Giáo phận Xuân Lộc

Nhà thờ Giáo xứ Giang Điền

 

Nhà thờ Giáo xứ Giang Điền
Giáo hạt Phú Thịnh

 

Địa chỉ : Xă Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Antôn MC. Nguyễn Ngọc Lâm - CMC
Phó xứ     : Linh mục Inhaxiô Vũ Văn Lê CMC

Tel

 

E-mail

giaoxugiangdien@gmail.com
http://giaoxugiangdien.com/

Năm thành lập

08 / 07/ 1975

Bổn Mạng

Thánh Giuse Thợ (01.05)

Số giáo dân

5156

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Thánh lễ mừng kỷ niệm 40 năm thành lập và ban bí tích Thêm sức. (13/8/2015) - H́nh ảnh

 

Lược sử Giáo xứ Giang Điền

Quá tŕnh h́nh thành và phát triển

Năm 1972, dân chúng ở các thành phố có xu hướng về nông thôn t́m đất canh tác. Cùng năm, Cha Giuse Trần Đức Hóa chánh xứ Nam Ḥa - Sài G̣n và Cha Gioan Baotixita Lương Hoàng Kim đưa một số giáo dân đến khu rừng ở phía Nam Trà Cổ cách quốc lộ 1A khoảng 3km để khai hoang lập nghiệp và lập nên trại T́nh Thương.

Ngày 15.08.1973, Cha Gioan Baotixita Lương Hoàng Kim đă cử hành thánh lễ đầu tiên tại trại T́nh Thương với khoảng 40 giáo dân tham dự.

Sau năm 1975, với chính sách giăn dân đi kinh tế mới, nhiều giáo dân từ các thành phố đă đến gia nhập trại T́nh Thương. Thời gian này, cộng đoàn T́nh Thương dựng một nhà nguyện tạm bằng tôn (10m x 25m) để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.

Ngày 08.07.1975, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lăng thành lập Giáo xứ Giang Điền và cử Cha Augustinô Maria Đặng Ngọc Hưởng làm Cha xứ tiên khởi.

Năm 1980, cộng đoàn Giáo xứ Giang Điền tu sửa nhà nguyện cũ bằng vách đất trộn rơm, mái tôn (33m x 19m). Một năm sau, Cha Augustinô Maria và cộng đoàn đă dâng thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện này.

Ngày 18.12.1993, cộng đoàn Giáo xứ Giang Điền đă khởi công xây dựng nhà thờ mới (24m x 20m) và khánh thành vào ngày 04.01.1995. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm CMC, Giáo xứ đă ổn định và phát triển về mọi mặt.

Địa dư: Đông giáp xứ Xuân An; Tây giáp xứ Tân Cang; Nam giáp xứ Xuân Thịnh; Bắc giáp xứ Trà Cổ.

Diện tích: 2,5 km2
Dân số: 7.000 người : 1.331 gia đ́nh Công giáo, gồm 5.156 giáo dân - Tỷ lệ: 73,7%

Linh mục quản xứ:

Augustinô Maria Đặng Ngọc Hưởng (1975 - 2001)

Henricô M. Đinh Viết Phục (2001 - 2006)

Linh mục đương nhiệm: Antôn M. Claret Nguyễn Ngọc Lâm CMC (2006 -)

Cha phó: Inhaxiô L.M. Vũ Văn Lê CMC

Thánh bổn mạng: Giuse Thợ (01.05)

Ngày chầu lượt: CN II MV

Ḍng tu trong Giáo xứ hiện nay:

Mến Thánh Giá Xuân Lộc - Cộng đoàn Giang Điền
Đồng Công - Cộng đoàn Đồng Công Giang Điền

Thống kê

Năm 1975 1990 1993 2003 2010 2013
Giáo dân 821 3.425 3.442 3.564 4.808 5.156
Gia đ́nh 204 854 922 967 1.154 1.331
Tu sĩ Nam - 2 3 4 4 5
Nữ - 4 6 3 4 4

Nguồn : Website GP Xuân Lộc (27/4/2015)

..............

Lược sử Giáo xứ Giang Điền

Nguồn : Website Gx Giang Điền

Trại T́nh Thương. Những bước chân tiên phong (1972)

 

 

Năm 1972, do nhiều biến động thời cuộc, dân chúng ở các thành phố trong nước có xu hướng dời về nông thôn t́m đất canh tác.

Lúc bấy giờ có cha Giuse Trần Đức Hóa Chánh xứ Nam Ḥa Sài G̣n và Gioan B. Lương Hoàng Kim, đưa một số giáo dân đến khu rừng ở phía nam Trà Cổ cách quốc lộ khoảng 3km để khẩn hoang lập trại đinh cư gọi là Trại T́nh Thương.

Ban đầu muốn vào trại t́nh thương phải đi qua ngả Phú sơn, ṿng qua Tân cang. Về sau người ta mới liên hệ với ông Phan ở Trà Cổ để mở đường vào từ Trà Cổ như hiện nay.

Rừng hoang vu, cây cối rậm rạp, tre, mây, gai góc đan xen chằng chịt, khai thác rất vất vả, cũng may là các Cha cũng điều động được xe máy ủi hỗ trợ khai phá, người dân được chia đất và chỉ phải trả tiền xăng dầu.

Ngày 15 /08/ 1973 Cha Lương Hoàng Kim đă cử hành Thánh Lễ đầu tiên tại khánh đài trại T́nh thương (nay thuộc đất nhà Bà Cố Ṭng), có khoảng 40 người tham dự.

Ban điều hành trại T́nh Thương ban đầu gồm có : ông Nguyễn Văn Thiện làm tổng Thư Kư, ông Nguyễn Văn Lăng làm Thư Kư, ông Nguyễn Sơn làm điền địa. Thày Bích làm Thủ Quỹ.

Do t́nh h́nh phức tạp của thời chiến, trại t́nh thương phát triển chậm chạp và khó khăn.

Giai Đoạn H́nh Thành Giáo xứ Giang Điền

Sau biến cố 30/ 04/ 1975: chuyển sang chế độ mới, với chính sách giăn dân đi “kinh tế mới”, dân chúng từ các thành phố đă kéo đến xin gia nhập trại T́nh thương rất đông.

