Giáo phận Phan Thiết

Giáo xứ Ba Bàu

 

 

Lễ khánh thành nhà thờ Ba Bầu

VietCatholic News (08 May 2009 19:08)

 

PHAN THIẾT - Sau 20 năm, một giáo xứ mới h́nh thành và phát triển trên miền đất núi rừng thuộc vùng kinh tế mới Ba bàu, Hàm thuận nam. Như một phép lạ diệu huyền. Như hạt cải bé nhỏ vùi sâu vào ḷng đất, nảy mầm lớn mạnh. Hạt giống đức tin gieo vào ḷng đất Ba bàu ngày nào, giờ đây đă phát triển thành cây lớn cho đàn chim đến nương náu. Cộng đoàn tín hữu bé nhỏ ngày nào nay đă chính thức trở thành một giáo xứ. Cơ sở vật chất khang trang, nhà thờ mới, nhà xứ, nhà giáo lư mới. Một xứ đạo mới tràn đầy sức sống. Quả đúng như lời Thánh Phaolô “Tôi trồng, Appôlô tưới nhưng Chúa là Đấng cho mọc lên”.

Ngày 7.5.2009, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa,Tổng đại diện và khoảng 40 linh mục đến hiệp dâng thánh lễ Cung hiến Nhà Thờ Ba bàu. Cảm thương một xứ đạo mới vùng kinh tế mới, đường sá xa xôi nên đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 1.500 khách mời đến hiệp thông chia sẽ.

Từ quốc lộ I đi theo hướng Ngă Hai, xe chạy quanh co hơn 20km trên con đường nhỏ hẹp và uốn lượn ghập ghềnh. Phải qua nhiều lần quẹo trái rẽ phải mới đến nơi. Chúng tôi đi qua địa danh Mường Mán, nơi trồng Thanh Long nổi tiếng của Phan thiết. Những vườn Thanh Long trải dài ngút mắt. Nhiều vườn Thanh Long đỏ rực trái chín. Tiếp nối những vườn cây đang ra hoa trắng xoá tuyệt đẹp một góc trời. Mường Mán là “miền Đất hứa” của đồng bào di dân từ thập niên 60 của bà con giáo dân gốc Vinh. Miền đất khô cằn cháy bỏng chỉ có cây xương rồng sinh trưởng, nay ngút ngàn Thanh Long. Nhà nhà làm vườn nên cuộc sống sung túc, nhà cửa khang trang hiện đại. B́nh thuận có 11.000 mẫu đất trồngThanh long, nhưng miền đất Mường Mán cho trái ngọt và có giá trị xuất khẩu cao.

Nhà thờ Thọ Tràng bề thế giữa khu thị tứ sầm uất. Người ta gọi Thọ tràng là xứ đạo Thanh Long.

Qua Thọ Tràng đi thêm 14km, mênh mông Thanh long, đôi khi thấy xen lẫn những cánh rừng xà cừ, cao su. Giữa vườn tược bao la xanh ngát, Nhà thờ Ba bàu như một nhà rong to lớn giữa đại ngàn.

Lịch sử Giáo xứ chỉ mới 20 năm. Dân nghèo di dân t́m đất tốt lập nghiệp. Điểm qua vài mốc thời gian để thấy xứ đạo mới Ba bàu phát triển thật nhanh.

Năm 1978, nhà nước lập vùng kinh tế mới Ba bàu. Dân nghèo từ Phú hội, Phú lâm và nhiều nơi hkác đến đây định cứ khai khẩn điền địa. Ban đầu có 45 gia đ́nh với khoảng 232 giáo dân. Hàng tuần bà con đi bộ về nhà thờ Thọ Tràng dự lễ, đón nhận các bí tích.

Năm 1994, số giáo dân từ miền Bắc di dân hơn 20 gia đ́nh. Lúc này cộng đoàn có 67 nhà với 343 giáo dân. Sinh hoạt phụng vụ chủ yếu luân phiên trong các nhà giáo dân do cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm phụ trách. Năm 1999, cha Phanxicô Lê Quang Diễn tổ chức lễ Giáng sinh đầu tiên ở nhà ông Châu. Từ đó, nơi này trở thành nhà nguyện tạm cho đến năm 2008. Ngày 06.6. 2007, Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn tổ chức thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ Ba bàu. Giáo họ khi ấy có khoảng 127 gia đ́nh với 587 giáo dân. Ngày 20. 9.2008, Cha Augustinô Nguyễn Đức Lợi về nhận giáo xứ Thọ Tràng. Một linh mục trẻ năng động nên sau một tháng hội nhập với xứ mới ngài bắt đầu chuẩn bị các thủ tục giấy tờ để xây dựng. Ngài cũng xây dựng cơ sở và mời cộng đoàn Nữ tu Mến Thánh Giá Phan thiết đến phục vụ.

