NHÀ THỜ CON
GÀ GIÁO XỨ THẠCH AN
Nguồn :
FB Nhà thờ
Con Gà
Các bạn quư mến,
Trước tên gọi Nhà Thờ Con Gà của giáo xứ Thạch An, một tên gọi
vừa quen vừa lạ, đă làm cho nhiều người gần xa không khỏi thắc mắc,
đặt câu hỏi tại sao lại có tên gọi này? Tại sao giáo xứ lại đặt
tượng con gà trước sân nhà thờ?…
Như một lời chia sẻ tâm t́nh, bài viết đơn sơ này xin được bộc
bạch về nguồn gốc tên gọi Nhà Thờ Con Gà tại giáo xứ Thạch An.
***
Giáo xứ Thạch An trước đây vốn là một điểm truyền giáo, được quư
linh-mục và quư Tu Sỹ nam nữ gieo mầm, ấp ủ từ năm 1983. “Đất lành,
chim đậu”, vào đầu năm 1990, với số dân tới đây lập nghiệp ngày càng
tăng, điểm truyền giáo đă chuyển ḿnh trở thành giáo họ Suối Đá. Năm
1992 được nâng lên hàng giáo xứ và được đổi tên thành giáo xứ Thạch
An.
Giai thoại về “Con Gà” được gợi nhớ từ câu chuyện tâm t́nh giữa
cha JB.Nguyễn Hữu Trí (phụ trách giáo xứ từ đầu năm 2007) và ông
Pet. Nguyễn Xuân Bính-nguyên Trưởng Ban Hành Giáo (thời cha Jos-Đệ
Nguyễn Văn Thanh). Câu chuyện được ông chánh Phêrô kể về một lần kia,
dịp Đức Cha Cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đi kinh lư mục vụ tại
giáo điểm Mă Đà, Ngài có ghé thăm nhà thờ Suối Đá (năm 1988). Khi
bước vào ngôi nhà thờ gỗ c̣n thô sơ trống trải để viếng Thánh Thể
Chúa, Đức Cha thấy một con gà trống đứng gáy vang trên bàn thờ. Phát
hiện có người, ông chánh Bính và cụ Chí đi về phía nhà thờ th́ gặp
Đức Cha; và sau khi kể lại chuyện con gà th́ Ngài đă nhắc nhở hai
ông: “ Đức Cha tới viếng nhà thờ mà chẳng gặp ai, chỉ thấy có con gà
đang trực nhà thờ ” .Từ đó, có lẽ v́ h́nh ảnh con gà thật gần gũi
thân thương nơi hoàn cảnh của một vùng kinh tế mới, đă in đậm trong
tâm trí của Ngài, nên mỗi lần gặp lại ông chánh Bính, Đức Cha thường
đáp lại lời chào kính của ông chánh Phêrô bằng một câu quen thuộc: “
Tôi vẫn nhớ ông ở nhà-thờ-con-gà phải không?”
Như có một sự linh cảm nào đó, cha JB đă nối kết câu chuyện Con
Gà với tên xứ Thạch An, tên đă được chính Đức Cha Cố Phaolô Maria
chọn đặt. Theo nghĩa Hán-Việt, Thạch là Đá (là Pierre, là Phêrô). An
là ổn định, yên vui, vững bền. Phải chăng với sứ mạng của Chúa Giêsu
Mục Tử, khi chọn Thạch An để đổi tên cho giáo xứ, Đức Cha Cố muốn
gói ghém một lời công bố của Chúa Giêsu, để giao gửi cho con cái của
Ngài bên ḍng Suối Đá phải trân trọng ǵn giữ: “ Phêrô con là Đá, và
trên Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ
không thắng được” (Mt. 16, 18 – lễ Tông Ṭa Thánh Phêrô ).
Mặt khác theo truyền thống Tin Mừng, h́nh ảnh Con Gà gáy vang c̣n
được gắn kết với thánh Phêrô…như một lời mời gọi sám hối ăn năn mỗi
khi con người lỗi tội; lời mời gọi cần thiết để khai mở cho bất cứ
một công cuộc truyền giáo nào.
Cũng liên quan tới câu chuyện thú vị này, qua lời chia sẻ của chị
Ther. Vũ Thị Thuần (người quê Dalat, từng là thành viên Ḍng Đức Bà
Truyền Giáo), cha JB c̣n biết thêm về một giai thoại khác nữa về
“Nhà Thờ Con Gà”, mà nhân chứng chính là soeur Ann.M Đỗ Thị Lan, một
nữ-tu Ḍng Đức Bà Truyền Giáo; một người tiên phong của nhà Ḍng đặt
chân lên vùng đất truyền giáo Suối Đá buổi ban đầu.
