post tiếp nếu
có người yêu cầu, v́ comment đă quá dài!).
Nguồn :
Thánh Ca ViệtNam
|