Chính quyền cách mạng lâm thời đổi tên trại T́nh Thương thành xă Hố Nai 5, sau ít lâu lại đổi thành xă Giang điền. Từ đó Danh hiệu trại T́nh Thương đă đi vào dĩ văng.

Xă chia thành 5 thôn : Đoàn Kết, Xây Dựng, Bảo vệ, Độc Lập, Ḥa B́nh. Khi ấy dân số Giang điền đă lên đến 3500 người với 97% là người Công Giáo.

Chủ tịch xă tiên khởi là ông Phan Thành Trung, ông rất tận t́nh giúp đỡ bà con giáo dân, ông thường liên hệ xin gạo phát cho mỗi gia đ́nh mỗi tháng được một bao, trong suốt mấy tháng đầu sau 30 / 4/ 1975.

Khoảng cuối tháng 5/1975 những người cũ đến trước 1975 đă họp tại nhà ông cố Cảnh (thân phụ cha Đạo) để bầu Hội đồng giáo dân lâm thời. Ông Hảo được giao làm chánh trương. Nhiệm vụ của Hội đồng là liên hệ kiếm linh mục về làm lễ và vận động làm nhà thờ.

Cùng trong thời điểm ấy, vào khoảng đầu tháng 06 năm 1975 Cha Augustino Đặng Ngọc Hưởng cùng với Thày Bonifacio Nguyễn An Trị, nguyên giám đốc Đệ Tử Viện Ḍng Đồng Công, và một số tu sĩ Đồng Công khác cũng rời bỏ tu viện ở Thủ Đức để ra đi với ước mong dấn thân phục vụ dân Chúa trong hoàn cảnh mới.

Điểm dừng đầu tiên của các ngài là căn nhà của gia đ́nh Tu sỹ Đ́nh thuộc khu vực giáo xứ Trà Cổ, hiện nay là căn nhà số 999 thôn 4, ấp trà cổ , xă B́nh Minh, huyện Trảng Bom. Ơ đây các Ngài cũng mua đất canh tác và đi lao động như mọi người dân.

Ngày 08 / 07/ 1975 các Ngài được “Hội đồng Giáo dân lâm thời” của Giang Điền ra mời vào chăm sóc mục vụ cho họ. Sau đó ít lâu Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lăng đă ban sắc thành lập Giáo xứ Giang Điền theo Giáo luật, và ban bài sai cho Cha Augustino Đặng Ngọc Hưởng làm Cha Xứ tiên khởi của Giáo xứ Giang Điền. Giáo xứ Giang Điền cũng chia thành năm giáo họ ứng với năm thôn: giáo họ Phêrô, Phanxicô, Martino, Mân Côi và Kitô Vua.

Lúc bấy giờ ngoài Cha Augustino và thày Bonifacio là hai cột trụ của giáo xứ, c̣n có bốn thày Tập sinh: Thày Thanh, Thày Sủng, Thày Hiền, Thày Trường, các thày này c̣n rất trẻ, đến nỗi giáo dân có người vui miệng gọi là các Thầy nhi đồng.

Bốn Thày mỗi thày một tài năng riêng biệt. Thày Thanh có tài ăn nói, ngoại giao, dạy Giáo lư vui nhộn, dễ hiểu, lớp học luôn rộn ră tiếng cười. Thày Sủng thiên về âm nhạc, có khả năng chơi đàn và điều khiển ca đoàn. Thày Hiền th́ giỏi về điện, có thể sửa máy và trông coi điện đóm nhà thờ. C̣n Thày Trường th́ giỏi lănh vực trang trí hội họa.

Sự hiện diện của các thày đă tạo được nhiều niềm vui cho giới trẻ, v́ nếp sống giản dị, khôi hài, nhiệt tâm, hăng hái trong mọi hoạt động, gian khổ không làm nản chí. Nhưng các thày cũng phải chịu nhiều thử thách gian nan. Trước hết là phải từ giă bút nghiên để theo nghiệp lao công: những bàn tay búp măng xưa nay chỉ biết cầm bút bây giờ biến dạng thành bàn tay búp chuối chai phồng, đau nhức mà cũng cố gắng tay cày tay cuốc, phơi nắng dầm mưa, nhiều lúc cơ thể nhuốm lạnh, quần áo ẩm ướt, rét mướt thấu tận xương, run cầm cập. Có những đêm phải ngủ lại trong rừng để canh giữ hoa màu: đêm khuya thanh vắng, yên tĩnh, hoang sơ cộng với một khoảnh khắc tự do, thả lỏng tâm tư, thoải mái nh́n sao lấp lánh và nghe dế nỉ non... Đó là cái thời cả nước lấy lao động làm vinh quang...Thứ đến là biết bao thử thách trong đời sống tu tŕ giữa thời buổi nhiễu nhương. Khoảng mười mấy năm sau, ba thày trẻ đă đi theo ơn gọi khác, chỉ c̣n lại Thày Thanh, đă được thụ phong linh mục và đang phục vụ tại giáo phận Sài G̣n.

Cũng có hai Thày đại chủng viện, do hoàn cảnh lúc bấy giờ chủng viện bị giải tán, theo gia đ́nh về Giang Điền làm rẫy, đó là Thày Đạo và Thày Định, hai Thày tuy ở nhà với gia đ́nh nhưng cũng giúp giáo xứ trong lănh vực dạy giáo lư, tập hát cho ca đoàn, làm cho bầu khí của giáo xứ thêm sống động. Sau đó ít lâu hai thày đă được thụ phong linh mục và hiện đang làm chánh xứ ở nơi khác.

Những nguồn kinh tế

Rừng xanh

Như mọi vùng kinh tế mới, Giang Điền có nguồn lợi rừng. Rừng cung cấp đủ thứ. Trước hết là chặt cây làm nhà. Những năm đầu, Giang Điền chưa có nhà xây, mà toàn là nhà bằng đất với cây, mây, tre, lá. Tất cả đều do rừng cung cấp.