Qua bức email gửi qua Pháp (nơi mà hiện nay soeur Lan đang thực
thi sứ mạng) để hỏi thăm thực hư về giai thoại này, cha JB được
soeur cho biết: “Có lẽ con viết rất ngắn gọn, chỉ để là “chứng từ”
về gốc tích nhà-thờ-con-gà, rồi gửi về cho cha, tùy cha xử dụng,
được không?...nghĩa là con chỉ viết ngắn gọn là: làm sao từ nhà thờ
Suối Đá lại có tên là nhà-thờ-con-gà” (sic).
Và đây là chứng từ của soeur Lan gửi về từ xứ sở “Gà Trống Gô-Loa”:
“Chúng con đến sau, hơn một năm mới mua được mảnh đất và làm được
một căn nhà đủ để cầu nguyện, để ở và để làm việc tông đồ. Con đă ở
Dalat, giáo phận của Đức Cha Bartholomeo Nguyễn Sơn Lâm. Sau khi
Ngài đi nhậm chức tại Thanh Hóa (miền Bắc), th́ Đức Cha Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn lên thay thế để trông coi giáo phận Dalat, nay Ngài là Hồng
Y tại Hà Nội.
Con ở Dalat từ 15/09/1975 đến tháng 01/1990, nhà Ḍng cho con bài
sai về Suối Đá là miền kinh tế mới để làm việc. Con rời Dalat ngày
02/01/1990 và chọn ngày 06/01/1990 là ngày lễ Hiển Linh để lên đường
đến Suối Đá sau 15 năm phục vụ.
Con và soeur Têrêsa Đỗ Thị Sơn, cùng Ḍng, đi xe đ̣ chiều Thứ Bẩy
05/01/1990 để đúng sáng ngày lễ Hiển Linh là được đặt chân lên miền
đất Chúa sai chúng con đến. Với nhiều bỡ ngỡ v́ miền đất với những
căn nhà quá nhỏ bé, thô sơ nhưng đă in dấu sâu đậm trong tâm hồn hai
chị em khi tham dự thánh lễ đầu tiên với số anh chị em tham dự ngoài
sự tưởng tượng.
Nhà thờ khá rộng và dài, được dựng bằng những thân cây nhỏ và lợp
bằng giấy dầu. Nhà thờ trống trơn, không có vách. Giáo dân tham dự
ngồi đầy tất cả các ghế và đứng tràn đầy ở hai bên nhà thờ. Theo lời
cha Quản Nhiệm Giuse Nguyễn Văn Thanh th́ khoảng trên 1000 giáo dân
tham dự.
Thấy cảnh tượng đầy hấp dẫn này, con kể chuyện cho các soeurs và
dĩ nhiên cho Dalat nghe nữa, và có ư mời Đức Cha Phêrô, hay đi họp ở
Saigon ghé vào thăm địa điểm truyền giáo hấp dẫn này.
Đức Cha Phêrô âm thầm đáp lại lời mời của chúng con, vừa để thăm
chúng con, vừa để thấy tận mắt miền kinh tế mới Suối Đá. Nhưng Ngài
muốn dành cho chúng con một bất ngờ lớn, nên vào một ngày đi Saigon
để họp, Ngài không báo tin sẽ ghé vào thăm, nhưng vào một cách rất
bất ngờ.. Thất là tiếc, v́ chúng con không biết Ngài đến, nên cả
cộng đoàn về Thủ Đức.
Sau đó chúng con được nghe Ngài kể lại như sau:
“Các chị mời tôi tới thăm, tôi đến mà không t́m được nhà các chị.
Vào nhà xứ cũng không có ai. Tôi vào nhà thờ để viếng Ḿnh Thánh
Chúa. Đang quỳ để cầu nguyện, tôi thấy có một con gà, bay lên bàn
thờ Đức Mẹ, cào cào trên bục, rồi để trứng…”
Chúng con tiếc rằng không được biết Ngài đến. Nhưng nếu được gặp
ngài hôm đó, chắc chắn là Ngài không được xem thấy cảnh thực của nhà
thờ Suối Đá”. (sic)
Và chẳng có được câu chuyện về Con Gà thật thú vị hôm nay. Cám ơn
soeur thật nhiều !
***
Như vậy, tên gọi Nhà Thờ Con gà không phải chỉ được Đức Cha Cố
Phaolô Maria “đặt tên” khởi xướng, mà sau đó Nhà Thờ Con Gà c̣n được
ĐHY-Pet. Nguyễn Văn Nhơn tới viếng thăm chúc lành, và Ngài cũng
chứng kiến h́nh ảnh Con Gà nơi cung thánh của ngôi nhà thờ bé nhỏ
Suối Đá, như dấu chỉ của một sự phát triển nhịp nhàng cân đối trên
cánh đồng truyền giáo này.
