Giáo Phận Thái Bình

Nhà thờ Giáo Xứ Cao Mại

 

Nhà thờ Giáo xứ Cao Mại
Giáo hạt Kiến Xương

 

Địa chỉ :  Xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương Thái Bình ( Bản đồ )

Chánh xứ : Đức Ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh (9/2014)

Tel

036 821695

E-mail

giaoxucaomai@gmail.com

Website

http://giaoxucaomai.net/  -  Facebook

Năm thành lập

1706

Quan Thầy

Thánh Phanxicô Xaviê và Anna

Số giáo dân

2665  (12/2014)

Giờ lễ

Chúa nhật     : 4:30   -   17:00

Ngày thường : 4:30   -   18:00

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :  Gh Cao Đường  -  Gh Thanh Nê - Gx Hữu Tiệm, Bắc Trạch, Thân Thượng, Giáo Nghĩa

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Hình ảnh Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhậm chức của cha tân chánh xứ Gx Cao Mại (16/9/2014)
* Hình ảnh Đức Cha Phêrô kinh lý Giáo xứ Cao Mại (8/8/2014)
* Hình ảnh Tuần Đại Phúc tại Giáo xứ Cao Mại (11/4/2014)
* Chùm ảnh tuần chầu giáo xứ Cao Mai (2/1/2011)
* Giáo Xứ Cao Mai Giáo Phận Thái Bình khánh thành Đầu và gian cung Thánh nhà thờ (4/12/2010) 
* Nhân dịp chầu lượt tại xứ Cao Mại Thái Bình 24/2/2009)
* Cung hiến thánh đường giáo xứ Cao Mại - Bài giảng của ĐGM Nguyễn văn Sang
* Bài chia sẻ tâm tình của vị giám mục nhân dịp cung hiến một thánh đường mới 

 

Lược sử Giáo xứ Cao Mại

I - VỊ TRÍ

Cao Mại trước đây là tổng lị của tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngày nay, Cao Mại tọa lạc tại thôn Đông Nghĩa, xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; cách Tòa giám mục 20 km về hướng Đông Nam; phía Đông Bắc giáp xứ Nam Thái; phía Tây Nam giáp xứ Hữu Tiệm.
Năm thành lập: 1706
Bổn mạng : Thánh Phanxicô Xaviê và Anna
Số giáo dân khoảng 2665  (12/2014 sau khi Gh Cao Bình thành tân Giáo xứ)
Linh mục chính xứ : Đức Ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh (9/2014)
Địa chỉ: Nhà thờ Cao Mại, thôn Đông Nghĩa, xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Theo truyền ngôn, khoảng thế kỷ XI, Cao Mại là cồn cát Biển Đông, có tên là Cao Mại và được chia làm 3 thôn: Cao Mại Thượng, Cao Mại Hạ và Cao Đường. Sau một thời gian, Ban Hương Thôn cũng đệ trình lên Tổng Tri Phủ Bắc Kỳ, tách thôn Cao Mại Thượng làm hai là Cao Mại Nhân và Cao Mại Nghĩa Giáp.

Khoảng cuối thế kỷ XVII, các thừa sai Dòng Tên cùng 6 thầy trợ sĩ đến đây rao giảng Tin Mừng và thành lập một họ giáo tên là Cao Mại Nghĩa Giáp. Các thầy đã cùng với cha Chất xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên dâng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Năm 1706, Đức cha Raymundo Lezolin Cao - Giám mục giáo phận Đông Đàng Ngoài - nâng họ giáo Cao Mại Nghĩa Giáp lên thành giáo xứ và nhận thánh Phanxicô Xaviê và thánh Anna làm quan thầy.

Theo sử ký Địa phận Trung, xứ Cao Mại được cha Trực và cha Ân dòng Tên coi sóc. Khi các cha Dòng Tên rút về, Giáo xứ Cao Mại sát nhập vào xứ Bác Trạch, do cha Lý dòng Đaminh coi sóc. Khoảng đầu thế kỷ XX, Đức cha Phêrô Munagorri Trung tách Cao Mại và các họ khác thành một xứ độc lập.

