Giáo phận Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt

 

Nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt
Giáo hạt Thành phố

 

Địa chỉ : thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, Vũ Thư, Thái Bình ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Augustinô Nguyễn Quang Huy (9/2014)
Phụ tá       : Linh mục Giuse Phạm Đức Bình (1/2019)

Tel

0363637167

E-mail

Giaoxucoviet@Gmail.com

Website

http://giaoxucoviet.org/vi/

Năm thành lập

1793
Bổn Mạng Đức Mẹ Mân Côi

Số giáo dân

881

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :   Gh Hội Khê, Gh Tân Bình, Gh Kính Danh, Gh Sang Ty, Gh Bộ La

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 
                Videos Sinh hoạt Gx Cổ Việt

-  Tin tức sinh hoạt

* Đức cha Phêrô cử hành thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại Gx Cổ Việt  (30/8/2018)

* Giáo xứ Cổ Việt chầu thay mặt Giáo phận (10/1/2016)

* Thánh lễ tạ ơn – Đặt viên đá góc tường Nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt (13/10/2015) - Hình ảnh

 

Lược sử Giáo xứ Cổ Việt

I - VỊ TRÍ

Cổ Việt trước kia thuộc tổng Đội Trạch, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Ngày nay, Cổ Việt thuộc thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, bên cạnh sông Hồng, cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 7 km về hướng Nam.
Năm thành lập: 1793
Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi.
Số giáo dân : 881.
Linh mục chính xứ: Augustinô Nguyễn Quang Huy (9/2014).
Địa chỉ: Nhà thờ Cổ Việt, thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Năm Mậu Tý (1648) đời vua Lê Chân Tông, có 6 ông họ Nguyễn người làng Bông Cời, thuộc tỉnh Hưng Yên đến lập ấp ở khu vực này.

Năm 1679, các thừa sai Đaminh đã đến đây rao giảng Tin Mừng, và thành lập họ Lao Đồng, thuộc giáo xứ Bùi Chu.

Năm 1793, đời Đức cha Phê (Felician Alonso, Giám mục Tông tòa Giáo phận Đông Đàng Ngoài), miền Cổ Việt được thành lập giáo xứ, trụ sở đặt tại họ Hội Khê, nhận Đức Mẹ truyền tin làm quan thầy.

Năm 1874, Đức cha Khang (Barnabé Garcia Cézon) cắt bốn họ của xứ Kẻ Diền sáp nhập vào xứ Cổ Việt. Từ đó trụ sở được chuyển về họ Lao Đồng (Cổ Việt ngày nay), nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.

Xứ này có làng Thái Sa và làng Vân Môn. Ở làng Vân Môn có gò sông Ba Lạt, nơi đây dùng để chăm sóc các bệnh nhân phong thuộc tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Hoá và một số tỉnh khác nữa.

Năm 1891, đời cha Phêrô Kiên, giáo xứ xây ngôi nhà thờ bằng gỗ, lợp ngói. Năm 1944, ngôi nhà thờ xuống cấp trầm trọng. Cha Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi tiến hành khởi công xây dựng ngôi thánh đường và được hoàn tất vào năm 1954 đời cha Đaminh Vũ Đức Triêm.

Thời vua Tự Đức cấm đạo, tại làng Cổ Việt có một trại tù giam các Kitô hữu, nơi đó cũng là pháp trường xử nhiều vị tử đạo. Trong số các chứng nhân, Cổ Việt có bảy vị Hiền phúc được ghi trong sổ tử đạo Rôma chờ ngày tôn phong chân phước. Ngoài ra, giáo xứ mới tìm thấy bảy hài cốt tử đạo nữa tại Giáo họ Kính Danh. Giáo xứ Cổ Việt gồm các giáo họ: Hội Khê, Tân Bình, Kính Danh, Sang Ty, và Bộ La.

Từ khi thành lập đến nay, giáo xứ được rất nhiều đấng bậc coi sóc: Cha Đaminh Tuý, cha Khoa, cha Mậu, cha Mẫn, cha Khiêm, cha Khoan, cha Cảnh, cha Duyệt, cha Hương, cha Luật, cha Thạch, cha Nghiêm, cha Độ, cha Kiên, cha Oanh, cha Duyệt, cha Lý, cha Thức, cha Diễn, cha Học, cha Kính, cha Nhuận, cha Phượng, cha Minh, cha Thiện, cha Thiệp, cha Hiến, cha Thức, cha Thận, cha Cẩm, cha Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi, cha Đaminh Vũ Đức Triêm, cha Đaminh Trần Châu Quí, cha Giuse Vũ Văn Vân, cha Gioan Baotixita Trần Trọng Uyên, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Châu, cha Phêrô Chanel Nguyễn Kiêm Toàn, cha Đaminh Phạm Quang Trung, cha Giuse Mai TrầnHuynh và hiện nay là cha Phanxicô Xaviê Ngô Văn Toan.

III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Là một giáo xứ kỳ cựu, nên mọi tổ chức và sinh hoạt của giáo xứ được duy trì đều đặn. Các hội đoàn tích cực cộng tác với cha xứ xây dựng và củng cố giáo xứ, trợ giúp đắc lực trong việc đào sâu đức tin và dấn thân truyền giáo qua các hoạt động bác ái xã hội. Huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội Gia trưởng, hội Hiền mẫu, hội Têrêsa, ban Kèn, ban Trống hăng say phục vụ, cộng tác với cha xứ làm cho các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng tốt lành. Từ khi dòng Mến Thánh Giá Tân Việt trở lại phục vụ tại Cổ Việt, các sinh hoạt trong giáo xứ lại càng thêm khởi sắc hơn.

