
Lược
sử Giáo xứ Chợ Cầu
Họ đạo ấp Hàng Sao thuộc làng Đông Hưng Tân, quận Hóc Môn, tỉnh
Gia Định, được các nữ tu ḍng Mến Thánh Giá Cái Mơn gầy dựng thời
giám mục Isidore-François Colombert (Mỹ), giám quản Tông ṭa Tây
đàng trong (1872-1894). Thời gian sau, ngôi nhà nguyện nơi đây được
dựng nên bởi các linh mục thừa sai Paris (MEP) vào năm 1896, thời
giám mục Jean-Marie Dépierre (Để) (1895-1898), vật liệu bằng cột gỗ
lợp lá. (Tài liệu thời gian từ 1896 đến 1964 đang bị thất lạc, nên
không biết rơ các linh mục phục vụ trong giai đoạn này). Qua năm
tháng trải dài đến năm 1971, họ đạo này vẫn chưa có tên gọi.
Từ năm 1920, cha quản họ Tân Hưng (1) (nhà thờ Nam, ấp Chợ Cầu)
là Lm. Phaolô Đoàn Thanh Xuân thường đến đây dâng lễ. Lần nọ, ngôi
nhà nguyện bị cháy, hoang tàn. (Tư liệu này đă thất lạc không xác
minh được, có người cho rằng bị đốt vào thời cha Phaolô Đoàn Thanh
Xuân (2) 1945, sau khi ngài bị giết).
Thời gian sau đó, nơi đây không có linh mục, nền nhà nguyện biến
thành băi đất hoang cỏ mọc um tùm. Giáo dân đi lễ Chúa nhật phải về
nhà thờ Nam (gần ngă tư Chợ Cầu). Đến năm 1954, giáo xứ Tân Hưng (3)
(nhà thờ Bắc) thành lập phía bên kia đường (4) đối diện ấp Hàng Sao,
giáo dân lúc ấy quay về đi lễ bên nhà thờ Tân Hưng cho gần gũi.

Năm 1964, cha Giuse Nguyễn Hữu Nguyên lánh nạn chiến tranh, đưa
một số giáo dân thuộc gốc Đồng Xá, Kiến An, Hải Pḥng đang sinh sống
tại Rạch Bắp, Bến Cát, tỉnh B́nh Dương, về đây lập nghiệp. Ngài tiến
hành xây dựng ngôi thánh đường nhỏ bé trên nền cũ. Lần đầu, vách
tường được xây bằng gạch block (gạch ciment đúc khuôn thủ công), khi
tường nhà thờ được xây lên cao bị những cơn mưa băo làm sụp đổ. Mọi
người đóng góp xây lại, lần này xây bằng gạch nung 4 lỗ, chưa kịp tô
vữa lại bị sụp đổ v́ mưa băo lần thứ hai. Từ đó, hầu hết cư dân
quanh vùng đều biết đến tên gọi là “Nhà thờ đổ”.

Năm 1971, cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm xây dựng lại ngôi Thánh đường,
quy tụ giáo dân nhà thờ Nam thuộc ấp Chợ Cầu cùng về lập thành giáo
xứ. (thời gian này nhà thờ Nam không có linh mục). V́ vị trí nhà thờ
nằm trong địa thế khoảng giữa giáo xứ Tân Hưng và nhà thờ Nam Chợ
Cầu, nên ngài đặt tên là giáo xứ Tân Hưng Chợ Cầu. Năm 1989, cha
Tôma cho đại tu ngôi Thánh đường và tiếp tục cho xây dựng tượng đài
Thánh Giuse. Các cha sở tiếp theo: Cha Louis Gonzaga Tô Minh Quang
sửa nhà xứ, cha Antôn Nguyễn Văn Toàn xây dựng nhà sinh hoạt giáo lư,
linh đài Đức Mẹ La Vang, và chỉnh trang đài Thánh Giuse.
Cha Giuse Trần Thanh Công xây dựng lại hội trường và tôn tạo lại
toàn bộ khuôn viên nhà thờ, khu vực tượng đài Thánh Giuse. Đặc biệt
ngài xây dựng ngôi thánh đường mới hiện nay, được khánh thành cung
hiến vào ngày 29-10-2015 do Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế. Nhà
thờ Chợ Cầu kể từ đây được chính thức mang tên là Thánh đường Đức Mẹ
Vô Nhiễm, tọa lạc tại: 30/7 – đ. Nguyễn Văn Quá – P. Đông Hưng Thuận
– Q.12 – Tp. HCM. Các cha tiền nhiệm giáo xứ Chợ Cầu (giáo hạt Hóc
Môn) từ 1964 đến nay:

