|

Lược
sử Giáo họ Đồng Xuân
“Chảy đi sông ơi với biết
bao mồ hôi, nước mắt và máu đă ḥa quyện trong ḷng người.
Là ḍng sông của lịch sử và cuộc đời, ngươi phản chiếu cho ta h́nh
ảnh hào hùng
của các Vị Tiên Nhân đă để lại dấu ấn khó phai mờ.
Ta biết ơn các Ngài, th́ cũng trân trọng tri ân ngươi”.
Lịch sử giáo họ Đồng Xuân cũng như ḍng sông mang nặng những hạt
phù sa màu mỡ tưới thấm đẫm mảnh đất giáo xứ Xuân T́nh, cũng như
miền quê Hà Tĩnh. Những hạt phù sa nặng trĩu bởi hồng ân Thiên Chúa
thương ban và công dựng xây của các Vị Tiên Nhân qua bao tháng năm
miệt mài đắp đổi. Đồng Xuân hai tiếng thiêng liêng đă gợi lên bao
điều thi vị và ư nhĩa: cánh “Đồng” mùa “Xuân”. Cánh đồng đầy sức
sống, triển nở trong thời gian đẹp nhất khi hội tụ đầy tràn khí chất
linh thiêng của thiên nhiên đất trời. Để cho mùa xuân về trên đó,
Đồng Xuân đă được âm thầm lặng lẽ tưới gội biết bao ơn lành của
Thiên Chúa qua cha thánh Antôn; biết bao mồ hôi, nước mắt và máu đào
ḥa quyện trong đó của các Vị Tiền Nhân, cũng như công lao dựng xây,
giữ ǵn của các thế hệ nối tiếp nhau. Lịch sử giáo họ cũng đang từng
ngày được tiếp nối như ḍng sông tuôn chảy có khi vơi cạn, lúc đong
đầy, có khi đục màu, lúc trong ngần, tất cả để lại những dấu ấn hôm
qua, hôm nay và tương lai của những con người đang bước đi trên
đường lữ hành đức tin.

Địa dư và lịch sử
1.1 Địa dư
Giáo họ Đồng Xuân, giáo xứ Xuân T́nh, hạt Văn Hạnh, giáo phận
Vinh. Nằm trên địa bàn xă Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Nh́n trên bản đồ, Đồng Xuân tọa lạc trên một địa bàn rất lư tưởng
Tây Bắc có tỉnh lộ 9 đi qua, Đông Nam theo đường chim bay gần với
Cửa Sót, Tây Nam là trục lộ Thạch Khê ngă ba Thạch Long, Đông Bắc là
đường qua cánh đồng Triều Sơn nối với Hộ Độ.Ngày nay, khi có tuyến
đường Thạch Khê ngă ba Thạch Long, từ Đồng Xuân tới quốc lộ 1A
khoảng 4 km. Từ Đồng Xuân hướng bắc đi ra ṭa giam mục Xă Đoài
khoảng 65 Km, hướng nam đi vào Kỳ Anh cũng khoảng 55 Km.
Trên phương diện tôn giáo, Đồng Xuân nằm giữa các giáo xứ lớn
trong giáo hạt Văn Hạnh, Tây Nam cách 2 Km có giáo xứ An Nhiên, đi
tiếp 2 km nữa là giáo xứ Văn Hạnh, phía Tây là giáo họ Đ̣ Điệm xứ
Lộc Thủy, Đông có giáo xứ mẹ Xuân T́nh và hướng Đông Bắc khoảng 4 km
giáo xứ Trung Nghĩa.
Giáo họ Đồng Xuân có đền nhà thờ thánh An tôn, xét theo lịch sử
được cho là thứ hai sau đền thánh An tôn Trại Gáo ở giáo phận
Vinh[1]. Từ những yếu tố “thiên thời, địa lợi nhân ḥa”, hay nói
đúng hơn chính hồng ân Thiên Chúa thương ban qua thánh An tôn, vị
trí địa lư thuận lợi cùng với tinh thần hăng say phục của người Đồng
Xuân. Nơi đây, rất thuận lợi cho giáo dân trong giáo hạt, các vùng
khác về cầu nguyện hằng ngày và tham dự đại lễ thánh An tôn vào ngày
13 tháng 6 hàng năm.
