Giáo phận Vĩnh Long

Nhà thờ Giáo xứ Cù Lao Lá

 

Nhà thờ Giáo xứ Cù Lao Lá
Giáo hạt Bến Tre

 

Địa chỉ : Ấp: Cù Lao Lá, Xã: Tân Mỹ, Huyện: Ba Tri, Tỉnh: Bến Tre ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Lễ Khánh thành nhà thờ Giáo xứ Cù Lao Lá (20/6/2017) - Hình ảnh  - ( Video  )

 

Lược sử Giáo xứ Cù Lao Lá

I. CÙ LAO LÁ và xã mới TÂN MỸ:

Cù Lao Lá có diện tích 840 mẫu. Nơi đây gọi là Cù Lao lá vì vào thời Pháp thuộc, là một cù lao nhỏ thuộc huyện Bình Đại; vùng đất có hình tròn như quả trứng, được bao bọc bốn bên bởi hai con sông: sông Sau (bên Ba Tri) và sông Ba Lai (bên Bình Đại). Khi xưa là một cù lao, đất rẩy thả, bưng biền, lá dừa nước, chà là, ô rô tự mọc. Từ năm 1960, nơi đây là căn cứ của Cách Mạng. Con sông Sau, trước năm 1960, đã bị ngăn đập; hôm nay đã cạn gần mất dấu vết; sông Ba Lai, tự do chảy, nên ngày hôm nay rất rộng, gần 800 mét. Cù lao Lá thời Pháp, thuộc huyện Bình Đại. Năm 1983, Bà Tư Cần, Chủ Tịch UBND huyện Bình Đại ký tên giao trả phần đất này lại cho Ba Tri. Cù Lao Lá hiện nay khá trù phú, vì được khai phá thành đồng ruộng lúa hoặc ruộng mía. Tương lai tiềm năng kinh tế nơi đây, chỉ sau 6 năm, từ 2000 đến nay, đã tiến lên khá rõ rệt.

II. HỌ ĐẠO CÙ LAO LÁ:

a/. Nhà thờ đầu tiên:

Trước năm 1940, họ đạo Cù Lao Lá thuộc địa phận Vĩnh Long, thuộc hï đạo chính là Giồng Tre (thời Cha Phaolô Chiếu 1940-1954) vì phần đất Cù Lao Lá, còn thuộc quận Bình Đại (mặc dầu ở bên này sông Ba Lai, thuộc Ba Tri)... lúc đó đã có Nhà thờ Cù Lao Lá; nhưng lớn nhỏ thế nào? Không rõ. Dĩ nhiên chắc chắn số giáo dân không nhiều. Sau đó vì chiến tranh, nên Nhà thờ đã bị tàn phá... Giáo dân vì thế, đã về bên Rạch Gừa cất Nhà thờ bên đó để giữ đạo, ngang Cù Lao Lá nhưng bên kia sông, đi sâu vào lối 800m.

b/. Nhà thờ thứ hai:

Năm đình chiến (1954), giáo dân trở về Cù Lao Lá cất lại Nhà thờ....nhưng đến sau năm Đồng khởi (1960), Nhà thờ lại bị bom đạn tan hoang, chỉ còn nền nhà cho đến nay, và đất Nhà thờ, Nhà nước đang sử dụng...

Trong lúc chiến tranh và mất Nhà thờ, giáo dân lại chạy về Rạch Gừa nương náu bên họ đạo này. Dù vậy sau năm 1975, Nhà thờ Rạch Gừa cũng còn hoạt động, nhưng không thường xuyên lắm. Năm 1976, Thày Triệu, Kitô Vua Cái Nhum đang giúp ở đây, thấy tình thế không sáng sủa đã bỏ đi. Năm 1977, cha Phaolô Chiếu có đến ban lễ được ít lần. Đến năm 1986, Nhà thờ Rạch Gừa biến thành trường học. Năm 1995, Cha Tôma Hiệp cho sửa lại Nhà thờ khang trang một chút và có lễ thường xuyên ngày Chúa nhật đến hôm nay... Trong khoảng thời gian này (từ 1960 đến hôm nay, Cù Lao Lá nương náu nhờ Họ đạo Rạch Gừa).