Nguồn : Website Giáo Phân Thái Bình

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

......................................

Thánh lễ tạ ơn – Đặt viên đá góc tường Nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt

Sáng nay, ngày 13.10.2015, dưới trời Thu mát dịu, mọi người đã tề tựu đông đảo tại Giáo xứ Cổ Việt để long trọng mừng lễ tạ ơn Thiên Chúa và đặt viên đá góc tường xây dựng Nhà thờ dâng kính Đức Maria.

Giáo phận Thái Bình

Được biết, chiều và tối hôm trước (12.10.2015), Giáo xứ đã cung nghinh Đức Mẹ chung quanh khuôn viên Thánh đường và hiệp dâng thánh lễ mừng kính Mẹ Maria, do Đức ông Tôma Trần Trung Hà chủ tế; sau thánh lễ là đêm diễn nguyện tại linh đài Đức Mẹ.

Về chung chia niềm vui tạ ơn với Giáo xứ Cổ Việt trong ngày trọng đại hôm nay, có 19 cha trong và ngoài giáo hạt, quý vị chức sắc tôn giáo bạn, quý tu sĩ, quý vị chính quyền, quý ân nhân, quý khách, quý anh chị em tôn giáo bạn và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.

Đúng 8g45, trong tiếng kèn, tiếng trống tưng bừng nhộn nhịp, đoàn rước với nhiều màu cờ sắc áo y phục chỉnh tề đẹp mắt của các đoàn hội cùng với quý cha đồng tế từ nhà xứ tiến về lễ đài tại cuối Nhà thờ để cử hành thánh lễ.

Trước khi thánh lễ được cử hành, cha xứ Augutinô đã có lời chào mừng tới quý cha, quý khách và toàn thể cộng đoàn. Những tâm tình tri ân cảm tạ được tiếp nối bằng những bản nhạc hòa trộn của đội trống và các ban kèn rất giòn giã làm cho bầu khí ngày lễ trở nên hùng hồn, trang trọng và sốt sắng hơn.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế Vinc. Đỗ Cao Thăng đã thay mặt cho quý cha đồng tế gửi lời chào và chúc cộng đoàn. Đồng thời, cha cũng đề cập đến nguồn gốc và ý nghĩa của việc xây dựng các Nhà thờ, Cha nói : Tôi đã nhiều lần về dâng lễ tại Giáo xứ Cổ Việt này, song hôm nay đến với Giáo xứ, chúng tôi thấy thật ngỡ ngàng và sửng sốt, bởi sự thay hình đổi dạng nhang chóng của khuôn viên Nhà thờ. Đó là điều ai cũng vui mừng và rất trân trọng về sự hy sinh và những cố gắng của mọi người, nhất là bà con giáo dân Giáo xứ Cổ Việt đã nhiệt tâm lao công trong việc xây dựng Nhà Chúa. Từ ngôi Nhà thờ mẹ tại Rôma, Giáo Hội khuyến khích xây dựng nhiều nhà thờ lớn nhỏ nữa trên toàn thế giới để là nơi con người quy tụ gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau, Chúa rất hài lòng và chúc phúc cho mỗi công việc của chúng ta. Mỗi khi các nhà thờ đặt viên đá khởi công xây dựng, đó là dấu chỉ đức tin của Giáo Hội đang thăng tiến…

Giảng trong thánh lễ , tiếp nối những tư tưởng của cha chủ tế, từ kinh nghiệm của mình qua những câu truyện thực tế, và những lời trích dẫn trong Thánh Kinh, cha Gioan B. Trần Văn Hào SDB đã cho cộng đoàn hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây cất Nhà thờ. Tuy nhiên, cha cũng nhấn mạnh, việc xây dựng đền thờ tâm hồn là quan trọng hơn cả. Nếu tâm hồn của mỗi người không xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự thì dù có xây cất nhà thờ vật chất nguy nga lộng lẫy cũng trở nên vô nghĩa.

Sau lời nguyện hiệp lễ ,cộng đoàn được nghe qua lịch sử hình thành và phát triển của Giáo xứ Cổ Việt, với bề dầy gần 400 năm. Tiếp đến cha xứ Augustinô Nguyễn Quang Huy đã cử hành nghi thức làm phép viên đá, và ngài đặt vào góc tường phía cuối bên trái Nhà thờ.

Trước khi nhận phép lành từ cha chủ tế ,ông chủ tịch giáo xứ đã có lời cảm ơn quý cha ,quý ân nhân và hết mọi thành phần đã về tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ và nhiệt thành đóng góp xây dựng công trình.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00, mọi người chung chia với nhau trong bữa cơm thân tình. Ngày lễ đã để lại một dấu ấn, một mốc son thật đáng nhớ mãi trong lịch sử Giáo xứ Cổ Việt.

Nguồn : Website Giáo Phân Thái Bình


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt

Hình ảnh Thánh lễ tạ ơn – Đặt viên đá góc tường Nhà thờ Giáo xứ Cổ Việt (13/10/2015) -

Nguồn : Website Giáo Phân Thái Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]