Giáo phận Phát Diệm

Nhà thờ Giáo xứ Hóa Lộc

 

Nhà thờ Giáo xứ Hóa Lộc
Giáo hạt Văn Hải

 

Địa chỉ : Ðịnh Hóa, Kim Sơn, Ninh Bình ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Phương (8/2019)

Tel

 

E-mail

http://giaoxuhoaloc.org
giaoxuhoalocphatdiem@gmai.com 

Năm thành lập

1904

Bổn Mạng

Thánh Antôn Padova

Số giáo dân

3044

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :   Giáo họ Đông Hóa - Giáo họ Nam Hóa - Giáo họ Tân Hóa - Giáo họ Tân Lộc - Giáo họ Tuy Đinh

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Xem Thông tin Sinh hoạt trên trang Web Gx
* Xem Videos Sinh hoạt Gx Hóa Lộc

* Gx Hóa Lộc dâng hoa kính Đức Mẹ Mân Côi (7/10/2018)
* Hình ảnh Lễ Thánh Antôn - Quan Thầy Gx Hóa Lộc (13/6/2018)
* Hình ảnh Gx Hóa Lộc khai mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ (6/5/2018)
* Thánh lễ Tiệc Ly tại Hx Hóa Lộc (29/3/2018)
* Video Giáo xứ Hóa Lộc dâng hoa kính Đức Mẹ Mân Côi (9/10/2016)
* Hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli thăm mục vụ giáo xứ Hoá Lộc (26/5/2013)
* Hình ảnh Giáo xứ Hóa Lộc đón cha xứ Phêrô Trịnh Ngọc Do (21/7/2012)

 

Lược sử Giáo xứ Hóa Lộc

Nguồn : http://giaoxuhoaloc.org

(bản đang cập nhật)

...Trong lịch sử cá nhân mỗi người, cũng như của một dân tộc bao giờ cũng có bàn tay của Thiên Chúa quan phòng chuẩn bị một cách tự nhiên, thông thường, hay một cách đặc biệt. Hiện tại của một người hay một xứ sở thường bị ảnh hưởng, hay mang tính chất của quá khứ địa phương đó hay là cá nhân đó...

Đôi dòng lịch sử

Giáo xứ Hóa Lộc, thuộc Giáo hạt Văn Hải, địa phận Phát Diệm, địa bàn hành chính: xã Định Hóa, huyện Kím Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cách đây khoảng 200 năm về trước, Hóa Lộc chỉ là một vùng đất bồi bởi ba con sông lớn: sông Càn (bắt nguồn từ Yên Mô) và hai chi lưu của sông Đáy chảy qua đổ ra biển, là vùng đất rậm rạp những bụi lau sậy, sú vẹt... Được Hồng Ân Chúa tuôn đổ, các dân từ tứ phương đến đây để khai phá và định cư, hợp thành các thôn, làng, đặc biệt cũng từ khi đó những hạt giống Đức Tin bắt đầu được gieo trồng. Khi dân cư nơi đây ngày một đông đã được thành lập xã và gọi đó là xã Thanh Giảng (nay là xã Hóa Lộc). Trải qua nhiều năm tháng, những hạt giống nay đã nảy mần và lớn lên dần hình thành Xứ đạo Hóa Lộc. Năm 1904, Giáo xứ Hóa Lộc chính thức được thành lập.

Nhìn vào bản đồ địa chính thì có thể thấy Định Hóa là mảnh đất trù phú hình tam giác vuông cân và tiếp giáp với 6 xã khác: phía đông giáp các xã Yên Lộc, Tân Thành, Lưu Phương đều thuộc huyện Kim Sơn; phía tây giáp huyện Nga Sơn; phía Bắc giáp với xã Yên Nhân, Yên Mô; phía nam có đê bãi giáp với xã Văn Hải.

