|

Lược
sử Giáo xứ Vĩnh Giang
Ḍng sông ân sủng không ngừng tuôn chảy nơi miền sơn cước
11.10.2008

Lớn lên từ giáo họ Vĩnh Giang, thuộc xứ Cồn Cả, hạt Thuận Nghĩa,
gần một trăm năm qua là ḍng thời gian của ân sủng Chúa đổ xuống
trên mảnh đất miền sơn cước này, để đến hôm nay, ghi dấu sự trưởng
thành của họ Vĩnh Giang, đó là một tân giáo xứ: Giáo xứ Vĩnh Giang.
Những bước đi ban đầu
Vào những năm đầu của thế kỷ trước, 17 gia đ́nh thuộc giáo dân
các xứ: Thuận Nghĩa, Thanh Dạ và một số nơi khác đă quy tụ về trên
mảnh đất rừng thiêng nước độc hoang vu này để phát rẫy làm nương,
kiếm kế sinh nhai. Với thuận lợi là đất rộng, dễ canh tác, nên bà
con đă quây quần làm ăn sinh sống và nhanh chóng phát triển thành
một cụm dân cư nhỏ, từ những con người khai sơn phá thạch này đă lập
thành một giáo họ. Khi đă quy tụ được những con người cùng chung một
niềm tin, th́ việc đầu tiên là phải có nơi để làm việc thờ phượng,
bà con đă dựng nên một ngôi nhà bằng tre nứa cách khu vực nhà thờ
hiện nay chừng 300m.
Sau mười năm, vào khoảng năm 1916, giáo họ không ngừng phát triển
nhờ ư chí và nghị lực cùng ḷng nhiệt thành của mọi người, trên tinh
thần đó, giáo họ đă phát động chặt gỗ làm nhà thờ để nơi thờ phượng
Chúa được khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn mạnh của
ḷng tin nơi giáo dân. Nhưng đến năm 1918, Cồn Cả lúc đó đang là một
giáo họ, cũng phát động làm nhà thờ mới, hai bên đă thống nhất
chuyển đổi cho nhau, họ Vĩnh Giang dỡ ngôi nhà cũ của Cồn Cả về làm
nhà thờ trên nền đất của giáo xứ hiện nay, và mọi người cả hai họ
cùng chung sức đồng ḷng vào rừng đốn gỗ giúp họ Cồn Cả làm nhà thờ
mới.
Năm 1919, giáo họ Cồn Cả được nâng lên thành giáo xứ, tạo thêm sự
vững chắc cho ḷng đạo của bà con giáo dân trên miền rừng núi này.
Giáo họ Vĩnh Giang, thuở đầu xây dựng một ngôi nhà thờ nhỏ đủ cho
nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của một số người sinh sống trên đó.

