
Lược
sử Giáo xứ Lãng Vân

1.Tên gọi: Giáo xứ Lãng Vân
2. Năm thành lập: 1885
3. Năm xây dựng nhà thờ (hiện tại): 1998
4. Diện tích khuôn viên giáo xứ: 14.200 m2
5. Bổn mạng giáo xứ: Đức mẹ Vô nhiễm
6. Tước hiệu nhà thờ: Đức mẹ Vô nhiễm
7. Số tín hữu: 3.500
8. Số giáo họ: 03
9. Số họ có nhà thờ: 03
10. Các hội đoàn:
- Hội Gia trưởng
- Hội Mân côi
- Ca đoàn
- Thiếu nhi Thánh Thể
- Hội kèn đồng
- Ban Giáo lý
- Hội Thánh Giá
- Hội từ thiện
(Thống kê tháng 8 năm 2010)
Nguồn : Web Site GP Phát Diệm
......................

ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ LÃNG VÂN [1]
(Theo tài liệu của cha Luca Trần Hùng Sỹ)
I. THÀNH LẬP
- Thành lập năm 1885, được tách ra từ xứ Đồng Chưa (Đồng chưa
thành lập năm 1838).
- Năm 1924, xứ Lãng Vân chia ra xứ Mưỡu Giáp
- Năm 1949, xứ Lãng Vân chia ra xứ Uy Đức
* Địa chỉ : Nhà thờ xứ Lãng Vân thôn Lãng Nội xã Gia Lập huyện
Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
* Bổn mạng giáo xứ: Đức Mẹ Vô Nhiễm - * Kính ngày: 08-12
* Số giáo dân: 3700 nhân danh (ba ngàn bảy trăm nhân danh).
* Tên các họ: Trị Sở, Lãng Ngoại, Tập Ninh.
Nhà thờ đầu tiên[2] năm: ?
Nhà thờ xây lần thứ 2 năm[3]: 1936
Nhà thờ xây lần thứ 3 năm: 1987
Nhà thờ hiện nay xây năm: 1997
II. CÁC CHA XỨ[4]
- Vào thời Tự Đức dân chúng bị bắt bớ gắt gao, đã qua Lãng Vân có
mấy vị: cha Dong, cha Sùng, cha Lân, và cha thánh Thư[5].
Sau khi cha Thư bị bắt, không còn cha nào qua lại chừng 20 năm
trời, dân chúng bỏ đạo hầu hết. Mãi cho tới khi lập lại Nhà Chung Kẻ
Sở, có chừng 15 người rủ nhau ra Kẻ Sở học lại giáo lý. Người ta
rước cha Tựu từ Kẻ Sở về Lãng Vân mở đạo lại chừng 3 năm. Đức cha
Puginier Phước (1868-1892) cho phép mở hai xứ: An Lộc và xứ xép ở
Lãng Vân. Hai linh mục: cha Tự và cha Trinh thay nhau về họat động.
Thời Văn Thân, một lần hai cha đang ở Lãng Vân, cha Tư sốt ruột
không biết số phận An Lộc ra sao, ngài về thăm, dọc đường bị Văn
Thân bắt và thủ tiêu. Họ kéo quân, gây sóng gió tại Lãng Vân nữa.
Cha Trinh phải trốn về Kẻ Sở.
Sau khi tình hình đã có phần dễ thở, hai Linh mục khác: cha Quy
trở lại chính xứ Lãng Vân, và cha Đạt làm phó. Năm 1875, Đức cha
Puginier Phước bỏ xứ An Lộc, thành ra chỉ còn Lãng vân, và sự đạo
Chúa sầm uất trở lại.
- Năm 1879: cha Cần làm chính xứ, cha Thắm, cha Luân, cha Trúc,
cha Hạnh thay nhau làm phó xứ.
- Năm 1893: cha Thiện làm chính xứ, cha Mạnh làm phó xứ.
- Năm 1896: cha Hạnh làm chính xứ, cha Rì, cha Uyên, cha Đàm, cha
Truy, cha Đại thay nhau làm phó xứ.