1.2 Bối cảnh lịch sử
Buổi đầu các thừa sai truyền giáo ở giáo phận Vinh
Để nói về hạt giống Tin Mừng được gieo trên vùng hạt Văn Hạnh và
một phần Can Lộc ngày nay, cha Đắc Lộ đă viết:
“Từ tỉnh này (tức Bố Chính Quảng B́nh, chúng tôi nghĩ là có
ích hơn nếu chúng tôi trở về Nghệ An, chúng tôi mới bỏ trước đây.
Nhà thứ nhất chúng tôi ở là nhà hai giáo dân sốt sắng, Phêrô và Anrê.
Hai ông rất nhiệt thành chinh phục tất cả đồng hương và hết sức
chuẩn bị tinh thần cho mọi người, đến nỗi chúng tôi không c̣n phải
vất vả thêm lời giảng dạy, chúng tôi rửa tội cho một trăm mười hai
người trong ba ngày cư trú ở đây. Rồi từ đây chúng tôi kéo thẳng tới
bến chính của tỉnh gọi là Rum nơi ở của quan tỉnh, họ niềm nở đón
tiếp chúng tôi…”[2]
Theo các nghiên cứu lịch sử th́ ba ngày mà thừa sai Đắc Lộ nói
đến rơi vào khoảng 25, 26, 27 tháng 4 năm 1629 và địa điểm ngài đă
ghé vào chính là Cửa Sót, thuộc giáo họ Kim Đôi, giáo xứ Trung Nghĩa.
Theo sử sách thời đó, một phần vùng hạt Can Lộc, Văn Hạnh ngày nay,
được gọi là Kẻ Nhím.
1. Đất nước cuối triều nhà Nguyễn
Đất nước thời cuối triều nhà Nguyễn với sự xuất hiện của phong
trào Văn Thân đă để lại những trang sử đáng buồn cho người Việt Nam.
Văn Thân là tên gọi của một phong trào khởi phát từ chiếu Cần Vương
do Tôn Thất Thuyết khởi xướng vào năm 1885, nhân danh vị hoàng đế
trẻ tuổi Hàm Nghi đang phải lẩn trốn sự truy đuổi của người Pháp,
sau cuộc tập kích bất thành vào đêm mồng 04, rạng mồng 05 tháng 7
năm 1885, nhắm vào nơi đóng trú của các tướng lănh và binh sĩ Pháp.
Lúc này thực dân Pháp đă đặt ách thống trị lên toàn cơi An Nam (sau
ḥa ước Patenôtre, 06/6/1884).
Phong trào Văn Thân trong đó có mộ số quan lại với cái nh́n thiện
cẩn, ác ư, họ cho rằng: “sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa đă làm tổn
thương đến tư tưởng, t́nh cảm của dân tộc, làm xóa ṃn các giá trị
đạo đức có từ ngàn năm nay”. Thế nên, thay v́ chống Pháp, họ thù
ghét những tín hữu Công giáo đồng bào. Với khẩu hiệu “B́nh Tây Sát
Tả”, người ta kéo quân đi triệt hạ tận gốc các làng Công giáo, gây
ra nhiều nỗi tang thương và để lại không ít những bất ḥa giai dẳng.
Thời các chúa Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn, chừng 30.000 giáo dân bị
diết; dưới thời ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chừng 40.000
tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù. Thời thời Văn Thân trong mấy
năm có tới trên dưới 60.000 người dân Công giáo bị sát hại[3]. Phong
trào diễn ra rầm rộ nhất tại khu vực Nghệ Tĩnh trong khoảng thời
gian từ tháng 10 năm 1885 đến tháng 10 năm 1886.