Rừng Giang Điền cây cối th́ nhiều thế nhưng không thể khai thác đúng mức được, hơn nữa cũng không có phương tiện khai thác. V́ lúc ấy xe đạp thồ cũng chưa có, người dân nhắm chặt cây nào nho nhỏ đủ sức vác thôi, c̣n cây to th́ phải dùng xe ḅ mà chỉ dân làm rừng chuyên nghiệp mới có. Hơn nữa bụng đang đói, cần trồng cái ǵ có cái ăn trước mắt đă. Nên dân chúng chỉ biết đốt phá rừng để làm rẫy. Rừng Giang Điền thuộc dạng rừng nguyên sinh, cây cối bạt ngàn.. Nhưng trước sức tấn công của con người, cái kho tàng vô tận ấy cũng mau tiêu tan. V́ cuộc sống trước mắt người ta đành phải đốt phá rừng. Tương lai bị đốt cho hiện tại. Đêm đêm, cả một chân trời đỏ rực, gió lùa thốc những đốm than đỏ cuốn theo nhau bay lên trời như kim tuyến, những tiếng kêu đặc trưng của cháy rừng lốp bốp nổ rền vang… sức tàn phá của con người thật kinh khủng, chỉ sau một thời gian, hàn g trăm hécta bị đốt bỏ trơ trụi, cây to, cây bé biến ra tro hết.

Thày Trường cho biết cảm tưởng: “là những người dân ở thành phố, lớn lên giữa rừng nhà bê tông, khi phải di cư đến Giang Điền th́ điều ấn tượng nhất là cảnh thiên nhiên, được nh́n ngắm và sống ở rừng thật thú vị. Lạ lẫm từng gốc cây to, từng con thú, dù đă được xem khỉ ở sở thú, nhưng nh́n khỉ đi từng đàn, chuyền cành gọi nhau “ẹc ẹc” um tỏi th́ mới thú vị. Rồi th́ chồn, sóc, cheo, nhím, nai, heo rừng…cả voi nữa”.

Thày Sủng thời gian coi hội Thánh Giuse, c̣n tổ chức cho các em tối qua rừng bẫy thỏ rừng, nhất là vào đêm trăng thỏ đi ăn đêm, sáng về mang những chú thỏ to đem bán gây quỹ cho hội. Có nhiều em rất giỏi, tay không mà vẫn bắt được cá.

Sông Buông

Giang Điền có ḍng sông Buông, Ḍng sông chia cách đôi bờ, bờ phía bắc là khu định cư, bờ phía nam là nơi canh tác nông nghiệp. Thật là một chốn đôi quê, hàng ngày vượt qua sông để đi làm là cả một vấn đề. Ban đầu chưa có cầu, để qua sông, người ta căng một sợi dây cáp, chân rà từng cục đá, tay lần từng khúc dây và cứ thế lội qua sông, từ bờ sông phải leo một đoạn dốc đứng gập ghềnh và trơn trượt mới lên tới đường ṃn hai bờ để vô rừng hay về làng. Về sau người ta bắc chiếc cầu gỗ có thể đi bộ hoặc xe đạp thồ đi qua được, nhưng cũng thuộc dạng “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”. Măi đến giữa thập niên 90 tức là gần 20 năm sau ngày thành lập xứ th́ mới có cầu đúc bằng bê tông.

Dù sao ḍng sông ấy cũng là một ưu đăi của thiên nhiên, sông có ghềnh thác nên thơ, có một cái ǵ đó rất thú vị. Đi làm về mệt nhọc, đến bờ sông ngâm ḿnh xuống ḍng nước mát lạnh là thấy tan đi bao nhiêu nhọc nhằn, hay hôm nào trời nóng nực ra nhảy ùm, bơi vài ṿng thấy rất sảng khoái.

Nhưng ḍng sông cũng không phải hiền ǵ, năm nào cũng cuốn đi mấy mạng người… người chết đầu tiên là con ông Hải. Ong Hải có miếng đất sát sông Buông nằm khu vực chính cửa rừng, con ông đang phát tre phá rừng làm rẫy, th́ thấy con khỉ con, anh đến bắt th́ nó cứ nhởn nhơ chạy, đuổi theo vồ th́ không vồ được, dần dần chú khỉ bị dồn đến bờ suối, nghĩ là bắt được, con ông đến bắt, th́ chú khỉ lại nhảy xổng xuống sông, thế là cậu bé cũng nhảy theo v́ không biết bơi lại gặp chỗ sâu qua đầu nên cậu chết đuối. Và c̣n nhiều những cái chết đuối cũng rất vô duyên, vô duyên đến đỗi không ngờ, như bà quản Thành, cũng là dạng bơi cao thủ mang quần áo ra sông giặt th́ chết đuối. Vợ chồng anh chị Hải cũng thế, nghỉ hè lên Giang Điền thăm bác, dẫn nhau ra sông tắm. Anh dắt vợ qua sông, vợ bị nước cuốn trôi, chồng đứng nh́n mà không làm ǵ được. Và cứ thế, lâu lâu lại có người chết đuối.

Tuy vậy, ḍng sông cũng cung cấp cho dân nhiều lương thực đáng kể, nhất là khu vực gần thác c̣n có một loại thủy sản rất quư đó là tôm càng xanh, loại tôm này to và rất cao giá v́ là dạng xuất khẩu, giá cao gấp mười mấy lần thịt gà. Muốn bắt loại tôm nay người ta dùng xiên với cặp mắt lặn của người nhái. Họ lặn xuống thấy chúng đâu là họ xâm, Giang Điền gọi là đi xâm tôm. Ngoài ra c̣n có nhiều loại tôm cá khác, chiều chiều rảnh rỗi cầm cái te là tha hồ xục tôm, tép. Hay là quăng chài, giăng lưới cũng dễ dàng bắt được nhiều cá.

Làm Ruộng

Trước 1975 trại T́nh thương mới có ở mạn bắc Sông Buông với khoảng 100 hộ dân. Sau 30/4/1975 những người cũ bán ruộng rẫy cho những người mới đến để làm thổ cư. Sau đó chính quyền xă cho du kích sang bên kia sông khai phá rừng chia cho dân làm ruộng rẫy, dân trả tiền cho du kích. Nhưng đến năm 1976, nhà nước thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp, áp dụng chính sách hợp tác xă, lao động tập thể. Không may năm 1977 lại bị nạn rày nâu phá hoại nên cả xă mất mùa, dân chúng đói khổ, nhiều nhà không c̣n ǵ để ăn, dù có tiền cũng không mua được gạo. Cửa hàng hợp tác xă chỉ bán nhỏ giọt. Cũng may dân ta lắm sáng kiến, nhiều người bắt đầu đi các nơi buôn gạo chui. Có người ra tận Nha Trang mua gạo về bán, gạo được dồn trong những túi bó sát vào người, đi lại bằng xe lửa, cũng đi chui, trốn vé, có khi ngồi cả lên nóc xe lửa, về gần đến ga Trảng Bom là hè nhau nhảy xuống, thật là một giai đoạn kinh hoàng…nhờ đó mà trong năm đói ấy không ai bị chết đói nhưng hầu hết phải ăn độn.

