|

Lược
sử Giáo xứ Hải Linh
I - VỊ TRÍ
Giáo xứ Hải Linh tọa lạc tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình, cách Tòa giám mục khoảng 35km về phía Đông Bắc; phía Đông
Bắc giáp xứ Bích Du, phía Tây Nam giáp xứ Xuân Hoà; phía Đông giáp
Danh Giáo.
Ngày thành lập : 02.12.2006
Bổn mạng : Thánh Vinh sơn
Số
giáo dân : 1672
Linh mục quản nhiệm : Gioakim Đặng Văn Diễn (
9/2014)
Địa chỉ : Nhà thờ Hải Linh, xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình.
ĐT : 03637221247
II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 04.6.1621 (Tân Dậu), có ba dòng họ ra khai phá mảnh đất là
bãi của sông Trà Lý và sông Diêm Điền. Năm 1805, vùng đất này được
tách ra khỏi Lục Linh Cổ, lấy tên là Hải Linh.
Năm 1898, Đức cha Maximo Feznandes Định ban Sắc thành lập Giáo họ
Hải Linh, nhận thánh Vinh sơn làm quan thầy, lúc đầu có 40 nhân danh,
đứng đầu là cụ Nguyễn Hương Đắc. Họ giáo Hải Linh lúc này thuộc khu
Nam của giáo xứ Thượng Phúc.
Đến năm 1902, giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ tre, lợp rạ,
tại khu vực Cồn Giếng.
Năm 1914, Đức cha Phêrô Munagorri Trung thiết lập giáo xứ Xuân
Hòa, họ giáo Hải Linh chuyển về xứ này. Lúc này số tín hữu Hải Linh
đã lên đến 131 người.
Năm 1922, họ giáo xây dựng lại ngôi nhà thờ bằng gỗ lim, lợp ngói
mũi và khánh thành năm 1923.
Năm 1938, cha Đaminh Vũ Bội Quỳnh chia Giáo xứ Xuân Hoà ra làm
hai khu Đông và Tây, Họ giáo Hải Linh được vinh dự đứng đầu khu Đông.
Năm 1948, cha Đaminh Vũ Bội Quỳnh đã xin bề trên giáo phận nâng
Hải Linh lên thành xứ tuỳ.
Năm 1999, ngôi nhà thờ bị xuống cấp, họ giáo được Bề trên cho
phép xây dựng lại ngôi thánh đường mới với chiều dài 50m, rộng 14m,
tháp chuông cao 40m và khánh thành năm 2002.
Ngày 02.12.2006, Hải Linh được Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn
Sang ban Sắc nâng lên hàng giáo xứ.
Giáo xứ Hải Linh có 10 giáo họ: Thần Đầu, Vũ Công, Kim Cương, Lục
Linh, Đông Biên, Cao Mỹ, Tân Lễ, Cổ Lũng, Lũng Tả, Chỉ Thiện. Riêng
Giáo họ Chỉ Thiện và Vũ Công hiện nay không còn nhà thờ.
Các linh mục coi sóc cho đến nay: cha Vinh sơn Ngô Gia Quán (1914
- 1924), cha Đaminh Lương Thiên Hương (1925 - 1936), cha Đaminh Vũ
Bội Quỳnh (1936 -1954), cha chính Giuse Nguyễn Xuân Hy (1954 -1975),
cha Giuse Nguyễn Tri Chúc (1978 – 2005), cha Vinh sơn Mai Thành Sơn
(2006 – 2007) và hiện nay cha Đaminh Trương Văn Thụy.
III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Con người Hải Linh hiền lành, chất phác, luôn kiên trung trong
đời sống đức tin, hăng say rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng ngay
tại quê hương của mình, thể hiện bằng đời sống cầu nguyện, bác ái,
từ thiện của huynh đoàn giáo dân Đaminh; sự hăng say học hỏi Lời
Chúa và văn hóa nơi Giới trẻ; sự hy sinh phục vụ của Giáo lý viên,
Ca đoàn, ban Kim nhạc, đội Trống, đội Trắc; đời sống chứng tá nơi
các Gia trưởng và Hiền mẫu. Giáo xứ đang từng ngày vươn lên trong
đời sống đức tin, văn hóa và kinh tế.
Nguồn : Website Giáo Phân
Thái Bình
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

............................................................