Khoảng năm 1885[4], khi cơn bách hại đạo ác liệt, để giữ đức tin,
một số người Kitô hữu ở Quỳnh Lưu Nghệ An phải rời xứ sở chạy đi
lánh nạn ở vùng Hà Tĩnh. Mặt khác thời đó một số nơi Hà Tĩnh kinh tế
khó khăn, nên có những người phải đi làm kinh tế xa quê, gặp gỡ,
cùng chung chí hướng lập nghiệp[5]. Những hoàn cảnh của Giáo hội,
đất nước, cùng “thiên thời, địa lợi và nhân ḥa” đă đưa bảy cố tổ
chọn mảnh đất xóm Đồng làm quê hương mới. Trong những biến cố ấy,
Thiên Chúa nhân từ luôn yêu thương quan pḥng để đưa những con người
từ nhiều miền quê khác nhau đến quy tụ thiết lập nên giáo họ Đồng
Xuân.
2.Đồng Xuân đi qua những thăng thầm
Có thể nói mỗi chặng đường thăng trầm của giáo họ được gi dấu ấn,
gắn liền với quê hương dân tộc và Mẹ Giáo hội. Đó là những chặng
đường lữ hành đức tin của các thế hệ người Đồng Xuân.
2.1 Bước đầu h́nh thành
Từ khi các bậc tổ tiên (cố Tám[6], cố Sinh, cố Sôn, cố Xuân, cố
Lập, cố Quưnh và cố Tiều) [7] đặt bước chân lên cánh đồng trũng,
phèn chua, cùng lúc ấy hạt giống Tin Mừng đă được gieo vào ḷng đất
này, sau đó h́nh thành nên xóm Đồng. Một xóm được h́nh thành giữa
cánh đồng. Hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất mẹ đang từng ngày,
chờ nẩy mầm, thành cây đơm bông kết trái. Với bao nhiêu thăng trầm,
những thử thách của cuộc sống mới phải đối diện, nhưng bảy cố tổ vẫn
yêu thương đùm bộc lẫn nhau và giữ vững đức tin vào Thiên Chúa là
Cha nhân từ để hun đúc, truyền lại cho con cháu thế hệ kế tiếp.
2.2 Đi qua những thăng trầm
Suốt thời gian ấy gần 50 năm, các gia đ́nh trong xóm đạo mong chờ,
ao ước có một nhà nguyện để cùng sum họp thờ phượng Thiên Chúa.
Trong khoảng thời gian đầu mới lập nghiệp, các cố tham dự thánh lễ ở
giáo xứ Trung Nghĩa. Thời gian này, mỗi lần đi lễ thường bị ngăn cản,
xét hỏi, hạch sách v́ là người có đạo. Đến năm 1921 khi giáo xứ Xuân
T́nh được thành lập, các gia đ́nh trong xóm đạo được thuận tiện, dễ
dàng tham dự đời sống đức tin. Khi giáo xứ được thiết lập, mở rộng
đă đến lúc cha xứ hướng đến ư định sẽ thiết lập một giáo họ ở xa nhà
xứ. Niềm mong ước của bà con xóm đạo đang từng ngày đến gần.
Năm 1931, mong ước ấy đă được thực hiện, cha Khang đă thiết lập
ngôi nhà nguyện đầu tiên ở mảnh đất xóm Đồng. Biến cố trọng đại này
nói lên t́nh thương của Thiên Chúa nhân từ đối với con cái Ngài.
Vùng đất xóm Đồng ít ai biết đến đă có một nhà nguyện nhỏ đơn sơ,
nơi ngày đêm những người dân quê nghèo có thể đọc kinh, cầu nguyện
và thờ phượng Thiên Chúa. Ngài là cha nhân từ chở che đoàn con đang
từng ngày lữ hành ở dưới thế.

