
Lược
sử Giáo xứ Long Thành
Lịch sử hình thành Gx Long Thành khá phức tạp do thời cuộc và
nhất là thiếu những chứng cứ, tài liệu do tiền nhân để lại. Có nhiều
giả thiết được đặt ra về nguồn gốc của những giáo dân Long Thành đầu
tiên.
Có thể họ là những người đã tìm đến vùng đất Long Thành an bình
này để lẩn trốn các cuộc tàn sát do các sắc lệnh của triều đình nhà
Nguyễn ban hành. Cũng có thể họ là những người dân bản địa đã trải
qua nhiều thế hệ sinh sống tại đây và nhờ ơn Chúa, họ được diễm phúc
đón nhận hát giống Tin Mừng nhờ các vị Thừa Sai ngoại quốc. Nhưng
cũng có giả thiết cho rằng Gx Long Thành được hình thành do những
giáo dân thuộc các Họ đạo kỳ cựu được hình thành trước đó của miền
đất Nam Bộ di cư đến đây lập nên…
Tuy nhiên, theo tài liệu hiện còn lưu trữ tại văn phòng tòa Tổng
Giám Mục TP Hồ Chí Minh thì từ năm Mậu Tí (1888), tại vùng đất thuộc
Gx Long Thành, đã bắt đầu có cơ sở tôn giáo ngay từ năm 1888. Trên
địa bàn Gx Long Thành đã có sự hiện diện của Hội Thầy Giảng Paris và
thời điểm này đánh dấu sự ra đời của các cơ sở hoạt động truyền giáo
nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho sự phát triển nên Họ đạo
Long Thành sau này.
Cuốn kỷ yếu Giáo Phận Xuân Lộc năm 1974 viết rằng: “Vào năm 1889,
Họ đạo Long Thành có 200 giáo dân và một Nhà Nguyện bằng lá. Họ đạo
được coi sóc bởi Cha Giuse Trần Đình Triết. Đa số giáo dân là người
Mỹ Hội, một số là người địa phương và một số khác từ nơi khác đến”
Năm 1891, Cha Amedeus Le Mée lúc ấy là Cha Sở Mỹ Hội và đồng thời
được Bề trên giao nhiệm vụ phụ trách Họ đạo Long Thành, thuộc trấn
Biên Hòa. Cha Amedeus Le Mée lấy tên Việt Nam là Cha Hậu. Bà con
Giáo dân Mỹ Hội gọi Cha là Cha Lô-Mê.
Cha Amedeus Le Mée cử Cha Giuse Trần Đình Triết về chỉ đạo xây
cất Nhà thờ Long Thành và trông coi họ đạo này vào năm 1894. Nhà thờ
lúc đó xây cất nền lát gạch, cột gỗ, bưng ván, lợp lá, cách hương lộ
64 bộ. Đây là Nhà thờ thứ hai của Họ đạo.
Cha Phanxicô Trần Công Quờn là người tiến hành khởi công xây cất
Nhà thờ hiện nay. Nhưng sau đó, vì công tác Mục vụ nên Ngài không
thể tiếp tục phụ trách Họ đạo Long Thành nữa và công trình xây dựng
Nhà thờ được tiếp tục và hoàn tất dưới thời Cha Augustino Lefèvre
vào năm 1933.
Theo “Tiểu sử Giáo xứ Mỹ Hội” tháng 11 năm 1994 thì Họ đạo Long
Thành cùng với Phước Lý và Bình Quới là ba Họ đạo thuộc Gx Mỹ Hội và
các Cha Sở Mỹ Hội là những vị chủ chăn có trách nhiệm trông coi.
Theo dòng lịch sử Gx Long Thành đã trải qua rất nhiều Cha quản xứ
trong đó có 6 đời Cha Chánh xứ:
1. Cha Phêrô Bùi Hữu Năng
2. Cha Phaolô Đặng Hùng Đức
3. Cha Giuse Đỗ Văn Nguyên
4. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đăng Tuệ
5. Cha Phêrô Nguyễn Thanh Sơn
6. Cha Đaminh Nguyễn Mạnh Hùng.
7. Cha Giuse Phạm Quốc Tuấn (từ 4/10/2018 ~)

Linh mục đương nhiệm: Giuse Phạm Quốc Tuấn (4/10/2018
~)
Giáo xứ Long Thành có 4 Giáo Họ bao gồm:
1. Giáo Họ Trinh Vương
2. Giáo Họ Thánh Tâm
3. Giáo Họ Kytô Vua
4. Giáo Họ Phaolô.
Bổn Mạng giáo xứ: Đức Mẹ Mân Côi mừng ngày 5 tháng 10 hàng năm.
Chúa Nhật ngày 18 tháng 12 năm 2011 Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu
Trinh Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc đã về Giáo xứ làm Phép Viên Đá đầu
tiên và sau hơn 2 năm chuẩn bị và xây dựng Thứ bảy ngày 22 tháng 02
năm 2014 Đức Cha Đaminh sẽ về làm Phép Cung Hiến và Khánh Thành Nhà
thờ Long Thành.
