|

Lược
sử Giáo xứ Kim Ngọc
Theo báo cáo của Đức Cha Bennetat, Giám quản Tông ṭa Đàng Trong,
năm 1748: "Dưới thời vua Chàm ... cách cửa biển Phan Thiết về phía
Bắc chừng hai giờ đi đường có một nhà thờ ...nơi làng Ô-xâng". Cha
Giuse Bổn (mất 1911) cho nhà thờ đó là Kim Ngọc, v́ tại Kim Ngọc có
địa danh Ô-xâng", nơi từ lâu đă có tín hữu. Cũng theo Đức Cha
Bennetat, năm 1783, Kim Ngọc đă có 3000 tín hữu và một nhà nguyện.
Mặc dầu chưa rơ danh xưng "Kim Ngọc" có từ bao giờ nhưng trong
địa bạ triều Nguyễn th́ "Kim Ngọc " xă có 05 thôn người Kinh và 03
thôn người Chàm.

Khi Đức Cha Pigneau de Béhaine tháp tùng vua Gia Long đến Phan
Thiết, vua muốn gặp cộng đoàn Tầm Hưng và Kim Ngọc, nhưng Đức Cha từ
chối. Thời Minh Mạng, nhà nguyện bị phá, nhưng giáo dân vẫn đọc kinh
tại nhà ông trùm Yên và ông trùm Xiên. Thời Thiệu Trị, nhà thờ được
xây lại tại vườn Xoài Rậm nay thuộc Xóm G̣, giáo họ Gioan. Thời Tự
Đức khoảng 100 người Tầm Hưng và Kim Ngọc bị bắt giải ra Phan Rang,
cùng với 11 phụ nữ tử đạo có một giáo dân Kim Ngọc tử đạo là ông
Quới ( cha Ô.biện Núi, sinh ra ông nội của Lm Trương Trăi). Nhờ cha
Tho và Cha Khâm can thiệp nên cuộc bách hại lắng dịu. Sau thời Phân
Tháp, cha Tho tái lập các họ đạo. Tại Kim Ngọc, Ngài mua nếp nhà của
biện Nhuận về cất nhà thờ trên đất ông trùm Xiên. V́ thường xuyên bị
xách nhiễu, các làng công giáo được tách ra khỏi làng lương dân gọi
là Bạch Hộ (các hộ công giáo này phải đóng thuế đặc biệt bằng bông
vải). Cha Vân xây nhà thờ bằng gạch và vôi tại Xóm G̣ (hiện nay là
khu nhà ông Ngô Ve). Thời Văn Thân, năm 1884, dự án Văn Thân gây bạo
loạn giết người công giáo nhưng không thành, sau đó tiếp tục tàn phá
khắp nơi khiến giáo dân Kim Ngọc và Tầm Hưng phải chạy vào Bà Rịa và
Sài g̣n một năm rưỡi. Giáo xứ bị tàn phá b́nh địa, nhà thờ tạm sau
đó được cất ở địa điểm sau nhà bà Ngô thị Kết (giáo họ Matthêu hiện
nay). Nhờ Đốc Phủ Nghiêm, các cộng đoàn công giáo ở Phan Thiết đă ổn
định dần. Sau ḥa ước 1884, có nhiều người thuộc phong trào Văn Thân
trở lại công giáo, các linh mục thừa sai và bản xứ cùng làm việc
trên toàn khu vực Phan Thiết, cha quản xứ Kim Ngọc thường kiêm luôn
các xứ họ lân cận và đă có các nữ tu giúp. Di tích qúy giá c̣n lại
của thời kỳ này là hai trụ cổng vào đất Thánh Kim Ngọc, được xây
gạch và vôi trên đỉnh trụ là h́nh búp sen chứng tỏ sự ḥa nhập văn
hóa.
Nhà thờ thứ tư hiện tại cất vào năm 1915 - 1918 do cha Phao lô
Nguyễn thông Lư. Giáo dân rất tích cực và đoàn kết, người lương cũng
cộng tác trong lúc xây nhà thờ. Thập niên bốn mươi chiến tranh
Việt-Pháp, các linh mục bản xứ hầu hết có tinh thần dân tộc, yêu
nước, che chở cho những người yêu nước hoặc bị hiếp đáp, oan ức. Sau
hiệp định Genève, sinh hoạt giáo xứ khởi sắc, có các nữ tu MTG Thủ
Thiêm hoạt động, các đoàn thể CGTH được lập lại, nhà thờ kinh lễ
đông người. Năm mậu thân (1968), nhà thờ, nhà ḍng và 60 nhà bị đánh
sập, 07 người chết. Năm 1972, cha Nguyễn văn Học đến, ngài cho ủi
phá các tàn tích chiến tranh quanh nhà thờ, sửa lại nhà xứ, chỉnh
trang khuôn viên, dẹp các tệ nạn.
Danh sách linh mục ở Kim Ngọc thế kỷ 19: cha Khâm, cha Tho, cha
Trang, cha Vân, cha Quêno, cha Bovin, cha Archimband và cha Bảy An.
Các linh mục quản xứ thế kỷ 20: cha JB Điện, cha Xứ, cha Giuse
Bổn, cha Baré, cha Lực, cha P.Nguyễn Thông Lư, cha R.Thommeret, cha
Pet. Ngôn, cha JB. Đồng, cha Pet. Nguyễn Văn Truyền, cha Pet Nguyễn
Văn Long, cha Chiếu, cha Giuse Hiếu, cha Nguễn Văn Nghị, cha Nguyễn
Đạo Quán, cha Michel Gervier, cha Jos Viot, cha R. Delsuc và cha Pet
Nguyễn Văn Học (1972 - 1994). Cha sở hiện nay là Giuse Nguyễn Kim
Anh (1994).