Năm 1938 cha già Khang đă nhận thánh An tôn Padua làm thánh bổn
mạng cho xóm đạo. Thiên duyên của cha thánh Antôn và cộng đoàn giáo
họ Đồng Xuân cũng phần nào sánh ví tựa như “Tín nghĩa và ân t́nh nay
hội nghộ”(Tv 84,7). Từ đây, với sự hiện diện, chuyển cầu của thánh
An tôn, xóm đạo đón nhận biết bao hồng ân của Thiên Chúa.
Năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra cướp đi sinh mạng hơn một
triệu đồng bào Việt Nam. Hà Tĩnh là vùng quê nghèo cũng có nhiều
người chết đói thảm thưởng. Xóm Đồng nằm trên quan lộ liên tỉnh, nơi
có từng đoàn người khất thực lũ lượt đi qua, có nhiều người trong họ
đă chết thảm thương trên quan lộ nơi làng. Người dân trong làng với
sự bác ái của người Kitô hữu cũng đă ra sức cứu đói phần nào có thể,
để giúp đồng bào. Nhờ ơn Chúa thương và sự bùm bộc giúp đỡ lẫn nhau
mà người xóm Đồng đă qua được cơn đói.
Năm 1954 với những biến chuyển khôn lường của dân tộc Việt Nam,
đất nước chia cắt làm hai từ vĩ tuyến 17. Giáo hội Việt Nam cùng
đồng hành với vận mệnh dân tộc nên có nhiều biến đổi: nhiều giáo xứ,
giáo họ, linh mục, tu sĩ, giáo dân chuyển vào niềm Nam. Đứng trước
thời cuộc như thế cũng có phần ảnh hưởng đến giáo dân giáo phận Vinh.
Trong hoàn cảnh khó khăn, để cũng cố đức tin và tinh thần sống đạo
của các gia đ́nh ở xóm đạo, vị chủ chăn lúc ấy là Cha Vương Đ́nh Ái
cùng với giáo dân đă xây dựng lên một ngôi nhà thờ, để có nơi thờ
phượng thuận tiện cho giáo dân đọc kinh cầu nguyện và tham dự thánh
lễ.
Năm 1956 cơn băo nhiệt đới làm sập tháp nhà thờ. Cha quản nhiệm
và giáo dân một lần nữa xây dựng ngôi nhà thờ mới.Trong thời gian
này cũng có một số gia đ́nh ở xóm Triều Sơn, cũng như ở vùng Đức Thọ
đă đến định cư ở giáo họ. Sự hiện diện của các gia đ́nh này đă đóng
góp và làm cho giáo họ thêm phong phú về nhiều mặt. Những gia đ́nh
này sẽ là người Đồng Xuân, cùng sống thăng trầm với giáo họ theo
ḍng thời gian. (Cũng theo thời gian, vào năm 1996 có thêm các gia
đ́nh khác xin sát nhập vào giáo họ).
Năm 1958, vào ngày 15 tháng 8, một sự kiện hết sức trọng đại và ư
nghĩa đối với giáo xứ Xuân T́nh: có “hai người con song sinh”- giáo
họ Tân Xuân và giáo họ Đồng Xuân được thành lập. Tiếp nối gia sản
đức tin linh thiêng, cha Vương Đ́nh Ái lại một lần nữa chọn thánh An
tôn làm quan thầy giáo họ, như ḷng sùng mộ đặc biệt của vị tiền
nhiệm và thế hệ đầu tiên của người Đồng Xuân.Với sự quan pḥng yêu
thương của Thiên Chúa, qua cha thánh Antôn, cùng công lao của các vị
chủ chăn, các bậc tiên nhân giáo xứ mẹ Xuân T́nh, sau bao tháng năm
mong đợi, nay giáo họ có tên chính thức trong giáo phận Vinh. Một
trang sử mới mở ra với người Đồng Xuân.