Ngày thứ 6
của Tuần đại phúc:
Tại giáo xứ Cam Châu và Hải Linh (Hạt Thái Thụy)
Chương trình của Tuần đại phúc đã bước sang ngày thứ sáu.
Hôm nay (28.3.2015), cộng đoàn giáo hữu giáo hạt Thái Thụy đã diễm
phúc được đón Đức cha Giáo phận và quý cha trong đoàn thực thi Tuần
đại phúc tới giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Chúa
Phục Sinh sốt sắng và thánh thiện.
Chương trình được kéo dài từ 08g00 đến11g45 tại giáo xứ Cam Châu
và từ 14g00 đến 18g00 tại giáo xứ Hải Linh. Nhìn chung, so với các
tại các giáo hạt mà Tuần đại phúc đã đi qua, số lượng người tham dự
ở cả hai điểm tại hạt Thái Thụy không đông bằng. Tuy nhiên, theo như
lời cha Quản hạt J.B. Đỗ Bá Dương, quy tụ được lượng người như thế
trong một giáo hạt ít giáo dân và trong thời điểm này đã là một hồng
ân rồi. Bầu khí mát mẻ dễ chịu, không chỉ do thời tiết, nhưng còn do
cái tình của người giáo hữu nơi đây. Họ chất phát, chân thành, yêu
mến Chúa và Giáo hội, cụ thể là các đấng bậc đại diện Chúa nơi trần
gian.
Ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện lúc khai mạc chương trình, khởi
đi từ câu chuyện mấy người bị quan Phi-la-tô giết, 18 người bị tháp
Si-lô-ê đè chết (Lc 13,1-19) và câu chuyện người con hoang đàng trở
về (Lc 15, 11-32), Đức cha Phê-rô, Bề trên Giáo phận, đã cắt nghĩa
cách ngắn gọn về thảm họa tội lỗi của con người và tình yêu thương
bao la của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nhân loại tội lỗi đã gây
biết bao đau khổ cho chính mình và đồng loại. Vì yêu thương, Thiên
Chúa đã không trách phạt mà lại ban cả Con Một của Ngài để đền thay
tội lụy nhân gian. Chỉ một điều kiện duy nhất ngài cần con người
cộng tác là tin vào Người Con của Ngài, ăn năn chừa cải mọi lỗi lầm
để trở về cùng ngài. Ngài luôn mở rộng vòng tay đón chờ bằng tình
thương của một người cha nhân hậu. Chúa Giê-su đã lập bí tích Giải
tội để tha thứ tội vạ cho con người. Với lòng thống hối, khi lãnh
nhận bí tích này, con người sẽ được tha hết các tội đã phạm, nhưng
hậu quả của tội vẫn còn đó. Ơn toàn xá do công nghiệp Chúa chịu nạn
chịu chết, qua Hội Thánh, sẽ giúp cho các hối nhân được tha thứ tội
lỗi và cả hình phạt do tội mình gây nên. Đó là một đại hồng phúc
dành cho loài người. Đó cũng chính là mục đích và ý nghĩa của Tuần
đại phúc Giáo phận nhà đang cử hành. Và ngài thiết tha mời gọi mọi
người siêng năng lãnh nhận bí tích Giao hòa để luôn được sống trong
ân nghĩa Chúa. Vì nếu phải chết trong tình trạng tội lỗi, mất ân
sủng Chúa thì quả là một bất hạnh, một thiệt thòi vô cùng.
Các bài giảng trước và trong thánh lễ của Đức cha và các cha tiếp
tục triển khai những vấn đề mà Đức cha để nêu trong phần khai mạc.
Chủ đề tội lỗi, đặc biệt và là tội phá thai, và ơn toàn xá là những
điều không mới nhưng có thể nhiều người vẫn chưa hiểu đúng hiểu đủ.
Chính vì vậy, khi được Đức cha và các cha chỉ điểm hướng dẫn và kêu
mời đổi mới tư duy, đổi mới tâm hồn, mọi người có vẻ chăm chú lắng
nghe và cộng tác cách tích cực.
Nguồn : website GP Thái Bình
|
|