
Lược
sử Giáo xứ Ninh Cù
I - VỊ TRÍ
Giáo xứ Ninh Cù còn có tên là Kẻ Hệ tọa lạc trên phần đất thuộc
xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; cách Tòa giám mục
khoảng 30 km về hướng Đông Bắc; nằm cạnh sông Hóa, giáp với giáo
phận Hải Phòng.
Năm thành lập: 1721
Bổn mạng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên
Trời
Số giáo dân khoảng 901
Linh mục quản nhiệm:
Gioan Maria Đặng Đăng Khoa, CRM
Địa chỉ: Nhà thờ Ninh Cù, xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình.
II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN
Ninh Cù, cũng được gọi là Kẻ Hệ, trước đây là tổng lỵ của tổng
Ninh Cù, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình.
Căn cứ vào lịch sử lập xứ Kẻ Bái, thì Ninh Cù đã được đón nhận
Tin Mừng từ đời vua Lê Thần Tông, giữa thế kỷ thứ XVII. Lúc đầu,
Ninh Cù là một họ lẻ thuộc xứ Kẻ Bái.
Ninh Cù được nâng lên hàng giáo xứ vào đầu thế kỷ thứ XVIII và
nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Năm 1721, cha chính Bá (Bartolomeo
Sabuquillo, cha Dòng Đaminh) coi sóc xứ Kẻ Hệ, đã cho xây dựng
ngôi thánh đường đầu tiên.
Khoảûng giữa thế kỷ thứ XIX (1852 - 1857), Đức cha thánh An
(José Diaz Sanjurjo) đã lập một Tu viện dòng nữ Đaminh tại Ninh Cù.
Đầu thế kỷ thứ XX, các nữ tu đã xây dựng một nhà thương để chăm
sóc những người già lão, bệnh tật, cô đơn không phân biệt lương
giáo.
Thời vua Tự Đức bách hại đạo, tín hữu Ninh Cù rất trung kiên
giữ đức tin. Ninh Cù đã đóng góp vào vườn Vạn tuế Thái Bình 18 vị
Hiền phúc, được ghi vào sổ bộ tử đạo Rôma chờ ngày vinh quang lên
hàng Chân phước.
Năm 1998, cha Đaminh Đặng Văn Gia cùng với giáo xứ đại tu ngôi
thánh đường.
Giáo xứ Ninh Cù gồm: Giáo họ Minh Đức (Tô Hồ) và Giáo họ An Bài.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giáo xứ Ninh Cù tuy nhỏ
bé nhưng luôn được sự quan tâm chăm sóc của các Đấng bậc trong
ngoài giáo phận. Vì thế ngay từ những ngày đầu, giáo xứ đã có các
cha về coi sóc trực tiếp: cha Tuệ, cha Đaminh Đức, cha Vị, cha
Hiển trong thời Tự Đức cấm đạo. Thời kỳ Phân Sáp có cha chính Du,
cha Cao, cha Chủ, cha Trác, cha Trang, cha Văn, cha Phú, cha Trí,
cha Duyệt, cha Điển, cha Tri, cha Quý, cha Chuẩn, cha Toàn v.v.
Đầu thế kỷ XX có: cha Đức (1912), cha Cổn (1915), cha Nguyên
(1921), cha Vinh sơn Đạt, cha Chấn (1935), cha Thu, cha Toàn. Sau
năm 1954, cha Tôma Vũ Nguyên Sùng, cha Augustinô Vũ Văn Hương, cha
Đaminh Đặng Văn Gia và hiện nay là cha Phêrô Đinh Văn Hùng.
III - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Tuy là một giáo xứ nhỏ bé, Ninh Cù vẫn giữ được nhiều nét
truyền thống tốt đẹp của cha ông thuở ban đầu, theo sát tinh thần
của Tin Mừng. Vì thế, ngày nay giáo xứ có các hội đoàn hoạt động
đều như: Huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội Gia trưởng, hội Hiền mẫu,
Giới trẻ, hội Kèn đồng, hội Trống, Giáo lý, Ca đoàn và Giáo lý
viên. Về cơ sở vật chất, giáo xứ tập trung tái thiết và làm mới
nhiều công trình, tạo nên một khung cảnh giáo xứ khang trang, sạch
đẹp.