Được vài năm thấy làm tập thể không đem lại kết quả ǵ, chính quyền lại chia đất cho cá thể làm để thu thuế. Đa số tiếp tục làm ruộng, nhưng một số người gặp những lô đất cằn cỗi, sợ làm không đủ đóng thuế, nên bỏ về lại thành phố.

Buôn bán chui.

Một số người khác bắt đầu chuyển sang nghề đi buôn chui (do chính sách bao cấp, cấm tuyệt việc buôn bán nên những người buôn bán phải lén lút chui lủi). Họ buôn đủ thứ : từ củi cho đến các loại nông sản như củ ḿ, đậu, bắp… họ chất từ một đến vài trăm kí lô trên những chiếc xe đạp thô sơ, thồ luồn lách qua những lối tắt vượt mấy chục cây số, đi xuống măi Trà Cổ 2 (ngày nay là Xuân Trà) để bán, có chuyến trót lọt, nhưng cũng không thiếu những lần bị bắt, bị tịch thu hết. Những người sống trong giai đoạn đó, chắc không ai mà không biết đến Ba Chỉa, một nhân vật khét tiếng bắt bớ những người người nghèo khổ buôn thúng bán bưng để t́m đường sống.

Nghề đi xe thồ cũng là một nghề khá nguy hiểm, người ta thồ hai hoặc ba tạ ḿ hay những khúc cây quá to quá nặng bằng chiếc xe đạp thồ trên đường lầy lội hoặc dốc đứng nguy hiểm, chỉ trật chân, đổ xe là mất mạng hay què như chơi. Thời ấy quả thực rất khó kiếm tiền. Nông sản làm ra phải bán nghĩa vụ rẻ như bèo. Mà bán chui ra ngoài th́ dễ dàng bị đội quản lư thị trường bắt bớ tịch thu…

Những Nghề nguy hiểm.

Cũng do kinh tế quá khó khăn, nên người dân đă liều lĩnh làm nhiều việc nguy hiểm để kiếm tiền, như nghề cưa bom chẳng hạn. Không hiểu thời chiến tranh Giang Điền là vùng đất như thế nào mà sau 1975 thấy lưu lại quá nhiều hố bom và bom chưa nổ cũng rất nhiều. Có người giải thích nơi đây là vùng tự do oanh kích, nghĩa là chỗ xả bom, có những máy bay ném bom chưa hết, th́ về những vùng như thế xả, rồi mới đáp xuống phi trường, không biết có phải vậy không! Cho nên dân Giang Điền tha hồ mà cưa bom lấy nhôm bán ve chai… và không thiếu những cảnh thương tâm, như có lần buổi sáng Chúa nhật, khoảng gần trưa, một tiếng nổ rất lớn inh tai nhức óc, nhà cửa rung rinh, đồ đạc di chuyển, mọi người bàng hoàng chưa biết chuyện ǵ. Bấy giờ Hội Đồng Giáo Xứ đang họp, ông Phó H. hoảng hốt kêu “chết con tôi rồi” thế là ông chạy thẳng sang rừng. Và đúng như vậy. Hai đứa con trai của ông và bé Sinh con anh H. bị bom nổ banh xác. Người ta phải đợi đến chiều đi lùng kiếm chỗ nào kiến bu để nhặt từng miếng thịt. Một vụ khác: C. với V. mang quả bom ra cưa, C. th́ ngồi trên đục, c̣n V. th́ ngồi đàng trước, bom nổ C. mất xác, c̣n V. th́ không hiểu sao cháy rụi tưởng chết nhưng thoát được. Bây giờ vẫn c̣n sống.

Như đă nói trên, kinh tế Giang Điền chủ yếu trông vào nông nghiệp, nhưng đất Giang điền hầu hết là đất cát trắng, chứ không phải là đất đỏ ba-zan như vùng Long Khánh hay Gia Kiệm, cho nên chỉ được mấy năm đầu mới phá rừng c̣n được ít mầu mỡ do tro đốt rừng để lại, càng về sau đất càng hết chất, cằn cỗi, chỉ c̣n có thể trồng củ ḿ hay trồng điều, v́ thế người Giang Điền càng ngày càng bỏ hoang và chuyển qua nghề làm pháo.

Nghề làm pháo phát triển rầm rộ, kỳ đó có 3 tổ pháo chính thức là tổ ông C., ông T. và ông bà Đ. và c̣n rất nhiều những hộ cá nhân làm lẻ. Làm pháo cũng nguy hiểm không kém ǵ bom đạn, nếu gặp sự cố, tiếng nổ cũng lớn chẳng thua ǵ ḿn. Người chết do pháo cũng nhiều, như ông Trùm T. (trưởng ban kế họach xă) thuốc pháo ẩm ướt không vô được, ông mang lên chảo rang cho khô, thuốc bắt lửa cháy bùng, ông không chạy chữa kịp. Tội nghiệp nhất là ông bà N.. Ông bà rất hiền lành, thời gian đó ông làm chủ hợp tác xă. Ông có cô con gái nhận ng̣i pháo mang về vê. Thuốc làm xong cô gấp lại nhét lên trên mái tranh. Ông N. cũng vô t́nh không để ư, cầm ngọn đèn vô soi kiếm cái ǵ đó. Sức nóng của ngọn đèn làm cháy thuốc ở mái tranh và phực lửa, ông la lên, bà thấy vậy vô cứu chồng, th́ hai ông bà chết trong đám cháy.

