|

Lược
sử Giáo xứ Vĩnh Phúc
I - VỊ TRÍ
Giáo xứ Vĩnh Phúc tọa lạc tại thôn Vĩnh Tiền, xã Đồng Thanh,
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp với xứ Ngô Xá, phía Nam
giáp xứ Ngọc Đồng, phía Tây Nam giáp xứ Đức Ninh và phía Đông Nam
giáp với xứ Lê Xá; cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 70 km về hướng
Tây Bắc.
Năm thành lập: 1920
Bổn mạng: thánh Gioan Tẩy giả
Số giáo
dân khoảng 594
Linh mục chính xứ:
Gioan Bosco M. Cao
Thọ Hùng (Uy), CRM, (1/2019)
Địa chỉ:
Nhà thờ Vĩnh Phúc, thôn Vĩnh Tiền, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động,
tỉnh Hưng Yên.

II - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Vĩnh Phúc trước đây còn được gọi là Kẻ Si, một họ lẻ lớn nhất của
xứ Ngọc Đồng. Người dân Vĩnh Phúc đón nhận Phúc Âm vào khoảng cuối
thế kỷ thứ XVIII, nhận thánh Gioan Tẩy giả làm quan thầy.
Năm 1918, một thánh đường được xây dựng thay thế cho ngôi nhà thờ
lợp lá trước kia. Trong thời gian này, Đức cha Munagorri Trung đã
cắt các họ thuộc xứ Ngọc Đồng là: Vĩnh Phúc, Lương Hội, Thanh Sầm,
Dũng Kim và Công Luận để lập nên giáo xứ Vĩnh Phúc.
Năm 1953, máy bay Pháp dội bom khắp làng Vĩnh Phúc gây thiệt hại
nặng nề về người và của, trong đó nhà xứ Vĩnh Phúc bị phá huỷ nặng
nề. Giai đoạn này, Vĩnh Phúc có tới 1.400 tín hữu. Sau biến cố 1954,
phần lớn giáo dân đã di cư vào Nam.
Năm 1991, do lòng nhiệt thành với nhà Chúa thôi thúc, cộng với sự
giúp đỡ của bà con gốc Vĩnh Phúc ở Hải ngoại cũng như miền Nam, ngôi
thánh đường Vĩnh Phúc đã được tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên trạng kiểu
dáng.
Trong thời bách hại đạo, Vĩnh Phúc là một họ lẻ, nhưng tín hữu
vẫn hiên ngang giữ vững đức tin. Vĩnh Phúc có 12 vị Hiền phúc tử đạo
lưu danh trong Sổ Tử đạo Rôma.
Các linh mục phụ trách xứ Vĩnh Phúc: cha Đỉnh, cha Khâm, cha Sùng,
cha Trụ, cha Thành, cha Triêm, cha Cận, cha Thu, cha Tuần, cha Tước,
cha Tôma Trần Công Tính, cha Vinh sơn Phạm Văn Tuyên, cha Tôma Đoàn
Xuân Thoả, cha Giuse Nguyễn Tri Chúc và hiện nay là cha Augustinô Lê
Văn Phòng.
Năm 2000, họ Dũng Kim được chuyển sang Giáo xứ Lê Xá. Vĩnh Phúc
chỉ còn lại
Giáo họ Thanh Sầm. Riêng họ giáo Công Luận hiện nay
không còn giáo dân và nhà thờ.
III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Giáo xứ thường xuyên có các cha coi sóc nên các hoạt động mục vụ
luôn được duy trì, các hội đoàn hăng say phục vụ, các lớp giáo lý
luôn hoạt động đều đặn. Huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội Gia trưởng,
hội Hiền mẫu, hội Têrêsa, ban Kèn, ban Trống nhiệt thành phục vụ,
chu toàn bổn phận, cộng tác với cha xứ trong mọi sinh hoạt mục vụ,
làm cho các sinh hoạt của giáo xứ thêm tươi vui và sinh nhiều hoa
trái thiêng liêng cho phần rỗi các linh hồn.
Nguồn : Website Giáo Phân
Thái Bình
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|