1 - 1964-1971: Cha Giuse Nguyễn Hữu Nguyên – sinh năm 1885 tại
Xuân Ninh, Hải Pḥng – Thụ phong linh mục năm 1921 – Cha về với Chúa
ngày 19-08-1971.
2 - 1971 đến 16-12-1993: Cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm – sinh ngày
10-09- 1934 tại họ đạo Búng, làng Hưng Định, B́nh Sơn, Lái Thiêu –
Thụ phong linh mục ngày 23-04-1962 – Cha về từ giáo xứ Tân Định (giáo
hạt Tân Định). Trong thời gian từ ngày 18-03-1991 đến 27-04-1992,
cha kiêm nhiệm coi sóc xứ đạo Tân Quy. Từ ngày 16-12-1993, cha về
làm Lm. chánh xứ G̣ Vấp kiêm Lm. quản hạt G̣ Vấp đến 30-09-2012.
Ngài về nghỉ hưu tại Gx Chợ Cầu từ ngày 01-10-2012.
3 - 1994-2002: Cha chánh xứ Louis Gonzaga (Aloisio) Tô Minh Quang
– sinh năm 1952 – Thụ phong linh mục 1987. Ngài nhận bài sai về làm
Lm. chánh xứ An Phú (giáo hạt Xóm Chiếu) từ năm 2012.
4 - 2002-2008: Cha chánh xứ Antôn Nguyễn Văn Toàn – sinh năm 1957
– Thụ phong linh mục 1992.
– Cha phụ tá Martino Trần Quang Vinh (2005-2008) – sinh năm 1974
– Thụ phong linh mục 2005. Cha nhận bài sai về làm Lm. phụ tá giáo
xứ Phú Xuân (Nhà Bè) năm 2008.
5 - 2008-2016: Cha chánh xứ Giuse Trần Thanh Công – sinh năm 1966
– Thụ phong linh mục 1999. Cha về từ giáo xứ Trung Mỹ Tây (giáo hạt
Hóc Môn).
– Cha phụ tá Giuse Đoàn Văn Tuyến (2008-27/07/2013) – sinh năm
1971 – Thụ phong linh mục 2005. Từ 2005 đến 2008, Lm. phụ tá giáo xứ
Phú Xuân (Nhà Bè), Gx An Phú (Q.7), Gx Tắc Rỗi (giáo hạt Xóm Chiếu).
Cha nhận bài sai về làm chánh xứ giáo xứ Phú Hải (giáo hạt Phú Nhuận)
năm 2013.
– Cha phó Giuse Lê Hoàng Minh (2013-2016) – sinh năm 1969 – Thụ
phong linh mục 2007. Cha về từ giáo xứ Vườn Xoài (giáo hạt Tân Định).
6 - Từ tháng 08-2016 đến nay: Cha chánh xứ J.B. Nguyễn Văn Hiếu –
sinh năm 1949 – Thụ phong linh mục 1988. Cha về từ giáo xứ B́nh Thái
(giáo hạt B́nh An).
– Cha phó Vinhsơn Đỗ Viết Khôi (tháng 08-2016) – sinh năm 1970 -
Thụ phong linh mục 2011. Cha về từ giáo xứ Tử Đ́nh (giáo hạt Xóm Mới).
Các tên gọi của giáo xứ thay đổi theo thời gian:
- Năm 1971: Gx Tân Hưng Chợ Cầu.
- Năm 1979: Gx Hàng Sao (theo địa danh ấp Hàng Sao, xă Đông Hưng
Thuận, huyện Hóc Môn).
- Năm 1993: Gx Chợ Cầu
- Năm 2002: Gx Hàng Sao.
- Năm 2008 đến nay: Gx Chợ Cầu.
________________________________________________________________
Chú thích:
(1) – Nhà thờ Tân Hưng c̣n gọi là nhà thờ Nam, được xây cất thời
Pháp thuộc tại ấp Chợ Cầu, xă Đông Hưng Tân, quận Hóc Môn, tỉnh Gia
Định. Đây là một họ lẻ của giáo xứ Hạnh Thông Tây. Sau giải phóng
1975 nhà thờ bị tháo dở. Thay vào đó, nhà xứ là trụ sở khu phố 2, P.
Đông Hưng Thuận, Q.12 và một phần nhà trẻ Sơn Ca 1 xây cất trên nền
của nhà thờ.
(2) – Cha Phaolô Đoàn Thanh Xuân sinh năm 1887 – tại họ đạo Lương
Ḥa, Bến Lức, Long An – Thụ phong linh mục năm 1915. Quản nhiệm họ
đạo Tân Hưng (nhà thờ Nam) từ năm 1920 đến 1945.