Dù sao nghề làm pháo xem ra hái ra tiền nhiều hơn là gặm miếng đất cằn cỗi này. Cho nên vào khoảng đầu thập niên 1990 người ta bỏ đất hoang nhiều và đất trở nên kém giá trị, hễ có người mua là giá nào cũng bán để đầu tư vào làm pháo. Đất nông nghiệp rẻ mạt, chỉ cần vài chỉ vàng là có thể mua được cả hecta đất, nên những người nghèo hơn từ miền bắc hay từ các nơi kéo về Giang Điền mua đất để tiếp tục gặm đất mà sống thay cho người Giang Điền.

Quả thật phong trào làm pháo rất hứa hẹn, nên nhiều người bán hết đất đai đă vậy c̣n đi vay mượn thêm nữa để đầu tư vào Pháo. Nhưng do phương pháp làm pháo quá lạc hậu, cổ điển, nhiều hộ dân kém kiến thức tối thiểu về an toàn lao động để xảy ra nhiều vụ cháy nổ dẫn đến những cái chết thương tâm. V́ thế, đang lúc phong trào làm pháo lên đến tột đỉnh th́ có pháp lệnh nhà nước cấm làm pháo, bao nhiêu nguyên vật liệu để làm pháo phải đem nộp hết, thế là dân Giang điền lại trở về tay trắng, nhiều người c̣n mang nợ lần nữa. Chỉ ít người c̣n giữ được đất đai, để ngày nay giá đất lên đến “trời”, được đổi đời trở thành tỉ phú.

Kinh tế ngày nay.

Ngày nay, Giang Điền không c̣n là vùng đất nông nghiệp nữa. Đất đai đă bị quy hoạch. Một phần làm khu du lịch sinh thái, một phần làm khu công nghiệp, một phần làm khu đô thị mới. Đời sống đỡ nghèo hơn xưa dù chưa đỡ cơ cực bao nhiêu. Sáng sáng không c̣n trông thấy cảnh người người vác cuốc lên vai, đeo b́nh tông nước đủng đỉnh đi làm nữa, hay h́nh ảnh chiều chiều người người h́ hục đẩy những chiếc xe thồ nặng nề lên dốc cầu… thay vào đó, người dân Giang Điền ngày nay trở thành những công nhân cho các xí nghiệp, những thợ xây, phu hồ, buôn bán kinh doanh hay chăn nuôi heo gà… Dù sao cuộc sống cũng khá hơn xưa.

Sinh Hoạt Tôn Giáo

Thời gian đầu dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng đời sống đạo có vẻ rất sầm uất sốt sắng. Có lẽ cuộc sống càng gặp nhiều gian nan khốn khó người ta càng t́m đến với Chúa nhiều hơn. Giữa cảnh sống khó khăn nghèo khổ của miền kinh tế mới, không có một cái ǵ gọi là để giải trí. Điện không có, hàng quán cũng không. Thế nên nhà thờ vẫn là trung tâm đem lại nhiều niềm vui hơn bất cứ chỗ nào. Mặc dù ban đầu các cơ sở nhà thờ rất thô sơ nghèo khó. Thay cho tiếng chuông du dương là tiếng kẻng inh tai nhức óc phát ra từ chiếc mâm xe tải được gơ bằng búa sắt. Nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng kẻng là người người hớn hở lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Trong nhà thờ : nền đất bụi bặm, không ghế, giáo dân đứng với nhau trong mấy tấm bạt, tối tăm, chỉ có ánh đèn le lói từ hai cái đèn dầu lớn người ta gọi đó là đèn ABC. Từ trên cung thánh nh́n xuống giáo dân trong cảnh tăm tối nghèo nàn, vị mục tử không khỏi xúc động trước ḷng sùng mộ của những con người thành tâm đi theo Chúa, họ không cần ǵ cả, họ không đ̣i hỏi qú phải có nệm, đứng phải có chỗ vịn tay. Họ đến bằng tấm ḷng và sự sốt sắng. Suốt tuần ngày nào cũng có hai Thánh Lễ, một lễ sáng, một lễ chiều. Cả ngày thường người tham dự cũng khá đông.

Mỗi dịp mùa thương khó, giáo xứ tổ chức đóng, tháo đanh Chúa vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong phần đọc đoạn nghe đă thảm thiết, thêm ông trùm Thục, đến đoạn quân dữ kéo tay Chúa đóng đanh vào thập giá. Ông lấy bó đũa trải trên bục giảng cứ vậy cà xát, nh́n thấy không khỏi cảm phục. C̣n phía giáo dân, nhiều bà, nhiều chị không cầm nổi nước mắt. Hồi ấy giáo dân Giang Điền đa số là dân Bắc di cư 54, nhưng cũng có nhiều người từ nhiều miền đất nước, nơi mà vốn không có tục lệ tổ chức diễn hoạt cảnh đóng đanh tháo xác Chúa như các họ đạo miền Bắc, nên lần đầu tiên được xem họ rất cảm kích và xúc động.

Ban đầu chưa có hội đoàn nào. Trừ ca đoàn Thánh Linh do ông Môn và ông Xuân phụ trách. Dần dần h́nh thành thêm nhiều ca đoàn. Từ năm thôn, phát sinh ra năm ca đoàn, tức là mỗi một họ đạo là một ca đoàn, chưa kể ca đoàn thiếu nhi. Các ca đoàn luân phiên phụ trách hát trong các Thánh Lễ. Cũng khá hào hứng v́ giáo dân có dịp thưởng thức, phê b́nh, đánh giá... giáo họ nào cũng có những nhân tài. Dù là xứ vùng sâu hẻo lánh, nhưng do dân chúng đa số là di dân từ thành phố, nên cũng rất nhiều người tài. Có cả những ca trưởng từng là học tṛ của Nhạc sĩ Hải Linh …

