
Lược
sử Giáo xứ Ngọc Đỉnh
I. Vị
trí địa lư Giáo xứ Ngọc Đỉnh
Giáo xứ Ngọc Đỉnh được thành lập bao gồm nhiều giáo họ khác nhau,
và giáo dân sinh sống và làm ăn ở nhiều vùng dân cư khác nhau trong
địa bàn Huyện Hoằng Hóa.
Tuy nhiên Giáo xứ Ngọc Đỉnh lấy giáo họ Trị sở thuộc xă Hoằng Hà,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm nơi tập trung và quy tụ mọi giáo
dân. Cũng như xác nhận với Chính quyền và mọi người ở mọi nơi về địa
bàn của Giáo xứ.
Giáo xứ Ngọc Đỉnh cách ṭa Giám mục Thanh Hóa khoảng 18 km về
phía Tây.
+Tiếp giáp với xă Hoằng Đạt về phía Bắc.
+Tiếp giáp với xă Hoằng Yến về phía Đông.
+Tiếp giáp với xă Hoằng Đạo về phía Nam và Tây.
Giáo xứ được bao bọc bởi hai con sông nhỏ, một sông nước ngọt và
một nhánh sông nước mặn đổ ra biển.
Hiện nay, Giáo xứ có 5 giáo họ:
- Giáo họ Trị Sở- Ngọc Đỉnh( Xă Hoằng Hà)
- Giáo họ Ngọc Đô (Xă Hoằng Ngọc)
- Giáo họ Bái Ninh (Xă Hoằng Phúc- Xă Hoằng Đạt)
- Giáo họ Phú Phong (Xă Hoằng Tiến)
- Giáo họ Sơn Trang (xă Hoằng Yến)
II. Hoàn cảnh ra đời giáo họ
Vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, trong bối cảnh các nhà truyền giáo
phương Tây đă dần đưa được ánh sáng Tin Mừng đến với đất nước Việt
Nam, cũng như phong trào truyền giáo của các tu sĩ đang diễn ra rất
sôi nổi.
Đời sống Đức Tin ở Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh. Người dân
Thanh Hóa cũng đă nhiều nơi được rao giảng Tin mừng, từ vùng đồng
bằng, đến vùng biển, vùng núi, từ trung tâm đến tận những vùng xa
xôi.
Mặc dù đời sống của giáo dân Việt Nam, đặc biệt là người dân
Thanh Hóa đang c̣n khá mới mẻ, thế nhưng giáo dân vẫn cho thấy được
đời sống Đức Tin rất tuyệt vời của ḿnh. Góp phần tích cực vào công
cuộc giao giảng Tin mừng của Chúa.
Cũng vào cuối thế kỉ XVIII có hai gia đ́nh họ Lưu và họ Nguyễn ở
làng Trung Tuyến, thuộc xá Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa đến vùng đất
mới để sinh sống lập nghiệp.
Những gia đ́nh này đến đây làm nghề chài lưới bở ở đây có những
con sông nhỏ và bên cạnh đó họ làm nghề nông.
Lúc đầu mảnh đất này không có người ở, không có tên gọi chỉ là
một mảnh đất bồi ven biển, có sông ng̣i vây quanh.
Khi có người đến ở, ban đầu mọi người vẫn gọi đây là "Vô Hữu"(Tạm
dịch là không có người). Làng Vô Hữu lúc đó thuộc phủ Hoằng Hóa,
Tổng Bút Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Sau một thời gian mảnh đất Vô Hữu được đổi tên là làng Cách, hay
c̣n gọi là Cánh Thôn v́ láng cách biệt với các làng bên cạnh, đường
xá đi lại khó khăn và có sông ng̣i bao quanh.
Vào những năm đầu của Thế kỉ XIX, đời sống của người dân ở đây
bắt đầu có những thay đổi:
-Đời sống làm ăn khá phát triển, cuộc sống ổn định.