Cha xây dựng ngôi nhà nguyện ở họ đạo Bến Cỏ (ấp Phú Mỹ, Phú Hoà
Đông, Củ Chi) năm 1923. Khoảng năm 1930-1931, cha Phaolô cất một
ngôi nhà nguyện nhỏ tại ấp 3, xă Tân Thạnh Tây, Củ Chi (nhưng đến
năm 1945 bị đốt). Năm 1934, ngài là Lm. tiên khởi quản nhiệm xứ đạo
Rạch Dứa (Tân Thạnh Đông, Củ Chi). Ngày 15-09-1945, trong lần đi mục
vụ tại họ đạo Bà Điểm, ngài bị giết chết tại Ngă ba Giồng, thuộc
làng Xuân Thới Thượng, quận Hóc Môn. Sau đó ngôi nhà nguyện Bến Cỏ
cũng bị đốt cháy tan hoang.

Cha quản nhiệm kế tiếp là linh mục Gabriel Phan Văn Thọ về coi
sóc giáo dân họ đạo nhà thờ Nam thay cha Xuân. Đến năm 1961, nơi đây
do cha Anrê Nguyễn Văn Đại ở Gx Hạnh Thông Tây về dâng lễ ngày Chúa
nhật. (Cha Đại mất ngày 12-02-1988 tại Lái Thiêu). Năm 1968, sau
biến cố Tết Mậu Thân, họ đạo không có linh mục. Cha Gabriel mất ngày
17-07- 1987 tại Gx Hàng Sao.
(3) – Nhà thờ Tân Hưng này c̣n gọi là nhà thờ Bắc, do cha Antôn
Hoàng Thiện Chi đưa số giáo dân từ Phát Diệm, Bùi Chu di dân vào Nam
sinh sống. Năm 1954, ngài đă xây dựng ngôi nhà thờ của trại di cư
Tân Hưng và lập nên giáo xứ Tân Hưng, cạnh Ngă tư Đ́nh, thuộc P. Tân
Thới Hiệp, Q. 12.
(4) – Con đường nhỏ này chạy từ ngă ba quốc lộ 22 – nay là ngă tư
An Sương – đi ngang khu vực đài phát tuyến Quán Tre và ngă tư Đ́nh,
đến cầu Trường Đai là hết (sông Vàm Thuật). Đến năm 1969 mở rộng nối
dài thành xa lộ Đại Hàn, và giờ đây là Quốc lộ 1A.
Trích : "Lược
sử GĐPTTTCG Gx Chợ Cầu"
Tham khảo thêm : "Lược
sử Giáo xứ Chợ Cầu" của website TGP SàiG̣n
|