Năm 1950, do chiến tranh nên ngôi nhà thờ cổ kính có diện tích 576 m2 bằng gỗ lim, chạm trổ kỳ công đã bị đốt cháy hoàn toàn.

Ngày 15.3.1977, Đức cha giáo phận cho phép tháo dỡ nhà Hội quán (phía Nam nhà thờ), đền thánh Vinh sơn và nhà thờ Phú Cốc (họ Phú Cốc di cư hết) ghép thành ngôi nhà thờ nhỏ.

Ngày 30.7.1991, Đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang dâng thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng ngôi nhà thờ với chiều dài 50m, rộng 18m, cao 14m. Ngày 21.4.1992, ngôi thánh đường nguy nga, kiến trúc mái vòm theo kiểu Ấn Độ đã hoàn thành.

Thời vua Tự Đức cấm đạo, Cao Mại có 9 vị anh hùng tử đạo, đã có hồ sơ làm án phong Chân phước.

Giáo xứ Cao Mại gồm các giáo họ: Cao Bình, Thanh Nê, Cao Đường, Khả Cảnh. Trước kia, Cao Mại còn có Giáo họ Tân Cơ, Khả Lễ và Phú Cốc nhưng đã di cư vào miền Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Cao Mại có khá đông các cha coi sóc: cha Trực, cha Ân, cha Lý, cha Gia, cha Báu, cha Quản, cha Huỳnh, cha Tuấn, cha Trác, cha Huấn, cha Tưởng, cha Khanh, cha Phủ, cha Lương, cha Thành, cha Thiệp, cha Luật, cha Khuông, cha Tú, Cha Gioan Baotixita Trần Du Đồng, cha Gioan Baotixita Trần Trọng Uyên, cha Giuse Nguyễn Quang Phục, Đức Ông Tôma Aquinô Trần Trung Hà, cha Giuse Nguyễn Thành Hiến, cha Giêrônimô Nguyễn Văn Đạo và hiện nay là Đức Ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh (9/2014) .

III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Với lòng nhiệt thành sống đạo, trải qua biết bao khó khăn, giáo dân nơi đây vẫn vươn mình đứng lên sánh vai cùng với các xứ trong giáo phận. Giáo xứ đã tận tuỵ đóng góp sức người sức của để vun đắp cho vườn thiêng Giáo Hội bốn mùa hoa trái xum xuê. Các đoàn hội của giáo xứ như: Hội Đền tạ Thánh Tâm, Huynh đoàn giáo dân Đa minh, hội Hiền mẫu, hội thánh Giuse, hội các Thánh tử đạo Việt Nam, hội Kèn, Giáo lý viên… tất cả cùng hăng say cộng tác với cha xứ trong mọi hoạt động, tích cực thực thi sứ mạng tông đồ làm rạng danh Thiên Chúa và Giáo Hội.

Nguồn : Website Giáo Phân Thái Bình

..............

Xem thêm

Hình thành và phát triển Giáo Xứ Cao Mại

Nguồn : Trang Web GX Cao Mại

Xứ Cao Mại thuộc xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, cách Tòa Giám Mục Thái Bình 25km về hướng Đông Nam. Trước kia Cao Mại thuộc Phủ Thiện Trường, Trấn Sơn Nam. Hiện nay cả xứ có 4285 nhân danh, riêng họ nhà xứ có 2375 nhân danh. Mảnh đất Cao Mại đã hình thành và phát triển ngày một hơn cả về chiều rộng (số giáo dân tăng, các họ lẻ được thành lập, các cơ sở vật chất được xây dựng, hay sửa sang...) cả về chiều sâu: đời sống đạo đức, mến Chúa yêu người. Có được những thành quả như ngày nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử của giáo xứ, để thấy được Hồng Ân Thiên Chúa tưới gội trên mảnh đất này, cũng như thấy được những công ơn của các bậc tiền bối, các đấng, các chức sắc, quí ân nhân xa gần và cộng đoàn dân Chúa trong xứ đã hy sinh, đóng góp sức người sức của xây dựng giáo xứ.