-Đời sống Đức Tin ngày một lớn mạnh.
-Số dân ở đây tăng lên và số người theo đạo cũng đă tăng lên, con
số giáo dân lúc bấy giờ là khoảng 200 người.
=>Đây chính là những tiền đề quan trọng cho việc quyết định thành
lập nên một giáo họ mới tại đây.
Vào khoảng năm 1849 Giáo họ Cánh Thôn được thành lập.
Khi ra đời Giáo họ thuộc Giáo xứ Mỹ Điện, Giáo phận Tây Đàng
Ngoài.
Lúc này Giáo cũng đă có nhà thờ tranh 5 gian và có một nhà pḥng.
III, Những biến cố đau
thương
Sau khi Giáo họ thành lập được một thời gian khá dài, vào thời
vua Tự Đức xă hội phong kiến có những chính sách thay đổi trong việc
hoạt động tôn giáo.
Vào tháng 10 năm 1857 Vua ra sắc chỉ cấm đạo, quan quân triều
đ́nh mở nhiều cuộc càn quét, tra tấn giết chóc đối với những người
theo đạo cũng như những nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa.
1. Biến cố Phân Sáp Tự Đức thứ 13 (1860)
Lệnh Phân Sáp do vua Tự Đức ban hành năm Năm Tự Đức 13(1860), các
người công giáo bị đưa vào các làng bên lương đă làm cho giáo xứ bị
ảnh hưởng nặng hưởng nặng nề.
Họ Cánh Thôn (làng Cách) thuộc tổng Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.
Giáo dân toàn ṭng. Năm Tự Đức thứ 9, đă có lệnh cấm đạo, cha Trí bị
bắt đem giam ở tỉnh. Nhà xứ, nhà thờ bị rỡ đem về huyện làm trại
canh. Khi có lệnh phân sáp, giáo dân bị sáp đi các làng Kẻ Bằng,
Thanh Nga, làng Trung, Đ̣ Lèn và Kim Tử. Các đầu mục bị giam tại
Tỉnh. Nhiều người chết trong khi bị giam. Ở nhà thờ Ngọc Đỉnh c̣n
hài cốt cha Toản, cha Việt. Khi hết phân sáp, cha Thông về Ngọc Đỉnh
làm nhà thờ, nhà pḥng và đi làm phúc các họ. Nhiều giáo dân bỏ đạo,
nhất là chi ông lư Khải, đă bỏ đạo, rỡ nhà thờ đem về làm "nghè", rỡ
nhà pḥng, cấm giáo dân đi rước cha, cấm đi lễ, khiến họ phải cải
trang đi lễ ở Khan Rừa. Đến đời cha Cảnh, chi này mới dần dần trở
lại.
2. Loạn Văn Thân 1883-1886
Giáo họ lúc này cũng không trành khỏi cuộc càn quét này của triều
đ́nh. Ngày 10 tháng 7 1885, giáo dân đă bỏ chạy khi nghe tin có Văn
Thân đến, nhà cửa bị đốt sạch. Khi chạy trốn nhiều người bị bắt hay
bị người lương lừa tập trung lại đi ăn giỗ, rồi bị bắt giết rất
nhiều, như gia đ́nh ông Chuyên (3 người), ông Chánh (4), ông Hanh,
ông Đệ, anh Oai, anh Lệ, 17 người thuộc gia đ́nh bà Sợi, ông Nhơn,
ông Soạn, bà Hạp, anh Thung, 6 người thuộc gia đ́nh ông Giuông.
Những người khác chạy lên chỗ có đồn Tây dóng mới thoát chết, nhưng
lại chết v́ bệnh tật. Nhà thờ họ bị đốt phá. Số giáo dân bị chém và
chết trong tù là khoảng 40 người.
Đến măi năm 1890 việc cấm đạo có phần lắng xuống. Lúc này những
người bỏ đi mới dám quay trở lại làng để sinh sống.
