
Lược
sử Giáo xứ Chợ Đũi
Xem : [
Video Giới
thiệu Gx Chợ Đũi ]
Nhà thờ Chợ Đũi tọa lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lăo,
Q.1, Saigon. Thành lập năm 1859. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Đạt, tức
Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy
giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi
công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của LM Bouttier, đến 1905 th́
được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn
một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trăi) và
đường Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng). Ông bà Đạt c̣n
có công xây nhà thờ Chí Ḥa và Hạnh Thông Tây. Ông Đạt qua đời năm
1900 (khi nhà thờ chưa xây xong), vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời
năm 1920.
Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi, do thuộc họ đạo Chợ
Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ
nên c̣n được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn
gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của
nhà thờ này. Tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và
con gà trống Gaulois.
LM Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Phong Phú – Thủ Đức
năm 1880. Ngài cũng là một kiến trúc sư có tài, và chính ngài thiết
kế nhà thờ Thủ Đức.
Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng răi khoáng
đăng nhất ở Sài G̣n. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo
Việt Nam là Mátthêu Lê văn Gẫm (bị xử giảo ngày 11-51847 dưới triều
vua Thiệu Trị, tại pháp trường “Cây Da C̣m”, gần vị trí nhà thờ
Huyện Sỹ ngày nay). Gần cổng chính c̣n có đài thiên thần hộ thủ và
tượng đài Thánh Giuse.
Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960.
Hằng năm cứ vào ngày 11-2, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói
quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các
bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng
chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974, thời LM Gioan Baotixita
Dương Hoàng Thanh.
Tại gian bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao
gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí
hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai
chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn
đóng quay về cung thánh nhà thờ, ḿnh mặc áo dài gấm hoa văn tinh
xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên
phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh thị Tài (1845 – 1920), tóc búi,
cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm,
chân mang hài. Phía trong cùng c̣n có tượng bán thân của con trai và
con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna
Đỗ thị Thao (bên trái).
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

..............
Lễ
nhậm chức Tân Chánh xứ Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng
7. 03. 2012 là ngày Cha cựu giám đốc ĐCV Saigon nhận chức Chánh
Xứ Chợ Đũi. “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc
10: 45)
Vào lúc 9g30 ngày thứ Bảy 17. 3. 2012, tại nhà thờ Chợ Đũi (*),
hạt trưởng hạt Sài G̣n – Chợ Quán, Lm. PX. Lê Văn Nhạc, đă chủ sự
thánh lễ nhậm chức tân chánh xứ của Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng và
đón mừng 2 phụ tá mới là Lm. Inhaxiô Đức và GB. Châu. Cùng đồng tế
có khoảng 70 linh mục và 1 phó tế, cùng hiện diện của các nam nữ tu
sĩ, quan khách và giáo dân. Ước tính có khoảng 1.000 người.

Gx. Chợ Đũi có một niềm vui gấp ba. Bổn mạng giáo xứ là Thánh
Philípphê Tông đồ (lễ kính ngày 3 tháng 5), nên thánh lễ hôm nay
được cử hành lễ kính Thánh Philípphê.
Được biết cha sở cũ là Tôma Đặng Toàn Trí nghỉ hưu v́ tuổi cao
sức yếu, sau 43 năm phục vụ trong chức linh mục.
Cha sở mới là Lm. Ernest Hưởng, nguyên giám đốc Đại chủng viện
Thánh Giuse, Sài G̣n, từ khóa 9 tới khóa 13. Ngài đă đi du học và
tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học Luân lư, về nước và phục vụ tại ĐCV Thánh Giuse
(Sài G̣n). Ngài mới nghỉ chức vụ giám đốc ĐCV hơn 8 tháng qua. Trong
27 năm linh mục, đây là lần đầu tiên ngài đi giữ xứ. Lm. Ernest
Hưởng là người b́nh dân, vui vẻ, linh hoạt và rất quan tâm Giáo huấn
Xă hội Công giáo.
9 giờ 30 bắt đầu nghi thức nhận xứ. Sau khi Lm. quản hạt đọc “bài
sai” của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn, Lm. Ernest Hưởng đă tuyên xưng đức
tin và tuyên thệ trước Thiên Chúa và mọi người. Sau đó, LM quản hạt
đă dẫn linh mục tân chính xứ đến ghế chủ tọa, đến ṭa giải tội, đến
giếng rửa tội và trao ch́a khóa nhà tạm cho Lm. Ernest Hưởng. Ngài
mở nhà chầu và xông hương trong khi ca đoàn hát bài chầu Thánh Thể.
Trong bài giảng, Lm. Ernest Hưởng có nhắc tới việc sống đức tin
là “phải làm sao cho người ta thấy chúng ta mà nhận ra Thiên Chúa”.
Ngài đề cập đến các nhân chứng như Thánh Lm. Piô Năm Dấu, Chân phước
Nữ tu Têrêsa Calcutta, Thánh Mátthêu Lê văn Gẫm và Tôi tớ Chúa Hồng
y PX. Nguyễn văn Thuận.