Nguồn : Website Giáo Phân
Thái Bình
GIÁO
XỨ NINH
CÙ
Nguồn :
http://dongten.net/jptlsj/
Trước
khi đề cập tới giáo xứ Ninh Cù, thiết tưởng cũng nên có cái nhìn
tổng quan về một vài niên biểu mốc của một số giáo phận miền Bắc
liên quan đến giáo phận Thái Bình.
Giáo phận Thái Bình
Ngày
9.09.1659 với đoản sắc Super Cathedram, Đức Giáo Hoàng Alexander
VII (1655-1667) thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận tông tòa Đàng
Ngoài và Đàng Trong.
Năm
1679 Đức Giáo Hoàng Innocens XI (1676-1689) chia giáo phận tông
tòa Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài lấy sông
Lô, sông Hồng (và sông Đáy) làm ranh giới.
Ngày
27.03.1846 Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Tây thành
Tây và
Nam
Đàng Ngoài (Vinh: Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Ngày
15.04.1895 Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã phân chia giáo phận Tây
thành Tây và Đoài (Hưng Hóa).
Ngày
2.04.1901 Đức Giáo Hoàng Leo XIII chia giáo phận Tây thành Tây và
Thanh.
Ngày
3.12.1924 khi các giáo phận được đổi tên theo địa bàn hành chính,
thì giáo phận tây là giáo phận Hà Nội, và giáo phận Thanh là giáo
phận Phát Diệm.
Ngày
5.09.1848 Đức Giáo Hoàng Pius IX (1848-1878) chia giáo phận Đông
thành Đông và Trung; sở dĩ gọi là Trung vì nó năm giữa giáo phận
Đông và Tây.
Ngày
29.05.1883 Đức Giáo Hoàng Leo XIII (1878-1889) ban chiếu thư lập
giáo phận Bắc gồm một phần của giáo phận Đông; giáo phận Đông năm
1890 dời tòa giám mục ra Hải Phòng..
Ngày
3.12.1924 Tòa Thánh đổi tên giáo phận Đông theo địa hạt hành chánh,
nơi đặt tòa giám mục, gọi là giáo phận Hải Phòng; giáo phận Trung
thành giáo phận Bùi Chu; giáo phận Bắc được gọi là Bắc Ninh.
Ngày
9.03.1936 Đức Giáo Hoàng Pius XI ban sắc chỉ Praecipuas inter
Apostolicas tách hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên để thành lập giáo
phận Thái Bình từ giáo phận Bùi Chu.
Ngày
24.11.1960 Tòa Thánh lập hàng giáo phẩm Việt
Nam,
giáo phận tông tòa được nâng lên hàng chính tòa.
Giáo xứ Ninh Cù
Vào năm
1936 giáo phận Thái Bình gồm 1 giám mục, 25 linh mục Tây Ban Nha,
57 linh mục Việt Nam, 333 thầy giảng, 10 nữ tu dòng Saint Paul de
Chartres, 12 sư huynh Lasalle, 280 dì phước ĐaMinh, 140.000 giáo
dân. Giáo phận gồm có 50 giáo xứ và 522 giáo họ.
Địa chỉ và tên gọi tôn
giáo
Theo
Niên Giám 2005, giáo xứ Ninh Cù thuộc hạt Thái Thụy của giáo phận
Thái Bình, có 717 tín hữu, tọa lạc tại xã Thụy Thanh, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình;
tuy nhiên, nhà thờ Ninh Cù chính xác tọa lạc tại thôn Hệ (Ninh Cù),
xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Nhà Thờ Ninh Cù tại Thụy
Ninh, Thái Thụy, Thái Bình. Hình chụp ngày 12.12.1993
Theo
tài liệu viết tay trong Sổ Hôn Phối của giáo xứ Kẻ Hệ và sau đó là
giáo xứ Ninh Cù, thì giáo xứ Kẻ Hệ được đổi tên là giáo xứ Ninh Cù
vào khoảng 09.01.1936 và 24.02.1936. Vào thời điểm này Kẻ Hệ, và
sau đó là Ninh Cù, vẫn thuộc giáo phận Bùi Chu, vì giáo phận Thái
Bình chỉ được thành lập từ ngày 9.03.1936.
