|

Lược
sử Giáo xứ Phú Vinh
< chưa có >
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

................................................

Cung hiến
thánh đường Phêrô:
Dấu ấn trong trang sử vàng của giáo xứ Phú Vinh
Sáng ngày 16/01/2009, giáo xứ Phú
Vinh (thuộc giáo hạt Đông Tháp) đă long trọng tổ chức mừng
lễ Cung hiến ngôi Thánh đường mang tước hiệu Thánh Phêrô.
Đức Cha Phaolô Maria chủ sự nghi thức cung hiến, đồng tế với
Ngài có 29 linh mục trong ngoài giáo hạt Đông Tháp cùng quý
nam nữ tu sĩ, quý khách và khoảng hơn 3000 giáo dân trong
giáo xứ tham dự thánh lễ.
Giáo xứ Phú Vinh hiện có 4200
giáo dân gồm 6 giáo họ. Là một giáo xứ thuộc địa bàn
vùng nông thôn, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An,
người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Trước
đây có một số hộ gia đình làm thêm thợ mộc, thợ nề.
Hiện tại cuộc sống chủ yếu vẫn dựa vào trồng trọt canh
tác. Giáo xứ có một số con em đi lao động ở nước ngoài
như ở Đức, CH Séc, Đài Loan… Nhìn chung, đời sống kinh tế
trong toàn giáo xứ phát triển mạnh, điều đó có tác dụng
thúc đẩy việc nâng cao dân trí và tạo đà phát triển bền
vững lâu dài.
Toàn
giáo xứ hiện có hơn 200 em học PTTH và có 24 em đang theo
học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc. Song
song với việc tăng triển về đời sống vật chất, Phú Vinh
cũng có nhiều Hội đoàn được thành lập, thể hiện sự đạo
nơi đây rất vững mạnh, như: Hội Thánh Tâm, Huynh đoàn Phan
sinh, Hội Lêgiô, Hội Don Bosco và Hội Thánh Thể. Đặc biệt
giáo xứ có những người con rất nhiệt thành hy sinh đóng
góp công của cho công cuộc xây dựng giáo xứ, giáo phận,
có đời sống đạo gương mẫu như anh Gioan Hoàng Văn Thịnh;
sáng hôm nay vợ chồng anh đã được Đức Cha Phaolô trao Bằng
khen ghi công - người nhiệt thành xây dựng Giáo Hội.
Ngôi thánh đường của giáo xứ được khởi công ngày
17/07/1996 và hoàn thành năm 1999 dưới thời Đức Cha Phêrô
Trần Xuân Hạp và cha quản xứ JB. Đinh Công Đoàn, với kích
thước chiều dài 53m, rộng 16m và tháp cao 37m. Năm
2007-2008, cha Gioan Trần Quốc Long nâng cấp và xây thêm 2
tháp.
Mười năm qua cũng là chuỗi thời gian trông đợi, hơn thế
nữa là niềm khát khao mong ước của những bậc tiền bối,
những bậc lão thành cao niên trong giáo xứ, đến một ngày
nhìn thấy vẻ huy hoàng tráng lệ của công trình giáo
đường hiện hữu – niềm mong ước của bao người con giáo xứ
Phú Vinh; và hôm nay là một ngày đại hạnh cho giáo xứ,
“vì một dấu ấn vàng son sẽ
được khắc ghi vào trang sử của giáo xứ, đó là việc ngôi
thánh đường của giáo xứ… được Đức Cha cung hiến cho Thiên
Chúa” (Lời của ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ).
Buổi
sáng mùa đông, ánh nắng nhạt màu không đủ xua tan cái
lạnh giá buốt như cứa vào da thịt nhưng cũng đủ để gợi
lên một không khí rộn rã hân hoan. Bầu khí ấy làm ấm
lòng biết bao người, cũng vì thế mọi người quên cái lạnh
giá khô hanh của những ngày cuối đông. Từ rất sớm, chúng
tôi đã thấy đông đảo đoàn người đổ về khuôn viên thánh
đường Phú Vinh trong nhiều màu sắc của đủ thứ trang phục
như một lễ hội tưng bừng cờ hoa. Đây đó những em nhỏ
chẳng biết chi gió lạnh, vẫn nở nụ cười trên bờ môi tái
nhợt; các cụ ông cụ bà cũng không ngại gió rét đã đến
để tận mắt nhìn thấy sự kiện hi hữu này của giáo xứ.
Thật là xứng với tên gọi phú vinh, sự giàu có phong phú
và vinh quang hiện rõ trên toàn quang cảnh của giáo xứ,
hiện rõ trong ngày đại lễ hôm nay.
Từ 7h30’ các Hội đoàn với những trang phục riêng của mình
đã tập trung vào đoàn rước Nhập lễ, tạo một khung cảnh
rợp muôn sắc màu dưới ánh nắng của buổi sớm mùa đông.
Tất cả đều hướng về ngày trọng đại này, hợp một ý để
cảm tạ tri ân tình Chúa xuống trên giáo xứ Phú Vinh.