Năm 1968, nhà thờ giáo họ bị bom thả làm hư hại. Trong năm này,
giáo họ có nhiều mất mát đau thương; nhiều gia đ́nh bị trúng bom:
cha mẹ chết, con bị thương. Số người bị chết đến mười mấy người…Chiến
tranh đă để lại cảnh đau thương thê lương cho người Đồng Xuân. Một
màu trắng tăng tóc bao trùm giáo họ những ngày tháng này. Thế nhưng
với sức mạnh đức tin, cùng với t́nh làng nghĩa xóm, bằng sự kiên
vững, người Đồng Xuân đă vượt qua cơn thử thách trong sự tin tưởng
và phó thác vào sự quan pḥng t́nh thương của Thiên Chúa.
Năm 1982 một số gia đ́nh v́ điều kiện kinh tế, di cư vào niềm Nam
vùng Tây Nguyên. Các gia đ́nh ra đi mang theo nếp sống, tinh thần
quê nhà Đồng Xuân. Dù ở miền đất mới, những người xa quê vẫn luôn
mang tinh thần con cái cha thánh Antôn. Đồng Xuân vẫn là nơi chứa
đựng trong những người con xa xứ những điều thiêng liêng cao qúy: có
tổ tiên, ông bà, cha mẹ và anh em ruột thịt và bà con làng xóm và
biết bao kư ức buồn vui. Những người xa quê ấy vẫn luôn là những
người con thân thương của giáo họ.
Năm 1988 khi giáo dân gia tăng lên nhiều và nhà thờ cũ đang xuống
cấp, với sự chấp thuận của cha quản nhiệm, giáo dân trong giáo họ đă
đóng góp công sức, cùng những người hảo tâm đă xây dựng nên ngôi nhà
thờ mới. Giáo họ thật vui mừng được Đức Cha Maria Phaolô Trần Xuân
Hạp ưu ái về thánh hiến nhà thờ.
Đồng Xuân hôm nay.
Nhưng năm trở lại đây, giáo họ đă có nhiều thay đổi. Ḥa ḿnh
cùng đất nước và Giáo hội, người đồng Xuân hôm nay cùng chung tay
xây dựng quê hương theo tinh thần Tin Mừng và truyền thống mà tiên
nhân để lại.
Để đáp ứng nhu cầu học giáo lư, cùng những sinh hoạt chung, giáo
họ đă xây dựng một ngôi nhà trường.
Công tŕnh xây bao hồ Tượng được tài trợ bởi dự án của Caritas
Australia hoàn thành, cung cấp nguồn nước sạch cho giáo họ và vùng
lân cận các xă. Công tŕnh này những thập niên 90, có ư nghĩa rất
quan trọng cung cấp nguồn nước sạch cho người dân trong vùng vào mùa
hạn hán.
Với nhu cầu đáp ứng điều kiện tốt nhất cho đại lễ thánh An tôn
hằng năm và mưu ích cho mọi người,công tŕnh lễ đài nổi, kết hợp với
hang đá đă được hoàn thành bởi công sức của người giáo họ và những
người hảo tâm trong giáo xứ nhà.
Năm 2008 tu sở cộng đoàn Mến Thánh Giá Chân Thành đă được thiết
lập ở giáo họ. Thật là hồng ân Thiên Chúa qua cha thánh An tôn đă
thương đến giáo họ cách riêng và giáo xứ. Sự hiện diện của các “D́”
đă đem đến bộ mặt mới cho giáo họ. Các D́ đă đảm nhận về những hoạt
động trong giáo họ như phụng vụ, giáo lư đức tin và y tế... Tuy rằng
những việc phục vụ đó chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong giáo họ
cũng như giáo xứ. Nhưng sự hiện diện của các D́ cũng là dấu chỉ để
Chúa tuôn đổ muôn ơn lành trên giáo họ và giáo xứ.