Nhưng khi nhìn vào bản đồ Giáo Phận Phát Diệm, Hóa Lộc như một viên kim cương sáng ngời, lấp lánh giữa vườn hoa lung linh...đó chính là Hồng Ân Chúa dành tặng cho mỗi người con Hóa Lộc. Mặc dù còn là một xứ đạo nhỏ bé, ít người biết đến nhưng Đức Tin và tình yêu dành cho Chúa của Giáo dân nơi đây thì to lớn như biển cả. Vì thế nguyện mong Chúa luôn luôn đỡ nâng và dẫn đưa Giáo xứ Hóa Lộc chúng con ngày một tươi đẹp hơn...

HÓA LỘC - NHỮNG BƯỚC ĐƯỜNG THIÊN ĐỊNH

* Lập ấp làng Hóa Lộc, Tuy Định

- Năm 1961, xây đê đường 10 xong thì quai đê Ba Đê (còn gọi là đê Năm Mươi) nhưng đến hết đất Tân Thành thì bỏ dở.

(Sở dĩ hồi đó gọi là đê Ba Đê bởi vì tính từ đê Đò Quan qua đê Đường 10 thì tới đê này là đê thứ ba.)

-Những năm đầu thế kỷ 20, các luồng dân di cư đến vùng kinh tế mới ven biển, khai hoang và thành lập nên xã Văn Hải.

-Giáp với phía Bắc của Văn Hải là một vùng đất bồi bởi ba con sông lớn (từ Tân Thành, Yên Bình, Lưu Phương) chảy qua đổ ra biển, là vùng đất rậm rạp những bụi lau sậy, sú vẹt...Sau dần các dân từ tứ phương đến khai phá và định cư...đến khi ngày một đông thì được thành lập xã và gọi đó là xã Thanh Giản (nay là xã Hóa Lộc).

- Thôn Hóa Lộc là một mảnh đất phía tây của xã Thanh Giản tới cầu ông Quỳ trở ra, là một cánh đồng mênh mông và còn là nút giao thoa quan trọng của Phát Diệm và các xã ngoài. Nhưng khi đó Hóa Lộc mới có 6 hộ giáo (thuộc giáo họ Tân An – xứ Phát Diệm).

* Hoàn cảnh Giáo Hội – Giáo Phận

- Cuối năm 1896, sau khi nhà thờ đá được xây dựng xong bởi Cụ Sáu, Giám Mục AlexandreMarcou Thành (khi đó đang là Giám Mục Giáo Phận Hà Nội) tới Phát Diệm.

- Ngày 2-4-1901, Đức Leô XIII (Đức Giáo Hoàng khi đó) ra sắc chỉ phân chia giáo phận Hà Nội, một lần nữa thành lập giáo phận mới, đặt tên là giáo phận Bắc Việt Duyên Hải (Tonkin Maritime quen gọi là địa phận Thanh và năm 1924 đổi là Phát Diệm).

-Ngày 8-2-1902, ngày lịch sử do hai địa phận Hà Nội và Phát Diệm thoả thuận để công bố những điều kiện phân chia bắt đầu có hiệu lực, Từ Hà Nội, giám mục Gendreau Đông, trong bức thư luân lưu đề ngày 08-02-1902, với tư cách giám mục giáo phận Mẹ, tuyên bố sự kiện phân chia. Cùng một ngày, từ Phát Diệm, giám mục A. Marcou Thành, trong bức thư luân lưu cũng đề ngày 8-2-1902, với tư cách giám mục giáo phận Con, tuyên bố lễ nhận địa phận.

(Lịch sử Giáo Phận Phát Diệm, nguồn: http://phatdiem.org )

* Thành lập Giáo xứ Hóa Lộc

-Sau ngày tách ra thành lập Giáo Phận cùng với công cuộc quai đê lấn biển thì giáo dân ở Phát Diệm ngày một đông đúc, mở rộng hơn.

- Đến năm 1903, Đức Cha A. Marcou Thành cho thành lập ra Giáo họ Tân Hóa để góp phần truyền bá Đức Tin cho các vùng ven biển. Nhưng khi đó chưa có nhà thờ, giáo dân phải dựng nhà tạm để giúp việc phụng vụ và hằng năm cũng được mấy lần cử hành Thánh Lễ.