Cuối thánh lễ, Lm. Ernest Hưởng đă cảm ơn mọi người bằng cách nói
tự nhiên như lối nói chuyện hằng ngày của ngài. Có lẽ đó là “chất
riêng” của ngài, “chất rất Nguyễn văn Hưởng”.
Ngài mượn câu nói của Thánh Gioan Tẩy Giả: “Người phải lớn lên,
c̣n tôi phải nhỏ lại”, để khởi đầu cho công tác mục vụ giáo xứ của
ḿnh. Ngài c̣n tự nhận ḿnh thiếu kinh nghiệm mục vụ nên cảm thấy “đuối”,
và xin cha quản hạt nâng đỡ.
Hai bên cung thánh có 2 câu, bên trái ghi: “Tất cả là Hồng ân”,
và bên phải ghi: “Phục vụ trong yêu thương”. Đó cũng là ư hướng mục
vụ của Lm. Ernest Hưởng trên chặng đường mục vụ khởi đầu từ hôm nay,
17. 3. 2012, tại Nhà thờ Huyện Sỹ.
Cầu chúc linh mục tân chính xứ tràn đầy Ơn Chúa để có thể chu
toàn sứ vụ xuất sắc, luôn thân thiện và giản dị như chính tên cúng
cơm của ḿnh: Nguyễn Văn Hưởng. Không HƯỞNG Lộc ngày nay mà HƯỞNG
Phúc mai sau!
...............
Bài giảng của Cha Tân Chánh xứ Giáo xứ Chợ Đũi
Cựu Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài G̣n nhân dịp 25 năm linh mục
Vào ngày 12.3.2010 tại Đại Chủng Viện TGP TP.HCM, nhân cơ hội
mừng ngân khánh linh mục của ḿnh, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Giám
Đốc Đại Chủng viện Sài G̣n, đă tổ chức cuộc họp mặt Quư Cha từng học
Đại Chủng Viện từ khóa I đến khóa VIII. Cha Ernest đă muốn xây dựng
một mối giao lưu hiệp thông hữu hiệu của tất cả các học viên các
khoá học này cũng như các khoá học về sau.
Trong Thánh lễ đồng tế với Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita
Huỳnh Công Minh, Cha Bề trên Phaolô Lê Tấn Thành và khoảng 380 Linh
mục, Cha Giám đốc đă chia sẻ hành tŕnh ơn gọi của ḿnh bằng những
lời rất cảm kích dưới đây:
"Nếu chúng ta có dịp xem lại cuốn Sổ Tay năm 2010 của Giáo phận
Saigon, chúng ta sẽ thấy ghi về năm chịu chức của các linh mục:
1979: Giuse Maria Đoàn văn Thịnh
1980: ĐC Phêrô Nguyễn văn Khảm
1985 (tháng 1 tại Chủng viện): Nguyễn văn Hưởng
1985 (tháng 10 tại nhà thờ Chính Ṭa): Nguyễn văn Hiền, Nguyễn đức
Quang, Gioan Baotixita Trần văn Kim, ĐC Giuse Vũ duy Thống.
Trước đó mỗi năm chỉ có 1 hay 2 chủng sinh được chịu chức linh
mục. Thời đó cha Bề trên Hiệp thường huấn đức: Học th́ cứ học, xong
th́ cứ xong, nhưng chịu chức th́ phó thác, không biết chừng nào.
Học xong năm 1981, tôi đi nông trường gần một năm. Sau đó về nhà
làm cho HTX chiếu cói, trong khoảng 4 năm dai dẳng đó, quên đi
chuyện chịu chức.
Đến một hôm đang ngồi xe sợi lơi để dệt chiếu cói th́ một em học
tṛ giúp lễ được cha sở sai đến báo cho biết Ṭa Giám Mục gọi. Khi
gặp Đức Tổng B́nh th́ ngài nói: Nhà nước đă chấp nhận thầy chịu chức
linh mục nên tôi gọi thầy lên chức linh mục. Ngài cũng cho biết ngài
xin nhiều người mà nhà nước cho có 1 nên bảo tôi cứ chịu chức trong
nhà nguyện của ĐCV. Sau đó chịu chức Phó tế ngày 11/1/1985 và chịu
chức linh mục 14/1/1985 do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn B́nh
tại nhà nguyện ĐCV SG. Rồi về giúp Xóm Chiếu cho tới năm 1990 rồi
vào ĐCV cho tới ngày nay.
Nh́n lại quăng đời như thế, không có ư khoe khoang ǵ cả, nhưng
cho thấy sự hướng dẫn của Chúa. Có khi Chúa dùng hoàn cảnh đó để
hướng dẫn ḿnh sống phó thác, kiên nhẫn, khiêm tốn. Hàng ngày ngồi
bên máy xe cói từ sáng sớm, tôi th́ xe, má tôi th́ lặt râu, đem phơi,
cứ thế mà hai mẹ con làm ngày này qua ngày khác. Mỗi khi máy hư, lại
xách xe đạp đi t́m phụ tùng ở chợ trời để thay thế, cứ thế mà hết 4
năm. Thực ra, nhờ đó mà tôi có thêm những kinh nghiệm quí báu khi
tiếp xúc với giới lao động. Sau ngày chịu chức linh mục, tôi vẫn c̣n
tiếp tục sửa chữa máy móc cho khoảng trên 100 máy cho HTX cho tới
khi vào ĐCV. Thời đó có người nói tôi là linh mục quốc doanh, th́
tôi trả lời: mới có linh mục HTX thôi, lên quốc doanh c̣n xa lắm. Họ
cho rằng tôi linh mục quốc doanh v́ lúc đó có một ḿnh tôi được chịu
chức.