Năm 1891 Giáo họ được Cha Phẩm về coi sóc Giáo họ.
Giáo dân lúc này c̣n lại khoảng 100 người, nhưng vẫn xây dựng một
nhà thờ và một nhà pḥng.
Đời sống Đức tin của Giáo dân ngày càng một đi lên, số giáo dân
tin vào Ánh Sáng Tin Mừng một lúc một đông hơn.
IV. Thành lập giáo xứ Ngọc
Đỉnh
Đến năm 1929 giáo họ được đổi tên thành Giáo họ Ngọc Đỉnh.
Giáo họ Ngọc Đỉnh lúc này thuộc giáo xứ Mỹ Điện Giáo phận Phát
Diệm.
Tên gọi Ngọc Đỉnh bắt đầu từ đây.
Sau khi giáo họ được đổi tên là Ngọc Đỉnh, số giáo dân tăng lên
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Năm 1930 vào thời Đức Cha Alexandre Marcau ( Đức Cha Hành ).
Giáo họ Ngọc Đỉnh được tách khỏi Giáo xứ Mỹ Điện và Thành lập nên
Giáo Xứ Ngọc Đỉnh.
Ban đầu giáo xứ bao gồm 4 giáo họ:
1. Giáo họ Ngọc Đỉnh xă Hoằng hà
2. Giáo họ Bái Ninh hay c̣n gọi là Khánh Ḥa thuộc 2 xă Hoàng Đạt và
Hoằng Phúc.
3. Giáo họ Ngọc Đô hay c̣n gọi là Khê Xá thuộc xă Hoặng Ngọc.
4. Giáo họ Bái Xuyên thuộc xă Hoằng Xuyên.
V. Giáo xứ qua các thời kỳ
Sau khi thành lập năm 1930, Giáo xứ Ngọc Đỉnh cũng như Giáo hội
Việt Nam đă phải trải qua rất nhiều những thăng trầm và những biến
cố xảy ra cùng với sự phát triển của xă hội.
Lịch sử phát triển của Giáo Xứ gắn liền với từng thời ḱ, từng
giai đoạn.
1. Giai đoạn từ 1930 đến 1950.
Linh mục Xứ: Cha Phêrô Phạm Minh Cộng. ( 1930-1950 ).
Giáo xứ mới được Thành lập được Cha Phêrô Cộng làm linh mục xứ.
Ban đầu có 4 giáo họ, thời ḱ dầu với những khó khăn nhất định.
Đến năm 1932. Giáo phận Thanh Hóa được thành lập, Giáo xứ Ngọc
Đỉnh cũng tách ra khỏi Giáo Phận Phát Diệm và trở thành Giáo xứ
thuộc Giáo phận Thanh Hóa.
Với sự nhiệt thành và ơn Chúa giúp công việc truyền giáo của Cha
Phê rô, Giáo xứ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.
Tính đến những năm 1950-1954 trong Giáo xứa có tới 13 giáo họ ở
10 xă trên phạm vi toàn huyện Hoằng Hóa.
1.Giáo họ Ngọc Đỉnh xă Hoằng Hà
2. Giáo họ Bằng Tŕ xă Hoằng Phụ
3. Giáo họ Ba Làng xă Hoằng Đông
4. Giáo họ Xuân Vi xă Hoằng Thanh
5. Giáo họ Ngọc Đô xă Hoằng Ngọc
6. Giáo họ Ngọc Mỹ xă Hoằng Ngọc
7. Giáo họ Sơn Trang xă Hoằng Yến
8. Giáo họ Bành Thôn xă Hoằng Yến
9. Giáo họ Khang Phụ xă Hoằng Yến
10. Giáo họ Bái Xuyên xă Hoằng Xuyên
11. Giáo họ Phú Phong xă Hoằng Tiến
12. Giáo họ Bái Ninh thuộc 2 xă Hoằng Đạt và Hoằng Phúc.
13. Giáo họ Khúc Phụ xă Hoằng Phụ.
Tổng số Giáo dân đă lên tới con số 3000 giáo dân, mà đặc biệt là
mặc dù số giáo họ rất đông và nằm ở nhiều xă khác nhau nhưng giáo họ
nào cũng đều có nhà thờ.