Có lẽ chính trong tinh thần đổi tên giáo phận theo tên hành chánh
dân sự của Giáo Hội mà giáo xứ Kẻ Hệ được đổi tên thành giáo xứ
Ninh Cù. Tên các giáo phận đã được đổi vào 3.12.1924. Tên giáo xứ
Kẻ Hệ được đổi thành Ninh Cù vào tháng giêng hoặc tháng hai năm
1936.

Ngày 9 Januarii 1936
Tôi
là thầy cả Docus Chấn đang coi xứ Kẻ Kệ đã làm phép cưới tại nhà
thờ Hệ …………..
Ngày 24-2-1936
Tôi là thầy
cả Docus Chấn đang coi xứ Ninh Cù đã làm phép Hôn Phối tại
………………..

Chứng từ chứng Hôn Phối, có
con dấu của linh mục với chữ
“KẺ HỆ XỨ- LINH MỤC- VICARIAT CENTRAL.” Vicariat Central là địa
phận Trung, sau được đổi tên là giáo phận Bùi Chu. Chứng từ này
được viết ngày 29 tháng 10 năm 1933.

Tôi
là thầy cả Docus Toãn đang coi sóc xứ Kẻ Hệ vâng … Đức Thầy … địa
phận Trung trong nước Annam này mà sắm sách này có 300 tờ cho được
biên các kẻ nhận phép Matrimo trong xứ này bắt đầu biên tự ngày
mồng 1 tháng Jannuarii năm 1907 mà đi cứ mẫu Đức Cha đã truyền mà
biên như sau này. Ngày 1 Jannuarii 1907
Kẻ Hệ
đã được nhắc tới trong tiểu sử thánh Matthêu Alonso Liciniana Đậu
(1702-1745), linh mục dòng Đa Minh. Theo tài liệu này, cha thánh
đã từng coi xứ Trung Lao, Tiên Chu, Kẻ Hệ và Lai Ổn.
Ở thời điểm này Kẻ Hệ thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài. Từ ngày
05.09.1848 thì Kẻ Hệ thuộc giáo phận Trung, từ ngày 3.12.1924 thì
thuộc giáo phận Bùi Chu vì giáo phận Trung được đổi tên thành giáo
phận Bùi Chu, và từ ngày 09.03.1936 thì Kẻ Hệ thuộc giáo phận Thái
Bình.

Nhà Thờ
Ninh Cù tại Thái Bình, hình chụp ngày 12.12.1993
Địa danh hành chánh dân
sự
Trước
khi Ninh Cù là tên của một giáo xứ, thì Ninh Cù đã là một địa danh
hành chánh dân sự của tỉnh Thái Bình.
Ninh Cù
là tên của một con sông: sông Ninh Cù là hữu ngạn của sông Hóa.
Trong trang web
http://www.vietshare.com/quehuong/thaibinh/dialy.asp được đọc
thấy vào ngày 12.10.2005:
Sông Luộc
là ranh giới giữa tỉnh Thái Bình với các tỉnh Hưng Yên và Hải
Dương, chảy ven tỉnh trên một đoạn đường dài 50 km (31.3 miles);
và có các sông nhánh: sông Tiền Hưng (có vài sông nhánh nhỏ là
Trinh Xuyên, Cổ Quan, Văn Giáng, Nguyên Xá, Do Kỵ, Cổ Khúc và lạch
Bình Cách), sông Đan Hội, sông Quỳnh Côi, sông Diêm Hộ, sông Hóa (có
một sông nhánh phía hữu ngạn là sông Ninh Cù).
Ninh Cù
là tên của một xã, và cũng là tên của một tổng. Theo trang web của
tỉnh Thái Bình (http://www.thaibinh.gov.vn)
được đọc ngày 12.10.2005, mục “Thái Bình thời Pháp thuộc”:
Ngày
21-3-1890 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái
Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và
huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái
Bình). Tỉnh lỵ đặt tại phủ Kiến Xương, bên sông Trà Lý. Ngày 28 –
11- 1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng
Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào
tỉnh Thái Bình; lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên
và Thái Bình.