Ngày 01.3.2009, công tŕnh khởi công. Sau 13 tháng nhà thờ, nhà giáo lư, nhà xứ đă hoàn thành. Tất cả đều mới toanh trên vùng đất śnh lầy ngày nào.

Người Công giáo sống giữa anh em Dân tộc Raglai nên Nhà thờ mang nét văn hoá hội nhập để truyền giáo.

Nhà thờ có h́nh dáng của một nhà rông cách điệu với những hoa văn dân tộc với mong muốn gặp gỡ với anh em dân tộc Raglai nơi miền núi rừng. Nh́n từ trên cao, nhà thờ có h́nh thánh giá Chúa Kitô, trung gian ơn cứu độ, trung gian giữa đất và trời, giữa người anh em dân tộc với Thiên Chúa. Trên ḿnh thánh giá mang nhiều hoa văn dân tộc như muốn nói rằng: Thiên Chúa trong Đức Kitô vẫn mang lấy người dân tộc trong t́nh thương cứu độ của Ngài và Ngài khát khao chờ đợi họ đến với Ngài để được sống và sống dồi dào. Mặt tiền nhà thờ cũng với những hoa văn dân tộc hướng về trời biểu trưng cho khát vọng hướng thượng của mọi con người trong đó có anh em dân tộc Raglai. Trên những lối đi vào nhà thờ, những hoa văn làm thành điểm nhấn vừa muốn nói với anh em dân tộc rằng, khát vọng ấy chỉ nên thành toàn viên măn khi ta đến với Chúa Kitô và Thánh Thể của Ngài. Hy vọng một ngày không xa, người dân tộc Raglai sẽ nô nức tiến về Nhà Chúa ca tụng ḷng nhân hậu vô biên của Ngài. Cung thánh được thiết kế như một nhà thờ thu nhỏ. Ngoài thánh giá, chữ Alpha, Omêga quen thuộc của truyền thống Công Giáo, nhà tạm được đặt trong hoa văn chủ điểm kích thước lớn nhất. Điều này muốn diễn tả Thánh Thể hội nhập vào tận bên trong của mọi nền văn hoá nhân loại và chỉ với Thánh Thể, nhờ Thánh Thể và trong Thánh Thể, mọi nền văn hoá mới thực sự sống bởi “ chỉ trong Chúa, ta mới sống, hiện hữu và chuyển động “.

Đức Giám Mục Giáo Phận đă nâng giáo họ Ba bàu lên thành giáo xứ trong ngày khánh thành Nhà thờ. Một dấu ấn lịch sử. Một kỷ niệm đậm nét trong tâm hồn khoảng 800 anh chị em giáo dân nơi đây. Đức Cha già Nicolas đă khai sinh và bảo bọc cộng đoàn tín hữu trong những ngày đầu. Mảnh đất thiêng thánh ghi dấu những hy sinh, những tranh đấu kiên tŕ của Ngài trong gần 10 năm dài. Đặc biệt trong những tháng qua, dù sức khoẻ yếu kém Ngài đă hai lần lên viếng thăm, động viên anh em mau hoàn thành công tŕnh. Trong ngày hân hoan niềm vui, Ngài đang hướng về Ba bàu với trọn trái tim người cha nhân hậu.


Mong ước ngôi nhà thờ luôn nhắc nhớ người tín hữu Ba bàu quan tâm tới công cuộc loan báo tin mừng cứu độ cho anh em dân tộc Raglai, để họ cũng được biết “ dưới gầm trời này, không một Danh nào được ban cho con người ngoài Danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng Cứu Độ trần gian “.

Kính dâng lên Thiên Chúa, lên Mẹ Hội Thánh ngôi nhà thờ mới và xin phúc lành Thiên Chúa qua bàn tay của Đức Giám Mục cùng lời nguyện cầu của Dân Chúa trong ngày lễ cung hiến, làm cho ngôi nhà này chan chứa hương thơm của Đức Kitô hầu lan toả đến mọi người.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Nguồn : Trang Web Giáo Phận Phan Thiết

 

 

[Trở về đầu trang ]