2. Giai đoạn 1950 đến năm 1954.
Giai đoạn từ 1950-1954 tuy rất ngắn so với lịch sử phát triển của
gióa xứ nhưng lại là giai đoạn có những biến cố quan trọng xảy ra và
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và cấu trúc của toàn giáo xứ.
Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Lúc này đất nước ta sau khi giành
chiến thắng trong cuộc cách mạng dân tộc tháng 8 năm 1945, Miền Bắc
bước vào xây dựng CNXH, chính quyền có những chính sách ngăn cản
hoạt động của Đạo Công giáo đặc biệt là việc kiềm hăm việc giao
giảng Tin Mừng của các Tu sĩ…
Cùng với đó là đến năm 1950 Cha phê rô Phạm Mịnh Cộng không c̣n
coi sóc Giáo xứ nữa. và cũng chưa có Cha khác đến coi sóc Giáo xứ.
Con số Giáo họ và Giáo dân mà Cha đă dày công xây dựng dàn không
có người chăn dắt. Giáo dân nhanh chóng bị lung lay khi Đức Tin c̣n
non trẻ.
Đến Năm 1954 số Giáo dân c̣n lại không nhiều, và chỉ c̣n lại 4
Giáo họ.
- Giáo họ Ngọc Đỉnh
- Giáo họ Ngọc Đô
- Giáo họ Bái Ninh
- Giáo họ Phú Phong
3. Giai đoạn 1954 đến năm 1994
Từ năm 1950 đến năm 1956 Giáo xứ không có Linh mục coi sóc.
Đến năm 1956 mới bắt đầu có Linh mục Gioan Nguyễn Văn Lập đến coi
sóc Giáo Xứ. Đến năm 1964.
Từ năm 1964 đến năm 1966 sau khi Cha Lập đi Giáo xứ không có Cha
chăm sóc.
Đên năm 1966 Cha Phaolô Đinh Trí Thức đến chăm sóc Giáo xứ đến
năm 1977. (1966-1977 )
Đến năm 1977 Cha Phêrô Nguyên Văn Quỳnh đến chăm sóc Giáo xứ đến
năm 1993.(1977- 1993 ).
Như vậy giai đoạn từ năm 1954_1994 có 3 Linh mục đến coi sóc giáo
xứ.
4. Giai đoạn 1994 đến năm 2007.
Năm 1994 Cha G.B Trịnh Quốc Vương về coi sóc Giáo Xứ.( 1994-1998
)
Cũng năm 1994 Giáo họ Sơn Trang được phục hồi với số nhân danh là
30.
Như vậy luc này giáo xứ có 5 giáo họ với tổng số nhân danh là
1800.
Năm 1997-1998 Nhà thờ giáo xứ được xây dựng lại và Cung hiến năm
1998 với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi.
Năm 1998 Cha Phao lô Trần Ngọc Loan về coi sóc Giáo xứ.( 1998-
2005) Giáo họ Sơn Trang được phục hồi lại trong thời gian này.
Năm 2005 Cha Phao lô Trần Quang Kính về coi sóc Giáo xứ.( 2005-
2007 ).
5. Giai đoạn 2007 đến nay…
Năm 2007 Cha Giuse Trần Văn Minh về coi sóc giáo xứ.
Ngày 29-10 -2009 Linh Đài Đức Mẹ La Vang Ngọc Đỉnh được Khánh
Thành.
..................................................