Tháng 10, năm 2014, thêm hồng Chúa thươn ban, Tu sở ḍng Thánh An
tôn được thiết lập ở giáo họ. Nhờ ơn Chúa thương ban, nay những
“người con tinh thần” của cha Thánh An tôn hiện diện, đồng hành cùng
giáo họ, giáo xứ trong đời sống đức tin.
Cùng với sự hiện diện của các D́ ḍng Mến Thánh Giá Chân Thành và
các thầy ḍng Thánh An tôn ở giáo họ, sẽ đem lại những lại ích
thiêng liêng cho những người hành hương về bên thánh An tôn. Cũng
trong thời gian này được sự quan tâm của cha quản xứ Gioan Trần Minh
Cẩn, thánh lễ vào lúc 2h, chiều ngày thứ ba hàng tuần kính thánh An
tôn dành cho anh chị em trong giáo hạt Văn Hạnh về tham dự.
Với nhu cầu đáp ứng với số lượng hàng ngàn người tham dự thánh lễ
quan thầy thánh An tôn vào ngày 13 tháng 6 hằng năm, giáo họ đă mở
rộng khuôn viên nhà thờ, cùng với không gian rộng thêm, tương lai sẽ
có quảng trường rộng lớn đáp ứng nhu cầu của khách hành hương và các
dịp đại lễ. Dự định đó đă có từ lâu, nhưng mới đây chương tŕnh đó
bắt đầu được thực hiện. Hy vọng trong tương lai nhờ ơn Chúa thương
qua cha thánh An tôn, giáo họ sẽ có những điều kiện tốt nhất đáp ứng
được nhu cầu tâm linh của giáo dân trong giáo hạt và các vùng khác.
Người Đồng Xuân hôm nay được sinh ra và lớn lên kế thừa truyền
thống của các bậc tổ tiên để lại. Mảnh đất đồng Xuân đă cưu mang và
sinh ra những con người đậm nét văn hóa của miền quê Hà Tĩnh, hơn
nữa là những người Kitô hữu mang trong ḿnh ḍng máu các thánh tử
đạo Việt Nam và là con cái của cha thánh An tôn.
Số giáo dân hiện nay khoảng 400 người. Ban hành giáo, các hội
đoàn khác với tinh thần phục vụ luôn đem lại sức sống mới cho giáo
họ.
Những năm gần đây, con em giáo họ đă có nhiều mặt thăng tiến về
giáo lư đức tin và văn hóa. Kế thừa gia sản đức tin, truyền thống
hiếu học của cha ông để lại, con em trong giáo họ đạt nhiều kết quả
giỏi và xuất sắc trong các kỳ thi giáo lư hằng năm. Bên cạnh đó,
ngày có nhiều em trong giáo họ bước vào trường đại học trên mọi miền
đất nước.Giáo họ cũng vui mừng bởi sự hiện diện của con em dấn thân
phục vụ trong các hội ḍng như Nữ Đa Minh Rosalima, Xitô Thánh Gia,
Biển Đức, Con Đức Mẹ Đi Viếng, …(Các con em ở đây được hiểu kể cả
người gốc giáo họ hiện đang ở Đaklak).
Lịch sử thánh được kết dệt bởi t́nh thương nhiệm mầu của Thiên
Chúa và từ trang sử b́nh dị giản đơn của con người. Đến nay, mảnh
đất Đồng Xuân gần 130 năm hiện diện, (Bảy cố tổ: cố Tám, cố Quưnh,
cố Sinh, cố Sôn, cố Xuân, cố Lập và cố Tiều), 56 năm thành lập giáo
họ. Đó là chặng đường dài cùng đồng hành với dân tộc và Giáo hội
Việt Nam. Lịch sử ấy đang từng ngày được Thiên Chúa biến đổi nên một
lịch sử mới. Lịch sử của những con người đang trên đường lữ hành đức
tin.
