|

Lược
sử Giáo xứ Đan Chàng
I - VỊ TRÍ
Giáo xứ Đan Chàng (còn gọi là Kẻ Vân) nằm tách biệt hẳn đối với
các ngôi làng xung quanh, thuộc xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên.
Năm thành lập: 1720
Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
Số giáo dân : 1135 (9/2014)
Linh mục chính xứ:
Đa-minh Nguyễn Văn
Bảng (1/2019)
Địa chỉ: Nhà thờ
Đan Chàng, xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Điện thoại:
03213832166

II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Vào khoảng năm 1710, người dân thôn Tân Viên (Kẻ Vân) được đón
nhận ánh sáng Tin Mừng. Có thể nói, thôn Tân Viên là một trong những
nơi được đón nhận ánh sáng đức tin sớm nhất trong khu vực Hưng Yên.
Năm 1802 - 1915, vì thiếu linh mục, nên Kẻ Vân sát nhập vào Cao
Xá thành một xứ.
Năm 1863, giáo dân nơi đây ngày càng đông, ngôi nhà thờ cũ đã trở
nên chật hẹp, một số giáo dân đã hiến đất để xây dựng nhà thờ mới.
Năm 1911, cha Lãng cho xây dựng thánh đường bằng gỗ và nhận Đức
Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Ngày 01.01.1954, nhà thờ bị bom Pháp san
bình địa và làm chết 327 người. Năm 1960, ngôi thánh đường mới được
xây dựng với 9 gian, diện tích khoảng 360m2.
Trong thời kỳ cấm đạo, người con của mảnh đất Kẻ Vân đã nêu gương
sáng ngời về đức tin, đó là các Hiền phúc tử đạo: Đaminh Phúc,
Giaxinto Cao, Gioan Phúc, Đaminh Cư, Đaminh Diên, Đaminh Lộc, Đaminh
Nhân và Đaminh Cư.
Giáo xứ Kẻ Vân còn có nhiều linh mục, nam nữ tu sỹ hiến thân phục
vụ Giáo Hội: cha Đaminh Đặng Duy Hòa, cha Đaminh Đặng Xuân Đồng, cha
Fx. Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng và cha Vinh sơn Đặng Xuân Hải...
Từ ngày thành lập đến nay giáo xứ có các cha coi sóc: cha Bá, cha
Tăng, cha Tố, cha Sen, cha Lãng, cha Liêu, cha Lâm, cha Cận, cha Tân,
cha Tình, cha Trụ, cha Vinh, cha Liêm, cha Oánh, cha Minh, cha Luyện,
cha Sùng, cha Tôma Trần Công Tính, cha Vinh sơn Phạm Văn Tuyên, cha
Vinh sơn Mai Thành Sơn, cha Gioan Baotixita Đỗ Bá Dương
và cha
Giuse Đinh Xuân Ngọc
Giáo xứ Đan Chàng gồm: họ Bích Đông, họ Thổ Cầu, họ Bích Tây và
họ Nguyên Thôn.
III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO XỨ
Giáo xứ có các đoàn hội: Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Ca đoàn, hội
Trung binh, hội Hiền mẫu, hội Đức Mẹ Vô nhiễm và hội Têrêsa... Ngày
nay, việc sống đức tin quả là một vấn đề hết sức khó khăn, nếu mọi
người chỉ biết sống đơn lẻ một mình. Vì vậy, các đoàn hội được lập
ra đều nhắm mục đích sống tình hiệp thông huynh đệ, sẵn sàng minh
chứng cho Chúa Kitô.
Nguồn : Website Giáo Phân Thái
Bình
...................................
Xem thêm
Theo lịch sử giáo phận, trước năm 1610, khu vực Đan Chàng hay Kẻ Vân
hay Kẻ Chàng, được các thừa sai dòng Đaminh đến rao giảng và coi sóc.
Khoảng năm 1720, thành lập giáo xứ Đan Chàng. Năm1802, thời cha Tố,
một thừa sai Tây Ban Nha coi sóc nhưng vì giáo phận thiếu linh mục,
Đan Chàng sát nhập với xứ Cao Xá (vậy là sau gần 80 năm chính xứ,
Đan Chàng trở thành xứ lẻ thuộc Cao Xá). Năm 1915, thời Đức cha
Trung, Đan Chàng được tách thành xứ độc lập. Thời Minh Mạng - Tự Đức
bách hại đạo, Đan Chàng có nhiều giáo dân tử vì đạo: ông Cự, ông Vệ,
ông Lộc, ông Thu và ông Cai. Năm 1911, cha Lãng xây dựng thánh đường
bằng gỗ và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng giáo xứ. Ngày
01/01/1954, nhà thờ bị bom Pháp san bình địa và làm chết 327 người.
Năm 1960 xây ngôi nhà thờ 9 gian. Ngày 10/12/1996, Đức cha Phanxico
Xavie Nguyễn Văn Sang đã bổ nhiệm cha Gioan Baotixita Đỗ Bá Dương
làm chánh xứ Đan Chàng và Ngọc Châu, nhiệm sở tại Đan Chàng. Năm
2001, cha G.B. Dương khởi công xây dựng nhà thờ mới, ngày 22/10/2003
cắt băng khánh thành và cung hiến thánh đường này, lấy tước hiệu
“Đức Mẹ Mân Côi”. Giáo xứ Đang Chàng ngày nay toạ lạc trên địa bàn
thuộc thôn Đan Chàng, xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, cách
Toà giám mục khoảng 80 km. Số giáo dân hiện nay là 1055 người.


Trích : "Giáo
xứ Đan Chàng kỷ niệm 7 năm cung hiến thánh đường và 400 năm hình
thành giáo xứ"
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|