Mảnh đất Cao Mại trước đây là bãi cồn cát soi mình dưới Biển Đông. Theo truyền thuyết mảnh đất này có tên là Cao Mại từ thế kỷ 11, và được chia làm 3 thông: Cao Mại Thượng, Cao Mại Hạ và Cao Đường. Dân cư sống ở đây đa số làm nghề chài lưới và một phần làm ruộng, một phần buôn bán kiếm sống. Năm 1226 có thêm một số gia đình thuộc làng Văn Lang, huyện Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, về đây lập nghiệp sinh sống. Số dân vùng này ngày một tăng thêm. Năm 1545-1547, thời vua Lê Cảnh Hưng, hạt giống Đức tin được nhen nhúm trên đất Việt. Khởi đi từ năm 1553 một giáo sĩ tên là Inikhu đã đến giảng đạo ở làng Trà Lũ và Ninh Cường - Bùi Chu. Hạt giống Đức tin từ đây nảy mầm nhanh chóng, đã sinh hoa trái xum xuê, đó cũng là khí thế để các nhà truyền giáo tới mọi vùng trên đất nước Việt Nam. Theo sử ký Địa Phận Trung, Cao Mại nằm trong vùng đất sớm được đón nhận hạt giống Đức tin. Khu vực này được các Thầy Dòng Tên từ Phương Tây sang giảng đạo. Số người tin theo ngày một gia tăng chiếm 1/3 dân cư. Trong thời điểm này Ban Hương Thôn cũng đệ trình lên Tổng Tri Phủ Bắc Kỳ, tách thôn Cao Mại Thượng ra làm 2 và mang tên Cao Mại Nhân và Cao Mại Nghĩa Giáp. Năm 1661-1664 số giáo dân tăng lên và tập trung chủ yếu ở phần đất Cao Mại Nghĩa Giáp, nên đã thành lập một họ giáo và lấy tên là họ đạo Cao Mại Nghĩa Giáp. Lúc đó có 6 Thầy trợ sĩ Dòng Tên cùng Cụ Chất đã xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên, nơi đây trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo, sớm tối cầu nguyện. Nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ lên trời. Năm 1679 Tòa Thánh ban sắc chia đôi Địa phận Đông Đàng Ngoài ra làm hai Giáo Phận Đông Đàng Ngoài. Khi đó họ đạo Cao Mại Nghĩa Giáp được 42 tuổi (42 năm), và từ đây họ đạo Cao Mại Nghĩa Giáp thuộc về Giáo Phận Đông Đàng Ngoài, Đức Cha Vicario Apostolico - Giám mục Giáo phận. Năm 1706 Đức Cha Raymundo Lezolin (Đức Cha Cao) người Pháp - Giám mục Giáo phận Đông Đàng Ngoài đã nâng họ đạo Cao Mại Nghĩa Giáp Thành Gáo xứ Cao Mại. Đây là một bước ngoặt lớn mạnh nhất trong vùng ven sông Vân Hà. Lúc đó, tổng số giáo dân là 964 nhân danh. Theo sử ký Địa Phận Trung, xứ Cao Mại khi có các Thầy dòng Tên coi sóc đã là một giáo xứ riêng biệt được Cụ Trực và Cụ Ân coi sóc. Khi Dòng Tên rút về, giáo xứ Cao Mại hợp với giáo xứ Bắc Trạch làm một và được Cụ Lý Dòng Đa minh nhận coi sóc cả hai giáo xứ.

Nguồn : Trang Web GX Cao Mại

 


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Cao Mại

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn : Trang Web GX Cao Mại

 

Xem thêm : * Hình ảnh Tuần Đại Phúc tại Giáo xứ Cao Mại (11/4/2014)

[Trở về đầu trang ]