III. SỐ GIÁO DÂN:

Hiện nay, họ đạo Cù Lao Lá có 102 gia đình Công giáo (thêm Họ đạo Bình Khương nữa: 18 gia đình = 120 gia đình), trong đó có lui tới nhà thờ là 60 gia đình. Đã lập danh sách cụ thể. Nếu nói số giáo dân hiện nay, 102 gia đình, là những người gốc của Cù Lao Lá khi xưa thì không đúng; nếu nói họ là người Rạch Gừa hoàn toàn, cũng không đúng nốt. Nhìn lại vùng đất nầy trong thời gian những năm từ 1950 đến 1975, thực ra có lúc nào được gọi là hòa bình? Vì thế, người dân đến đây lập nghiệp trong lúc chiến tranh, có mấy ai muốn ở lại? Sau 1980, vùng nầy được coi là vùng kinh tế mới, nên có nhiều người xứ khác đến đây lập nghiệp. Cũng có thể kết luận: Dân Cù Lao Lá hiện nay lối ½ là dân Cù Lao Lá, Rạch Gừa, hoặc Giồng Tre. Số còn lại là người xứ khác....

IV. SINH HOẠT HIỆN NAY:

Cù Lao Lá hiện nay chưa có Nhà thờ, nên cũng không có thánh lễ thường xuyên. Mỗi tháng, chúng tôi cố gắng cử hành một thánh lễ tại gia... Ngày 25.10.2007 vừa qua. Ông Phạm văn Đởm, hiện là Câu I của họ đạo Cù Lao Lá, xin địa phương cho phép ăn lễ Tân Gia ngôi nhà ông vừa xây dựng xong, và xin dâng thánh lễ Tạ ơn mừng nhà mới, và sau này Ông sẵn sàng cho họ đạo mượn nhà của ông để dâng lễ thường xuyên. Họ đạo đang làm đơn xin Nhà Nước cho phép mượn nhà ông làm Điễm sinh hoạt Tôn giáo theo điểm nhóm.

Ngoài ra Họ đạo vừa thành lập Ban Qưới chức tạm thời (12 người) để xử lý công việc.

Họ đạo có hai em đang là Dự tu tại dòng MTG Cái Mơn:

* Maria Huỳnh T. Bảo Ngọc, 1992 .

* Maria Nguyễn T. Phi Huyền, 1992 .

Có 4 sinh viên nam nữ đang theo đại học, 5 Thầy cô giáo.

Họ đạo Bình Khương, hiện nay thuộc địa sở Ba Châu, sát ranh Cù Lao Lá, chỉ cách Cù Lao Lá 6 km. Trước năm 1960 có Nhà thờ, có sinh hoạt mục vụ... Hiện nay Nhà thờ không còn, phần đất đã bị nhà tù K 20 quản lý. Hiện còn khoảng 18 gia đình Công giáo.

V. ƯỚC MƠ CHO TƯƠNG LAI:

Cù Lao Lá rất ước mong có Nhà thờ với hai lý do: - 1. cho người giáo dân đi lễ dễ dàng hơn, vì hiện nay họ phải đi lễ Tân Xuân, Mỹ Thạnh, quá xa; còn đi Rạch Gừa phải qua sông. Dù khi có Nhà thờ, việc đó cũng không làm người ta có đức tin, nhưng hình ảnh Nhà thờ chính là dấu hiệu của niềm tin, của sự hiệp nhất người tín hữu.- 2. Họ đạo Bình Khương (mất Nhà thờ) thuộc Giồng Trôm, còn độ hơn chục gia đình, còn giữ đạo, chỉ cách Cù Lao Lá gần 5 km đường tốt; nếu Cù Lao Lá có Nhà thờ, họ sẽ đi lễ ở đây, gần hơn nhiều...

Cù Lao Lá, 13.01.2008

* Nguồn :  Trang Web GP Vĩnh Long

 


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Cù Lao Lá

 Hình ảnh Lễ Khánh thành nhà thờ Giáo xứ Cù Lao Lá (20/6/2017)

Nguồn :  Trang Web GP Vĩnh Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]