Thời bấy giờ kinh tế cực kỳ khó khăn, nhưng anh chị em rất siêng năng đi tập hát, hầu như không có ai bỏ tập hát bao giờ. Có những người phải làm nghề thồ ḿ từ An Viễn ra Trà Cổ bán, 08g tối mới thồ tới cổng nhà thờ Giang Điền, chống xe ḿ ở đó, vô tập hát xong mới thồ tiếp ra Trà Cổ bán, có khi 11 giờ đêm mới về tới nhà nghỉ ngơi, thế mà vẫn không bỏ tập hát. Thời ấy chưa có điện, chỉ có một chiếc đèn dầu lớn, ánh sáng tù mù… đời sống nghèo đói nhưng mà vui, sốt sắng, hăng hái việc đạo. Nhưng đến đầu thập niên 1980, các ca đoàn phải gộp lại thành một ca đoàn duy nhất đặt tên là Ca đoàn Mông Triệu, v́ nhân tài của giáo xứ cứ cạn dần do kinh tế ở Giang Điền ngày càng khó khăn, c̣n ở Thành phố th́ ngày một cởi mở, cuộc sống dễ dàng hơn, nên một số người khá giả và có điều kiện hơn đă rút về lại thành phố, một số xuất cảnh đi nước ngoài theo diện HO hoặc Con Lai, hoặc vượt biên chui, các Thày cũng dần dần chuyển đi…

Bên hông nhà thờ ở hướng nam, giáp trường học, trồng ḿ, phía dưới là sân nhỏ, chiều chiều các thày với các chú giúp lễ vẫn mang banh ra đá. Thời gian đó tuy không chuyên nghiệp, nhưng cũng dấy lên phong trào đá bóng vui vẻ, nhất là dịp World Cup 82. Các thôn đá với nhau, Giang Điền đá với xă khác. Các xă về đây đấu với Giang Điền. Nh́n chung đối với tầng lớp dân lao động nghèo nàn thế là tốt, là vui rồi.

Có một đêm Trung thu, Cha xứ phát cho các em thiếu nhi, mỗi em một cái bánh đa, một trái chuối, món quà đơn sơ nhưng đă đem lại cho các em một niềm vui lớn lao.

Đến năm 1990 th́ các thày trẻ ra đi hết, chỉ c̣n Cha cố Augustino và Thày Bonifacio trụ lại Giáo xứ Giang Điền. Và Cha Cố bị bệnh hư thanh quản và bị mất tiếng nói đến 90%, lại thêm bệnh parkison, cơ mặt giật liên tục, mí mặt bị sụp măn tính. Được Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật khuyến khích, cha Cố đă xuất cảnh sang Thụy Sĩ để chữa bệnh, nhưng ư Chúa nhiệm màu, các bác sĩ cũng bó tay, không chữa được. Sau ít tháng ngài đă trở về giáo xứ, chấp nhận sống chung với bệnh tật cho đến khi qua đời. Từ đó mọi việc trong giáo xứ đều do một tay thày Bonifacio, cha cố chỉ c̣n ban các bí tích.

Cũng từ năm 1990 bắt đầu thành lập ban Giáo lư viên. Từ đó đến nay, ban giáo lư viên vẫn phát triển không ngừng. Đến nay giáo xứ có khoảng 50 giáo lư viên chính thức và khoảng 50 Giáo lư viên dự bị.

Về các hội đoàn th́ khoảng năm 1977 thành lập Huynh đoàn Đaminh. Sau đó phát sinh thêm hội Thánh Giuse, hội Bụi Đời (một số thanh niên đạo đức tự quy tụ nhau lại giúp nhau nên thánh, tự xưng là nhóm Bụi Đời) khoảng năm 1982 trở đi có thêm hội Tận Hiến. Đến năm 2011 mới thành lập Legio.

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Nhà Thờ thứ I

Nhà thờ đầu tiên làm khoảng đầu tháng 6/ 1975, dưới thời ông chánh Hảo. Diện tích rất khiêm tốn: rộng 10 mét, dài 25 mét, tất cả đều bằng tôn, dĩ nhiên là tôn cũ .

 

Nhà Thờ thứ II

Nhà thờ thứ hai, khởi công ngày 18/10/1980 dưới thời ông chánh T́nh, Chánh Hăn. Lần này đem hết tôn chung quanh lên làm mái, lợp bốn mái. Chung quanh trát vách (bằng đất bùn trộn với rơm khô. Dài 33 mét, rộng 19 mét nóc cao 6,5 mét, các cửa ra vào bằng gỗ ván, các cửa sổ bằng tre, nhà thờ có bảy gian. Cũng có một sàn hát bằng gỗ có thể chứa được 60 ca viên. Đến ngày 31/ 01/ 1981 th́ tạm xong. Sau đó tiếp tục xây bục gian cung thánh từ ngày 11/2/1981 đến ngày 18/2/1981 th́ xong.

Ngày 07/03/1981 dâng thánh lễ đầu tiên. Nhà thờ tuy bằng chất liệu tầm thường, nhưng so với các nhà thờ vùng kinh tế mới, th́ cũng kể là khang trang. Sử dụng được hơn 12 năm.

 

 

Nhà Thờ Hiện Nay

Nhà thờ hiện nay được khởi sự ngày 18/12/1993. Đức Cha Tôma về làm lễ đặt viên đá đầu tiên. Ngôi nhà thờ lần này làm rất kiên cố. Dài 45 mét tính cả tiền sảnh. Rộng 24 mét tính cả hai hành lang hai bên. Ḷng nhà thờ 18 mét. Nhà thờ cao khoảng 20 mét. Tháp chuông cao 27 mét. Trong ḷng nhà thờ có 100 ghế băng mỗi ghế dài 3 mét chia thành bốn hàng, mỗi hàng 25 ghế, có thể ngồi được 700 người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 4/1/1995 giáo xứ hân hoan đón Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Phụ tá, về làm lễ khánh thành. Đức Cha đă khen: “Đây là Nhà Thờ đẹp nhất trong các nhà thờ trong Giáo phận Xuân Lộc” [chắc là như thế vào thời điểm năm 1995].

Được như thế cũng là nhờ biết bao tấm ḷng hảo tâm của các vị ân nhân xa gần, nhưng cũng là nhờ tâm huyết của Cha cố và sự góp công của toàn thể cộng đồng dân xứ.

Khuôn viên nhà thờ lúc đầu nhỏ hẹp hơn bây giờ nhiều, phía cuối nhà thờ quay ra lộ chính ở hướng Tây, hướng Nam là trường học, hướng bắc và Hướng đông đều có đường đi và đều có nhà dân. Dọc theo con hẻm ở hướng bắc, đất nhà dân ăn vào sát tới mép hè của nhà thờ hiện nay, gồm có bốn gia đ́nh: anh chị Luyện, Bà Tư, bà Năm, Ông bà Ḥa. Đến thập niên 1990 Thày Bonifacio mới điều đ́nh để những người dân chung quanh chuyển đi, bán đất lại cho nhà thờ, nên nhà thờ mới có khuôn viên rộng răi như hiện nay với 3 mặt tiền : hướng Đông, Tây và Bắc. Tổng diện tích lên đến gần một Hécta.