Nh́n lại quăng đời như thế mới thấy ơn Chúa đến với chúng ta có
khi qua nhiều cách khác nhau lắm. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi
không thấy rơ hết bàn tay của Chúa trong cuộc đời ḿnh. Nhiều khi
chúng ta tưởng như bị Chúa bỏ rơi nhưng biết đâu đó chính là lúc
Chúa tạo điều kiện để hướng dẫn cuộc đời theo Chúa của chúng ta được
gắn bó hơn. Thiếu những hoàn cảnh đó chúng ta khó tập được những đức
tính nào đó mà Chúa thấy cần cho cuộc đời của chúng ta.
Điều cần cho đời sống linh mục của chúng ta phải là ḷng mến. Bài
Phúc Âm trong thánh lễ hôm nay do cha giáo Phụng vụ Vinh sơn chọn
cho thấy điều đó.
Sau khi hiện ra ở biển hồ Tibêria và cùng ăn uống với các Tông đồ,
Chúa Giêsu quay qua hỏi Phêrô 3 lần : “Con có mến Thầy không?” Sau
mỗi câu đáp của Thánh Phêrô, Chúa Giêsu mời gọi thánh nhân chăn dắt
đoàn chiên Chúa.
Như thế ư định của Chúa Giêsu về Phêrô đă sáng tỏ. Phêrô: người
được Chúa Giêsu đổi tên và đặt làm đá tảng cho Giáo Hội, cũng chính
Phêrô đó được Chúa trao cho nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Chúa.
Nói cách khác, khi Phêrô chăn dắt đàn chiên Chúa, khi Phêrô bảo vệ
đàn chiên khỏi những sai lầm, khi Phêrô cố gắng cho đàn chiên được
sống sung măn trong ơn sủng của Chúa, lúc đó Phêrô là Đá tảng của
Giáo Hội Đức Kitô.
Phêrô được đặt làm đầu Giáo Hội, nhưng bước đường theo Chúa của
Phêrô là cả một bước đường nhiều vấp váp. Phêrô nhiều lần bị Chúa
Giêsu trách mắng. Nhưng chúng ta đừng quên con người bị rầy la trách
mắng đó, hôm nay tuyên xưng với Chúa Giêsu 3 lần rằng : “Con mến
Thầy”. Chính ḷng mến làm cho Phêrô gắn bó với Chúa Giêsu. Chính
ḷng mến sẽ giúp Thánh Phêrô vượt qua những đau khổ trong tương lai
như Chúa Giêsu nói : “Nhưng khi đă về già, con sẽ phải giang tay ra
cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con chẳng muốn.” Tóm lại,
chính chính ḷng mến làm cho Phêrô đảm nhận số phận như Đức Giêsu.
Ở những năm tuổi 60, tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần, tôi càng nhận
thấy rằng mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, vinh quang rồi cũng qua đi, thế
lực, tiền bạc rồi cũng sẽ qua đi. Câu hỏi đặt ra cho tôi đó là phải
chăng 25 năm qua tôi làm việc v́ ḷng mến Chúa? Phải chăng ḷng mến
Chúa là động lực duy nhất thúc đẩy tôi làm việc cho Chúa hay c̣n
động lực nào khác? Thú thật tôi cũng chẳng dám trả lời câu hỏi đó
trước mặt các cha hôm nay. Việc làm của chúng ta c̣n biết bao nhiêu
động lực khác mà chúng ta nhiều khi không ư thức. Có khi để công
việc được tốt đẹp, được thành công, chúng ta sẵn sàng đạp người khác
xuống để bước lên, đạp một cách vô tư. Cách làm như vậy khiến công
việc chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo
hội một chút nào cả khi chúng ta gây mất hiệp thông trong Giáo hội.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, hay đúng hơn Chúa Giêsu chất vấn
chúng ta về ḷng mến. Và Người chỉ chất vấn chúng ta về ḷng mến
trước khi giao nhiệm vụ làm việc cho Chúa. Ḷng yêu mến Chúa mời gọi
chúng ta đối xử tốt với những người khác, những người mà Thiên Chúa
yêu thương. Chính v́ thế khi chúng ta tụ tập nơi đây, chúng ta tụ
tập cũng chỉ v́ ḷng yêu thương nhau và chúng ta hy vọng rằng nhờ
những cuộc tập họp như thế này mà chúng ta gia tăng ḷng yêu thương,
sự hiệp thông với nhau và với người khác, giáo dân, linh mục, tu sĩ
trong công việc mục vụ, trong việc phục vụ Nước Chúa.
Xin Chúa gia tăng ḷng mến nơi mỗi người chúng ta."
|