Đến năm 1938, dưới thời cha Cẩn quản xứ, giáo họ Vĩnh Giang mới
tiếp tục nâng cấp ngôi nhà thờ, nhưng cũng chỉ đủ để xây mới mặt
tiền nhà thờ. Mười năm sau, khi cha Phêrô Nguyễn Văn Giám quản xứ
Cồn Cả, đây là giai đoạn Vĩnh Giang gặp nhiều khó khăn thử thách về
điều kiện khách quan. Nhưng nhờ bàn tay che chở của Thiên Chúa nhân
lành và Mẹ Maria, cùng với sự quan tâm nâng đỡ của cha Phêrô nên
giáo họ đă vượt qua tất cả.
Năm 1966, cha Giuse Cao Đ́nh Cai về quản nhiệm giáo xứ Cồn Cả. 23
năm là quăng thời gian cha Giuse đă dốc hết tinh thần và bầu nhiệt
huyết của một vị mục tử cho đoàn chiên, Ngài quan tâm đến đời sống
đạo và những sinh hoạt khác của con chiên. Năm 1973, cha Giuse thấy
được sự lớn mạnh không ngừng của giáo họ Vĩnh Giang nên Ngài đă phát
động giáo dân khai thác gỗ để xây dựng lại ngôi thánh đường.
Năm 1989, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt coi xứ Cồn Cả, thời điểm này,
ngôi nhà thờ giáo họ Vĩnh Giang đă được sửa sang sau 16 năm bị hư
hỏng nhiều, cùng với sự phát triển cả về con số giáo dân và ḷng đạo
được nâng lên, đáp ứng nhu cầu tâm linh của hơn 1000 con người, hơn
1000 ngh́n con tim và khối óc đang khao khát t́m kiếm hạnh phúc đích
thực, cha Phêrô đă cùng giáo dân họ Vĩnh Giang tiếp tục một bước
đường mới. Ngôi nhà thờ được xây mới lại hoàn toàn, lễ khởi công vào
ngày 30/11/1995 và sau 2 năm miệt mài lao động, đến tháng 10/1997
ngôi nhà thờ cơ bản đă được hoàn thành, chỉ c̣n phần tháp chuông do
điều kiện khó khăn chưa thể hoàn thành cùng một lúc.
Sang giai đoạn cha Phêrô Nguyễn Minh Tường quản xứ, ngài đă cùng
mọi người bắt tay vào làm tháp chuông và cuối năm 2000 th́ hoàn
thành. Từ đây tiếng chuông được ngân lên, tiếng chuông đánh động
ḷng người như thúc dục mọi người đến với Chúa đă làm cho họ đạo
Vĩnh Giang ngày càng lớn mạnh hơn.
Dịp Giáng Sinh 2001, cha Antôn Nguyễn Văn Đính nhận bài sai về
quản xứ Cồn Cả, một linh mục trẻ với ḷng nhiệt thành và năng động,
Ngài đă làm khởi sắc xứ mẹ Cồn Cả và giáo họ Vĩnh Giang bằng nhiều
hoạt động trong toàn giáo xứ. Đặc biệt, cha Antôn đă không ngừng
quan tâm đến việc nâng cao kiến thức giáo lư và văn hóa cho các bạn
trẻ trong giáo xứ. Từng bước đi lên, giáo họ Vĩnh Giang ngày một
vươn ḿnh trong thế đứng xứng tầm một giáo xứ; trước thực tế đó và
thể theo nguyện vọng của giáo dân, cha Antôn đă làm đơn gửi lên Bề
trên Giáo phận xin được thành lập xứ. Và Bề trên Giáo phận đă chấp
nhận thỉnh nguyện thư của giáo họ Vĩnh Giang, Quyết Định thành lập
giáo xứ Vĩnh Giang được cấp ngày 05/7/2008.
Thành quả hôm nay
Giáo xứ Vĩnh Giang hiện có 1677 giáo dân, gồm có họ trị sở và họ
Vĩnh Yên, được tách từ giáo xứ Cồn Cả. Vĩnh Giang thuộc địa bàn hành
chính xă Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn. Là một khu vực miền núi có diện
tích rộng nhất tỉnh Nghệ An với chiều dài hơn 18km và chiều ngang
gần 5km, Nghĩa Lộc là một xă có 2 giáo xứ trên cũng một đơn vị xă.
Số con em trong giáo xứ Vĩnh Giang học lên cấp Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp hiện chiếm khoảng 10% trong tổng số kết quả
của toàn xă Nghĩa Lộc.