Giáo xứ Giang Điền buổi đầu có tới 97% là Công giáo, rất ít người ngoại. Đến đầu thập niên 1980 kinh tế quá khó khăn, từ từ nhiều người bỏ ruộng đất về lại Sài G̣n, Cho nên đến năm 2000 kỷ niệm 25 năm thành lập xứ thống kê lại th́ dân số vẫn khoảng chừng 3500 người tương đương với dân số ngày đầu mới lập xứ, và vẫn là xứ nghèo, trong huyện vẫn được xếp vào vùng sâu vùng xa. Và dân ngoại tràn vô mua đất, số người ngoại giáo mới tăng lên, đến nay có lẽ đă lên đến 20% ngoại giáo. Cũng từ đầu thập niên 1990 Giang Điền mới có Chùa.

CỘNG ĐOÀN D̉NG ĐỒNG CÔNG GIANG ĐIỀN

Về các cộng đoàn tu tŕ th́ như đă nói ở trên, Cha xứ tiên khởi của Giáo xứ Giang Điền là Cha Augustinô Đặng Ngọc Hưởng, linh mục Ḍng Đồng Công, từ đó luôn có một cộng đoàn anh em tu sĩ Đồng Công giúp xứ, khi nhiều, khi ít, có lúc nhân sự lên đến cả chục người.

Trong những năm đầu nổi bật nhất có Thày Bonifacio Nguyễn An Trị, dân chúng thường gọi là Thày Sáu. Cha xứ bấy giờ cứ bệnh tật triền miên, nên mọi việc trong giáo xứ hầu như do một tay Thày Sáu điều khiển, nhất là trong các công tŕnh xây cất Nhà Thờ, nhà xứ. Nếu có ai hỏi sao thày khéo kiếm tiền xây dựng thế? Thày thường nói vui: có ǵ đâu, Cha cố ở nhà mở tay cầu nguyện, Thày mở lời, Chúa mở ḷng và người ta mở túi.

Chắc không ai quên được: lúc xây nhà thờ dân xứ Giang Điền nghèo lắm, đất đai mất gần hết để làm pháo, mà pháo th́ vừa bị cấm. Nên Thày Bonifacio đă phải khổ sở vất vả lo toan chạy vạy khắp nơi kiếm từng đồng cho các công tŕnh xây dựng. Đến khi vừa thanh toán xong hết nợ lần th́ ngày 16/3/1999 Thày đă nằm xuống trong cơn bạo bệnh: tai biến mạch máu năo. Thày đi vào hôn mê nằm bất động liệt giường, dường như chỉ c̣n sống đời sống thực vật, các bác sĩ đă bó tay. Nhưng nhờ các thày ban Y tế nhà ḍng chăm sóc kỹ lưỡng nên cũng kéo dài sự sống cho thày được bốn năm, đến ngày 21/02/2003 th́ ra đi vĩnh viễn .

Năm 1999, khi Thày Bonifacio vừa lâm bệnh, các Thày: Lâm, Đích và Phục được chuyển đến phục vụ Giáo xứ Giang Điền. Và đến tháng 5/2001 th́ ba thày này đă được thụ phong linh mục.

Cũng không thể không nhắc đến Thày Luca Đặng Thiên Phúc, nguyên là Thày xứ Đồng phát từ năm 1976. Đến năm 2001 thày được chuyển đến phục vụ Giáo xứ Giang Điền, tuy lớn tuổi nhưng thày rất hăng hái và tận tụy phục vụ, quán xuyến điều hành mọi việc trong giáo xứ. Đến mồng 02 tháng 10 năm 2004 thày đă qua đời do một cơn bạo bệnh.

Về phần Cha cố Augustino Đặng Ngọc Hưởng, chánh xứ tiên khởi của giáo xứ, tuy bệnh nạn triền miên nhưng vẫn giữ vai tṛ Chánh xứ đến năm 2008 mới chính thức được nghỉ trên phương diện pháp lư, c̣n trên thực tế th́ từ năm 2002 Cha Phục điều hành giáo xứ, đến năm 2006 th́ cha Lâm điều hành thay Cha Phục, cho đến năm 2008 Cha Lâm chính thức được bài sai làm chánh xứ thay cha cố Hưởng. Cha cố vẫn tiếp tục hưu tại Giáo xứ Giang Điền đến ngày 27/12/2009 th́ qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.

Các tu sĩ từng phục vụ ở Giáo xứ Giang Điền được thụ phong linh mục tính đến nay là mười vị : Cha Nguyễn Ngọc Lâm, Cha Phạm Cao Đích , Cha Đinh Viết Phục (năm 2001), Cha Nguyễn Hoàng Thao, Cha Nguyễn Mạnh Thuấn, Cha Vũ Văn Nha, Cha Nguyễn Đức Hùng (năm 2008), Cha Nguyễn Kim Thanh, Cha Phạm Quang Thận, và Cha Phạm Chân Tính (2012).

Hiện nay (2012) Giáo xứ Giang Điền có Cha Lâm làm chánh xứ, Cha Nha làm Phụ Tá, Cha Lăng mới được cử về ở Giáo xứ Giang Điền để phụ mục vụ cho Giáo xứ Trà Cổ.

CỘNG ĐOÀN D̉NG MẾN THÁNH GIÁ BẮC HẢI GIANG ĐIỀN

Giang Điền ngay từ đầu đă có sự hiện diện của các D́ ḍng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, lúc bấy giờ là chi nhánh của cộng đoàn Trà Cổ. Có khoảng chừng 5, 6 D́. Các D́ trông coi Ca đoàn Thiếu nhi và cũng giúp dạy giáo lư cho các em.

Nói chung các D́ vui tính, hài hước. Thời bấy giờ các D́ cũng như các Thày, ai cũng phải đi làm ruộng. Đói khổ, vất vả, nhưng mà vui…Đất trời xui khiến sao sau năm 1976 vô tập thể, bên nông hội xă giao cho các D́ miếng ruộng cạnh ruộng nhà xứ ở bên rừng… các Thày cũng phải bái phục sự tinh nghịch của các D́.