Một ngày đặc
biệt trên giáo xứ Ngọc Đỉnh
Nhân ngày lễ kính hai thánh Simon và Giuđa, tông đồ, 28 tháng 10
năm 2011, được sự quan tâm của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – giám
mục Giáo phận Thanh Hóa, giáo xứ Ngọc Đỉnh đă tổ chức mừng lễ kỷ
niệm giáp hai năm làm phép khánh thành “Linh đài Đức Mẹ Lavang Ngọc
Đỉnh” và bế mạc tháng Mân Côi kính Mẹ Maria, đồng thời Đức Cha ban
Bí Tích Thêm Sức cho 134 em đă đến tuổi khôn. Ngơ hầu tăng thêm ḷng
mến cho các em sống đức tin.
+ Xem
h́nh ảnh (1) | Xem
h́nh ảnh (2)
Để kỷ niệm biến cố trọng này. Trước đó vào tối ngày 27/10 giáo xứ
đă tổ chức rước kiệu tung hô Mẹ từ nhà thờ đi ṿng quanh bờ hồ “Linh
đài Mẹ” suốt một quăng đường dài vừa đi vừa lần Chuỗi Mân Côi và
cùng nhau hát vang lên bài “Salve Regina”. Ḥa trong tâm t́nh đó,
Hội Mân Côi gồm 150 người và 100 “con hoa” của giáo xứ đă kết thành
tràng hoa Mân Côi dâng lên Mẹ. Đó như một lời ngợi khen, tôn vinh,
cảm tạ và xin Mẹ cùng đồng hành với mọi người trong đời sống đức tin
hằng ngày. Sau đó vào lúc 19h30’, các anh chị giáo lư viên tổ chức
cầu nguyện Taizé cho các em chuẩn bị lănh nhận Bí tích Thêm sức với
chủ đề “Đức Maria, Nữ Vương ḥa b́nh”. Buổi cầu nguyện được diễn ra
dưới chân Mẹ trang nghiêm, sốt sắng.
Sáng sớm ngày 28/10, giáo dân từ khắp nơi, từ các giáo xứ Chính
Ṭa, Ba Làng, Tiên Thôn, Đa Phạn, Nghi Sơn, Mỹ Điện,… đă về rất đông,
tề tựu trước “linh đài Đức Mẹ Lavang Ngọc Đỉnh” thể hiện tâm t́nh
mến yêu, tôn sùng Mẹ Maria.
Đúng 08g15, cha quản xứ Giuse Trần Văn Minh cùng với bà con trong
giáo xứ tập trung trước cổng nhà thờ chuẩn bị đón Đức cha Giáo phận
cùng quư cha đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ.
Vẫn nụ cười thân thiện và cái nh́n bao dung, Đức Cha vẫy chào mọi
người. Sự hiện diện của Đức Cha và quí cha giáo phận trong ngày lễ
trọng đại của giáo xứ Ngọc Đỉnh, chứng tỏ sự quan tâm, yêu mến miền
đất gắn liền với nghề mà mọi người vẫn thân thiện gọi “Bắp bùm”,
“Bắp nổ” này. Cùng với đó là sự tin yêu và chăm lo tới những mầm non
của giáo hội và của xă hội. Hi vọng với Bí Tích Thêm Sức mà các em
được lănh nhận hôm nay sẽ là một khởi đầu, hành trang đức tin và đạo
đức cho các em lớn lên b́nh an. Chúa Thánh Thần sẽ ở bên nâng đỡ và
bảo vệ các em trước những cám dỗ của cuộc đời.
Thánh lễ hôm nay diễn ra mang nhiều ư nghĩa lớn, bên cạnh việc
thêm sức cho 134 em, bế mạc tháng Mân Côi, giáo xứ c̣n long trọng
mừng kỷ niệm hai năm ngày hoàn thành công tŕnh tượng đài Đức Mẹ La
Vang của giáo xứ. Bởi vậy thánh lễ không cử hành trong nhà thờ, mà
được diễn ra dưới chân tượng đài Đức Mẹ ở giữa hồ nước. Dưới chân
Đức Mẹ, các cha trong màu áo trắng. Bà con giáo dân dự lễ xung quang
hồ. Một cảnh tượng mà bất cứ ai đi qua, dù có cùng tôn giáo hay
không cũng phải ngước nh́n. Có người c̣n thốt lên “thật là long
trọng quá”. Có lẽ h́nh ảnh này chỉ có thể có ở Ngọc Đỉnh, chỉ có thể
có ở nơi có niềm tin Kitô giáo.