Từng bước đi lên như sự phát triển để khẳng định ḿnh, để cùng
với hơn 8500 giáo xứ trong Giáo hội Việt Nam có tên trong sổ bộ Ṭa
Thánh, hôm nay Vĩnh Giang thực sự đón nhận được niềm vui đó.
Sáng ngày 10/10/2008, cùng với niềm vui ngôi nhà thờ mới được
cung hiến là sự kiện hy hữu có một không hai của giáo họ Vĩnh Giang:
Tân giáo xứ Vĩnh Giang được thành lập. Đức Cha Phaolô Maria Cao Đ́nh
Thuyên cùng với 20 linh mục trong và ngoài hạt Thuận Nghĩa và gần
3000 giáo dân đă hiệp dâng cầu nguyện cho tân giáo xứ.
Một buổi sáng mùa thu lịch sử nơi giáo xứ Vĩnh Giang, đẹp như bức
họa của một nghệ sĩ tài hoa, khung cảnh Vĩnh Giang trong muôn màu áo
khoe sắc dưới nắng nhạt màu, gợi một cảm giác hạnh phúc ngập tràn
trong ḷng mọi người, v́ nh́n thấy được sự lớn mạnh của Giáo phận
nói chung và giáo xứ Vĩnh Giang nói riêng.
Cần khẳng định rằng: Chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi
như một ḥn đảo giữa biển khơi, hay như một pháo đài biệt lập. Trái
lại, chúng ta sống là sống với người khác trong một cộng đoàn, trong
một xă hội. Về phương diện tôn giáo, cộng đoàn đầu tiên, xă hội đầu
tiên chúng ta sống với, đó là gia đ́nh, tiếp đến là giáo xứ. Giáo xứ
là nơi cộng đoàn Kitô giáo họp mặt nhau với thiên hướng đón tiếp tất
cả mọi Kitô hữu đến quanh Thánh Thể, quanh Chúa Kitô, qua thừa tác
vụ của cha quản xứ. Giáo xứ là nơi mà mọi Kitô hữu, mọi kẻ đă nhận
phép rửa, bất kể biệt sủng họ nhận được ra sao, đều có thể sống và
ḥa nhập vào đời sống Giáo hội. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong
tông huấn “Ecclesia in Asia”, về Giáo hội tại Á Châu, đă đưa ra một
định nghĩa như sau: “Giáo xứ là nơi thông thường cho tín hữu qui tụ
lại để được lớn lên trong đức tin, để sống mầu nhiệm hiệp thông Giáo
hội và tham gia vào sứ mạng của Giáo hội”.

Tuy nhiên, một giáo xứ đúng nghĩa phải sống triệt để đặc tính
TRUYỀN GIÁO, một trong những đặc tính cốt yếu của Giáo hội. ĐHY
Schönborn, Tổng giám mục giáo phận Vienne, Áo, suy tư về căn tính và
tương lai của một giáo xứ, Ngài đă khẳng định: "Một giáo xứ phải trở
thành truyền giáo, nếu nó c̣n muốn tồn tại". Tổng giám mục giáo phận
Vienne nói trong bối cảnh xă hội Tây âu, nhưng thiết nghĩ, xă hội Á
đông với tâm thức tôn giáo bám rễ chặt trong đời sống mỗi người cũng
không thể miễn chước trước sự cảnh báo này. V́ sinh khí của một giáo
xứ hay một tín hữu được thể hiện nơi tính chất truyền giáo, Thánh
Phaolô: "Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lư
do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn
thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!" (1 Cr 9, 16).
Như một ḍng sông bất tận chảy măi nguồn nước ân sủng, Vĩnh Giang
tự hào vươn lên cùng sánh vai với hơn 8500 giáo xứ trong toàn Giáo
hội Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Cầu chúc cho Vĩnh Giang
măi măi là ḍng sông chở nặng phù sa bồi đắp thêm màu mỡ trên những
cánh đồng truyền giáo.
Nhân dịp này, cũng nhằm tuần Chầu Lượt của giáo xứ Cồn Cả, Đức
Cha đă ban Bí tích Thêm sức cho 270 em trong giáo xứ vào chiều thứ 6
ngày 10/10/2008. Giáo xứ Cồn Cả đang trong quá tŕnh xây dựng nhà
thờ, đă được 2/3 công tŕnh, nên tuần Chầu được tổ chức tại giáo họ
Đập Đanh, cách Cồn Cả khoảng 200m.
Giuse Trần Văn Học
* Nguồn : Trang Web Giáo Phận
Vinh
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|