Cảm nhận được một sự trùng hợp rất nhiệm lạ đó, cha JB đă nảy ra
ư định đặt một tượng Con Gà Trống tại khu vực thánh đường. Ư định
này c̣n được thúc đẩy bởi một truyền thống xa xưa của Giáo Hội, mà
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô-VI đă có dịp nhắc đến truyền thống
này; đó là sự việc diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, khi người
tín hữu Công Giáo xây dựng nhà thờ, th́ họ thường đặt h́nh ảnh con
gà trống nơi khu vực thánh thiêng này, như biểu tượng của đời sống
của Giáo Hội… (thư chung của ĐGM-Fx Nguyễn Văn Thuận, năm 1974-tại
Nha Trang, có trích nguyên văn câu nói này của ĐTC)
Hơn nữa, đúng như lời nhận định của Đức Cha Cố Phaolô Maria về
giáo xứ Thạch An: một cộng đoàn “9 người 10 xứ ” ; thế nên, ngoài
những yếu tố siêu nhiên nối kết mọi người tín hữu nơi cộng đoàn sống
hiệp nhất yêu thương, th́ vẫn phải cần đến cả những yếu tố tự nhiên,
tâm lư, hầu khơi lên trong ḷng mọi người niềm tự hào và hănh diện
về một điều ǵ đó mà họ thuộc về, góp phần giúp họ sống đoàn kết gắn
bó với nhau.
Với ư hướng đó, cộng đoàn Thạch An đă quyết định dựng một tượng
Con Gà Trống bằng đá, cao hơn 2m, đặt phía bên trái cổng nhà thờ,
được khánh thành vào đúng ngày 22-02-2010 - Lễ Tông Ṭa Thánh Phêrô.
Từ đó tới nay, tên gọi Nhà Thờ Con Gà của giáo xứ Thạch An đă dần
dần trở nên quen thuộc với rất nhiều người. H́nh ảnh Con Gà Trống
gáy vang, biểu tưởng sức sống của cộng đoàn đă trở thành Logo của
giáo xứ. Riêng với đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, các em đă chọn lễ Tông
Ṭa Thánh Phêrô là Bổn mạng của xứ đoàn; và được giáo xứ xem như lễ
Bổn Mạng thứ Hai của cộng đoàn Thạch An.
Gần đây, từ một ḍng nhạc sinh hoạt của các em thiếu nhi nước
ngoài , cha JB đă trân trọng đặt thêm phần lời Việt, để nói lên tâm
t́nh tri ân cảm tạ của người tín hữu giáo xứ Thạch An đôi với Thiên
Chúa, là Đấng luôn quan pḥng và yêu thương mọi người. Lời bài hát
c̣n nói lên niềm xác tín vào một “Thạch An”, và ḷng quyết tâm tiếp
bước cha anh, dấn thân trên bước đường truyền giáo.
Xin được giới thiệu phần lời Việt của bài hát này như đoạn kết
thúc của bài viết.
TIẾNG GÀ THẠCH AN
Nhạc nước ngoài: The Animals Went In Two By Two
Lời Việt: JB. Nguyễn Hữu Trí
1. Thạch An-Phêrô măi kiên vững ah ha - ah ha!
Gà cất vang tiếng gáy ngày mới oh ho – oh ho!
Vang khúc hát tạ ơn, Chúa thương Thạch An,
dẫn đưa đoàn con t́m miền đất mới - Suối Đá Bàn.
Oh oh oh oh oh !
2. Thạch An-Phêrô măi kiên vững ah ha - ah ha!
Gà cất vang tiếng gáy ngày mới oh ho – oh ho!
Vang khúc hát tạ ơn, Chúa thương Thạch An,
dẫn đưa đoàn con vượt ngàn gian khó - loan Tin Mừng.
Oh oh oh oh oh !
3. Thạch An-Phêrô măi kiên vững ah ha - ah ha!
Gà cất vang tiếng gáy ngày mới oh ho – oh ho!
Vang khúc hát tạ ơn, Chúa thương Thạch An,
dẫn đưa đoàn con về miền Đất Hứa - quê Thiên Đàng.
Oh oh oh oh oh!
oh oh oh oh - oh oh oh oh oh!
oh oh oh oh - Gà gáy vang Thạch An.
Nhà thờ Con Gà, ngày 26 tháng 08 năm 2015
Johntri
|