Đức Cha hôm nay đă dành toàn bộ bài giảng lễ để tâm sự, để tṛ
chuyện với các em thiếu nhi Ngọc Đỉnh – nhân vật chính của ngày lễ.
Người đă kể lại cho các em về sự tích Đức Mẹ Lavang. Lavang là nơi
Đức Mẹ đă hiện ra với người giáo dân thuộc tỉnh Quảng Trị vào năm
1798. Đức Mẹ đă giúp đỡ những người công giáo gặp cảnh cùng khó. Từ
đó Đức Mẹ Lavang tiếng lành đồn xa không chỉ với người theo đạo mà
c̣n có rất nhiều người không cùng tôn giáo tin đă đến và cầu xin sự
thương xót của Đức Mẹ. Và giờ đây tại Ngọc Đỉnh, các đời cha xứ đă
mang theo mong ước tái hiện lại khung cảnh Lavang để những ai không
có điều kiện hành hương Lavang có không gian về với với Mẹ, dâng lời
nguyện cầu. Cuối cùng đến đời cha xứ hiện tại – Giuse Trần văn Minh,
ước mơ đă thành hiện thực. Đây có lẽ là tượng đài Đức Mẹ Lavang lớn
thứ hai trong cả nước và lớn nhất địa phận miền Bắc. Đức Mẹ có thể
đứng đây với giáo xứ Ngọc Đỉnh thân thương này chính là một phép lạ.
Trong khi điều kiện kinh tế khó khăn, mối quan hệ lương giáo chưa
ḥa thuận, nhưng Đức Mẹ Lavang Ngọc Đỉnh vẫn được dựng nên. Bà con
giáo dân Ngọc Đỉnh chỉ với nghề bán bắp nổ, không xin viện trợ ở bất
cứ đâu nhưng vẫn xây dựng được những công tŕnh ư nghĩa, đó cũng là
một phép lạ.
Với nghề bán bắp nổ, cộng đoàn Ngọc Đỉnh đă mang nụ cười đến khắp
mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Đức Cha hi vọng với Bí Tích Thêm Sức
mà các em lănh nhận hôm nay, các em chính là những người bán bắp đức
tin. Các em sẽ đem sự b́nh an, niềm hạnh phúc trong tinh thần Tin
Mừng đến muôn nơi.
Sau bài giảng là nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức cho 134 em.
Cơn mưa bất chợp ùa về, cảm giác hạt mưa rơi vào người ướt lạnh.
Nhưng một cảnh tượng rất đẹp, rất ư nghĩa lại diễn ra. Quí cha, các
em và bà con giáo dân vẫn chung ḷng ca vang tiếng hát, tiếng tung
hô Thiên Chúa và Mẹ Maria. Có người c̣n vui vẻ nói rằng, đó là cơn
mưa hồng ân Chúa nên dù có ướt, “nhưng chẳng thấy lạnh tẹo nào…”.
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, “Đức Mẹ Lavang Ngọc Đỉnh” ban muôn
ơn lành hồn xác cho Đức cha Giáo phận, quư cha trong và ngoài giáo
phận, quư ân nhân, thân nhân xa gần đă giúp đỡ giáo xứ bằng vật
chất cũng như tinh thần hay âm thầm hiệp thông trong lời cầu
nguyện, cách riêng cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Ngọc Đỉnh. Từ đó
mỗi người sống đức tin mạnh mẽ hơn, làm chứng tá sống động giữa
ḷng thế giới hôm nay.
Nguồn : Sinh Viên CG
Thanh Hóa
|