(Nguồn: http://www.giaoxugiaohovietnam.com )

- Đầu năm 1904, Đức Cha A. Marcou Thành cho thành lập Giáo xứ Văn Hải và được một Cha già người Pháp coi sóc (Cha Phùng hoặc Cha Tòng). Khi đó Giáo xứ Văn Hải gồm ... giáo họ, trong đó có giáo họ Tân Hóa.

-Sau đó Giáo xứ Văn Hải xây dựng nhà thờ xứ đầu tiên (bằng gỗ) tại Tân Hóa (nay là nhà thờ cũ của Giáo họ Tân Hóa).

Giáo họ Tân Hóa (xưa thuộc xứ Văn Hải) gồm từ cầu ông Quỳ đến hết xã Thanh Giản.

Thời gian sau (cũng năm 1904), giáo họ An Lộc được thành lập và thuộc về xứ Văn Hải.

- Ngày.....tháng....năm 1904, Đức Cha Alexandre Marcou Thành cho tách giáo họ An Lộc thuộc xứ Văn Hải ra để thành lập xứ riêng, gọi là xứ Hóa Lộc gồm 3 giáo họ: họ Tân Hóa (có nhà thờ cũ của xứ Văn Hải) họ An Lộc (giáo họ Trị sở nhưng chưa có nhà thờ) và họ Tuy Định (chưa có nhà thờ). Đó cũng chính là nền tảng vững chắc để xây dựng nên Hóa Lộc tươi mới như hôm nay.

- Đến năm 1907, nhà xứ vượt đất để làm nhà thờ họ An Lộc bằng gỗ tạm vách, ở dưới chân có bả hồ, nhưng khi đó chưa có tháp nhà thờ.

- Vào đời cố Nghi người Pháp, giáo dân Hóa Lộc mỗi ngày một đông hơn và được Cha già Ân làm chính xứ Văn Hải giảng đạo cho giáo dân họ An Lộc.

- Năm....Giáo xứ Văn Hải di dời nhà thờ thì rỡ nhà thờ cũ ra để lấy gỗ xây dựng lại nhà thờ mới (hiện nay) và để đất cho Giáo họ Tân Hóa (xứ Hóa Lộc) làm nhà thờ mới.

- Ngày...tháng...năm 1913, Giáo xứ Hóa Lộc được xây dựng lại nhà thờ và tháp chuông nhưng vẫn chưa có Cha xứ. Vì vậy giáo dân phải đi Lễ ở Văn Hải và Phát Diệm.

- Sau 16 năm được thành lập, Phát Diệm đã có những bước chuyển mình nhanh chóng. Nhận thấy nhu cầu về đạo của giáo dân, Toà Thánh đã bổ nhiệm thêm cha Louis de Cooman (còn gọi là Đức Cha Hành) làm giám mục phó, trợ giúp giám mục Alexandre Marcou Thành trong việc khuyếch trương địa phận.

- 31năm sau, tức năm 1932, đến lượt giáo phận Phát Diệm chia đôi để thành lập giáo phận Thanh Hoá.

-Thời Bảo Đại năm thứ 8, tức năm Quý Dậu (1933) ngày 11 tháng 06, Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người Việt Nam đầu tiên được Đức Thánh Cha Piô XI tấn phong Giám Mục. Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính tòa Phát Diệm.

- Ngày 7/12/1939, giám mục A. Marcou Thành tạ thế.

(Lịch sử Giáo Phận Phát Diệm, nguồn: http://phatdiem.org )

* Thời kỳ khó khăn

- Mặc dù đã có nhà thờ khang trang hơn trước, giáo dân cũng ngày một đông hơn nhưng Hóa Lộc vẫn chưa có Linh Mục coi sóc xứ, giống như một đàn chiên chưa có chủ chăn phải tự mình tìm đường đi và vượt qua những khó khăn... Thỉnh thoảng mới có các Cha ở Văn Hải và Phát Diệm đến để dâng Thánh Lễ Chúa Nhật đồng thời cũng nhờ các Cha giải quyết những công việc quan trọng của Giáo xứ. Các việc như sức dầu hay rửa tội..v.v.. thì các ông Trùm tự lo.