Cung hiến nhà thờ là chung ḷng chung sức với nhau hiến dâng Ngôi
Nhà Thờ này để là của thuộc riêng về Thiên Chúa. Chúa là Đấng
Thánh, là Đấng cầm quyền cai trị muôn loài muôn vật, là Chủ hết
mọi loài mọi vật, thánh hiến là tuyên bố những điều đó nhưng đồng
thời cũng thực hiện những điều đó để cho lễ vật của chúng ta dâng
lên Thiên Chúa thuộc về Người. Chính Thiên Chúa sẽ nhận lấy ngôi
nhà thờ này như một lễ vật của riêng Người, nghĩa là Chúa sẽ ban
xuống cho vật đó, cho ngôi nhà thờ đó muôn vàn ơn phúc và linh
thiêng hóa, thổi hồn vào những vật liệu vô tri ấy biến chúng thành
những lễ vật sống động và mang lấy một ư nghĩa linh thánh. Ngôi
nhà thờ này sẽ trường cửu với thời gian, v́ từ nay nó thuộc về
Thiên Chúa, Đấng chẳng bao giờ thay đổi, vĩnh hằng bất biến trong
mọi thời đại, Đấng là của hôm qua, hôm nay và măi măi. Mọi sự kiện
thuộc về trần thế chỉ là tạm bợ, chúng chỉ được sinh ra và tồn
tại trong một khoảng thời gian nhất định. Lần mở lại lịch sử những
nền văn minh như Hy Lạp, La Mă, Trung Quốc, hay những nhân vật lẫy
lừng như Thành Cát Tư Hăn, Nă Phá Luân… ngh́n năm một thủa cũng đă
qua đi, vẻ anh hùng hào kiệt "chọc trời khuấy nước" cũng chỉ là
cái búng nhẹ giữa không trung bao la rồi ch́m lặng theo gió thoảng
bay đi, chỉ có ḿnh Thiên Chúa là bền vững, chỉ những biến cố và
những sự kiện thuộc về Thiên Chúa mới bền vững mà thôi. V́:
"Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều
có lúc, mọi việc đều có thời" và
"Tất cả chỉ là phù vân" (sách
Giảng Viên).
Lê
cung hiến nhắc nhở cho mọi người một điều: Mỗi người là
một viên đá sống động được dùng để xây nên đền thờ của
Chúa như Thánh Phaolô đã dạy:
“Hăy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây
nên Đền thờ thiêng liêng” (1Pr 2,5), nghĩa là không chỉ
những vật liệu vô tri, nhưng phải là những chất liệu được
thổi hồn, mang lấy thần khí sự sống, linh thiêng và bất
tử mới có thể tạo nên những công trình trường tồn với
thời gian - “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đó cũng là đòi hỏi
cấp thiết nhằm kiến tạo một “triết lý giáo dục” để cứu
vãn con người hôm nay, triết lý đó khởi đi từ mệnh đề
hãy biết tôn
trọng những giá trị tinh thần tâm linh, nền tảng và
là cách thế xây dựng con người trưởng thành đầy đủ.
Chúng ta thấy xã hội, với những chủ trương phát triển
kinh tế và những nhận thức sai lạc về con người, đã bỏ
quên chiều kích quan trọng này nơi con người, vì thế con
người ngày nay lớn lên chỉ thuần túy về mặt “con”. Câu trả
lời: “Tôi đi tìm một người” của Digogène xưa giữa ban ngày
mà cầm đuốc cháy sáng lục lọi tìm kiếm, vẫn còn nguyên
giá trị đối với nhân loại hôm nay. Thật vậy, trong cái
gọi là “người” của con người hôm nay vẫn thấy bước đi
loạng choạng bốn cẳng chứ chưa thấy vững bước trên hai
chân, và những tính cách thú bản, vật bản được mạo nhận
là nhân bản vẫn đầy dẫy trong nhiều nền giáo dục (Bài
giảng của Đức Cha Phaolô).
Ngôi thánh đường của giáo xứ Phú Vinh hôm nay được cung
hiến cho Thiên Chúa cũng nằm trong giai đoạn phục hưng tôn
giáo qua các dáng vẻ bên ngoài, nhưng quan trọng và thiết
yếu hơn của đời sống đạo vẫn là xây dựng đền thờ trong
tâm hồn mỗi người, đó là những lời nhắn gửi tâm huyết
của Đức Cha Phaolô đến với giáo dân giáo xứ Phú Vinh hôm
nay.
PV
|
|