Từ 1975 đến nay: Sau khi đất nước thống nhất, dân chúng hầu hết
làm nghề nông. Khuôn viên nhà thờ bị chiếm dụng gần 50%, ngày
20.12.1999 mới trao lại hết (trừ nhà trường). Tuy thế, đời sống đức
tin vẫn vững vàng, năm 1990 nới rộng nhà thờ. Từ năm 1994, các đoàn
thể Công Giáo Tiến Hành được lập như Legio, Các Bà Mẹ Công Giáo,
Chia Sẻ Lời Chúa, Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Trưởng, Thanh Niên...Về
mặt xă hội, mở nhiều đường mới, đào giếng, sửa trường, diệt các tệ
nạn xă hội, khuyến học, làm nhà bác ái. Về cơ sở tôn giáo, xây dựng
hội trường, pḥng giáo lư, chỉnh trang đồi Đức Mẹ, sân nhà thờ, công
viên. Về việc quan hệ với người lương dân và các tôn giáo bạn được
cải thiện. Ngày Tết, đại diện giáo dân đến các nhà tự lớn trong vùng
chúc tết, thắp nhang, đại diện các nhà tự cũng đến nhà thờ giáo xứ
để tham dự nghi lễ kính nhớ ông Bà Tổ Tiên. Kim Ngọc đóng góp cho
Hội Thánh 01 linh mục, 01 chủng sinh, 01 nam tu, 05 nữ tu và 02 đệ
tử. Số giáo lư viên: 50, Hội Đồng Mục Vụ: 19. Giáo xứ chia làm 05
giáo họ: Matthêu, Máccô, Luca, Gioan và Phaolô. Mọi giới đều học
giáo lư; mỗi tuần có 03 giờ chầu Ḿnh Thánh Chúa. Số tân ṭng hằng
năm: 10-15 người. Văn hóa c̣n thấp, sinh viên: 0,5%. Kinh tế các gia
đ́nh tạm đủ ăn, chủ yếu làm nông kèm theo buôn bán nhỏ v.v... Tỉ lệ
giáo dân công giáo là 8%.
Hiện nay, số giáo dân là 1850, trong 430 gia đ́nh, 1/4 gốc tân
ṭng. Giáo xứ đang chuẩn bị xây lại nhà thờ, bắc cầu qua giáo họ
Phaolô. Kim Ngọc đang nỗ lực vươn lên mọi mặt, sống hài ḥa, làm anh
em của mọi người, qua đó loan báo Đức Ki tô cho họ.
Địa chỉ liên hệ: HÀM THẮNG - HÀM THUẬN BẮC - B̀NH THUẬN
Điện thoại: 0623.866167
Năm thành lập: (1783)
Số giáo dân hiện nay: (1850)
Bổn mạng và ngày lễ: ĐỨC MẸ VÔNHIỄM
(08/12)
* Nguồn : Website Giáo
Phận Phan Thiết
......................................

Giáo Xứ Kim
Ngọc khai mạc Tháng Hoa
Tối Chúa Nhật 1/5/2016, Giáo xứ Kim Ngọc ḥa chung tâm t́nh tri
ân Đức Mẹ qua nghi thức cung nghinh kiệu Đức Mẹ quanh khuôn viên;
tiến vào Nhà thờ, mỗi gia đ́nh dâng hoa tươi tạ ơn Đức Mẹ; đoàn
thiếu nhi tiến dâng những điệu múa lời ca tán dương ngợi khen Đức Mẹ;
cộng đoàn hiệp thông Chầu Thánh Thể tạ ơn.
xem hinh
Tháng Năm, tháng Hoa dâng kính Mẹ hiền. Hoa đã trở thành một
người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta
tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao
gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa
khích lệ lòng người. Hoa còn hướng con người nhớ tới Đấng
tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi.
Lạy Mẹ Maria,
Mỗi độ tháng năm về, Giáo hội mời gọi chúng con hướng
về Mẹ, là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ
vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương
thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần
gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ
hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.Xin cho cộng đoàn
chúng con mỗi khi hái hoa dâng kính Đức Mẹ, chúng con mượn
hương sắc của hoa để trao gởi tâm tình tín thác, cậy trông
nơi Mẹ. Giữa cuộc đời đầy sóng gió nổi trôi, xin Mẹ bao bọc đoàn
con. Xin Mẹ măi là ngọn hải đăng dẫn lối chúng con đi trong chân lư
vẹn tuyền. Xin cho mỗi người chúng con biết dơi theo bước chân Mẹ
để bước đi trong ân sủng của Chúa. Xin Mẹ ấp ủ chúng con trong
tình Mẹ để cuộc đời chúng con cũng trở thành những đoá
hoa tươi thắm dâng tặng cho đời. Xin cho từng người trong giáo
xứ chúng con cũng là một đoá hoa tươi xinh góp về nơi đây
trong ngày của Mẹ để cùng nhau mở hội hoa đăng: Ngàn Hoa
Dâng Mẹ. Amen.
Kim Ngọc
Nguồn : Website Giáo
Phận Phan Thiết
|
|