-Cho đến ngày 21-7-1954, Hiệp Định Giơ-ne-vơ được có hiệu lực, miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng nước ta lại bị chia cắt làm 2 chiến tuyến, từ vĩ tuyến 17. Vào thời gian này, Đức Cha, hầu hết các Cha và giáo dân phải di cư vào Nam. Giáo Phận nói chung và các Giáo xứ nói riêng phải đứng trước tình cảnh hết sức khó khăn khi thiếu vắng chủ chiên.

-Ngày 33-11-1956, Cha Phaolô Bùi Chu Tạo được trao quyền làm Giám quản Giáo Phận Phát Diệm.

-Nhưng sau thời gian đó Cha Thanh không đi được (do bị Nhà Nước cấm) được về giúp xứ Văn Hải và Hóa Lộc.

-Năm 1958, Cha Thanh về Trường Chủng Viện Phát Diệm, sau đo Ngài được phong Giám Mục phó Giáo Phận Phát Diệm.

Giáo xứ Hóa Lộc được Cha Phêrô Trần Minh Đức coi sóc.

-Năm 1960, do tuổi cao sức yếu Cha Đức qua đời ở Văn Hải.

- Bấy giờ Hóa Lộc lại không có Cha xứ, các ông Chánh Trương phải đi thuyển lên rước Cha già Kim từ Phát Diệm xuống để dâng Lễ, xong lại đưa Cha về Phát Diệm.

- Sau khi Cha già Vinh được phong Linh Mục, Đức Cha Tạo cho xuống giúp xứ Văn Hải và Hóa Lộc.

- Được một thời gian không dài thì đầu những năm 70 (năm 1971 hoặc 1972) Cha Vinh qua đời ở Văn Hải. Hai xứ Văn Hải và Hóa Lộc lại không có Cha phụ trách nên không có Lễ, giáo dân phải đi Lễ ở Phát Diệm.

- Sau đó Đức Cha giao cho Cha Phêrô Vũ Hiếu Cúc (hồi đó coi sóc xứ Bình Sa) xuống giúp xứ Văn Hải. Lúc này giáo dân ở Hóa Lộc có thể xuống nhà thờ xứ Văn Hải để đi Lễ thay vì đi Lễ ở Phát Diệm (do khi đó đường lên Phát Diệm xa hơn so với xuống Văn Hải mà phương tiện đi lại cũng chưa có). Ban Chấp Hành Giáo xứ Hóa Lộc phải nhờ Cha Cúc về mọi mặt như hôn phối, Thêm Sức cho thiếu nhi hay làm các phép cho kẻ liệt...Do thời gian đó Giáo xứ Hóa Lộc không có Cha xứ nên các ông Trương (chủ yếu là ông Trương Bính) phải kiệu Mình Thánh từ Phát Diệm hoặc Văn Hải về cho giáo dân Chầu Mình Thánh Chúa.

* Thời kỳ phục hưng

- Năm 1981, Đức Cha cho Cha già Cúc về với xứ Hóa Lộc và ở lại được cả năm 1982, đồng thời cũng chính Cha Đức là Linh Mục đầu tiên tổ chức phiên Chầu Lượt và dâng Lễ cho giáo xứ. Vì trước kia Hóa Lộc chi có rao lịch và giáo dân chỉ đến nhà thờ chầu Mình Thánh Chúa mà không có Cha xứ.

- Năm 1983, Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Quỳnh được giao phụ trách 7 Xứ miền duyên hải (Hóa Lộc, Văn Hải, Cồn Thoi, Tân Mỹ, Như Tân, Tân Khẩn, Tùng Thiện), cho Giáo xứ Hóa Lộc được Chầu Lượt và cứ sáu tuần thì được Cha dâng Lễ Chúa Nhật một lần ở tại nhà thờ xứ Hóa Lộc.