- Năm 1913: cha Đại làm chính xứ, cha Trưởng, cha Tịch, cha Thuận
làm phó xứ.
- Kể từ năm 1923[6], cha Đominicô Đại I đang làm cha xứ Lãng vân.
- Năm 1940… Cha Gioan Hòa I
- Năm 1953… Cha Phêrô Cung
- Năm 1954-1977: ? (có lẽ thời đó cha Hòa +1967, cha Giám: +1977)
- Năm 1977-1993: cha Phaolô Nguyễn Chu Trình (có những thời điểm cha
Luật, cha Tường coi?)
- Năm 1994-1999: cha Inhaxiô Bùi Ngọc Hoàng
(hết phần tài liệu của cha Hùng Sỹ)
- Từ 17.08.1999-28.12.2005: cha Antôn Phạm Hòang Lãm
- Tháng 3.2004-10.03.2005: Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê về làm Phó
xứ (thời cha Antôn Phạm Hoàng Lãm làm chính xứ).
- Từ 10.03.2005-31.12.2007: Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê làm chính
xứ.
- Từ 01.01.2008 đến nay: Cha Phaolô Nguyễn Văn Định (theo giấy bổ
nhiệm là ngày 01.01.2008, nhưng chính thức về nhận xứ vào ngày
04.01.2008).
III. CÁC CHA QUÊ TẠI LÃNG VÂN
* Các cha quê Lãng Vân đang làm việc tại các giáo phận khác
* Các cha đang làm việc tại Giáo phận
IV. CÁC TU SỸ
* Các Tu sỹ quê Lãng vân đang làm việc tại các giáo phận khác
>>> Nam Tu sỹ
>>> Nữ Tu sỹ
* Các Tu sỹ quê Lãng vân đang làm việc tại giáo phận Phát Diệm
>>> Nam Tu sỹ
>>> Nữ Tu sỹ
[1] Dựa trên tài liệu của cha Luca Trần Hùng Sỹ
[2] Nhà thờ đầu tiên, không biết rõ xây dựng năm nào. Nhà thờ
này được xây dựng trên mảnh đất hiện nay thuộc dải đất bên cạnh
đường đi, phía sau nhà ăn của nhà xứ.
[3] Nhà thờ xây lần thứ 2, được xây dựng trên đất của nhà thờ
hiện nay.
[4] Lịch sử Địa phận Phát Diệm 1901-2001, tr 367-369.
[5] Gọi là cha thánh Thư, vì thời Tự Đức, cha Thư đã ẩn náu ở
Lãng Vân chừng 2 tháng-ở nhà ông Trịnh Đình Triệu, và đã bị bắt ở họ
Tâm Sơn cũng thuộc về Lãng Vân.
[6] Trích sách Niên giám giáo phận Phát Diệm 1923 do Đức cha
Thành (Đức cha Marcou) cho in bằng tiếng Pháp. Cha Đominicô Đại chịu
chức Linh mục năm 1909. Năm 1921 đã ở Lãng vân.
Nguồn :
Website Gx Lãng Vân
............................

ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ LÃNG VÂN
THEO TÀI LIỆU
CỦA ĐỨC ÔNG
VIXENTÊ TRẦN NGỌC THỤ
Một truyền thống kể lại : năm 1648, đời vua Lê Cảnh Hưng, Lãng
Vân có anh Binh Toán, đi lính, quen thân với mấy binh sĩ công giáo,
có thói quen hay kêu tên cực trọng Chúa Giêsu, mỗi khi gặp sự khốn
khó.
Một hôm, sau trận giao chiến, bên anh bị bại trận, quân giặc đuổi
theo, anh binh Toán chạy không kịp ngã xuống đất, lính giặc tuốt
gươm toan chém, nhưng anh binh Toán kêu tên cực trọng Chúa Giêsu,
anh lính giặc liền ngừng tay lại không đâm nữa.
Về sau, chiến tranh đã tàn, anh binh Toán, thoát chết, được ơn
trên trở lại Công Giáo, trở về làng, anh yêu cầu dân chúng hạ các
đình chùa, và tòng đạo từ đó cho tới ngày nay (1918).