Theo
Nomencilature đes communes du Tonkin (Danh mục các làng xã Bắc
Kỳ của Ngô Vi Liễn), năm 1927 tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ (Kiến
Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng), 9 huyện (Duyên Hà, Đông Quan, Hưng
Nhân, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Vũ Tiên)
với 94 tổng (817 xã).
Thái Bình là tỉnh từ năm 1890. Cũng chiếu theo nghị định này, Ninh
Cù một tổng trong huyện Thụy Anh:
Theo
Nomencilature đes communes du Tonkin (Danh mục các làng xã Bắc
Kỳ của Ngô Vi Liễn), năm 1927 tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ (Kiến
Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng), 9 huyện (Duyên Hà, Đông Quan, Hưng
Nhân, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Vũ Tiên)
với 94 tổng (817 xã)......
HUYỆN THỤY ANH gồm 9 tổng, 69 xã:
+ Tổng An Bái (8 xã): An Bái, Kha
Lý, Quỳnh Lý, Thọ Cách, Trình Trại, Tu Trình, Vân Am, Vân Tràng.
+ Tổng An Định (7 xã): An Định,
An Lệnh, Hạ Tập, Ô trình, Thượng An, Trà Bôi, Trà Hồi.
+ Tổng Bích Du (10 xã): Bằng
Lương, Bích Đoài, Bích Du, Các Động, Hà My, Sơn Cao, Sơn Thọ, Thuỳ
Dương, Tử Các, Vọng hải.
+ Tổng Cao Dương (6 xã): An Cúc,
Cao Dương, Cao Trai, Hòa Đồng, Thu Cúc, Xá Thị.
+ Tổng Hoành Sơn (12 xã): Cam
Đoài, Cam Động, Di Phúc, Dương Thanh, Đông Tỉnh, Hạc Ngang, Hoành
Quan, Hoành Sơn, Hoành Thượng, Lai Chiểu, Thuyền Đỗ, Trung Quan.
+ Tổng Hổ Đội (8 xã): Bao Hàm,
Diêm Điền, Hoa Ngạc, Hổ Đội, Mai Diêm, Nghĩa Chỉ, Ngoại Trình,
Quang Lang.
+ Tổng Ninh Cù (4 xã): Bùi Đình,
Cao Cương, Ninh Cù, Vân Cù.
+ Tổng Quảng Nạp (7 xã): An Cố,
Diêm Tỉnh, Đông Dương, Lưu Đồn, Quảng Nạp, Phương Man, Vạn Đồn.
+ Tổng Vạn Xuân (7 xã): Bình Lãng,
Chỉ Bồ, Lỗ Trường, Phấn Vũ, Tam Tri, Tri Chỉ, Vạn Xuân.
Tìm trên google từ ngữ Ninh Cù với tùy chọn tìm chính xác từ, và
rồi liên kết với những trang bản đồ, ngày 12.10.2005 đã đọc được:
nơi trang
http://new.mapplanet.com/mp/mp/places/VM/35/6793178: Ninh Cù
thuộc tỉnh Thái Bình nước Việt
Nam
ở 20º36’00’’ vĩ bắc và 106º28’00’’ kinh đông.
Nơi
http://www.fallingrain.com/world/VM/a/N/i/: Ninh Cù ở 20.6 vĩ
bắc và 106.466 kinh đông, cao hơn mặt nước biển 9 feet, dân số ước
lượng khoảng 143829 người. Có lẽ phải hiểu đây là một tổng thời
Pháp thuộc thì dân số mới đông được như vậy.
Con cái giáo xứ Ninh Cù
ở cả Bắc lẫn Nam
Vào năm 1954 cha cố ĐaMinh Đỗ Vạn Toàn đã dẫn tất cả giáo dân giáo
xứ vào
Nam
trừ hai người không có mặt tại giáo xứ vào thời điểm đó.