Các D́ thường có biệt tài đánh mắt, tức là chữa bệnh đau mắt. Thày Thanh bị một cục lẹo to bên mắt đến nhờ các D́ chữa dùm, sau một hồi tếu táo pha tṛ, D́ Mừng nghiêm chỉnh nói Thày Thanh đứng ra chỗ cửa sổ xem chỗ đau nằm ở vị trí nào trên cánh cửa, rồi lấy đinh cầm búa đóng vào chỗ ấy bảo là chữa mẹo, xong rồi đấy. Thày ra về, hôm sau mắt lại càng sưng to hơn. Thiết tưởng đó chỉ là chút niềm vui lành thánh toát ra từ những con tim dâng hiến đang sống ngập trong an vui siêu nhiên. Các D́ cũng được giáo dân nhất là các em thiếu nhi quư mến lắm.

Bây giờ hết cái thời coi “lao động là vinh quang”. Các tu sĩ trở về đúng chức năng của ḿnh là lo phục vụ mảng giáo dục con người. Các D́ cũng từ giă đồng ruộng để đầu tư vào việc giáo dục trẻ thơ.

Hiện nay cộng đoàn MTG Giang Điền lúc nào cũng có khoảng 04 D́ phục vụ. Ngoài việc giáo dục mầm non cho hằng trăm trẻ, các D́ c̣n giúp giáo xứ nhiều việc như là cắm Hoa, trang trí các ngày lễ, làm thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ, nhất là tập hát cho ca đoàn, huấn luyện Giáo lư viên, dạy giáo lư và trông coi các em thiếu nhi.

Đặc biệt từ năm 2002 có thêm các D́ thuộc cộng đoàn Martino tuy nằm trên địa bàn giáo xứ Trà Cổ, nhưng lại sinh hoạt ở Giáo xứ Giang Điền. Các D́ này cũng giúp giáo xứ được nhiều việc như tập hát, cho rước lễ, đôi khi cũng giúp dạy Dự ṭng nữa.

Nói chung các D́ phục vụ rất tốt, rất tận t́nh, rất hi sinh. Gieo ảnh hưởng tốt cho nhiều người.

CÁC QUÍ CHỨC HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ LÂM THỜI (ít lâu sau 30/04/ 1975)

Chánh trương : ông Hảo, phó trương: ông Phạm Ngọc Kim, ông Hảo chỉ làm khoảng 6 tháng th́ nghỉ v́ gia đ́nh ông bỏ Giang điền về sống ở Biên ḥa.

Nên đến tháng 10 /1975 Hội đồng giáo xứ được sắp xếp lại như sau:

Chánh trương: ông Phạm Ngọc Kim
Phó 1: ông Nguyễn Hữu Tài
Phó 2 : ông Diệu
Thư kư: ông Phạm văn Trí
Quản giáo: ông Thục.

Nhưng cũng chỉ được ít tháng sau th́ ông phó 1 qua đời, ông Chánh Kim nghỉ và Ong Diệu lên làm Chánh trương thay cho đến năm 1980.

BAN HÀNH GIÁO CHÍNH THỨC.

Khóa đầu tiên: 1980 - 1984

Chánh trương: Nguyễn Đăng T́nh
Phó 1: Phạm Đức Hăn
Phó 2: Phạm Quang Nhân
Thủ quỹ: Bùi Thế Xương
Thư kư Nguyễn Văn Mậu

Khóa này giữa khóa có sự thay đổi: do ông T́nh bỏ Giang Điền về Sài G̣n, ông Xương từ chức thủ quỹ, nên ngày 14/5/1982 có sự thay đổi nhân sự như sau :

Chánh trương: Phạm Đức Hăn
Phó trương: Phạm Quang Nhân
Thủ quỹ: bà Nguyễn Thị Mộc
Thư kư : Nguyễn Văn Mậu

Khóa 2: 1984 – 1987

Chánh trương: Trần Văn Triệu
Phó trương: Đỗ Trọng Châu
Thủ quỹ: Nguyễn Công Ích
Thư kư : Nguyễn Văn Mỹ

Khóa 3: 1987 – 1991

Từ khóa này đổi danh xưng “Hội Đồng Giáo Xứ” thành “Ban Hành Giáo”

Trưởng ban: Bùi Thế Xương
Phó ban: Đỗ Trọng Châu
Thư kư: Nguyễn Văn Ngọc

Khóa 4:

Trưởng ban: Đỗ Trọng Châu
Phó ban: Nguyễn Văn Phụng
Thư kư: Nguyễn Văn Ngọc

Khóa 5:

Trưởng ban: Nguyễn Đ́nh Nhiếp
Phó 1: Nguyễn Văn Đỉnh
Phó 2: Nguyễn Văn Thăm
Thư kư: Nguyễn Văn Bằng

Khóa 6:

Trưởng ban: Nguyễn Đ́nh Nhiếp
Phó 1: Nguyễn Văn Đỉnh
Phó 2: Nguyễn Văn Thăm
Thư kư: Nguyễn Văn Bằng

Khóa 7:

Trưởng ban: Nguyễn Văn Đỉnh
Phó 1: Nguyễn Văn Bằng
Phó 2: Phạm Văn Hiền
Thư kư: Nguyễn Minh Châu

Khóa 8:

Trưởng ban: Nguyễn Văn Đỉnh
Phó 1: Nguyễn Văn Sự
Phó 2: Nguyễn Minh Châu
Thư kư: Trương Công Nhờ

Phụ chú:

Cha Vinhsơn Trần Đức Hóa, sinh 16/06/1906 tại Quỹ Nhất Bùi chu, thụ phong linh mục năm 1937, chánh xứ Nam Ḥa từ 1957 đến 1980, từ trần ngày 16/6/1980

Cha Gioan B. Lương Hoàng Kim, tức nhạc sĩ Hoàng Kim, sinh ngày 12/09/1927, thụ phong linh mục năm 1953

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Giang Điền

H́nh ảnh Thánh lễ mừng kỷ niệm 40 năm thành lập và ban bí tích Thêm sức. (13/8/2015) -

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Credit of : Vietnam - Paracels

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com