Nhà thờ Lãng vân đã đổi nơi bốn lần, mỗi lần đổi không xa lắm, vì
thời ấy dân chúng còn đang sợ cuộc bách hại tôn giáo, không dám đi
đâu xa.
Cha già Đại (đã kí tờ tường trình gửi Đứ Cha) nói : “Lãng Vân
phỏng thuộc về xứ Thần Phù, hay là Đống Mối”. Có truyền thống để lại
: hồi xưa người ta không biết Lãng Vân là xứ chính, hay chỉ họ lẻ.
Thời Tự Đức, dân chúng bị bắt bớ gắt gao. Đã qua Lãng Vân có mấy vị
: Cha Dong, Cha Sùng, Cha Lân, và Cha Thánh Thư, vì thời Tự Đức, Cha
Thư đã ẩn náu ở Lãng Vân chừng 2 tháng ở nhà ông Trịnh Đình Triệu,
và đã bị bắt ở họ Tâm Sơn cũng thuộc về Lãng Vân.
Sau khi Cha Thư bị bắt, không còn cha nào qua lại chừng 20 năm
trời, dân chúng bỏ đạo hầu hết. Mãi cho tới khi lập lại Nhà Chung Kẻ
Sở, có chừng 15 người rủ nhau ra Kẻ Sở học lại giáo lý. Người ta
rước Cha Tựu từ Kẻ Sở về Lãng Vân mở đạo lại chừng 3 năm. Đức Cha
Puginier Phước (1868-1892) cho phép mở hai xứ: An Lộc và xứ xép ở
Lãng Vân. Hai linh mục: Cha Tư và Cha Trinh thay nhau về hoạt động.
Thời Văn Thân, một lần hai cha đang ở Lãng Vân, Cha Tư sốt ruột
không biết số phận An Lộc ra sao, ngài về thăm, dọc đương bị Văn
Thân bắt và thủ tiêu. Họ kéo quân, gây sóng gió tại Lãng Vân nữa.
Cha Trinh phải trốn về Kẻ Sở.
Sau khi tình hình đã có phần dễ thở, hai Linh mục khác : Cha Quy
trở lại chính xứ Lãng Vân, và Cha Đạt làm phó. Năm 1875, Đức Cha
Puginier Phước bỏ xứ An Lộc, thành ra chỉ còn Lãng Vân và xứ đạo
Chúa cho sầm uất trở lại.
Năm 1879, các Linh mục coi sóc : Cha Cần, chính xứ. Các Cha Thắm,
Cha Luân, Cha Trúc, Cha Hạnh thay nhau làm phó xứ.
Năm 1893, Cha Thiện, chính xứ. Cha Mạnh, phó xứ.
Năm 1896, Cha Hạnh, chính xứ. Các Cha Rì, Cha Uyên, Cha Đàm, Cha
Truy, Cha Đại thay nhau làm phó xứ.
Năm 1913, Cha Đại, chính xứ. Các Cha Trưởng, Cha Tịch, Cha Thuận
làm phó xứ.
Số nhân danh, biết rằng Lãng Vân gồm 12 họ : có 2 họ lớn, toàn
tòng là Lãng Vân và Mưỡu Giáp. Hai họ bổn đạo mới là Cung Quế và Trà
Lai. Trước có độ 1500, bây giờ ngót 3000. Lòng đạo đức cua dân chúng
rất cao : xưa, lễ Các Thánh, chỉ có 12 người đi lễ và chịu lễ, nhưng
nay đã tới 500 người rước lễ. Trong xứ dân chúng thuộc về 3 tổng :
Cũng từ 1879, có mấy Linh mục thừa sai về làm Parocô : Cố Sang, Cố
Nghị, Cố Tuấn, Cố Tiến, Cố Chế, Cố Nghĩa, Cố Nghị.
- Tổng Tri Hối : là họ Lãng Vân, Trại Lãng, Tùy Hối, Đan Quế.