Nhờ hai người này mà có được 33 người vào năm 1993, thuộc cư dân
giáo xứ Ninh Cù giáo phận Thái Bình. Những giáo dân ưu tú này vẫn
ở bên cạnh nhà thờ để trông nom và bảo vệ thánh đường. Chính nhờ
họ mà nhà thờ Ninh Cù vẫn tồn tại ở giáo phận Thái Bình.
Năm 1957 cha cố ĐaMinh Đỗ Vạn Toàn và phần lớn giáo dân xứ Ninh Cù
đã chọn Cái Sắn là nơi định cư. Vào thời điểm này Cái Sắn thuộc
giáo phận Cần Thơ vì giáo phận Long Xuyên chưa có. Vào ngày
24.11.1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban sắc chỉ Christi Mandata
thành lập giáo phận Long Xuyên, và hiên nay giáo xứ Ninh Cù thuộc
giáo phận Long Xuyên. Theo đơn vị hành chánh dân sự, giáo xứ Ninh
Cù của giáo phận Long Xuyên nằm tại ấp Đông Hòa, xã Thạnh Đông B1,
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Nhà Thờ Ninh Cù tại Đông Hòa, Tân Hiệp, Kiên Giang.
Hình chụp khoảng ngày 27.12.2003
Con cái của những Đấng
Bậc Anh Hùng
Theo một tác giả có bài đăng trên trang web, thì Kẻ Hệ cũng có
người tử đạo và hiện trong danh sách hiền phúc (servus Dei):
Theo hồ sơ
xin phong Chân Phúc của cha chính An (P. Fr. Marco Gispert O.P.),
thì Hiền Phúc Đaminh Nhu người giáo xứ Kẻ Hệ, nay là xứ
Ninh Cù, giáo phận Thái Bình bị bắt vì đạo lúc đã hơn 40 tuổi.
Ông là một chức dịch trong làng, tính ông cương trực, táo bạo,
từng dám cãi lý với quan trên. Quan này muốn ông bước qua Thánh
Giá nhưng ông không chịu. Lúc ấy quan cho lôi ông qua tượng Thánh
giá, ông lớn tiếng phản kháng hành vi đó, nhưng cũng được tha cho
về với điều kiện ông phải mua cho quan một đôi gà mái. Hiền Phúc
Nhu trở về nhà, nhưng đau đớn não nề vì bị kéo qua Thánh Giá, ông
hồ nghi không biết có phạm tội bước qua tượng không. Hôm sau Hiền
Phúc Nhu mua một đôi gà đem lên cho quan. Tuy nhận gà, nhưng quan
lại bắt ông bước qua Thánh Giá mới cho về. Ông không chịu, nên
quan cho giải ông lên
Nam
Định. Sau ông được phúc tử đạo.
Hiện tại xứ Ninh Cù tại Đông Hòa, Thạnh Đông B1, Tân Hiệp, Kiên
Giang còn giữ được sổ Hôn Phối của giáo xứ Kẻ Hệ (và sau đó là
Ninh Cù) và nhờ đó tôi mới biết xứ Kẻ Hệ được gọi là Ninh Cù từ
tháng 2.1936.
Dựa vào quyển sách này, nếu muốn, người ta có thể biết có bao
nhiêu linh mục đã coi sóc họ đạo Ninh Cù.
Để giới thiệu đầy đủ hơn về giáo xứ, thiết tưởng cũng cần cho
người đọc biết những cha đã trông coi giáo xứ Ninh Cù của cả Bắc
lẫn Nam; cũng cần có thông tin về Hội Đồng Giáo Xứ của từng thời
điểm, cũng như những người dâng mình cho Chúa, và cả những biến cố
đặc biệt của giáo xứ. Điều này hiện tại tôi không thể làm được,
nếu ai thuộc con dân giáo xứ Ninh Cù làm được thì thật quý biết
bao.
Ước gì những hàng trên giúp những con dân xứ Ninh Cù hiểu hơn về
giáo xứ của mình, để yêu mến Thiên Chúa- Đấng đã và đang làm bao
điều kỳ diệu cho con dân giáo xứ Ninh Cù- Kẻ Hệ.
Hiển Linh, Thủ Đức ngày 24.10.2005
Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ.
..............................