Suốt chặng đường dài cùng đồng hành với dân tộc và Giáo hội, mỗi
người trong giáo họ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa nhân từ qua cha thánh
An tôn đă thương ban cho chúng ta được lớn lên trên mảnh đất quê
hương Đồng Xuân thân yêu. Mảnh đất nơi hạt giống Tin Mừng được gieo
bởi các bậc tổ tiên. Cảm tạ Thiên Chúa v́ Chúa luôn yêu thương, quan
pḥng săn sóc mỗi người trong giáo họ đi qua biết bao thăng trầm
cuộc sống. Trong những chặng đường đó, Chúa luôn an bài ban xuống
muôn vàn hồng ân qua thánh An tôn cho con cái. Như lời vịnh gia ca
ngợi t́nh thương nhiệm mầu của Thiên Chúa, người giáo họ Đồng Xuân
qua các thế hệ cũng cất lên lời ngợi ca : “Muôn ngàn đời Chúa vẫn
trọn t́nh thương” (Tv 106;136).
Nh́n lại những thăng trầm đă qua của giáo họ, chúng ta chung lời
tri ơn các bậc tổ tiên đă xây đắp, gầy dựng cho quê hương. Mảnh đất
quê ta đă đánh đổi biết bao công lao, mồ hôi, nước mắt của các bậc
tổ tiên, cha anh đi trước để mỗi người được sinh ra và lớn lên. Quê
hương đó, nơi có gia sản đức tin Men, Mối, Ánh Sáng Tin Mừng và
truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại cho muôn thế thệ sau. Soi rọi
vào lịch sử cũng là lúc t́m lại căn tính, bản sắc quê hương, người
Đồng Xuân trân trọng với truyền thống tốt đẹp các cha anh để lại,
đồng thời cũng hướng về tương lai phía trước. Trong tương lai đang
hứa hẹn, mỗi người sẽ góp phần làm cho giáo họ trở nên mảnh đất mà
người người thương yêu như Chúa dạy: “Anh em hăy yêu thương nhau như
Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 15,12).Cũng trên mảnh đất thân yêu,
mỗi người sống như các bậc tổ tiên đă đoàn kết yêu thương, đùm bộc
và cùng đồng hành, phát triển làm đẹp cho giáo họ, xă hội và Mẹ Giáo
hội. Cũng để cho giáo họ Đồng Xuân sẽ măi là nơi lui tới, thăm viếng
của những tâm hồn tin yêu, phó thác, tạ ơn Thiên Chúa qua cha thánh
An tôn.
12.2014
( Huệ Thiêng.H.Th)
[1] X Lm FX. Vơ Thanh Tâm, kỷ niệm 110 năm thành lập linh địa
Trại Gáo
[2] Alexandre de Rhodes, Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài. Dịch giả,
Nguyễn Khắc Xuyên, ch 30
[3] Giáo sư Phanxicô. Đào Trung Hiệu. Op, Cuộc lữ hành Đức Tin, cuốn
II, tr 192
[4]Cũng có thể vào năm 1880, v́ trước Văn Thân, có lẽ một số cố ở
Triều Sơn đă xuống ở nơi cánh đồng của giáo họ ngày nay
[5]Theo lời ông Thảo là cháu cố Lập kể: Cố Quưnh gánh rượu từ chợ
Huyện xuống cầu Đen, bậc tức với sưu cao thuế nặng, cố đập vỡ ṿ
rượu, cùng lúc gặp cố Lập chăn vịt, cố Xuân đi nhủi cá. Ba cố kết
thân với nhau lập nghiệp ở cánh đồng, ngày nay là Đồng Xuân
[6] Cố Tám theo kể là thầy giảng, v́ bảo vệ giáo dân ḿnh đánh chết
một người nhóm Văn Thân, nên cố về đời đến vùng Hà Tĩnh sinh sống.
[7] Cố Tám người Nghệ An, cố Quưnh người chợ Huyện, cố Sính người
Thạch Lưu, cố Sôn, cố Tiều người Triều Sơn, Cố Lập người Thạch Hạ.
Nguồn : UyNguyen -
Website Gx Xuân T́nh
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|