- Tổng Uy Viễn : họ Hoàng Quyến, Sơn Dương, Tam sơn.
Trong thời cấm đạo các nhà thờ phải triệt hạ tất cả, năm Quý Dậu
phong trào Văn Thân tàn phá rất nhiều.
Cha già Đại chính xứ, đã làm bản tường trình này, kết liễu bằng
một câu rất hiên ngang : “Họ Lãng Vân và họ Mưỡu Giáp cũng được mỗi
họ mấy người phải đi phân sáp và thích tự vào má đời vua Tự Đức… Sau
hết xin Đức Cha thương làm phép chúc sự lành cho con. Tại Lãng Vân,
ngày 1 septembris 1918, Con mọn Đại ký”.
Kèm theo bản tường trình, Cha già Đạt còn kể câu chuyện sau đây (trên
một trang giấy riêng biệt) :
“Thân lạy Đức Cha (Marcou Thành),
Con xin trình một việc sau đây : ngày 8 aprilis 1918, con được
một quan tài đã mất nắp trên, ở ruộng mạ trong khu nhà xứ. Con bắt
tát cạn, rồi mò trong săng ấy thì thấy chén calice và đĩa patena làm
lễ, và 12 mụn xương. Chén và đĩa thì đen, gỉ và hư đi ít nhiều. Con
tin thật trong quan tài ấy là xác thày cả, cho nên con đã thu lấy và
rửa sạch sẽ, phơi khô, rồi để vào hòm nhỏ trong nhà phòng. Con hỏi
các người từ 80 tuổi trở lên ở Lãng Vân thì đều nói rằng, đời ông
cha lưu truyền : trong làng có xác Thánh, song le không biết đâu mà
tìm. Lại truyền rằng : cụ già Sùng đã tìm không thấy, mà tính từ cụ
(cha) già Sùng đến bây giờ được độ 80 năm. - Tổng Thanh Quyết : họ
Mưỡu giáp, Cung Quế, Thanh Giang, Lạc Cư, Trà Lai.
Nay có một bà lão độ 80 tuổi ở Lãng Vân, tên là Ngan là người
thật thà sốt sắng đạo đức, tự nhiên nhớ một câu vè (truyền ngôn) đã
học với kẻ tiền nhân khi còn bé, thì con đã viết lấy để nộp cho Đức
Cha, vè ấy kể tên thày cả táng xác, đấy là cha Thiệu…
Họ Lãng Vân quen bảo nhau rằng : nghề nghiệp làng ta vốn xưa nay
len lỏi vào tổ hùm, mà nó không hề bắt ai, vì có xác Thánh ở trong
làng gìn giữ”.
Dưới đây là nguyên văn câu vè :
Cất xác ở giữa nhà thờ
Quan viên bổn đạo đọc kinh lần hạt
Miệng lần hạt nước mắt chảy tuôn
Khi người còn sống nhiều nỗi nguồn cơn
Người về quê thật mất trông cậy nhờ
Cụ Thiệu trị sở chúng tôi
Cầu được xác Thánh ở nơi nhà thờ
Khi ấy ông Nhẫn chẳng cho
Khi toan rước cụ xuống đò chở đi
Liền gặp quân dữ một khi,
Võng người trở lại chẳng đi được nào.
Trong lòng sợ hãi làm sao
Võng người trở lại mà vào Lãng Vân
Quan viên đâu đấy xa gần
Đồn rằng : ông Nhẫn khinh thân trọng tài
Họ Vó, họ Vát, Đài Vường
Đông Nhạc, Phúc Nhạc, Yên Vân xứ người
Xứ Thanh, Đán Thủy mọi nơi
Thần Phù, Đống Mối là nơi xứ người
Bây giờ các việc đã rồi
Thày Hòa về bắt làm nhà chính cung
Lập mồ làm lễ cho linh hồn người
Bỏ phiếu cho họ chúng tôi
Cầu được xác thánh ở nơi nhà thờ.
BBT Lãng Vân
Sưu tầm
Nguồn :
Website Gx Lãng Vân
|