Nguồn :
Gabriel Nguyễn Trần Hoàng Vân
................................
Tham khảo : Tư liệu GP Xuân Lộc
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1886, Cha Giuse Trần Đình Tiết đến Mỹ Hội coi sóc khoảng 200
giáo dân di cư từ miền Trung làm nên xóm đạo
Mỹ Hội.
Cha Giuse cùng cộng đoàn Mỹ Hội dựng một nhà nguyện bằng lá để làm
nơi dâng lễ và cầu nguyện.
Năm năm sau, Cha Augustinô Lefèbvre (Nguyễn Văn Lực) cử Cha Lemée
về cai quản vùng Long Thành thuộc trấn Biên Hòa. Năm 1894, Cha Lemée
phụ trách xây dựng bốn nhà thờ trong hạt Long Thành: Mỹ Hội, Phước
Lý, Bình Quới và Long Thành. Riêng xóm đạo Long Thành, Cha Lemée cử
Cha Giuse Trần Đình Tiết về coi sóc và xây dựng nhà thờ đầu tiên với
tường gạch, cột gỗ, mái lá.

Dưới sự giúp đỡ qua các thời quý Cha quản xứ, cộng đoàn Giáo xứ
Long Thành đã xây dựng được nhà xứ, nhà giáo lý và các tượng đài,
đồng thời đời sống đức tin của cộng đoàn ngày càng thăng tiến.
Năm 2008, Cha Đaminh Nguyễn Mạnh Hùng về phụ trách Giáo xứ Long
Thành. Bốn năm sau, Cha Đaminh cùng với cộng đoàn khởi công xây dựng
nhà thờ mới và khánh thành ngày 22.02.2014. Với lòng đạo đức của Cha
Đaminh và tình liên kết tương trợ của giáo dân, Giáo xứ đang hoàn
thiện các cơ sở vật chất và lớn mạnh trong đời sống thiêng liêng.
Địa dư: Đông giáp xứ
Bình Sơn;
Tây giáp xứ
Liên Kim
Sơn; Nam giáp xứ
Thái Lạc;
Bắc giáp xứ
Văn Hải.
Diện tích: 42 ha
Dân số: 583 gia đình công giáo, gồm 2.030 giáo dân
Linh mục quản xứ:
Lefèvre (1872 - 1896)
Amedius Lemée (1891)
Giuse Trần Đình Tiết (1894 - 1912)
Tađêô Võ Thành Tích (1912 - 1947)
Phêrô Bùi Hữu Năng (1948 - 1964)
Phaolô Đặng Hùng Đức (1964 - 1981)
Giuse Đỗ Văn Nguyên (1982 - 1993)
Gioan Baotixita Nguyễn Đăng Tuệ (1993 - 2000)
Giuse Trần Minh Phú (2000 - 2004)
Phêrô Nguyễn Thanh Sơn (2004 - 2006)
Gioan Baotixita Trần Văn Hộ (2006 - 2007)
Đaminh Nguyễn Mạnh Hùng
(2008 - 2018)

Linh mục đương nhiệm: Giuse Phạm Quốc Tuấn (4/10/2018
~)
Thánh bổn mạng: Đức Mẹ Mân
Côi
Ngày chầu lượt: Chúa Nhật
trước Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Dòng tu trong Giáo xứ hiện nay:
Tam Hiệp - Cộng đoàn Mẹ Mân Côi II
Thống kê
Năm |
1990 |
1995 |
1999 |
2010 |
2011 |
2013 |
Giáo dân |
1.111 |
1.000 |
1.489 |
1.955 |
1.841 |
2.030 |
Gia đình |
263 |
237 |
353 |
568 |
546 |
583 |
Tu sĩ |
- |
- |
- |
- |
6 |
7 |
Nguồn :
Website GP Xuân Lộc (24/4/2015)
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.........................................................

Thánh lễ Thánh hiến nhà thờ
và bàn thờ Giáo xứ Long Thành
áng thứ bảy, ngày 22. 02. 2014, Thánh lễ Thánh hiến nhà thờ và
bàn thờ Giáo xứ Long Thành - Giáo hạt Long Thành. Sau gần 2 năm xây
dựng, với biết bao công khó, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn giáo
xứ tràn ngập niềm vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, biết ơn
các Đấng trong hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại
giúp giáo xứ xây dựng nhà thờ mới này. Hôm nay với thánh lễ thánh
hiến bàn thờ và nhà thờ, ngày ghi dấu đặc biệt trong trang sử của
giáo xứ Long Thành.
.JPG)
Xem [
Hình ảnh ]
Thánh lễ được Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh chủ sự. Cùng đồng
tế với ngài có Cha Quản hạt Long Thành, Cha Chánh xứ Đaminh, Cha
giáo Gioan B. Nguyễn Đăng Tuệ, quý cha đã từng phục vụ và coi sóc
giáo xứ này, cùng quý cha trong hạt và quý cha khách mời. Bên cạnh
đó là sự hiện diện của quý tu sĩ, quý ân nhân, và đông đảo bà con
giáo dân giáo xứ.
|
LỜI DẪN MỞ ĐẦU
NGÀY LỄ CUNG HIẾN
NHÀ THỜ LONG THÀNH 22.02.2014
Hôm nay, chúng ta xum họp nơi đây để tham dự thánh lễ Cung
hiến Bàn Thờ và Nhà Thờ giáo xứ Long Thành.
“Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa,
Tung hô Người là núi đá độ trì ta
Vào trước thánh nhan dâng lời cảm tạ,
Cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.”
(Thánh vịnh 94)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!
Thánh vịnh 94 cũng là tâm tình của chúng ta diễn tả niềm vui mừng
đang dâng trào lúc này. Trong bầu không khí Thánh thiêng, chúng ta
cùng với Đức Cha Giáo Phận, Đức Ông Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý tu
sĩ nam nữ cùng mọi người đang hiện diện dâng Thánh Lễ Cung Hiến Nhà
Thờ và Bàn Thờ mới.
Đối với người công giáo, đền thờ là chốn linh thiêng để Thiên
Chúa hiện diện, chúc phúc và thánh hóa cho con người. Đó cũng là nơi
để con người chúc tụng, tạ ơn và khẩn nài lên Thiên Chúa. Đền thờ
thực sự là nhu cầu căn bản cho đời sống thiêng liêng của con người.
Quá trình xây dựng Ngôi Thánh Đường Giáo xứ Long Thành gặp không
ít gian nan khó khăn, có những lúc tưởng như bế tắc. Vì thế, càng
nhận biết sự mọn hèn của mình, Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ Long
Thành càng nhận ra những gì Chúa làm cho giáo xứ thật lớn lao. Càng
trải nghiệm qua nhiều gian nan, thử thách, cộng đoàn giáo xứ Long
Thành càng thấy rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong suốt
hành trình đã qua, để gìn giữ Đức tin và chăm sóc giáo xứ trong mọi
ân huệ xác hồn.
Lúc này đây, sau gần 2 năm miệt mài xây dựng với biết bao công
khó, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn giáo xứ đang tràn ngập niềm
vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, chúng con biết ơn các
Đấng bậc trong Hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại
giúp giáo xứ xây dựng Nhà thờ mới này. Hôm nay thứ bảy ngày 22 tháng
2 năm 2014 sẽ để lại dấu ấn đặc biệt trong trang sử của Long Thành.
Ngôi Thánh Đường của bao mơ ước đã hoàn thành và được Thánh Hiến trở
thành Nhà Chúa để tiếp tục nuôi sống và nâng đỡ đời sống đức tin cho
cộng đoàn giáo xứ Long Thành.
Cung Hiến Nhà Thờ là nơi Thánh, nơi Chúa hiện diện, nơi Chúa đến
gặp gỡ con người và biến đổi tâm hồn từng người nên Đền Thờ Thiên
Chúa. Đây mới là Đền Thờ đích thực, nơi mà Thiên Chúa ưa thích hiện
diện. Nhà thờ vật chất sẽ vô nghĩa nếu vắng dần những tâm hồn tin
yêu đến đây thờ Phượng Chúa. Bàn thờ sẽ vô ích nếu cử hành Thánh Thể
không trở nên chóp đỉnh và nguồn mạch nuôi dưỡng từng tín hữu Kitô
lớn lên trong đức tin và lòng mến. Bí tích Tình Yêu của Đức Kitô cần
thẩm thấu toàn bộ cuộc sống thường nhật chúng ta và thăng hoa nó.
Một đời gặp Chúa sâu xa để như cây sáp tiêu hao trong yêu thương
phục vụ mà tỏa rạng niềm tin cho mọi người, hẳn sẽ là lời tạ ơn đẹp
nhất mà từng giáo dân Long Thành có thể dâng lên Thiên Chúa.
Cộng đoàn Phụng vụ từ khắp mọi nơi tụ họp nhau nơi đây cùng chia
sẻ niềm vui với giáo xứ Long Thành vì có Ngôi Nhà Thờ mới để thờ
Phượng Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người biết yêu mến và
siêng năng đến Nhà thờ để kính múc nguồn Ân Thánh từ đây. Xin cũng
cầu nguyện để mọi người trở thành đền thờ Thiêng liêng xứng đáng cho
Thiên Chúa hiện diện.
Với tình hiệp thông thắm đượm lòng thảo kính, chúng ta cùng dâng
lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân: Tri ân về tình thương diệu vợi
Thiên Chúa đã tặng ban cho mọi người và từng người: Tri ân về sự
quan phòng, chở che của Thiên Chúa đã cho công trình được khởi sự và
hoàn thành tốt đẹp. Lời tri ân trọn vẹn nhất chúng ta dâng lên Thiên
Chúa lúc này là lòng mến yêu chân thành.
Cùng với lòng tri ân, chúng ta thành khẩn cầu xin Thiên Chúa ban
muôn ơn lành cho Đức Cha Đaminh, cho mọi thành phần dân Chúa và cho
tất cả các vị ân nhân và những ai đã quảng đại góp công, chung sức
cho công trình xây dựng Nhà Chúa.
Nguồn :
Gabriel Nguyễn Trần Hoàng Vân
|
|
|