- Năm 1991, nhà thờ xứ xuống cấp trầm trọng do những tháng năm phải sống chung cùng với chiến tranh, cùng với nắng mưa... Sau đó, Đức Cha giao cho Cha Inga Bùi Ngọc Hoàng về xứ Hóa Lộc giúp xây sửa lại nhà thờ. Nhưng trong kho quỹ của Giáo xứ có chỉ vẻn vẹn một triệu đồng cùng một tấn thóc. Trước tình hình ấy, Cha Bùi Ngọc Hoàng đã kêu gọi sự quyên góp, ủng hộ từ giáo dân trong và ngoài xứ. Nhờ ơn Chúa, sự kêu mời của Cha Hoàng đã được đáp lại cách tích cực không những ở trong xứ mà còn ở cả các xứ lân cận khác, đặc biệt có sự ủng hộ quý báu từ hội từ thiện Tây Đức.

- Năm 1992, nhờ có sự ủng hộ, giúp đỡ về tiền bạc và sức lực của giáo dân, ân nhân mà sau hơn 3 tháng thi công ngôi Thánh Đường nhà thờ đã hoàn thành xong một cách nhanh chóng.

- Năm 1994, Cha Giuse Vũ Công Hoàng (hay còn gọi cách trìu mến là Cha Hoàng đen) từ Cồn Thoi được chuyển về xứ Hóa Lộc là chính xứ.

- Năm 2001, sau 7 năm coi sóc Hóa Lộc, Cha Hoàng đen phải chuyển đi xứ khác trong sự níu giữ và sâu sắc tình cảm của mỗi người con trong giáo xứ.

- Năm 2002, Cha Giuse Trần Ngọc Văn được giao cho phụ trách Giáo xứ Hóa Lộc.

Sau đó, Cha chuyển đến xứ Ninh Bình.

-Năm 2007, Cha Giuse Mai Văn Thiện về với Hóa Lộc và coi sóc xứ.

Năm 2013, Cha chuyển đến xứ Tân Khẩn.

-Năm 2013, Giáo xứ Hóa Lộc hân hoan đón mừng Cha Phêrô Trịnh Ngọc Do đến làm chủ chăn mới của đoàn chiên Giáo xứ.

- Tháng 8 năm 2019 Giáo xứ đón mừng Cha Phêrô Nguyễn Văn Phương về làm chú chăn.

Nguồn : http://giaoxuhoaloc.org

..................

1. Tên gọi: Giáo xứ Hóa Lộc
2. Năm thành lập: 1904
3. Bổn mạng giáo xứ: Thánh Antôn Padova
4. Năm xây dựng nhà thờ: 1913

5. Tước hiệu nhà thờ: Thánh Antôn Padova
6. Diện tích khuôn viên giáo xứ: 14.120m2
7 .Số tín hữu: 3.044
8. Số giáo họ: 06
9. Số họ có nhà thờ: 06
10. Số họ chưa có nhà thờ: 0

11. Các hội đoàn:

- Hội Gia trưởng
- Hội Mân côi
- Hội Quản giáo
- Hội Trung nam
- Hội Phụng tự
- Hội Kèn đồng
- Hội Bát âm
- Ca đoàn
- Hội Thánh Thể
- Giáo lý viên

(Thống kê tháng 8 năm 2010)

Nguồn : Web Site GP Phát Diệm

 

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Hóa Lộc

Xem thêm : [ Hình ảnh Gx Hóa Lộc dâng hoa kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10/2018) ]
               [ Hình ảnh Lễ Thánh Antôn - Quan Thầy Gx Hóa Lộc (13/6/2018) ]
                     [ Hình ảnh Gx Hóa Lộc khai mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ (6/5/2018) ]
[ Hình ảnh Thánh lễ Tiệc Ly tại Hx Hóa Lộc (29/3/2018) ]

Nguồn : Web Site GP Phát Diệm

 

              

 

 

 

 

 

 

[Trở về đầu trang ]